Quy trình sản xuất rượu Champagne đầy đủ và chi tiết dành cho các đối tượng đang có ý định tìm hiểu về ngành sản xuất – pha chế rượu. Bài viết sau đây của Top1dexuat.com chỉ mang tính chất bao quát về mặt lý thuyết, liều lượng và các thay đổi trong quy trình sẽ được khai thác khi các bạn học chuyên sâu.
Tìm hiểu về rượu Champagne
Rượu Champagne là một loại rượu sủi bọt nổi tiếng trên thế giới, được sản xuất tại vùng Champagne của Pháp. Rượu Champagne có nguồn gốc từ thế kỷ 17, khi các nhà sản xuất rượu vang tại vùng này phát hiện ra cách làm cho rượu vang có bọt khí bằng cách lên men hai lần trong chai.
Rượu Champagne được làm từ ba giống nho chính là Chardonnay, Pinot Noir và Pinot Meunier, và có nhiều loại khác nhau như Brut, Extra Brut, Sec, Demi-Sec và Doux.
Rượu Champagne là biểu tượng của sự sang trọng, lịch sự và vui tươi. Rượu Champagne thường được dùng để ăn kèm với các món ăn nhẹ như phô mai, trái cây, bánh mì hoặc hải sản.
Rượu Champagne cũng là thức uống không thể thiếu trong các dịp lễ hội, kỷ niệm hay đón năm mới. Rượu Champagne có hương vị tươi mát, thanh lịch và đa dạng, phù hợp với nhiều khẩu vị khác nhau.
Quy trình sản xuất rượu Champagne
Lựa chọn thời điểm gặt hái nho
Một chai rượu ngon là một chai rượu được làm từ nguồn nguyên liệu tốt nhất. Nho không được sống quá vì sẽ có nhiều acid, lên men rượu sẽ tạo cảm giác chua gắt cho người dùng. Nho cũng không được chín quá vì lúc này lượng đường trong nho sẽ tăng cao, rất khó để điều chế ra được rượu Champagne chuẩn vị.
Thời điểm gặt hái nho để làm rượu Champagne thích hợp nhất là vào tháng 8 hằng năm. Thời điểm này, thời tiết tại miền Đông nước Pháp tương đối mát mẻ, đối với dân bản địa thì có thể xem là ấm áp, lượng mưa không quá nhiều nên rất thích hợp để thu hoạch khi nho vừa chín tới.
Thời gian gặt hái nguyên liệu luôn được in ấn rõ ràng trên bao bì của các chai rượu Champagne, đồng thời thông qua màu rượu, mùi rượu mà những người thẩm rượu lâu năm cũng có thể đoán ra nho chế biến rượu được thu hoạch vào thời điểm nào.
Vắt nước nho
Theo mình biết thì ngày xưa, khi mà máy móc vẫn chưa phát triển như hiện tại, để vắt nước nho làm rượu Champagne, các cô gái Pháp đã phải dùng đến đôi bàn chân của mình để ép cạn nho lấy nước cốt.
Nhưng hiện tại thì không ai còn nhớ đến phương pháp thủ công có phần “mất vệ sinh” đó nữa, máy ép và máy tước đã ra đời. Máy tước nhận trách nhiệm tước hết vỏ nho mà không làm ảnh hưởng đến phần thịt nho bên trong, sau đó các quả nho đã được tước vỏ theo dây chuyền đến chỗ máy ép nho, sau khi hoàn thành sẽ cho ra sản phẩm gọi là “nước nho chất lượng” sẵn sàng cho các bước tiếp theo trong quy trình sản xuất rượu Champagne.
Lên men
Lên men diễn ra trong tế bào chất của nấm men làm thay đổi nồng độ axit của rượu Champagne. Rượu Champagne được áp dụng theo phương pháp lên men truyền thống, đơn giản vì phương pháp này vừa an toàn lại vừa hiệu quả, đảm bảo được chất lượng mà nghệ nhân chế rượu Champagne cần.
