#1 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32

Những thành tựu đạt được và sự đổi mới mang tính lịch sử đặc biệt của nhiều năm vừa qua là do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và nhà nước. Trong đó, phải kể đến sự tâm huyết sống vì nước, vì dân như Đồng chí Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Người tường tận và am hiểu về sự khó khăn, thăng trầm của các giai đoạn lịch sử. Một vị lãnh đạo tài ba đã tạo nên niềm tin mãnh liệt cho con dân Việt Nam từ bao đời qua.

Hãy cùng Top1dexuat.com tìm hiểu chi tiết về lược sử của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong bài viết sau đây!

tong bi thu nguyen phu trong la ai
Đồng chí Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Google tìm kiếm

‘Ngoại giao cây tre’ Việt Nam trong Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32

Sáng 19/12, tại Hà Nội, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 với chủ đề “Phát huy vai trò tiên phong, xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, vững mạnh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” chính thức khai mạc.

Tham dự Hội nghị còn có các Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Uỷ viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài… Hội nghị cũng được tiến hành trực tuyến đến các đầu cầu tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32. Ảnh: Google tìm kiếm

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ của ngành ngoại giao mà còn là của toàn thể cán bộ làm công tác đối ngoại của cả nước.

Hội nghị diễn ra vào thời điểm tổng kết công tác của cả năm 2023 cũng như nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII với nhiều hoạt động đối ngoại quan trọng diễn ra sôi động, liên tục và thành công.

Tổng Bí thư nhấn mạnh Hội nghị Đối ngoại toàn quốc tháng 12/2022 đã thống nhất cao khẳng định về sự hình thành, phát triển của trưởng phái đối ngoại, ngoại giao “Cây tre Việt Nam: gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam” và ngày càng được quốc tế thừa nhận rộng rãi.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì lễ đón tổng bí thư, chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân đã chủ trì lễ đón chính thức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân vào chiều (12/12) tại Phủ Chủ tịch.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân. Ảnh: Google tìm kiếm

Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước lần thứ ba của đồng chí Tập Cận Bình đến Việt Nam trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, là chuyến thăm đầu tiên của Nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước Trung Quốc đến Việt Nam sau Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, một năm sau chuyến thăm lịch sử đến Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (30/10-1/11/2022).

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì lễ đón tổng bí thư, chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì lễ đón tổng bí thư, chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình. Ảnh: Google tìm kiếm
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì lễ đón tổng bí thư, chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Phu nhân với nghi thức trang trọng nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Ảnh: Google tìm kiếm

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Phu nhân với nghi thức trang trọng nhất dành cho nguyên thủ quốc gia, trong đó có nghi thức bắn 21 phát đại bác chào mừng từ Hoàng thành Thăng Long.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trước khi tiến hành Hội đàm
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trước khi tiến hành Hội đàm. Ảnh: Google tìm kiếm

Sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tiến hành Hội đàm.

Lược sử Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được sinh ra vào ngày 14 tháng 4 năm 1994 trong gia đình nông dân có 4 anh chị em và ông là con út của gia đình. Tại thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ngày nay.

Gia đình

Vợ của Nguyễn Phú Trọng là bà Ngô Thị Mân và ông có 2 người con gồm 1 trai và 1 gái đều làm công chức nhà nước.

luoc su nguyen phu trong
TBT Nguyễn Phú Trọng và phu nhân – bà Ngô Thị Mân. Ảnh: Google tìm kiếm

Chuyên môn nghiệp vụ

Nguyễn Phú Trọng tốt nghiệp bằng Cử nhân Ngữ Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Ngày vào đảng

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được vinh dự vào hàng ngũ của Đảng Cộng Sản Việt Nam vào ngày vào 19 tháng 12 năm 1967. Sau đó một năm ông đã trở thành Đảng viên chính thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam vào ngày 19 tháng 12 năm 1968.

thong tin tieu su cua bi thu nguyen phu trong
Đôi nét về lược sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Google tìm kiếm

Ngoại ngữ

Nguyễn Phú Trọng là người học cao hiểu rộng và có cả sự am hiểu về 2 thứ tiếng gồm Tiếng Nga D, Tiếng Anh B.

