#1 Xuất khẩu lao động là gì? Đặc điểm và hình thức XKLD có thể bạn chưa biết

Xu hướng hội nhập toàn cầu hóa hiện nay đang phát triển mạnh mẽ, tạo tiền đề cho bước đạp tiến thẳng về trước của hoạt động xuất khẩu lao động. Nếu như trước đây hình thức xuất khẩu lao động để lại ấn tượng xấu thì giờ đây hình thức này lại là cơ hội cho người lao động mở ra những cánh cửa mới trong tương lai tại quốc gia, lãnh thổ khác.

Dạo gần đây số lượng lớn người lao động lựa chọn hình thức xuất khẩu lao động ở nước ngoài để tìm kiếm cơ hội, tìm kiếm môi trường làm việc cũng như nguồn thu nhập tốt hơn từ các doanh nghiệp ngoại quốc. Vậy xuất khẩu lao động là gì? Đặc điểm và hình thức XKLD như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu khái niệm xuất khẩu lao động là gì?

Xuất khẩu lao động là gì? Thuật ngữ xuất khẩu lao động (Labor Export) là hoạt động cung ứng sức lao động nội địa cho người sử dụng lao động ở nước ngoài. Người sử dụng lao động ngoài nước có nghĩa là làm việc cho chính phủ nước ngoài hoặc làm việc trong các cơ quan, tập đoàn có nhu cầu tìm kiếm lao động.

khai niem xuat khau lao dong la gi
Người lao động Việt Nam xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc. Ảnh: Google tìm kiếm

Hoạt động xuất khẩu lao động được thể hiển ở chỗ “người lao động” sử dụng sức mình làm việc trong một khoảng thời gian cụ thể theo hợp đồng cho “người sử dụng lao động” ngoài nước.

Người sử dụng lao động cam kết trả một khoản tiền theo hình thức tiền lương (do hai bên thỏa thuận mức thu nhập) để yêu cầu người lao động thực hiện công việc nhất định. Đây là hoạt động hợp pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập và trình độ chuyên môn của quốc gia từ đó giảm thiểu tệ nạn và gia tăng nguồn thu ngoại tệ.

Tuy nhiên hoạt động mua bán này chưa thể chấm dứt ngay được vì cả người lao động và người sử dụng lao động chưa thể tách rời nhau. Đây chỉ là khởi đầu cho một mối quan hệ mới sau này, quan hệ mới về sau gọi là quan hệ lao động. Sự liên kết này chỉ chấm dứt khi hợp đồng ký kết trước đó của cả hai bên hết hiệu lực, hoặc dừng lại, xóa bỏ theo thỏa thuận và đồng ý của cả hai bên.

Xuất khẩu lao động đem lại vai trò to lớn nào cho nền kinh tế?

Đặc điểm nổi bật của hình thức xuất khẩu lao động chính là mang đến niềm tin, sự phấn khởi cho người lao động. Kết hợp với kiến thức, kinh nghiệm của người XKLĐ đã đa dạng hóa khách hàng ngoài nước, thu hút sự quan tâm của nhiều công ty, tập đoàn kinh tế lớn, thúc đẩy hợp tác giữa hai bên nói riêng và mối quan hệ Việt Nam nói chung.

vai tro cua xuat khau lao dong
Người lao động đang làm việc tại một nhà máy sản xuất chip bán dẫn tại Đài Loan. Ảnh: Google tìm kiếm

Vai trò mà xuất khẩu lao động đem lại phải kể đến như:

  • Giảm thiểu tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra.
  • Giải quyết vấn đề thất nghiệp, thiếu hụt nhân lực.
  • Rút ngắn khoảng cách, cân bằng cán cân thanh toán.
  • Đem đến nguồn thu ngoại tệ cho đất nước phát triển.
  • Thúc đẩy hợp tác đa phương, mở rộng ngoại giao khu vực.
  • Người lao động được tiếp cận với máy móc công nghệ hiện đại.
  • Phát triển bản thân, mở mang kiến thức, ngôn ngữ, kỹ năng của người lao động.

