Ngày nay, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng càng trở nên phổ biến. Nếu bạn không nắm được và tuân thủ đúng nguyên tắc thì khó có thể chữa trị dứt điểm tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh này để lâu còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nội dung dưới đây, Top1dexuat.com xin chia sẻ các nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng chi tiết nhất để bạn đọc hiểu rõ hơn.
Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng ở người lớn
Theo nghiên cứu, hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, trong đó có cả trẻ em. Và các nhà khoa học đã tổng hợp chúng thành 3 cơ chế gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng chính, đó là:
- Thứ nhất: Khi các chất nhầy có chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng bị bào mòn sẽ làm cho các axit trong dịch vị trực tiếp gây hại dạ dày tá tràng.
- Thứ hai: Gây hại từ vi khuẩn HP Helicobacter-Pylori, chúng tạo nên những vết viêm loét trong dạ dày.
- Thứ ba: Do enzym pepsin tăng lên bất thường cộng với axit HCl trong dịch vị làm thương tổn lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày tá tràng và dần tạo nên viêm loét cho dạ dày tá tràng.
Và từ 3 cơ chế gây bệnh trên đội ngũ các y bác sĩ chuyên khoa đã xây dựng, phát triển nên các nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày. Để tình trạng bệnh sớm được thuyên giảm bệnh nhân cần tuân thủ và thực hiện đúng các nguyên tắc này.
Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách tăng cường bảo vệ niêm mạc
Để giảm đi tình trạng dạ dày tá tràng viêm loét, một trong những nguyên tắc quan trọng đầu tiên là phải tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng để chúng không chịu thêm bất kỳ những thương tổn nào nữa.
Vậy để tăng cường bảo vệ niêm mạc người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc có chứa các hoạt chất như: misoprotol, sucralfat, cytotec… Các hoạt chất này có công dụng làm cho dạ dày tá tràng điều tiết, sản xuất ra các chất nhầy và chất nhầy này nhanh chóng bao phủ lấy các vết viêm loét để chúng có thời gian hồi phục. Nếu không các ổ viêm loét này sẽ phải liên tục bị enzym pepsin và axit HCl tấn công.
Lưu ý, khi sử dụng các loại thuốc này người bệnh thường gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như: đau bụng, tiêu chảy… Nên người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng khi dùng cần tuân thủ đúng liều lượng cho phép và cần có sự theo dõi của bác sĩ.
Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách giảm axit và pepsin
Cách giảm axit và pepsin là một trong những cách luôn được các bác sĩ chuyên khoa ưu tiên hàng đầu khi điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
Để có thể ức chế axit không tiết thêm trong dịch vị và trung hòa được lượng axit này, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc có chứa các thành phần hoạt chất như: gastropulgit, alusi, malox, almagen, phosphalugen,…
Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc này người bệnh cần lưu ý, khuyến cáo sử dụng thuốc trong thời gian ngắn. Thuốc chỉ có công dụng giảm đau nhanh chóng, tức thời các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải để người bệnh không cảm thấy khó chịu. Khi dùng cần có sự theo dõi và đúng liều lượng đơn kê của bác sĩ, vì thuốc này không được sử dụng trong thời dài vì có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm không mong muốn.
Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn HP
Đối với trường hợp người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP Helicobacter-Pylori tấn công thì cần phải tiêu diệt hết chúng bệnh mới dứt điểm được.
Để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cho trường hợp này, bệnh nhân thường được bác sĩ cho dùng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc có chứa thành phần imidazol và muối bismuth.
Lưu ý, khi thực hiện nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn HP, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và không được chủ quan, tự ý ngưng thuốc khi có dấu hiệu thuyên giảm mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách điều trị hỗ trợ
Ngoài các nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng thuốc, người bệnh muốn bệnh hết dứt điểm cần kết hợp với việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng như yếu tố tâm lý.
Vì nếu như bạn thường xuyên thức khuya, ăn uống không đúng giờ giấc hay bỏ bữa, thường xuyên sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu, bia… hay phải chịu áp lực, stress thì khó có thể mà điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả được.
Hơn hết người bệnh cần có một tâm lý thỏa mái, tâm trạng vui vẻ kết hợp với chế độ dinh dưỡng lành mạnh dành cho người viêm loét dạ dày tá tràng. Đồng thời tránh xa những thực phẩm không tốt thì bệnh tình mới sớm được thuyên giảm, sức khỏe nhanh chóng hồi phục hơn.
Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng trẻ em
Tăng cường bảo vệ niêm mạc
Để tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng, trẻ em thường được ccs bác sĩ kê đơn thuốc có chứa thành phần: Bismuth và Sucralfat.
Dùng thuốc chống sản sinh ra axit và ức chế axit
Một số loại thuốc được sử dụng có chứa các thành phần biệt dược như: Famotidine, Ranitidine, Cimetidine,…
Dùng thuốc ức chế bơm Proton
Cho trẻ dùng thuốc có tác dụng làm mất hoạt tính của men H+ K+ ATPase, đó là các thuốc có chứa thành phần biệt dược như: Esomeprazole, Omeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole, Pantoprazole.
Nguyên tắc điều trị nhiễm Helicobacter – Pylori ở trẻ em
Khi xác định trẻ viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm khuẩn HP, việc đầu tiên được các bác sĩ lựa chọn đó là áp dụng phác đồ kết hợp 3 loại thuốc bao gồm: PPI và 2 loại thuốc kháng sinh. Ngày dùng 2 lần và điều trị trong khoảng thời gian là 14 ngày.
Để đạt được hiệu quả như mong đợi tốt nhất phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ của Bộ Y Tế.
Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bất kỳ bệnh nhân nào, dù là người lớn hay trẻ em cần tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trên cũng như chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá điều trị.
Xem thêm: TOP 7 thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả