#1 Quy trình chế biến rượu nếp truyền thống ngon đúng vị

Tìm hiểu về quy trình chế biến rượu nếp, một loại rượu truyền thống của chúng ta từ xa xưa được sử dụng vô cùng phổ biến và rộng rãi cho đến ngày nay. Nhắc đến rượu của Việt Nam thì chắc chắn rượu nếp là một loại rượu không thể bỏ qua. Cùng Top1dexuat.com tham khảo cách nấu rượu nếp truyền thống ngon đúng vị qua bài viết dưới đây!

Rượu Nếp là gì?

Rượu nếp là một loại rượu gắn bó sâu sắc trong lịch sử và văn hóa của Việt Nam. Sản xuất lúa gạo của Việt Nam đạt trữ lượng rất lớn, nền kinh tế phụ thuộc và chịu ảnh hưởng rất nhiều vào chúng chính vì thế mà các sản phẩm có liên quan đến gạo, nếp cũng không hề ít. 

Bạn có thể tìm thấy ít nhất một thành phần trong hầu hết các món ăn Việt Nam có nguồn gốc từ gạo, chẳng hạn như mì Quảng Mỹ hoặc Bánh tráng Bánh xèo. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi ông cha đã tìm ra cách biến loại cây trồng chủ lực này thành rượu.

Rượu nếp được làm từ 2 nguyên liệu chính đó chính là gạo nếp và bánh rượu. Gạo nếp lên men sẽ được đem đi chưng cất để tạo ra thành phẩm.

Gạo nếp 

Gạo nếp để dùng làm rượu nếp truyền thống là loại gạo có hạt ngắn và màu trắng đục. Thành phần chính của tinh bột gạo nếp chủ yếu phần lớn là Amylopectin, chúng có đặc trưng rất dễ hồ hóa và mang lại khả năng kết dính sau khi được làm chín.

Ở nước ta, có một số vùng miền nhất là ở miền Bắc có một số giống nếp được xem như là đặc sản như nếp cẩm, nếp cái hoa vàng,… Chúng thường được dùng để chưng cất rượu như rượu nếp than, rượu nếp cẩm, rượu nếp đục hoặc được chế biến thành món cơm rượu (rượu nếp cái).

Ngoài ra còn có một số loại gạo hạt dài, chúng thường được làm nguyên liệu thay thế để sử dụng cho gạo nếp làm rượu vì trong chúng cũng có các thành phần giàu tinh bột, chúng dễ lên men và có mùi thơm rất đặc trưng không khác gì gạo nếp.

gao nep
Gạo nếp để dùng làm rượu nếp truyền thống là loại gạo có hạt ngắn và màu trắng đục. Ảnh: Google tìm kiếm

Bánh men rượu

Trên thị trường hiện nay, men rượu thường được bày bán theo 2 dạng đó chính là là bánh men rượu và men dạng bột. Phổ biến nhất khi nấu rượu thì người ta vẫn hay dùng bánh men hơn.

Bánh men làm rượu là một phương pháp cổ truyền thông qua mỗi gia đình hay mỗi làng nghề. Bánh men về cơ bản là một loại hỗn hợp bao gồm các loại vi sinh vật nhào trộn với bột gạo và trộn thêm ít nước để tạo thành hình thù như một chiếc bánh sau đó mang đi ủ.

Bánh men thường được làm tại nhà với cách làm vô cùng đơn giản, không mấy cầu kỳ nhưng nó lại là điểm mấu chốt để xác định loại rượu mà bạn làm ra có thơm ngon hay không.

Quy trình chế biến rượu nếp

Rượu nếp được làm theo một quy trình chế biến rượu nếp khá phức tạp và tốn nhiều thời gian: Sau khi nấu và để nguội, gạo nếp sẽ được rắc bột nở và ủ. Trong quá trình ủ, nấm mốc sẽ phát triển trên cơm gạo nếp và tự tạo thành một hệ thống các enzym đường hóa. Cũng chính quá trình này đã tạo cho cơm gạo nếp lên men có mùi thơm rất đặc trưng và vô cùng hấp dẫn, đặc biệt công đoạn cuối của quy trình là chưng cất rượu.

Quy trình chế biến rượu nếp thơm ngon truyền thống tại nhà đơn giản như sau:

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Gạo nếp chuẩn bị 500g
  • Đường cá chuẩn bị 300g
  • Bánh men rượu chuẩn bị 5 viên
quy trinh che bien ruou nep
Quy trình chế biến rượu nếp tại nhà. Ảnh: Google tìm kiếm

Lưu ý trong quá trình chọn nguyên liệu làm rượu nếp truyền thống

Rượu nếp được làm từ nguyên liệu chính đó chính là gạo nếp, vì thế khi mua nguyên liệu bạn phải chọn gạo nếp thật chuẩn thì thành phẩm rượu làm ra mới có thể thơm ngon và chất lượng như mong đợi.