2 nội dung chính của xuất khẩu lao động cần quan tâm

Nội dung xuất khẩu lao động là gì? Bao gồm những phần nội dung chính nào? Xuất khẩu lao động hiện tại có 2 phần nội dung:

  • Người lao động được làm việc có thời hạn nhất định ở nước ngoài.
  • Làm việc tại chỗ trong nước (hay còn gọi là nội biên): Hình thức này dùng để chỉ những doanh nghiệp FDI, tổ chức quốc tế.

Người lao động làm việc có thời hạn nhất định ở nước ngoài

Xét ở khía cạnh này người lao động thường làm những công việc không đòi hỏi quá nhiều về trình độ chuyên môn, chỉ làm được những công việc phổ thông như giúp việc, sản xuất, …

nguoi lao dong lam viec co thoi han o nuoc ngoai
Người lao động có thời hạn lao động 5 năm tại một nhà máy sản xuất ở nước ngoài. Ảnh: Google tìm kiếm

Còn người lao động có tay nghề chuyên môn cao hơn thì được xét tuyển ở những vị trí chuyên gia hay tu nghiệp sinh.

  • Chuyên gia phù hợp với người lao động có trình độ tính từ bậc đại học trở lên.
  • Tu nghiệp sinh: ám chỉ những người lao động chưa có được trình độ chuyên môn cao, nhưng muốn vào làm việc ở nước ngoài phải hợp thức hóa dưới hình thức này. Tu nghiệp sinh là vừa làm vừa học, đào tạo để nâng cao tay nghề, trình độ kỹ thuật, chuyên môn.

Dựa vào căn cứ nào khi phân loại xuất khẩu lao động?

Cơ cấu người lao động

Người lao động có tay nghề

Đây là những lao động đã được đào tạo thuần thục một ngành nghề nào đó để khi đi xuất khẩu lao động có thể chính thức vào việc ngay mà không tốn nhiều thời gian và chi phí cho quá trình đào tạo ban đầu.

Người lao động không có tay nghề

Đây là những lao động chưa được đào tạo hay có một ngành nghề chuyên môn cụ thể. Lao động theo hướng này thích hợp với các công việc đơn giản, chưa cần đến trình độ hoặc có thể tiến hành đào tạo theo mục đích làm việc của công ty sử dụng lao động.

Cơ cấu nước sở tại

Các nước phát triển

Ở nhóm các nước phát triển thường có xu hướng gửi lao động tay nghề cao sang nước đang phát triển để đem về nguồn thu ngoại tệ. Đây không được gọi là chảy máu chất xám mà đang đầu tư chất xám có mục đích cụ thể.

nguoi lao dong nuoc ngoai tai viet nam
Các kĩ sư nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Ảnh: Google tìm kiếm

Việc đầu tư này đem về kinh phí đào tạo trong nhiều năm, phát huy trình độ của bản thân ở nước ngoài, trở thành chuyên gia kỹ thuật cao ở nước ngoài, …

Các nước đang phát triển

Ở nhóm nước đang phát triển lại thích gửi lao động bậc trung, bậc thấp sang những nước phát triển để tích lũy ngoại tệ, lấy tiền công, tiền lương để giảm bớt sức ép cho nền kinh tế nước nhà.

Xem thêm: Xuất khẩu lao động Nhật Bản: Chi phí, điều kiện và mức thu nhập

Đặc điểm và hình thức XKLD có thể bạn chưa biết

Hình thức làm việc theo thời hạn

Tại Việt Nam hình thức đưa lao động ra nước ngoài dưới hình thức làm việc có thời hạn do nhà nước quy định.

