#1 Kế toán là gì? Kỹ năng nghề nghiệp mà kế toán viên cần có

Trong xu thế thời đại mới, nhu cầu tìm kiếm việc làm, ngành nghề phù hợp thực sự quan trọng với tất cả mọi người. Đặc biệt là những bạn học sinh vừa mới tốt nghiệp, mong muốn tìm một ngôi trường đào tạo ngành nghề mơ ước để phát triển trong tương lai. Và trong số đó, ngành kế toán chưa bao giờ là hết “hot”. 

Hằng năm, có đông đảo những tập hồ sơ gửi về trường với nguyện vọng này. Song, xoay quanh nó cũng có những vấn đề nóng hổi liên quan. Vậy thì thật sự kế toán là gì? Ngành nghề này sẽ làm những công việc như thế nào? Yêu cầu về doanh nghiệp, tổ chức ra sao? Đừng bỏ lỡ bài viết này bởi Top1dexuat.com sẽ mang đến cho bạn thêm nhiều thông tin bổ ích. 

Tìm hiểu về Ngành kế toán – Kế toán là gì?

Nếu bạn đang có suy nghĩ rằng, ngành kế toán đơn giản chỉ là công việc tính toán những khoản thu – chi cho tổ chức thì quả thực đã sai lầm. Bởi công việc của một người làm kế toán thật không đơn giản, dễ dàng như thế. 

Trước tiên, Kế toán là gì? Đây chính là viết tắt của Accounting trong tiếng anh. Định nghĩa một cách cụ thể thì kế toán là quá trình bạn ghi chép, thực hiện lưu lại những giao dịch được diễn ra trong suốt thời gian hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.

Song, kế toán viên sẽ dựa trên đó mà phân tích, lập bảng báo cáo tổng về tình hình tài chính nộp lên giám đốc công ty.

ke toan la gi
Ngành kế toán. Ảnh: Google tìm kiếm

Nhưng ngoài ra, khi bạn có niềm đam mê, tìm hiểu sâu và rộng hơn thì sẽ hiểu kế toán theo nhiều nghĩa khác nữa. 

Theo VCCI, Kế toán là một bộ môn nghệ thuật thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin thì tất cả tài sản cũng như sự vận động của tài sản đó trong doanh nghiệp. Mục đích sau cùng là để cung cấp nhiều thông tin hữu hiệu, có ích cho tiến trình ra quyết định kinh tế – xã hội. Cuối cùng đánh giá một cách hiệu quả các hoạt động mà tổ chức đã thực hiện được. 

Rõ ràng, trong một tổ chức sẽ có nhiều bộ phận chuyên ngành khác nhau. Nhưng kế toán lại được xem là quan trọng nhất trong việc quản lý nguồn tài chính. Những năm trước đây, ngành kế toán thực sự bùng cháy tại các trường Đại học. Và lượng sinh viên ra trường có công việc ổn định, lương cao cũng rất lớn. 

Nay, xu thế hội nhập, xã hội ngày một thay đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Do đó bên cạnh kế toán còn có rất nhiều ngành nghề đối thủ cạnh tranh tiềm năng khác nữa. 

Kế toán được chia thành bao nhiêu loại?

Nhiều bạn nhầm lẫn rằng chỉ có một ngành kế toán chung duy nhất, nhưng sự thật không phải thế. Có hai loại kế toán chia thành như sau:

  • Kế toán cho doanh nghiệp: Cho những ai chưa biết thì đây là loại ngành nghề kế toán ở những doanh nghiệp, tổ chức. Hoạt động chính của họ nhằm mục đích là kinh doanh sinh lời.
  • Kế toán công: Khác xa so với kế toán doanh nghiệp, kế toán viên sẽ làm tại những tổ chức hoạt động mà không mang tính chất kinh doanh. Song, họ không hề lấy danh lợi, sinh lời để làm mục đích vận hành, hoạt động như những đoàn thể xã hội hay nhà nước.