Khi nấu rượu nếp truyền thống, để mang lại chất lượng tốt nhất người ta thường dùng gạo nếp cái hoa vàng hoặc gạo nếp cẩm, 2 loại gạo này là đặc trưng tạo nên mùi thơm của rượu nếp. Rất ít gia đình dùng nếp nương hay nếp trắng. 

Gạo làm rượu nếp nên là gạo nguyên cám khi nấu rượu sẽ cho ra thành phẩm ngon hơn. Lưu ý hơn gạo nếp nên được thu hoạch trước khi nấu rượu ít nhất 3 tháng thì mới ngon được.

Khi chọn gạo nếp nấu rượu nên chọn loại hạt gạo mẩy đều và chúng không sâu lép là được.

Xem thêm: Rượu Tequila Patron Silver 750ml

Chi tiết các bước nấu rượu nếp

Bước 1:

Bánh men rượu giã nát ra cho nhuyễn rồi mang đi bã trấu cùng các tạp chất. Lấy phần men sạch vừa đó trộn với 1 muỗng đường.

Gạo nếp bạn vo như khi nấu xôi rồi mang chúng đi ngâm tối thiểu từ 3 tiếng để cho gạo nở. Tiếp theo, sau khi gạo đã nở đều thì mang gạo đi nấu như nấu xôi nhưng chú ý giai đoạn này bạn cần nấu nhão hơn xôi thông thường.

Sau khi thấy xôi đã nhão bạn tiến hành trải 1 lớp màng bọc thực phẩm dưới một cái mâm, đổ xôi ra mâm ra và dàn chúng sao cho thật đều. Đợi xôi nguội hẳn rồi mới rắc bánh men rượu lên, trộn thật đều với nhau và vo tròn chúng lại. Đặc biệt chú ý khi xôi còn nóng thì nhất định bạn không rắc men rượu lên nhé vì làm như thế men sẽ chết, hãy đợi chúng nguội hẳn rồi mới rắc men lên.

quy trinh nau ruou nep
Bánh men rượu giã nát ra cho nhuyễn rồi mang đi bã trấu cùng các tạp chất. Ảnh: Google tìm kiếm

Bước 2:

Sau khi men rượu và xôi nếp đã được trộn đều và vo thành viên thì đem chúng để trong vò đất hoặc bình thủy tinh. Nén chặt chúng xuống rồi bọc kín miệng bình lại. 

Đem bình này để ở nơi thoáng mát từ 3 ngày, tạo thời gian để cho gạo lên men.

Sau 3 ngày thì bạn tiến hành làm thêm giai đoạn: Cho khoảng nửa lít nước cùng với 3g đường vào nấu sau đó rồi để nguội. Đổ hỗn hợp nước đường vừa nấu vào bình đựng gạo nếp đã lên men ở trên. 

Cuối cùng đem ủ thêm 1 ngày là nấu được. Ủ càng lâu thì rượu thành phẩm sẽ càng nồng.

quy trinh che bien ruou nep don gian
Quy trình chế biến rượu nếp đơn giản. Ảnh: Google tìm kiếm

Bước 3:

Tầm một ngày sau thì bạn đem lấy phần rượu. Phần xác gạo thì tiến hành vắt kiệt lấy hết nước rượu. Rượu thành phẩm bạn cho vào trong chai và để tủ lạnh.

Cách làm rượu nếp truyền thống này bạn cũng có thể thử với gạo nếp cái hoa vàng và cách làm thì cũng tương tự như thế. Chỉ khác là ở phần nguyên liệu chính thay vì chọn gạo nếp thông thường thì bạn thay thế thành gạo nếp cái hoa vàng. Còn nếu muốn đổi mới thành gạo lứt thì thay thế nguyên liệu chính là gạo lứt.

Tất cả hương thơm của gạo nếp – nguyên liệu chính do quá trình lên men tạo ra gần như hoàn toàn nguyên vẹn trong thành phẩm. Trong sản xuất rượu nếp thủ công, quá trình lên men nên được diễn ra trong điều kiện bình thường, thời tiết, khí hậu lúc lên men ảnh hưởng rất lớn đến độ đồng đều và chất lượng của rượu sau này. Đây là hạn chế lớn của các trang trại làng nghề nấu rượu nếp so với các làng nghề có trang thiết bị công nghệ hiện đại.

Tác dụng sức khỏe của rượu nếp

Ngoài quy trình chế biến rượu nếp đơn giản tại nhà, các bạn cũng cần nắm rõ tác dụng của loại thức uống này. Rượu nếp là thức uống được xem như là truyền thống vì thế mà chúng không thể thiếu trong những dịp lễ hội, các dịp gặp mặt đặc biệt là tết nguyên đán của người Việt. 

Hương vị đặc trưng của rượu nếp là sự nồng nàn, chủ cần ngửi thấy mùi hương của rượu gạo nếp thôi mới nghe mặt đã ửng hồng. Ngoài sức hấp dẫn khó chối từ của rượu nếp thì chúng còn có những lợi ích cho sức khỏe ít ai biết đến. 

