#1 Tổng quan bệnh viêm loét dạ dày tá tràng từ A-Z

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ngày càng trở nên phổ biến do thói quen ăn uống, sinh hoạt của người bệnh. Vậy bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? Đâu là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng? Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như thế nào?… Hãy cùng Top1dexuat.com tìm hiểu tổng quan bệnh viêm loét dạ dày tá tràng từ A – Z nhé.

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh gì?

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh thường gặp, gây ra những thương tổn như viêm, loét trên niêm mạc tá tràng hoặc dạ dày. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng sẽ làm cho người bệnh có biểu hiện khó chịu như đau bụng, ợ chua, ợ hơi.

Nếu không trị viêm loét dạ dày tá tràng hoàn toàn mà để tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: thủng dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa hay hẹp môn vị.

benh viem loet da day ta trang la gi
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Ảnh: Google tìm kiếm

Các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng 

Thứ nhất: Nguyên nhân phổ biến đầu tiên không thể không nhắc đến đó là do thói quen ăn uống không hợp lý. Người bệnh thường xuyên ăn uống không đúng bữa hoặc bỏ bữa để giảm cân, ăn nhanh, nhai vội; ăn đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, ăn đồ cay. Hay dùng cà phê, thuốc lá, uống đồ uống chứa cồn như: rượu, bia cũng như lạm dụng các loại nước uống có cồn khác. Vì chất nicotine làm cho cơ chế sản sinh ra nhiều cortisol gây nên tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.

  • Thứ hai: Bệnh nhân không có thời gian biểu sinh hoạt không điều độ như: Thường xuyên thức quá khuya hay ngủ không đủ 8 tiếng/ngày, lười vận động… không những gây hại đến sức khỏe mà còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Thứ ba: Do bệnh nhân nhiễm khuẩn HP – vi khuẩn Helicobacter pylori. Đây là vi khuẩn khi chui vào cơ thể sẽ trực tiếp gây bệnh, làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày tá tràng gây nên tình trạng viêm loét.
  • Thứ tư: Thường gặp ở các đối tượng bệnh nhân là những người lớn tuổi thường xuyên dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, kháng sinh. Làm niêm mạc dạ dày tá tràng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, suy giảm chức năng bảo vệ và gây nên tình trạng viêm loét. 
  • Thứ năm: Những người có bệnh lý như: bệnh xơ gan, huyết áp hay tiểu đường thường có nguy cơ dễ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Thứ sáu: Thường xuyên làm việc căng thẳng, áp lực hay stress cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.
nguyen nhan bi viem loet da day ta trang
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng xuất phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Ảnh: Google tìm kiếm

Bất kể là nam hay nữ, nếu bạn nằm trong nhóm các nguyên nhân kể trên bạn đều có khả năng mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, chỉ vấn đề là phụ thuộc vào yếu tố thời gian mà thôi. 

Một số triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày bạn cần biết

Triệu chứng nóng rát ở dạ dày, ợ chua, ợ hơi

Đây là một trong những triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng khá phổ biến mà bệnh nhân nào bị viêm loét dạ dày tá tràng cũng gặp phải. Người bệnh hay gặp nhất là trong thời gian đầu mới mắc bệnh.

Triệu chứng buồn nôn, đầy hơi, ăn không tiêu

Do dạ dày bị thương tổn nên làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn bị chậm lại. Vì vậy, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đầy bụng, khó tiêu. Bệnh nhân cũng có hiện tượng buồn nôn do hiện tượng trào ngược dạ dày xảy ra bởi  phải tiết ra nhiều axit hơn.

Triệu chứng đau vùng thượng vị – vùng bụng trên rốn

Đây được xem là một trong những dấu hiệu giúp dễ nhận biết bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Triệu chứng đau âm ỉ vùng thượng vị hoặc đau từng cơn thường xuất hiện sau khi bệnh nhân ăn no tầm 2 – 3 tiếng hoặc lúc bụng đói cũng có thể đau khi đang đói mà ăn đồ chua, cay.

trieu chung cua benh voem loet da day ta trang
Triệu chứng đau vùng thượng vị – vùng bụng trên rốn. Ảnh: Google tìm kiếm

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng hệ tiêu hóa của người bệnh sẽ bị rối loạn nên sẽ có biểu hiện như táo bón hoặc tiêu chảy.

Triệu chứng mất ngủ hay ngủ không ngon giấc

Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng thường bị đầy hơi, chướng bụng hay nửa đêm lúc bụng đói gây đau nên ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. 

Trên đây là các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp của người bị benh viem loet da day ta trang. Nhưng để chẩn đoán đúng bệnh và kịp thời khi phát hiện người bệnh nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và nội soi dạ dày tá tràng. Từ đó đưa ra những phác đồ chữa trị viêm loét dạ dày tá tràng Bộ Y tế hợp lý.