Bạn cần xác định rõ mình đang đi trên con đường nào để thực hiện cho thật tốt và phù hợp nhé.

phan loai nganh ke toan
Kế toán bao gồm Kế toán cho doanh nghiệp và Kế toán công. Ảnh: Google tìm kiếm

Ngành kế toán sẽ học những gì ở trường Đại học?

Chắc chắn rồi. Đây là một câu hỏi được rất nhiều sinh viên quan tâm. Sinh viên học Kế toán tại mỗi trường Đại học khác nhau sẽ có những cách hiểu, tiếp cận và thực hành khác nhau. Tuy nhiên xét tổng quát nhất thì toàn bộ sinh viên ngành sẽ được cung cấp các kiến thức về khung pháp lý của một kế toán, kiểm toán. Ngoài ra còn có cả hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế. 

Những quy định về đạo đức nghề nghiệp, kiến thức hỗ trợ thu thập, xử lý và kiểm tra thông tin. Đặc biệt, tình hình tài chính, sự vận hành của tổ chức kinh doanh sẽ được thông qua nghiệp vụ ngành. Kế toán viên cũng chính là người sẽ chịu trách nhiệm tính phí, làm các bản dự toán, phân bố nguồn ngân sách và quản lí doanh thu.

Nhiều bạn thấy quá áp lực, căng thẳng với những nội dung chuyên ngành như trên. Nhưng khi lựa chọn, quyết định theo một ngành nghề, hãy xác định rõ nó là tương lai của mình. Nếu không học hành chăm chỉ, không thật sự nghiêm túc thì sẽ không thể nào thu hái được trái ngọt.

Bên cạnh những kiến thức đó, tổng quan đối tượng sinh viên học kế toán còn được nhà trường trang bị một số các kỹ năng quan trọng. Tiêu biểu như là kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp và cả kỹ năng giúp bạn quản lí nguồn thời gian chất lượng. Thầy cô, giảng viên sẽ cung cấp đến bạn một số môn học đắc lực. Từ đó giúp bạn tự tin hơn về ngành nghề trong thời buổi hiện tại, tương lai. Ví như là nguyên lý kế toán, phân tích báo cáo tài chính, nhập môn tài chính tiền tệ, ứng dụng tin học trong kinh doanh, thuế, kế toán của công ty chứng khoán.

Tôi muốn trở thành một kế toán viên? Tôi cần phải làm gì?

Chưa nói đến việc trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, ưu tú. Trước tiên, bạn cần xem xét và tham khảo mình có đáp ứng tốt những tiêu chí này hay không. Đầu tiên chắc chắn đó là trình độ học vấn. Thời đại, cuộc sống ngày một phát triển và học vấn càng đóng vai trò quan trọng hơn. Vì làm việc ở một vị trí được đánh giá cao, cho nên một kế toán viên thực thụ phải có đủ bằng cấp và giấy chứng nhận chuyên môn. 

Hãy ý thức được rằng bạn là người trực tiếp đứng ra để quản lý nguồn tài chính cho doanh nghiệp. Kế toán viên phải được đào tạo đúng, đủ kiến thức chuyên ngành. Những kỹ năng cơ bản như là lập bảng báo cáo, thống kê hay phân tích tài chính phải thành thạo. 

Ngoài ra, bạn cần có trang bị sẵn một số giấy chứng nhận chuyên ngành để cạnh tranh với các đối thủ xứng tầm khác. Như là CFA, CPA, ICAEW hay ACCA,…

cach tro thanh ke toan vien
Một kế toán viên thực thụ phải có đủ bằng cấp và giấy chứng nhận chuyên môn. Ảnh: Google tìm kiếm

Những kỹ năng nghề nghiệp mà một kế toán viên cần có?

Bạn đã sẵn sàng để trở thành một kế toán viên hay chưa? Nếu chưa, bạn có biết mình đang thiếu kỹ năng gì hay không? Chúng ta phải hiểu được rõ tính chất ngành kế toán cần những gì để đảm bảo đáp ứng cho thật phù hợp, lý tưởng. Có như vậy thì bạn mới thăng hạng trên đường đua, có được mức lương đáng mơ ước và không sợ bị thất nghiệp.

Kỹ năng tin học văn phòng

Đây là kỹ năng cơ bản mà một kế toán viên phải có. Công việc của ngành kế toán phải thường xuyên làm việc với các bảng thống kê trên Excel hay Word. Ngành kế toán không yêu cầu bạn những thứ cao sang như là hiểu rõ về ngôn ngữ lập trình, đồ họa mà đơn giản chỉ là các kiến thức cơ bản. Vậy nên bạn phải trang bị cho mình thất tốt nhé. Nhân viên kế toán bao giờ cũng sử dụng tốt máy tính, linh hoạt và chất lượng.

Kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu

Có một ý kiến tôi nhận thấy khá đúng đắn đấy là: Người học kế toán đa phần đều khô khan. Bởi đơn giản họ phải làm việc với những con số, những công thức logic chứ không phải là những dòng văn bay bỏng, mạch lạc. Đây vốn là tính chất đặc trưng của ngành. 

Vậy nên, bạn cần có kỹ năng phân tích và tổng hợp số liệu một cách khoa học và chính xác. Song, dựa trên những dữ liệu, số liệu có được mà tiến hành tạo nên báo cáo tổng quan hay chi tiết tùy thuộc vào yêu cầu của cấp trên.

yeu cau ky nang cua ke toan vien
Thành thạo kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu. Ảnh: Google tìm kiếm

Kỹ năng ngoại ngữ

Ở kỹ năng này, ngành chỉ yêu cầu bạn ở một mức vừa đủ. Tuy nhiên nếu bạn đáp ứng xuất sắc thì quả sẽ rất tuyệt vời đó. Một kế toán viên cần nắm rõ những điều khoản hay quy định về luật kinh tế bên trong và ngoài nhà nước. Vậy thì việc thành thạo ngoại ngữ sẽ là công cụ đắc lực giúp bạn hoàn thành công việc một cách hiệu quả tối ưu.

Với các tổ chức, doanh nghiệp nhỏ, kỹ năng ngoại ngữ của bạn đơn giản chỉ dừng lại ở mức giao tiếp được trong nội bộ và đối tác khi cần thiết. Vì thế, hãy xem xét môi trường làm việc, phát triển của bản thân mình để kịp thời cải thiện kỹ năng này một cách phù hợp nhé.

Kỹ năng quản lý thời gian

Nếu bạn biết cách quản lý và sắp xếp thời gian, tin chắc rằng bạn sẽ trở thành người thành công trong mọi lĩnh vực. Đối với ngành kế toán cũng như thế. Việc quản lý tốt thời gian sẽ giúp bạn làm việc một cách năng suất, chất lượng nhất. Trên vai trò, cương vị là một nhà giám sát thì kế toán viên phải thực sự bắt kịp tiến độ công việc. Đồng thời báo cáo một đúng, kịp thời với cấp trên.

Có thể chịu được áp lực

Có nhiều ngành nghề đa dạng để bạn lựa chọn gắn bó. Nhưng nếu đã quyết định đồng hành cùng với ngành kế toán thì nhất định bạn phải có khả năng chịu được áp lực tốt. Vì phải làm việc, đối mặt với những con số, giấy tờ sao kê, chứng tờ mỗi ngày nên việc áp lực, căng thẳng là không thể tránh khỏi. Tình trạng bị quá tải công việc sẽ diễn ra một cách thường xuyên. Nếu bạn không có khả năng này, bạn sẽ bị đẩy lại phía sau đường đua, trở thành người thất bại. 