Nội dung của hình thức này là người lao động Việt Nam sẽ được tuyển bởi công ty cung cấp dịch vụ XKLĐ (xuất khẩu lao động) và làm việc cho các công ty ngoài nước ở nước sở tại theo hợp đồng cung ứng ký kết.

hinh thuc xuat khau lao dong theo thoi han
Người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài theo thời hạn hợp đồng. Ảnh: Google tìm kiếm

Đặc điểm của hình thức làm việc theo thời hạn là:

  • Công ty sẽ làm mọi khâu chuẩn bị, đào tạo, định hướng cho đến quản lý người lao động khi làm việc ở nước ngoài.
  • Quan hệ lao động và yêu cầu làm việc sẽ được đặt và điều chỉnh bởi pháp luật của nước sở tại.
  • Người lao động sau khi qua nước ngoài sẽ được quản lý trực tiếp bởi công ty sử dụng lao động.
  • Phải đảm bảo đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người lao động ở nước sở tại.

Hình thức làm việc theo hợp đồng đầu tư, thầu phụ ở nước ngoài

Với hình thức này các công ty Việt Nam trúng thầu sẽ đi làm việc ở ngoài nước theo dạng liên doanh hoặc theo các hình thức đầu tư khác. Đây là hình thức làm việc mới, tuy chưa phổ biến nhiều nhưng với sự hội nhập, phát triển của khu vực thì hình thức làm việc này sẽ tăng trưởng nhanh chóng.

lam viec theo hop dong dau tu thau phu o nuoc ngoai
Nhà thầu Việt Nam làm việc theo hợp đồng đầu tư, thầu phụ ở nước ngoài. Ảnh: Google tìm kiếm

Người lao động sẽ không còn hoang mang về khái niệm xuất khẩu lao động là gì mà thay vào đó sẽ tập trung vào đơn vị tổ chức, kiến thức chuyên môn của bản thân.

Đặc điểm của hình thức làm việc theo hợp đồng đầu tư, thầu phụ là:

  • Công ty Xuất khẩu lao động tại Việt Nam sẽ tuyển dụng nhân lực thực hiện các hợp đồng liên doanh, liên kết giữa hai nước.
  • Công ty tổ chức sẽ đảm bảo mọi quyền lợi, nghĩa vụ, quản lý người lao động khi hoạt động ở nước ngoài theo pháp luật lao động. Do đó mà mối quan hệ này tương đối bền vững và ổn định.
  • Cả người lao động và người sử dụng lao động phải tuân thủ luật pháp hoàn toàn, không có dấu hiệu gian dối.
  • Người lao động đòi hỏi trình độ giao tiếp, học vấn, ngoại ngữ tốt để tìm hiểu thông tin về công ty đối tác sắp làm việc.

Hình thức làm việc theo dạng thực tập ở nước ngoài

Đây là hình thức mới được đưa vào điều chỉnh trong Luật lao động. Hình thức làm việc theo dạng thực tập trong những năm qua xuất hiện ở các doanh nghiệp tương đối nhiều, đặc biệt là ở những doanh nghiệp FDI có vốn đầu tư nước ngoài.

hinh thuc lam viec theo dang thuc tap o nuoc ngoai
Người lao động làm việc theo hình thức thực tập ở nước ngoài. Ảnh: Google tìm kiếm

Ngoài những điều kiện cơ bản về trình độ, học vấn, ngôn ngữ thì người lao động phải là người đã ký hợp đồng lao động và đi làm việc ở nước ngoài phải theo đúng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động hiện tại.

Hình thức làm việc này vô cùng phù hợp với các bạn sinh viên mới ra trường hoặc người lao động chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc chuyên môn. Phần lớn doanh nghiệp sẽ bỏ thời gian và chi phí đào tạo dưới vai trò thực tập sinh, giúp cho người lao động có cơ hội học tập và làm việc tại quốc gia sở tại.