Có lợi cho đường tiêu hóa

Nếp là một nguồn nguyên liệu mang trong mình lượng chất xơ không hề ít, do đó chúng rất tốt cho đường tiêu hóa của người sử dụng. Bổ sung chất xơ trong hoạt động ăn uống giúp cải thiện rất tốt các vấn đề về chứng bệnh đường tiêu hóa như táo bón, chướng bụng hoặc đầy bụng và trĩ vô cùng hiệu quả.

Hơn thế nữa, nếp có tính ẩm, vị lại có chút ngọt nên rất dễ giúp làm ấm bông. Ngày đông chỉ cần 1 ly rượu nếp cũng có thể làm ấm cơ thể của bạn, những người có bao tử yếu hay bị các trường hợp viêm loét bao tử uống rượu nếp sẽ mang lại lợi ích trong việc tiêu hóa cơm.

tac dung cua ruou nep
Quy trình chế biến rượu nếp truyền thống ngon đúng vị. Ảnh: Google tìm kiếm

Ngăn ngừa tiểu đường

Rượu nếp nguyên liệu chính được làm từ nếp với việc chọn nguyên liệu là các hạt thóc xay nhưng không giã, chỉ trải qua công đoạn bỏ lớp vỏ trấu và giữ lại vỏ lụa, lớp cám bên ngoài. Chính vì thế mà rượu nếp làm ra vẫn giữ được vị đặc trưng của gạo nếp, độ nồng và giữ được dinh dưỡng khi chưa qua tinh chế.

Trong lớp cám này chứa không ít các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như gluxit, protit và cả lipit, muối khoáng,…

Ngoài ra, trong đó còn chứa nhiều vitamin B, giúp làm giảm lượng đường huyết có trong máu từ đó có thể phòng bệnh tiểu đường hiệu quả.

Bổ sung sắt

Thiếu máu là một tình trạng không hiếm gặp, bệnh thiếu máu có thể dẫn đến các trường hợp chóng mặt, đau đầu và hoa mắt. 

Trong nếp có chứa hàm lượng sắt không thấp, do đó khi sử dụng chúng sẽ góp phần tăng khả năng phòng bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Và một số chất dinh dưỡng khác,…

Lưu ý những gì khi sử dụng rượu nếp?

Rượu nếp tuy mang lại lợi ích sức khỏe và sự thơm ngon khó cưỡng của chúng rất hấp dẫn với bạn, tuy nhiên bạn nên lưu ý một số điều sau khi sử dụng rượu nếp để mang lại hiệu quả tốt nhất:

  • Không nên sử dụng quá nhiều rượu nếp, sử dụng quá mức cho phép mỗi ngày có nguy cơ dẫn đến hại gan và thận.
  • Sau khi đã sử dụng rượu tốt nhất bạn không được sử dụng các loại thuốc kháng sinh.
  • Thói quen tắm sau khi sử dụng rượu của nhiều người rất nguy hiểm cho tính mạng, bạn nên nhớ không được tắm sau khi sử dụng rượu vì chúng dễ dẫn đến đột quỵ.
  • Tốt hơn hết trước khi sử dụng rượu bạn nên ăn no, tránh để bụng đói khi sử dụng rượu làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, những người có mắc các bệnh gan mật, huyết quản tim hoặc là các bệnh liên quan đến dạ dày như viêm loét hay bệnh động kinh, béo phì thì cần tuyệt đối kiêng rượu nhé.

luu y khi dung ruou nep
Quy trình chế biến rượu nếp truyền thống ngon đúng vị. Ảnh: Google tìm kiếm

Rượu nếp là một loại rượu truyền thống do đó tùy từng nơi, từng vùng miền mà chúng cũng có tỷ lệ và cách làm cũng như cách phối hợp có đôi chút khác nhau. Nếu bạn đang tìm một loại rượu ngọt ngào hơn, hãy tìm đến các sản phẩm rượu nếp với nhiều loại thảo mộc như sả, gừng và mật ong hoặc thậm chí là các loại nguyên liệu y học cổ truyền. 

Vừa rồi, các bạn đã được tham khảo quy trình chế biến rượu nếp truyền thống thơm ngon đúng vị đơn giản. Rượu nếp làm ra sẽ có chút tê nhẹ cùng vị ngọt nồng từ nếp rất đặc trưng. Chính vì thế mà một ly rượu ngon thôi cũng sẽ có thể giúp giải tỏa hiệu quả. Phần cơm rượu bạn trộn đường ăn cũng ngon lắm đấy!

Xem thêm: Gạo nếp cái hoa vàng là gì? Đặc điểm và cách phân biệt

Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài Quy trình chế biến rượu nếp truyền thống ngon đúng vị nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Liên hệ TOP 1 đề xuất!