Khen thưởng

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là vị lãnh đạo tài ba và có nhiều công lao đóng góp như: Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huy chương Vì sự nghiệp văn hóa, Huy chương Vì sự nghiệp báo chí, Huy chương Vì sự nghiệp thế hệ trẻ,…

Trình độ học vấn

Giai đoạn năm 1957 đến năm 1963, Nguyễn Phú Trọng học tại ngôi trường Nguyễn Gia Thiều thuộc quận Long Biên, thành phố Hà Nội (thuộc  huyện Gia Lâm ngày xưa). Ông học cả cấp II và cấp III tại ngôi trường này.

Theo các nguồn tin chính thống, Nguyễn Phú Trọng đã tốt nghiệp Đại học Văn khoa Hà Nội vào năm 1971 với chuyên ngành Văn học. Sau đó, ông đã làm việc tại Tạp chí Cộng sản và trở thành Phó Tổng biên tập vào năm 1991. Ông cũng đã theo học các khóa bồi dưỡng lý luận chính trị và quản lý nhà nước tại Việt Nam và nước ngoài.

Cho đến khoảng tháng 8 năm 1973 đến tháng 4 năm 1976, ông tiếp tục được đề cử để học lớp nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ngày nay (mà khi xưa là Trường Nguyễn Ái Quốc). 

trinh do hoc van cua tong bi thu nguyen phu trong
Sơ lược về trình độ học vấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Google tìm kiếm

Tháng 9 năm 1981 đến khoảng tháng 7 năm 1983, Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được đề cử  làm nghiên cứu sinh tại Liên Xô. Đáp lại sự tin tưởng đó ông đã thực hiện bảo vệ và thành công luận án phó tiến sĩ ở bộ môn Khoa học Lịch sử tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.

Đến năm 1992, Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được nhà nước Việt Nam phong hàm phó giáo sư.

Đến năm 2002 Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được phong hàm Giáo sư chuyên ngành Xây dựng Đảng.

Quá trình công tác

  • Tháng 12 năm 1967 cho đến tháng 7 năm 1968: Ông làm cán bộ của Phòng Tư liệu Tạp chí học tập (ngày nay là Tạp chí Cộng sản).
  • Tháng 7 năm 1968 cho đến tháng 8 năm 1973: Nguyễn Phú Trọng làm cán bộ biên tập của Ban Xây dựng Đảng thuộc Tạp chí Cộng sản. 
  • Cho đến năm 1971 thì ông được cử đi thực tập tại huyện Thanh Oai, thuộc tỉnh Hà Tây. Giai đoạn năm 1969 đến năm 1973 Ông làm Bí thư của Chi đoàn Cơ quan Tạp chí Cộng sản.
  • Tháng 5 năm 1976 cho đến tháng 8 năm 1980: Ông là cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản. Đồng thời là Phó Bí thư chi bộ.
  • Tháng 10 năm 1983: Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ Phó ban Xây dựng Đảng.
  • Đến tháng 9 năm 1987: Ông đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản.
  • Giai đoạn tháng 7 năm 1985 cho đến tháng 12 năm 1988: Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ (7/1985 – 12/1988). Và sau tháng 12 năm 1988 cho đến tháng 12 năm 1991: ông trở thành Bí thư Đảng uỷ Cơ quan Tạp chí Cộng sản.
  • Giai đoạn tháng 3 năm 1989 cho đến khoảng tháng 4 năm 1990: Nguyễn Phú Trọng là Uỷ viên Ban Biên tập của Tạp chí Cộng sản.
  • Đến tháng 5 năm 1990 cho đến tháng 7 năm 1991: Ông trở thành Phó Tổng Biên tập của Tạp chí Cộng sản.
cong tac xa hoi cua bi thu nguyen phu trong
Nguyễn Phú Trọng trong chuyến viếng thăm các gia đình chính sách tại Nghệ An. Ảnh: Google tìm kiếm
  • Giai đoạn tháng 8 năm 1991 cho đến tháng 8 năm 1996: Ông lên chức và đảm nhiệm vai trò Tổng Biên tập của Tạp chí Cộng sản.
  • Tháng 01 năm 1994 cho đến tháng 01 năm 2021: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng trở thành Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam qua các khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII.
  • Giai đoạn tháng 8 năm 1996 cho đến tháng 02 năm 1998: Ông kiêm nhiệm cùng lúc các chức vụ Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Trưởng Ban cán sự Đại học và phụ trách trực tiếp Ban Tuyên giáo của Thành uỷ Hà Nội.
  • Tháng 12 năm 1997 cho đến tháng 01 năm 2021: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng chính là Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đảm nhiệm qua các khoá VIII, IX, X, XI, XII, XIII.
  • Cho đến tháng 02 năm 1998 cho đến tháng 01 năm 2000: Ông Phụ trách công tác tư tưởng – văn hoá và khoa giáo của Đảng.
  • Giai đoạn tháng 8 năm 1999 cho đến tháng 4 năm 2001: Ông tham gia Thường trực Bộ Chính trị.
  • Tháng 3 năm 1998 cho đến tháng 11 năm 2011: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Sau đó, giai đoạn tháng 11 năm 2011 cho đến tháng 8 năm 2006: Ông lên chức và đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng.
  • Giai đoạn tháng 01 năm 2000 cho đến tháng 6 năm 2006: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ Bí thư Thành uỷ Hà Nội qua các khoá từ XII, khóa XIII và khóa XIV.
  • Tháng 5 năm 2002 cho đến tháng 06 năm 2021: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng trở thành Đại biểu Quốc hội của các khoá XI, XII, XIII, XIV.
  • Giai đoạn tháng 6 năm 2006 cho đến 7 năm 2011: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội khoá XI, XII, kiêm nhiệm Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Uỷ viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh. 
  • Vào tháng 01 năm 2011 cho đến ngày nay: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đảm nhiệm chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII, XIII, cùng kiêm nhiệm chức vụ Bí thư Quân uỷ Trung ương.
cac hoat dong cua tong bi thu nguyen phu trong
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam trong chuyến viếng thăm Cộng hòa Pháp. Ảnh: Google tìm kiếm
  • Tháng 02 năm 2013 cho đến nay: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
  • Giai đoạn tháng 08 năm 2016 cho đến ngày nay: Ông tham gia Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương.
  • Tháng 10 năm 2018: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng trở thành Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh nhiệm kỳ 2016 đến năm 2021, Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
  • Tháng 01 năm 2021: Tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng, Ðồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XIII, tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Ðồng chí được bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XIII.
  • Tháng 04 năm 2021: Tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa IV, NGƯỜI được Quốc hội thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Tháng 06 năm 2021: Ông là Đại biểu Quốc hội khóa XV.