Phác đồ điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng Bộ Y tế

Khi phát hiện bệnh viêm loét dạ dày tá tràng người bệnh ngoài việc hạn chế các thức ăn có tính cay nóng, tránh xa cà phê, thuốc lá và các đồ uống có chứa cồn, thay đổi chế độ sinh hoạt hằng ngày thì bệnh nhân cần đến bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra và đưa ra phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng Bộ Y tế để chữa dứt điểm, không nên để lâu gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng Bộ Y tế 

  • Dựa trên các nguyên nhân mấu chốt làm phương pháp điều trị.
  • Sử dụng HCl để ức chế nhằm loại bỏ các yếu tố gây hại niêm mạc dạ dày tá tràng.
  • Kết hợp giữa thay đổi lối sống và điều trị benh viem loet da day ta trang bằng thuốc.

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng chi tiết

Sau khi thăm khám, kiểm tra tình trạng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Tùy thuộc vào sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các nhóm thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng cho bệnh nhân.

Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bằng nhóm kháng thụ thể H2

Thuốc có tác dụng nhanh giúp kiểm soát tốt dịch vị người bệnh vào buổi tối và người bệnh cảm nhận ngay được hiệu quả sau lần đầu tiên dùng thuốc. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ cần lưu ý như: viêm gan, suy thận, vú to xuất hiện ở bệnh nhân nam.

Liều dùng: Ngày uống 2 lần và uống trước bữa ăn tầm 30 phút. Lưu ý, cần phải uống cách nhau 2 tiếng nếu bệnh nhân có sử dụng kết hợp thuốc kháng axit.

dieu tri benh viem loet da day ta trang
Phác đồ điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng Bộ Y tế. Ảnh: Google tìm kiếm

Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bằng nhóm thuốc kháng axit

Thuốc giúp giảm được tình trạng đầy hơi, chướng bụng và tăng pH người bệnh cảm thấy đỡ đau hơn. Thuốc chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian ngắn. Và khi dùng thuốc bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng có thể bị các tác dụng phụ như: táo bón hoặc tiêu chảy. 

Liều dùng: Thuốc được chỉ định dùng khi bạn có triệu chứng đau, nhưng theo khuyến cáo nên dùng ngày trung bình khoảng 3 lần và uống sau ăn 1 tiếng hoặc trước ăn 30 phút.

Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bằng nhóm ức chế bơm Proton

Đây được xem là loại thuốc ít tác dụng phụ nhất trong phác đồ trị viêm loét dạ dày tá tràng Bộ Y tế, chỉ xuất hiện triệu chứng tiêu chảy dạng nhẹ hoặc hơi đau đầu. Thuốc có công dụng kiểm soát axit dịch vị cũng như ức chế axit mạnh nhất tuy tác dụng của thuốc có phần hơi chậm hơn.

Liều dùng: Ngày dùng 1 lần và uống trước ăn tầm khoảng 15 – 30 phút.

Cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng thuốc tăng cường bảo vệ niêm mạc

Các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng như:

  • Thuốc Bismuth: Ngoài việc bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng thuốc còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP gây hại.
  • Thuốc Rebamipide: Thuốc có công dụng giúp các tổn thương viêm loét nhanh lành và phục hồi.
  • Thuốc Sucralfate: Tuy thuốc chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn và người bệnh thường táo bón khi sử dụng nhưng thuốc lại tạo lớp nhầy bảo vệ niêm mạc nhanh.
  • Thuốc Misoprostol: Đây là loại thuốc ít được khuyến cáo sử dụng do có nhiều tác dụng phụ. Thuốc có công dụng bảo vệ niêm mạc, tăng bài tiết chất nhầy cũng như làm tăng lượng máu chảy đến niêm mạc. Tùy vào tình trạng bác sĩ sẽ chỉ định kê toa cho người bệnh.

Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

Nếu người bệnh có các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mà chủ quan không thăm khám, để lâu ngày làm tình trạng bệnh thêm nặng và sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

Xuất huyết tiêu hóa trên

Hiện tượng chảy máu ở vết loét là một trong những biến chứng đầu tiên xuất hiện. Thường người lớn tuổi sẽ chảy máu nhiều hơn người trẻ. Nếu tình trạng này tiếp diễn dẫn đến người bệnh sẽ bị mất máu, kèm theo đó là các triệu chứng nôn ra máu, chóng mặt gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Dò hoặc thủng ổ loét

Được xem là biến chứng đứng thứ hai sau hiện tượng xuất huyết. Đó là người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau đột ngột và dự dội ở bụng.

viem loet da day co nguy hiem khong
Bệnh viêm loét dạ dày có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh: Google tìm kiếm

Hẹp môn vị

Người bệnh sẽ có dấu hiệu nôn ói, đau vùng thượng vị và nhanh chóng sụt cân do trên ổ loét ở hành tá tràng xuất hiện các mô viêm xơ phát triển gây nên tình trạng hẹp lòng ruột và thức ăn khó đi vào đường tiêu hóa. 