Vậy thì bài học, bí quyết của chúng tôi dành cho bạn là gì? Đơn giản thôi, hãy yêu nghề hiện tại mình đang có. Hãy ràn luyện cho mình sự tập trung trong quá trình làm việc, sự dễ dàng thích nghi để làm việc một cách tốt nhất.

Tương lai và cơ hội của ngành kế toán trong tương lai

Thực tế có nhiều nguồn thông tin tiêu cực, tích cực về cơ hội của ngành kế toán trong tương lai. Nhưng bạn hãy vững tin và đừng lo ngại. Bởi chỉ cần có năng lực, nhất định cơ hội sẽ tự tìm đến! Hoặc không, hãy chủ động học tập, cải thiện, phát triển từng ngày và đi tìm cơ hội cho chính bản thân mình. Xã hội phát triển mạnh mẽ và việc làm sẽ luôn chào đón bạn.

Bất kỳ một doanh nghiệp hay tổ chức nào ra đời, lớn hay bé cũng đều cần một vị trí kế toán. Như đã nói, đây là bộ phận quan trọng, mang đến nhiều giá trị cũng như lợi ích cho công ty. Không chỉ đảm đương công tác phân tích tài chính, chi tiêu mà còn giúp cho tổ chức có thể hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả thật sự. Bạn có thể tham khảo qua một số vị trí mà sinh viên kế toán ra trường có thể làm:

  • Kế toán viên
  • Người giữ sổ sách
  • Kế toán trưởng
  • Giám sát kế toán
  • Quản lý kế toán
  • Giám đốc tài chính
  • Người thủ quỹ – quản lý kho bạc
  • Kiểm soát viên bộ phận tài chính
co hoi cua nganh ke toan
Tương lai và cơ hội của ngành kế toán trong tương lai. Ảnh: Google tìm kiếm

Về cơ bản, những vị trí này sẽ phù hợp với từng trình độ kỹ năng, chuyên môn khác nhau. Tùy vào khả năng của  mỗi người để ứng tuyển cho phù hợp với tiêu chí của doanh nghiệp nhất. Luôn luôn học hỏi, phát huy những kỹ năng quan trọng và có tính cầu tiến sẽ giúp bạn thành công trong lĩnh vực này.

Hiểu rõ về những khó khăn và thuận lợi của ngành kế toán

Tôi tin chắc rằng đây sẽ là một nội dung có ý nghĩa đối với bạn, đặc biệt là những học sinh, sinh viên đang có ý định muốn học ngành này. Bất kỳ một lĩnh vực công việc nào cũng sẽ có những đặc tính khó khăn, thuận lợi riêng. Với kế toán cũng tương tự như thế.

Thuận lợi của ngành kế toán

Chúng ta đều hiểu rõ về tầm ảnh hưởng của ngành kế toán trong xã hội hiện đại ngày nay. Một doanh nghiệp muốn hoạt động cần phải có kế toán. Do vậy mà cơ hội việc làm cho dân ngành kế toán quả thực là rất lớn và bạn không nên quá lo lắng về điều đó. Việc của bạn đấy là tập trung phát triển chuyên ngành của mình. Hơn nữa, để thăng tiến và phát triển trong lĩnh vực này thực không quá khó khăn như bạn nghĩ. 

Có thể khởi điểm mỗi người sẽ như nhau. Nhưng ai rồi cũng sẽ đối mặt với nhiều vấn đề, những sai lầm và thất bại. Thời gian ấy có lẽ sẽ nhiều áp lực và căng thẳng nhưng khi có kinh nghiệm dày dặn rồi bạn sẽ thay đổi một cách tích cực hơn. Hãy làm việc chăm chỉ, nổ lực, công sức của bạn sẽ được đền đáp. Bạn sẽ được đến với một vị trí cao hơn trong công ty, đó có thể là kế toán trưởng, kế toán tổng hợp hay thậm chí là giám đốc tài chính.

