Viêm nha chu là một trong những bệnh lý xảy ra ở răng miệng rất phổ biến và có ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng nhai của người bệnh. Chính vì vậy, cần phát hiện kịp thời và sử dụng biện pháp chữa trị thích hợp để mau lành bệnh.
Để hạn chế cũng như có biện pháp điều trị viêm nha chu tốt nhất. Xin mời quý đọc giả cùng Top1dexuat.com tìm hiểu thông tin qua bài viết này.
Nha chu là gì?
Nha chu là tổ chức bao quanh răng, bao gồm mô cứng và mềm, có chức năng hỗ trợ và giữ chân răng ổn định trong xương hàm. Hệ thống nha chu bao gồm:
- Lợi: Nướu là phần mô mềm màu hồng bao quanh cổ răng và che chắn cho phần rễ răng bên dưới. Nướu khỏe mạnh có màu hồng sáng, săn chắc và bám chặt vào răng.
- Xương ổ răng: Xương ổ răng là phần xương nâng đỡ răng. Xương ổ răng khỏe mạnh sẽ giúp giữ răng chắc chắn trong miệng.
- Dây chằng nha chu: Dây chằng nha chu là những sợi mô liên kết gắn răng vào xương ổ răng. Dây chằng nha chu giúp giữ răng ổn định khi bạn nhai và cắn.
- Cement: Cement là lớp mô cứng bao phủ rễ răng và giúp gắn răng vào xương ổ răng.
Viêm nha chu là gì?
Viêm nha chu là tình trạng bệnh xảy ra khi các mô nha chu bị ảnh hưởng bởi sự viêm nhiễm. Nó bao gồm viêm lợi và viêm nha chu phá huỷ. Khi một ai đó bị viêm nha chu các vết thương viêm nhiễm hay các mô nha chu sẽ thường có biểu hiện sưng đỏ và đau nhức.
Sau một thời gian lâu dài, khi nướu không còn đủ khả năng để thực hiện chức năng bám vào chân răng. Như vậy, sẽ góp phần tạo nên cơ hội làm cho vi khuẩn thâm nhập, phát triển và gây phá huỷ xương ổ răng. Từ đó làm hình thành nên các túi nha chu.
Người mắc bệnh viêm nha chu sẽ gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến cuộc sống đặc biệt là chức năng nhai của răng. Viêm nha chu lâu ngày không có phương pháp điều trị sẽ có thể gây nên những cơn đau nhức dữ dội, gây hôi miệng. Từ đó làm cho bệnh nhân tự ti và rụt rè khi giao tiếp, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc cũng như cuộc sống của người bệnh
Triệu chứng của viêm nha chu
Đối với người bệnh viêm nha chu ở giai đoạn đầu các triệu chứng biểu hiện rất khó có thể nhận thấy. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu từ nha sĩ và chuyên gia nha khoa cho rằng chúng có những biểu hiện cụ thể mà người bệnh khi mắc sẽ gặp phải.
Phần lợi trong khoang miệng khỏe mạnh thông thường sẽ có màu hồng và rất chắc chắn. Chúng bám đều vào từng chiếc răng, nhưng một khi lợi gặp phải những vấn đề cụ thể dưới đây thì chắc chắn chính là triệu chứng của viêm nha chu mà bạn đã mắc phải.
>>> Xem thêm bài viết: Áp xe răng là gì? Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Nó thường biểu hiện các triệu chứng như:
- Lợi răng có sự chuyển đổi màu từ hồng sang đỏ sẫm, nó có thể bị sưng hoặc căng phồng và đặc biệt rất dễ chảy máu.
- Tại vị trí của hai bên kẽ răng và tại chân răng thường có xuất hiện các mảng bám gây khó chịu.
- Người bệnh viêm nha chu sẽ có cảm giác khi chạm vào lợi bị mềm nhũn ra.