Hình thức làm việc độc lập, hợp đồng cá nhân

Đây là hình thức làm việc không qua bất kỳ công ty, văn phòng môi giới nào. Người lao động sẽ ký kết hợp đồng trực tiếp với người sử dụng lao động. Sau khi ký kết thành công, người lao động phải đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Cục quản lý lao động ngoài nước để làm hợp đồng cá nhân.

Khi đã làm việc ở ngoài nước thì cần đăng ký công dân với Lãnh sự quán Việt Nam ở nước sở tại.

Chắc chắn đây là những đặc điểm và hình thức XKLD có thể bạn chưa biết vì liên quan đến nhiều hoạt động pháp lý phức tạp và có tính rủi ro cao nhất trong các loại hình thức xuất khẩu lao động. 

Nếu không hiểu rõ, nắm vững thông tin quy trình thì rất dễ vi phạm những điều pháp luật cấm. Bạn cần phải tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp, nơi làm việc, sinh sống để có được sự tư vấn chính xác.

Tầm quan trọng của hình thức xuất khẩu lao động

Hoạt động xuất khẩu lao động hiện nay của Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò và vị thế đặc biệt của mình trên thị trường.

Xuất khẩu lao động là một ngành kinh tế riêng biệt và đặc thù nhưng không vì thế mà nghĩ rằng đây là hình thức làm việc không tốt. Thực chất, đây chỉ là một hoạt động kinh tế mang tính xã hội cao. Thúc đẩy phát sự phát triển của đất nước và xóa đói giảm nghèo bền vững.

tam quan trong cua hinh thuc xuat khau lao dong
Người lao động làm việc tại cơ sở sản xuất thực phẩm tại Nhật Bản. Ảnh: Google tìm kiếm

Theo số lượng thống kê hiện nay với hơn 500.000 lao động, chuyên gia đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực ở các quốc gia, lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam đang từng bước đặt chân vào bảng danh sách các nước chiếm tỉ lệ xuất khẩu lao động cao.

Hoạt động kinh tế vi mô và vĩ mô

Nói không ngoa khi xuất khẩu lao động là hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho cả phía cung và cầu. Dù xét trên bất kỳ góc độ nào thì cả hai đều là chủ thể trong hoạt động kinh tế.

Khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động cần phải tính toán chi phí đào tạo bỏ ra, chi phí đầu tư nhân lực và lợi ích nhận được từ nguồn nhân lực tiềm năng để có lợi tốt nhất cho cả hai bên. Bên cạnh những quốc gia chỉ thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu lao động thì còn có các quốc gia kiêm luôn cả hai nhiệm vụ xuất khẩu và nhập khẩu.

Các chuyên gia đã từng đánh giá và nhận định về chất lượng xuất khẩu lao động của Việt Nam là ngành kinh tế đối ngoại mạnh mẽ đem lại các lợi ích kinh tế to lớn, sự gia tăng của các lao động làm việc ở thị trường nước ngoài giúp Việt Nam từng bước trở thành quốc gia có lượng kiều hối lớn trên thế giới.

Hoạt động xã hội

Nếu chỉ chú trọng đến khía cạnh kinh tế mà quên để ý xuất khẩu lao động cũng tạo nên lợi ích xã hội như: đời sống người lao động được cải thiện, thu nhập ổn định, giải quyết thiếu việc làm ở người lao động, nâng cao đời sống bản thân và gia đình, bảo toàn an ninh, không còn tệ nạn xã hội do thất nghiệp, …

Tính cạnh tranh lành mạnh

Cạnh tranh chính là quy luật thay đổi không ngừng của thị trường, trong thương trường ai mạnh sẽ là người thắng. Hoạt động xuất khẩu lao động cũng theo quy luật đó không thể thay đổi, ngoài sự tác động tác động của quy luật cung cầu thì tính cạnh tranh là những gì tồn tại trong thị trường.

tinh canh tranh lanh manh cua xuat khau lao dong
Xuất khẩu lao động ngành may mặc tại Nhật Bản. Ảnh: Google tìm kiếm

Hoạt động cạnh tranh diễn ra giữa các quốc gia xuất khẩu lao động nhằm chinh phục, chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Nhưng cạnh tranh là biện pháp nâng cao chất lượng lao động, mang lại lợi ích cho các bên, lựa chọn được những nhân tố tiềm năng để đầu tư, đào tạo và đồng thời loại bỏ đi những nhân tố không thích nghi được với sự đổi mới.