Tuy nói rằng, một kế toán viên phải có khả năng chịu được áp lực nhưng hãy dừng lại và xét theo nhiều khía cạnh khác nhau. Khác với những ngành dịch vụ, marketing, kế toán chỉ làm việc 8 tiếng mỗi ngày. Và sau đó thì mọi công việc sẽ được dẹp lại ở văn phòng, trở về nhà và tận hưởng không gian thoải mái của riêng mình. Bạn chỉ cần tập trung, làm việc với hiệu suất cao nhất ở công ty là được.

Khó khăn của ngành kế toán

Bên cạnh thuận lợi thì tất nhiên không thể tránh được những khó khăn mà bạn sẽ phải đối mặt. Chính vì quá phổ biến và thông dụng mà tỷ lệ cạnh tranh của ngành này là rất cao. Mọi người đều nhận thức được tương lai của ngành, do vậy mà đổ xô nạp đơn vào các trường đại học. 

Đầu vào của các trường đại học chính quy rất lớn và đầu ra cũng như vậy. Dĩ nhiên, những ai yếu kém, không đủ khả năng, kiến thức chuyên ngành sẽ tự loại chính mình ra khỏi đường đua ấy. Chỉ có cách hãy tích lũy cho mình thật nhiều kinh nghiệm trong quá trình thực tập, tận dụng cơ hội để phát triển. 

Khi làm việc với những con số, kế toán viên đòi hỏi phải có sự chính xác đạt mức tuyệt đối. Do đó mà chúng ta cần phải tư duy, suy nghĩ rất nhiều. Những công thức, bảng thống kê hay thu chi thì lại phức tạp và khó khăn vô cùng. Song, mức lương ban đầu khi mới vào nghề cũng sẽ không được lý tưởng như các ngành khác. Nhiều bạn sinh viên bắt đầu cảm thấy chán nản và thất vọng vì điều đó. Nhưng thực sự điều này là không nên. 

Những kiến thức bạn học ở trường đơn giản chỉ là lý thuyết. Và việc áp dụng chúng vào thực tiễn lại là một việc hoàn toàn khác. Có thể khoản thu nhập ấy chưa đủ để thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của bạn và đừng lo, hãy cố gắng kiên trì thêm thành công sẽ đến với bạn nhanh chóng.

thuan loi va kho khan cua nganh ke toan
Khó khăn và thuận lợi của ngành kế toán. Ảnh: Google tìm kiếm

Một số trường top đào tạo ngành kế toán hiện nay

  • Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân – NEU
  • Trường Đại học Thăng Long – TLU
  • Trường Đại học Mở Hà Nội – HOU
  • Trường Đại học TôN Đức Thắng – TDTU
  • Trường Đại học Mở TP.HCM – OU
  • Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM – HUFLIT
  • Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng – DDQ

Các bạn sinh viên quan tâm có thể tham khảo lựa chọn trường phù hợp với sở thích và điều kiện của mình nhé.

Phần kết

Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về ngành kế toán. Đây có thể sẽ là một sự lựa chọn lý tưởng, tuyệt vời cho những học sinh, sinh viên yêu mê các con số và sự logic toán học. Trong tương lai, ngành vẫn sẽ phát triển một cách mạnh mẽ và vượt bậc hơn nữa. Bởi hàng loạt các tổ chức, doanh nghiệp ra đời hằng năm đều cần một vị trí kế toán viên ưu tú. Nếu bạn thật sự đam mê, hãy trau dồi các kỹ năng, kiến thức chuyên môn để không ngừng phát huy, tiến bộ. Mong rằng những thông tin, chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về ngành. Xin cám ơn!

Xem thêm: Thực tập sinh là gì? Tất tần tật từ A-Z cho sinh viên

Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài Kế toán là gì? Kỹ năng nghề nghiệp mà kế toán viên cần có nhé!
5/5 - (2 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Liên hệ TOP 1 đề xuất!