- Khi tác động vệ sinh răng miệng như đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa dù nhẹ nhưng vẫn làm chảy máu.
- Có cảm giác đau tại vị trí viêm khi ăn hoặc nhai thức ăn.
- Miệng có mùi hôi khó chịu.
- Lợi bị tụt ra khỏi răng.
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm nha chu
Viêm nha chu có nhiều nguyên nhân gây bệnh, phổ biến trong đó là:
1. Vi khuẩn trong mảng bám và cao răng:
- Mảng bám là lớp màng dính trên răng, chứa vi khuẩn và thức ăn thừa.
- Cao răng là mảng bám cứng lại trên răng và khó có thể loại bỏ bằng cách đánh răng thông thường.
- Vi khuẩn trong mảng bám và cao răng tiết ra độc tố tấn công các mô nha chu, gây viêm nhiễm.
2. Vệ sinh răng miệng kém:
- Không đánh răng hoặc đánh răng không đúng cách, không dùng chỉ nha khoa thường xuyên là nguyên nhân chính dẫn đến tích tụ mảng bám và cao răng.
- Việc vệ sinh răng miệng kém khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển và tấn công các mô nha chu.
3. Một số yếu tố khác:
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm giảm lưu lượng máu đến nướu, khiến nướu dễ bị tổn thương và viêm nhiễm.
- Một số bệnh lý khác: Tiểu đường, tim mạch, loãng xương, suy giảm hệ miễn dịch,… cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm nha chu.
- Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ: Phụ nữ mang thai hoặc mãn kinh có thể có nguy cơ mắc viêm nha chu cao hơn do sự thay đổi nội tiết tố.
- Yếu tố di truyền: Một số người có thể có cơ địa dễ mắc viêm nha chu hơn so với người khác.
Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu, bao gồm:
- Chế độ ăn uống thiếu vitamin và khoáng chất
- Căng thẳng
- Sử dụng một số loại thuốc nhất định
Chu trình diễn ra viêm nha chu khi mắc phải
Bệnh viêm nha chu sẽ thường gồm 4 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Giai đoạn hình thành nên các mảng bám vào răng
Đây là giai đoạn đầu tiên và thường các loại vi khuẩn có hại sẽ tích tụ lại và hình thành các mảng bám vôi răng tại vị trí chân răng, viền lợi, kẽ răng,… Ở giai đoạn này người mắc bệnh thường sẽ không cảm thấy được sự bất thường hay có dấu hiệu khác lạ gì trong khoang miệng.
Giai đoạn 2: Giai đoạn gây viêm nhiễm
Sau một thời gian, khi bám vào răng vôi răng sẽ gây kích thích vào nướu, khiến nó trở nên sưng phồng và nhạy cảm. Thường thấy nhất chỉ là khi có tác động như đánh răng, ăn uống, xỉa răng… đều ra máu.
Giai đoạn 3: Giai đoạn hình thành nên túi nha chu
Giai đoạn này sẽ cảm nhận rõ rệt khi vị trí giữa răng và nướu có sự xuất hiện của những túi nha chu mà bên trong nó chứa vi khuẩn và chất mủ.
Giai đoạn 4: Giai đoạn phá hủy
Đây là giai đoạn nguy hiểm và ảnh hưởng vì các vi khuẩn tích tụ và tiếp tục sinh sôi phát triển gây viêm nhiễm. Nó tạo nên sự phá huỷ khung xương của ổ răng và khiến răng bị lung lay cũng như tụt lợi và gây tổn thương.
Thường nó sẽ nên cảm giác đau nhức khó chịu cho người bị viêm. Nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến chân răng hoặc hư răng. Chính vì thế, cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
Viêm nha chu có gây nguy hiểm không?
Bệnh viêm nha chu không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của người bệnh. Mà khi kéo dài nó còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến tổng thể sức khỏe của bệnh nhân như:
- Gây nên các vấn đề về đường hô hấp.