Xem thêm: Đại đức Thức Tâm Phúc là ai?

Tác phẩm và báo chí

Sách

  • Nguyễn Phú Trọng. Việt Nam Trong Tiến Trình Đổi Mới. Nhà xuất bản Thế giới (2004), 351 trang.
  • Nguyễn Phú Trọng. Đổi Mới ở Việt Nam: Lý thuyết và thực tiễn. Nhà xuất bản Thế giới (2015), 397 trang.
  • Nguyễn Phú Trọng, Trần Đình Nghiêm, Vũ Hiền. Việt Nam từ năm 1986. Nhà xuất bản Thế giới (1995), 116 trang.
  • Nguyễn Phú Trọng. Đoàn kết, vững tin đưa đất nước bước vào giai đoạn mới. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật (2021), 752 trang.
  • Nguyễn Phú Trọng. Toàn Đảng, toàn dân chung sức, đồng lòng xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật (2021), 608 trang.
ra mat sach cua tong bi thu nguyen phu trong
Ra mắt sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Ảnh: Google tìm kiếm

Bài báo

  • Nguyễn Phú Trọng. Định hướng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, 7 trang, 1996.
  • Nguyễn Phú Trọng. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, 2020.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ góp phần giúp cho quý đọc giả biết thêm về tiểu sử của Đồng chí Nguyễn Phú Trọng – một trong những vị lãnh đạo tài ba của đất nước ta.

Xem thêm: Yến sào có rất nhiều loại. Do đó, giá yến sào cũng rất đa dạng. Cách dùng yến sào theo đó cũng cần có nhiều lưu ý cần quan tâm: trẻ nhỏ, phụ nữ có bầu, người già, người bị bệnh đều sẽ có cách dùng yến sào khác nhau. Hãy tìm hiểu thật chi tiết để có thể sử dụng hiệu quả được sản phẩm này nhé.

Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài #1 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 nhé!
 

5/5 - (3 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Liên hệ TOP 1 đề xuất!