Xét nghiệm sinh hóa gan là gì? Quá trình xét nghiệm gan ra sao? là những điều cần biết nếu bạn nghi ngờ mình đang mắc phải các bệnh về gan và cần đi xét nghiệm. Cùng Top1dexuat.com tìm hiểu chi tiết về những vấn đề này bạn nhé!
Xét nghiệm sinh hóa gan là gì?
Xét nghiệm sinh hoá gan là một phương pháp y học giúp bác sĩ chẩn đoán và theo dõi tình trạng bệnh lý dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn so với các phương pháp chẩn đoán khác.
Tương tự thế, xét nghiệm sinh hóa gan giúp bác sĩ biết được:
- Tình trạng hiện tại của gan như thế nào.
- Kịp thời phát hiện các bệnh lý liên quan đến gan và các tổn thương gan đang mắc phải.
- Kiểm tra xem có virus hay chất nào tác động gây hại cho gan không.
Quá trình xét nghiệm gan ra sao?
Xét nghiệm gan là một nhóm các xét nghiệm máu được sử dụng để đánh giá chức năng gan. Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, thực hiện nhiều chức năng thiết yếu như:
- Lọc bỏ độc tố khỏi máu
- Tiêu hóa chất béo
- Lưu trữ glycogen (dạng dự trữ của glucose)
- Sản xuất protein
- Sản xuất mật
Khi gan bị tổn thương, các chức năng này có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Xét nghiệm gan có thể giúp phát hiện sớm các dấu hiệu tổn thương gan và giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị các bệnh gan hiệu quả.
Quy trình xét nghiệm gan:
1. Chuẩn bị:
- Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về các yêu cầu chuẩn bị trước khi xét nghiệm, ví dụ như nhịn ăn hay ngừng sử dụng một số loại thuốc.
- Thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng, bao gồm cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng.
- Một số xét nghiệm gan có thể yêu cầu bạn nhịn ăn trong 8-12 tiếng trước khi xét nghiệm.
- Uống nhiều nước trước khi xét nghiệm.
2. Lấy máu:
- Kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ lấy một mẫu máu nhỏ từ tĩnh mạch ở tay bạn.
- Quá trình lấy máu thường chỉ mất vài phút và ít gây đau đớn.
3. Xét nghiệm:
- Mẫu máu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.
- Kết quả xét nghiệm thường có sau 1-2 ngày.
4. Giải thích kết quả:
- Bác sĩ sẽ giải thích kết quả xét nghiệm cho bạn và tư vấn về các bước tiếp theo, nếu cần thiết.
Các loại xét nghiệm gan phổ biến:
- Xét nghiệm men gan: AST (SGOT), ALT (SGPT), ALP, GGT
- Xét nghiệm bilirubin: Bilirubin toàn phần, bilirubin trực tiếp, bilirubin gián tiếp
- Xét nghiệm protein: Albumin, globulin
- Xét nghiệm đông máu: PT, INR
- Xét nghiệm virus gan: Viêm gan B, viêm gan C
- Xét nghiệm hình ảnh: Siêu âm gan, chụp CT gan, MRI gan
Lưu ý:
- Kết quả xét nghiệm gan có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như: sử dụng rượu bia, sử dụng một số loại thuốc, tập thể dục quá sức.
- Xét nghiệm gan chỉ là một phần trong quá trình chẩn đoán bệnh gan. Bác sĩ có thể cần thực hiện các xét nghiệm khác hoặc chẩn đoán hình ảnh để đưa ra chẩn đoán chính xác.
Mỗi mục đích xét nghiệm gan sẽ có quá trình xét nghiệm khác nhau.
Xét nghiệm gan nhằm tầm soát chức năng khử độc và bài tiết
Kiểm tra hàm lượng Bilirubin trong máu
Với người có sức khoẻ ổn định, hàm lượng Bilirubin sẽ giao động từ 0.8 – 1.2mg/dL (hay còn được hiểu là 5 – 17mmol/L).
Nếu số đo hàm lượng Bilirubin từ 2.5 mg/dL trở lên thì có khả năng cao đang bị suy gan, vàng da.
Chênh lệch hàm lượng Bilirubin mức độ nhỏ sẽ được bác sĩ chẩn đoán kèm theo các triệu chứng bệnh nhân nhận thấy.
Chênh lệch hàm lượng Bilirubin mức độ cao là dấu hiệu của các bệnh sỏi mật, tắc mật…
Kiểm tra hàm lượng Urobilinogen
Đi kèm với kiểm tra hàm lượng Bilirubin là kiểm tra hàm lượng Urobilinogen. Chỉ số này được lấy bằng cách xét nghiệm nước tiểu. Người bị bệnh tắc mật sẽ có chỉ số Urobilinogen bằng 0 và người bị các bệnh về gan sẽ có chỉ số Urobilinogen tăng cao hơn 1.2 nhiều.