Ung thư hóa

Nếu không điều trị dứt điểm và thời gian viêm loét dạ dày tá tràng kéo dài khoảng tầm 10 năm sẽ gây nên ung thư hóa (chiếm tỉ lệ 5-10%).

Nếu có dấu hiệu xuất hiện các biến chứng trên người bệnh cần khẩn trương đến bệnh viện để được theo dõi và rất có thể người bệnh sẽ được chỉ định phải phẫu thuật. 

Một số chế độ dinh dưỡng người viêm loét dạ dày tá tràng nên biết

Người có triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?

  • Nên ăn các loại dầu được chế biến từ hạt như: dầu hoa cải, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu mè…
  • Ăn trứng dạng luộc, hấp cũng có thể bỏ vào cháo, mỗi lần ăn 1 – 2 quả, tuần chỉ nên ăn khoảng 3 lần và uống sữa nóng. Vì đây là hai loại thực phẩm giúp trung hòa axit.
  • Ưu tiên ăn các loại rau củ non, nhất là họ nhà cải như: củ cải, bắp cải hay rau cải các loại. Chúng có tác dụng làm lành các vết thương tổn.
  • Các thức ăn chứa nhiều đạm như cá, thịt heo nạc… nên chế biến chúng dạng hấp, kho hay luộc 
  • Các thực phẩm có chứa nhiều đạm dễ tiêu: thịt lợn nạc, cá nạc, đặc biệt chúng ta nên dùng dưới dạng chế biến là luộc, hấp, kho để dễ hấp thu.
  • Thức ăn có chứa hàm lượng tinh bột dễ tiêu như: bánh mì, cháo, cơm hay khoai luộc.
viem loet da day ta trang nen an gi
Chế độ dinh dưỡng người viêm loét dạ dày tá tràng. Ảnh: Google tìm kiếm

Những đồ ăn, thức uống người có triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng không nên dùng

  • Các loại thức uống hay nước ngọt có gas.
  • Tránh xa các loại nước có chứa cồn như bia, rượu cũng như từ bỏ thói quen thuốc lá, cà phê.
  • Không ăn các quả chua như: xoài xanh, chanh, cóc… Cũng như một số loại dưa, cà, hành muối chua.
  • Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như: xúc xích, lạp xưởng, chà bông…
  • Một số loại thực phẩm dai cứng như: sụn, gân và thức ăn cay nóng như: tiêu, ớt, tỏi…
viem loet da day ta trang kieng an gi
Đồ ăn, thức uống người có triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng không nên dùng. Ảnh: Google tìm kiếm

Khi chế biến thức ăn cho bệnh nhân trị viêm loét dạ dày tá tràng cần lưu ý

  • Sau khi thức ăn được nấu xong bệnh nhân nên ăn ngay.
  • Thức ăn của người bệnh trị viêm loét dạ dày tá tràng cần được nghiền nát, băm hay thái nhỏ và được nấu mềm.

Cách giúp người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng phòng tránh

– Ăn uống, ngủ nghỉ điều độ. Cụ thể: Các bạn không nên ăn quá no trong một bữa, có thể chia làm nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ. Ngủ đủ giấc, không nên thức khuya. Hạn chế vận động mạnh sau khi ăn.

– Hạn chế thói quen dùng cà phê, nước ngọt có ga, thuốc lá cũng như tránh xa các chất chứa cồn như: Bia, rượu,…

– Giảm ăn đồ cay, nóng, chiên rán, nhiều gia vị, dầu mỡ chúng gây nên những thương tổn cho niêm mạc dạ dày tá tràng.

– Không nên làm việc quá sức gây áp lực, căng thẳng thần kinh.

– Nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng như: Thịt nạc, sữa, cá, bí xanh, khoai tây,…

– Chú ý ăn chín, uống sôi, bổ sung vitamin tăng cường sức đề kháng.

– Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm hay kháng sinh hạn chế mức tối thiểu nhất.

Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cũng như có thêm nguồn thông tin hữu ích để phòng ngừa bệnh lý này. Và các bạn luôn nhớ, nếu có triệu chứng nghi ngờ các bạn đừng chần chừ mà hãy đến bệnh viện ngay để được thăm khám, điều trị theo phác đồ trị viêm loét dạ dày tá tràng Bộ Y tế để tránh những biến chứng nguy hiểm nghiêm trọng. Hãy tuân thủ đúng chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Xem thêm: Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng chi tiết nhất

Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài Tổng quan bệnh viêm loét dạ dày tá tràng từ A-Z nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Liên hệ TOP 1 đề xuất!