- Nguy cơ gây ra bệnh động mạch vành hoặc khả năng bị đột quỵ.
- Đối với những ai có tiền sử bệnh đái tháo đường sẽ tạo nên sự khó kiểm soát lượng đường có trong máu.
Bên cạnh đó, đối với phụ nữ mang thai khi mắc phải viêm nha chu cũng có thể có nguy cơ đối diện với những vấn đề tiền sản giật và sinh non. Không chỉ thế, viêm nha chu còn có thể gây ảnh hưởng đến cân nặng của em bé khi được sinh ra đời.
Các cách điều trị viêm nha chu hiệu quả
Để điều trị viêm nha chu hiệu quả thì cách tốt nhất là thực hiện kiểm soát các mảng bám trên răng (cao răng) và các yếu tố có nguy cơ gây bệnh viêm nha chu.
Trong đó, bao gồm những biện pháp sau:
Phương pháp điều trị viêm nha chu tại chỗ
Viêm nha chu dù cũng có mức độ nguy hiểm nhất định nhưng khi phát hiện và trị sẽ không có ảnh hưởng gì nguy hiểm.
- Xử lý các tác nhân tại chỗ: Đây là giải pháp làm sạch cao răng cũng như các mảng bám trên răng. Sau đó làm nhẵn bề mặt của chân răng và tiến hàn loại bỏ đi các yếu tố có nguy cơ.
- Chống viêm nhiễm: Sử dụng thuốc đặc hiệu để bôi tại chỗ bị tổn thương.
- Tạo nên sự kích thích và hoạt động hóa cho hệ thống tuần hoàn mô nằm xung quanh răng.
Phương pháp điều trị toàn thân
Đây là phương pháp mà áp dụng được với hầu hết các loại bệnh.
- Sử dụng thuốc kháng sinh đường cho toàn cơ thể trong những trường hợp bị viêm cấp hoặc dai dẳng kéo dài không khỏi.
- Bổ sung dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Phương pháp phẫu thuật
– Phẫu thuật vạt: Đây mà giải pháp được thực hiện khi tình trạng viêm nặng, với độ sâu túi nha chu nằm quanh răng ≥ 5mm. Phẫu thuật nhằm tiếp cận được bề mặt của chân răng nằm bên trong túi nha chu, tiến hành thực hiện loại bỏ hay làm giảm đi độ sâu của túi.
– Phẫu thuật tái tạo mô nha chu: Phẫu thuật nhằm mục đích tái tạo lại phần mô mềm và phần xương đã bị viêm nha chu phá hủy sau khi vị trí viêm đã được ổn định.
Cách phòng ngừa viêm nha chu tốt nhất
Viêm nha chu sẽ rất ít có thể xảy ra khi được phòng tránh. Góp phần không làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như khả năng ăn uống. Việc phòng tránh viêm nha chu có thể thực hiện qua những cách sau:
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng và thực hiện đúng cách.
- Nên đánh răng sau bữa ăn và ít nhất 2 lần/ngày và đánh răng theo chiều dọc hoặc xoay tròn.
- Nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm, và thực hiện đánh nhẹ nhàng.
- Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày để hỗ trợ loại bỏ đi các mảng bám trên răng.
- Thường xuyên đến nha sĩ ít nhất 2 lần/năm để bảo vệ và chăm sóc răng miệng tốt nhất.
- Thường xuyên dùng dung dịch súc miệng hoặc nước muối pha loãng để dễ dàng loại bỏ các mảng bám còn sót trên răng.
- Không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê,…
Viêm nha chu là một trong những bệnh lý viêm nhiễm về răng miệng rất phổ biến. Nó xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng đang dần trẻ hóa, vì thế cần có biện pháp chăm sóc răng miệng và vệ sinh thường xuyên đúng cách. Khi có biểu hiện hãy đến ngay với nha sĩ để kịp thời khám và chữa trị đạt hiệu quả tốt nhất.