Kiểm tra nồng độ của ALP và kiểm tra nồng độ Amoniac
Tiếp đến là đo lường nồng độ của ALP và kiểm tra nồng độ Amoniac (NH3). Nếu các chỉ số này tăng cao từ 3 lần trở lên so với chỉ số chuẩn của cơ thể thường, bạn có thể đã bị viêm gan, xơ gan hoặc suy yếu gan thận.
Xét nghiệm gan nhằm kiểm tra tình trạng tế bào gan hoại tử
Kiểm tra chỉ số Transaminase: Nếu chỉ số bạn cho ra cao hơn 40 Ul/L, bạn đã gặp vấn đề về gan, thận, tủy… Nhưng lúc này vẫn chưa chẩn đoán chính xác được tình trạng bệnh.
Kiểm tra nồng độ LDH và Ferritin để đánh giá mức độ hấp thụ ngoại chất của cơ thể.
Xét nghiệm chức năng tổng hợp của gan
Đo nồng độ Albumin, nếu chỉ số cho ra thấp hơn 35 g/L, gan của bạn đã gặp trục trặc gì đó cần điều trị gấp. Chỉ số từ 35 – 55 là bình thường và cao hơn thì bạn cần nghe bác sĩ căn dặn.
Đo chỉ số Globulin để biết gan có đang tổn thương hay không.
Những lưu ý trước khi thực hiện quá trình xét nghiệm sinh hóa gan
Hạn chế ăn uống trước giờ xét nghiệm
Sắt là một hợp chất rất thường gặp trong đồ ăn, tất nhiên cơ thể của chúng ta cũng có thể hấp thụ các dưỡng chất từ sắt. Nhưng sự hấp thụ đó sẽ làm lệch đi kết quả của quá trình xét nghiệm gan. Vì thế, khi hỏi bác sĩ: “Tôi có thể ăn trước khi xét nghiệm không?” thì đều sẽ nhận được câu trả lời là “Không”. Kể cả vitamin C hay các thực phẩm chức năng bổ sung chất dinh dưỡng cũng không được dùng trước khi xét nghiệm.
Ngưng dùng thuốc
Trước thời gian xét nghiệm, bác sĩ sẽ căn dặn y tá ngưng cho bạn sử dụng tất cả loại thuốc. Các dược chất có trong thuốc sẽ làm sai lệch kết quả xét nghiệm, dẫn đến cản trở quá trình bác sĩ chẩn đoán và chữa trị. Hơn nữa, uống thuốc trước khi xét nghiệm cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Nếu trong vòng dưới 12 tiếng trước giờ xét nghiệm mà bạn có uống thuốc, hãy báo cáo với bác sĩ ngay lập tức để có hướng giải quyết phù hợp.
Cấm tuyệt đối không dùng chất kích thích
Có một số bệnh nhân luôn nghĩ rằng cơ thể của mình khỏe mạnh dù bác sĩ đã chẩn đoán có rất nhiều bệnh đang phát triển mạnh và tuyệt đối không dùng chất kích thích để tránh bệnh tính biến chuyển xấu đi. Các bệnh nhân ấy không nghe và tự họ hủy hoại chính nội tạng của họ với những thứ khiến họ nghiện.
Nếu bạn không muốn sức khỏe của bạn suy tàn theo thời gian, hãy nêu các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, thuốc phiện, các loại thuốc 18+… Và nếu bạn chuẩn bị xét nghiệm sinh hóa gan thì lại càng phải tránh xa ra để tránh làm suy gan, hư thận.
Xét nghiệm sinh hóa gan vào buổi sáng
Vào buổi tối, khi bạn ngủ cơ thể của bạn đã bài tiết hết tất cả những chất độc hại, thừa thãi bạn tích tụ trong một ngày. Nên vào buổi sáng, cơ thể của bạn ở trạng thái hoạt động tốt nhất. Xét nghiệm sinh hoá gan thời gian này sẽ cho ra kết quả chính xác nhất.
Cách chăm sóc gan để gan phát triển khỏe mạnh
Để có một lá gan khỏe mạnh duy trì hoạt động sống tốt nhất cho cơ thể, bạn hãy:
- Ổn định cân nặng lành mạnh: Cân nặng phù hợp với cơ thể được tính theo công thức 2 số đuôi của chiều cao (cm) nhân 9 chia 10. Ví dụ mình cao 165cm thì cân nặng hơn lý của mình sẽ là 65×9/10 là 58.5 kg. Kết quả này chỉ là tương đối, có thể chênh lệch đi 3 – 5 kg nên bạn cứ yên tâm nhé.
- Không tùy tiện sử dụng thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
- Không sử dụng kim tiêm chưa qua kiểm định, kim tiêm nhặt được ngoài đường…
- Tránh hít quá nhiều khói thuốc lá.
- Không uống rượu, bia.
- Ăn uống lành mạnh.
- Tiêm vắc xin viêm gan A, viêm gan B và các vắc xin khác về bệnh gan đúng định kỳ.
Quá trình xét nghiệm sinh hóa gan diễn ra không quá phức tạp. Nên nếu bạn nghi ngờ về sức khỏe của mình, hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức để có một lá gan khỏe mạnh.