Khi lên men có một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến mùi và vị của rượu Champagne đó là nhiệt độ. Để làm ra được một chai rượu Champagne chuẩn vị, người ta thường duy trì nhiệt độ là 10°C trong suốt quá trình lên men.
Lọc và làm mịn
Phần nước nho được vắt ra và lên men thành rượu thường sẽ không trong và có nhiều cặn thừa. Một chai rượu Champagne đục ngầu sẽ không hấp dẫn, cuốn hút các tay chơi rượu và nếu khách hàng uống phải cặn trong rượu, họ sẽ không đánh giá cao chai rượu đó, có người còn sẽ cho rằng nhà sản xuất đã không đặt trọn tâm huyết vào chai rượu của mình.
Vì thế, sau khi lên men để ra một chai rượu Champagne chuẩn vị, các nghệ nhân sẽ rút hết rượu vào máy lọc hoặc đưa rượu vào một hệ thống lọc nước – làm mịn nào đó 5 – 6 lần liên tục để rượu đạt được độ trong mịn đúng như yêu cầu.
Ủ rượu
Rượu khi tiếp xúc với không khí nhiều sẽ bị oxy hóa, ủ rượu nằm giúp rượu Champagne và khí oxi ít tác dụng với nhau để đảm bảo rượu vẫn đạt chuẩn chất lượng đề ra, không bị biến đổi mùi vị theo thời gian.
Thời gian ủ rượu sẽ tùy theo mùi vị rượu được định sẵn, có thể kéo dài dưới 6 tháng hoặc cũng có thể kéo dài đến tận 6 năm.
Xem thêm: Rượu Patron Anejo 750ml
Phương pháp pha trộn
Như đã đề cập, rượu Champagne chỉ được làm từ ba loại nho Pinot Noir, Pinot Meunier và Chardonnay. Các nghệ nhân rượu Champagne thường tìm cách pha trộn 2 trong 3 loại nho này hoặc pha trộn cả 3 loại nho này lại với nhau tạo nên mùi vị mới lạ, độc đáo cho chai rượu Champagne của họ.
Các nghệ nhân có thể pha trộn rượu bằng các cách cơ bản:
- Trộn 2 trong 3 loại nho này hoặc pha trộn cả 3 loại nho đã cho được trồng trong cùng một nông trại.
- Trộn 2 trong 3 loại nho này hoặc pha trộn cả 3 loại nho đã cho được trồng trong không cùng một nông trại.
- Trộn 2 hoặc 3 loại nho theo nhiều chu kỳ gặt hái khác nhau.
Đóng chai để kết thúc quy trình sản xuất rượu Champagne
Trước khi thực hiện đóng chai rượu Champagne, họ sẽ thực hiện một khâu gọi là khâu vệ sinh. Các chai rượu, nắp chai rượu đều đã được làm sạch 100% để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Quá trình đóng chai có lẽ là quá trình cần sự tỉ mỉ nhất trong suốt quy trình sản xuất rượu Champagne bởi nếu chai không được đóng kín, không được bao bọc kỹ càng thì không khí sẽ tác động vào rượu và gây biến đổi mùi vị của rượu. Thậm chí, nếu nắp đậy quá lỏng sẽ dẫn đến việc côn trùng nhỏ đánh hơi được mùi len lỏi vào trong chai rượu.
Văn hóa thẩm rượu Champagne giúp những người yêu rượu được gắn bó, gần gũi và dễ dàng chia sẻ sở thích với nhau hơn. Việc cảm nhận cái hay, cái đẹp của rượu cũng là một loại hình giải trí để đầu óc chúng ta được thư thái, thoải mái hơn. Nắm rõ quy trình sản xuất rượu Champagne cũng là một cách thể hiện tình yêu của bản thân đối với loại rượu này. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn khái quát được các chi tiết trong quy trình sản xuất rượu Champagne đúng như những gì bạn đang cần tìm hiểu nhé.
Xem thêm: Quy trình chế biến rượu nếp truyền thống ngon đúng vị