#1 Huyết khối tĩnh mạch sâu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Huyết khối tĩnh mạch sâu là một văn bệnh phổ biến thường gặp hiện nay, tập trung nhiều nhất ở những tĩnh mạch sâu vùng chân. Theo thống kê, bệnh có nguy cơ tử vong rất lớn. Do đó, mọi người cần trang bị cho mình những kiến thức và hiểu biết chính xác để phòng tránh, điều trị một cách hiệu quả.

Vậy thì huyết khối tĩnh mạch sâu là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Tất cả sẽ được Top1dexuat.com chia sẻ trong bài viết này!

Huyết khối tĩnh mạch sâu là bệnh gì?

uyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) là tình trạng hình thành cục máu đông bên trong lòng tĩnh mạch sâu, thường là ở bắp chân hoặc đùi. Cục máu đông này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như thuyên tắc phổi, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

huyet khoi tinh mach sau la gi
Huyết khối tĩnh mạch sâu. Ảnh: Google tìm kiếm

Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu có những triệu chứng gì?

Để phát hiện bệnh kịp thời, mọi người cần biết rõ những triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu như thế nào. Thông thường đa số những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu thường có biểu hiện rất rõ ràng.Thế nhưng, cũng có một vài trường hợp triệu chứng cơ năng chính là dấu hiệu để người bận nhận biết. Triệu chứng phổ biến nhất của DVT bao gồm:

  • Đau nhức: Cơn đau thường xuất hiện đột ngột và có thể tồi tệ hơn khi đứng hoặc đi lại. Cơn đau thường xảy ra ở bắp chân hoặc đùi, nhưng cũng có thể lan đến háng hoặc mông.
  • Sưng tấy: Chân hoặc đùi bị ảnh hưởng có thể sưng tấy, căng bóng và nóng hơn so với bên kia.
  • Đỏ da: Da ở khu vực sưng tấy có thể đỏ hoặc tím.
  • Mệt mỏi, khó thở: Nếu cục máu đông di chuyển đến phổi, có thể gây ra các triệu chứng như khó thở, tức ngực, ho ra máu.

Ngoài ra, một số người có thể gặp các triệu chứng khác như:

  • Sốt: Sốt nhẹ có thể xảy ra.
  • Da căng bóng, bóng rộp: Da ở khu vực sưng tấy có thể căng bóng và bóng rộp.
  • Cảm giác nóng rát hoặc châm chích: Cảm giác này có thể xảy ra ở khu vực sưng tấy.

Lưu ý:

  • Không phải tất cả mọi người mắc DVT đều có tất cả các triệu chứng này.
  • Một số người có thể không có bất kỳ triệu chứng nào.
  • Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo cần đi khám bác sĩ ngay lập tức:

  • Đau nhức dữ dội ở chân hoặc đùi
  • Sưng tấy nghiêm trọng ở chân hoặc đùi
  • Đỏ da lan rộng
  • Sốt cao
  • Khó thở
  • Ho ra máu
trieu chung huyet khoi tinh mach sau
Triệu chứng bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu. Ảnh: Google tìm kiếm

6 nguyên nhân gây ra bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu

Việc nắm rõ nguồn gốc bệnh tình xuất phát từ đâu là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Nếu như chủ quan và lơ là thì sẽ gặp phải những biến chứng hết sức nghiêm trọng. 

Theo chuyên gia, có ba yếu tố chính có khả năng gây ra bệnh huyết khối tĩnh mạch. Bao gồm sự tắc nghẽn, ứ trệ hệ tuần hoàn máu, tình trạng gia tăng đông máu và lớp nội mạc tổn thương của các tĩnh mạch. Tất cả nguyên nhân dẫn đến 3 yếu tố này đều sẽ gây ra huyết khối trong lòng tĩnh mạch mà mọi người lưu ý, cẩn trọng.

Huyết khối tĩnh mạch sâu do phẫu thuật

Bệnh nhân sau quá trình phẫu thuật sẽ gặp phải tương đối nhiều biến chứng. Ví dụ như là chỉnh xương, phẫu thuật bụng hay ngực,.. 