Xuất khẩu lao động còn là nguồn trung gian chuyển giao trí tuệ, công nghệ tiên tiến từ những quốc gia phát triển giúp đội ngũ nhân lực được học hỏi, nâng cao chất lượng tay nghề, rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp.

Không hạn chế không gian, ngành nghề hoạt động

Ở một số quốc gia, thị trường xuất khẩu lao động vô cùng phong phú và đa dạng. Việc này sẽ gia tăng cơ hội, tăng nguồn thu ngoại tệ cũng như giảm rủi ro cho người lao động. Thúc đẩy vị trí của quốc gia trong hoạt động xuất khẩu lao động, cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều thị trường khác.

Công ty cổ phần Tập Đoàn An Dương chuyên cung cấp dịch vụ XKLĐ chất lượng, uy tín tại Việt Nam

Nếu bạn đã quan tâm đến hướng đi Xuất khẩu lao động hoặc chỉ mong muốn tìm hiểu thì An Dương chắc chắn là địa chỉ lý tưởng dành riêng cho ước mơ của bạn. Kể từ khi thành lập Công ty cổ phần Tập đoàn An Dương đã cung ứng nguồn nhân lực cho nhiều thị trường tiềm năng như Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, …

cong ty co phan tap doan an duong
Tập Đoàn An Dương cho người lao động xuất cảnh. Ảnh: Google tìm kiếm

Với kinh nghiệm và cái tâm được đặt lên hàng đầu, đội ngũ chuyên gia tại An Dương sẽ là người luôn lắng nghe nguyện vọng, định hướng, hứa hẹn đem đến cho người lao động những trải nghiệm tuyệt vời.

So sánh chất lượng dịch vụ tại An Dương thì hiện nay An Dương được xếp vào top đầu những công ty cung cấp dịch vụ tốt, tạo được nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, cho các bạn trẻ muốn thay đổi bản thân. Họ đã có được mức lương tương xứng và môi trường làm việc đáng mơ ước ở những quốc gia sở tại.

Đến với Công ty cổ phần Tập đoàn An Dương, tất cả lợi ích, quyền lợi của người lao động sẽ được công ty bảo vệ, hỗ trợ vay vốn cho người lao động gặp khó khăn chưa có đủ điều kiện kinh tế đóng chi phí xuất khẩu.

Website: https://anduongglobal.com/

Hotline: 0357056056

Địa chỉ: 09 Nguyễn Hữu Khiếu, Phường Đông Lương, TP Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam

Hiện nay, Công ty cổ phần Tập đoàn An Dương có nhiều chi nhánh trụ sở khác nhau trên đất nước mà người lao động có thể tìm đến tham khảo.

Nếu vẫn còn thắc mắc về dịch vụ hay các thông tin ngành nghề cụ thể, hãy liên hệ ngay với Công ty cổ phần Tập đoàn An Dương. An Dương luôn chào đón, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất, tìm ra các ưu nhược điểm của bản thân để khắc phục, giúp con đường tương lai rộng mở, phát triển, đem lại giá trị cho bản thân, gia đình và nước nhà.

Hãy nhanh chân ghé đến các chi nhánh của Công ty để được nhận lộ trình học tập, xuất khẩu lao động mới nhất và an toàn. Một điều chắc chắn với người lao động khi đã lựa chọn Công ty cổ phần Tập đoàn An Dương bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên vì trình độ và sự tận tụy của đội ngũ nhân lực, chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

5/5 - (1 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Liên hệ TOP 1 đề xuất!