Những bộ phận liên quan khác đều có thể làm hại, gây tổn thương đến hệ thống tĩnh mạch. Hay làm tắc nghẽn và rối loạn sự lưu thông máu, dẫn đến tình trạng máu bị đông lại.

Huyết khối tĩnh mạch sâu do chấn thương

Hãy thật sự cẩn thận với những chấn thương của chính mình. Bởi nó có tỷ lệ cao gây ra bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu nguy hiểm. Tình trạng gãy đốt sống hay gãy xương đùi đều là những tổn thương có nguy cơ gây ra các cục máu đông ở phần tĩnh mạch trong cơ thể.

Huyết khối tĩnh mạch sâu do bệnh lý ác tính

Bệnh lý ác tính thường chủ yếu là các loại bệnh ung thư tại tụy, buồng trứng, phổi, tiết niệu, tinh hoàn hay dạ dày,.. Khi khối u trở nên nghiêm trọng, ác tính tỷ lệ rất cao sẽ làm gia tăng đông máu. Từ đó gây ra các huyết khối tĩnh mạch sâu thường gặp.

nguyen nhan huyet khoi tinh mach sau
Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Ảnh: Google tìm kiếm

Huyết khối tĩnh mạch sâu do rối loạn đông máu

Rối loạn đông máu thường là một căn bệnh bẩm sinh hoặc đã được hình thành do tình trạng rối loạn hệ thống mạch máu. Và theo chuyên gia, đây là một nguyên nhân hình thành nên bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu.

Huyết khối tĩnh mạch sâu do bất động kéo dài

Bệnh nhân nằm lâu do mắc phải những căn bệnh mãn tính hay chấn thương có khả năng gây ứ trệ tuần hoàn. Đây là điều kiện thuận lợi để các huyết khối hình thành.

Huyết khối tĩnh mạch sâu do suy tĩnh mạch

Như thế nào là suy tĩnh mạch? Suy tĩnh mạch là các van tĩnh mạch vận hành một cách bất thường. Điều này sẽ khiến cho lưu lượng máu không chảy được về đến tim, làm ứ đọng ngay tại chân và hình thành nên những cục máu đông.

7 yếu tố nguy cơ của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu

Sử dụng thuốc

Đối với bệnh nhân đang điều trị bằng hormon estrogen hoặc là dùng thuốc ngừa thai thì hãy thật cẩn trọng. Bởi được biết đây là yếu tố nguy cơ của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu thường gặp ở phụ nữ và trẻ nhỏ.

Béo phì

Bệnh béo phì có liên quan đến xơ vữa động mạch. Chính vì thế cũng góp phần tác động và gia tăng nguy cơ hình thành các huyết khối trong cơ thể.

Mang thai

Các mẹ chú ý! Trong quá trình thai kỳ nặng nề có khả năng sẽ cản trở lưu lượng máu vận hành về tim. Điều này gây ra hiện tượng ứ trệ tuần hoàn và làm gia tăng trình trạng đông máu rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì thế hãy đến bệnh viện khám thai sản thường xuyên, đều đặn để nắm rõ tình trạng sức khỏe của hai mẹ con.

nguy co cua benh khoi tinh mach sau
Yếu tố nguy cơ của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu. Ảnh: Google tìm kiếm

Ít vận động

Một cơ thể ít vận động sẽ không có được sức khỏe tốt như ý. Và đây cũng là một trong bảy yếu tố nguy cơ gây ra ứ trệ tuần hoàn hay là tích tụ các cholesterol gây xơ vữa, huyết khối.

Tiền sử bệnh

Đối với những bệnh nhân hay những người đã có tiền sử bị nhồi máu cơ tim, huyết khối tĩnh mạch, đột quỵ hay là suy tim ứ huyết thì hãy thật cẩn trọng với căn bệnh này. Theo thống kê thì đây  là những đối tượng có nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch rất cao.

Tuổi tác

Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu có xu hướng gia tăng theo tuổi và nó tập trung nhiều nhất ở vị trí trung niên, người già. Những người càng lớn tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh càng lớn.

Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu có nguy hiểm không? Nguy hiểm như thế nào?

Một câu hỏi rất nhiều người đặt ra đấy là bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu có nguy hiểm hay không? Và câu trả lời chắc chắn là có. Biến chứng nghiêm trọng nhất đó chính là tình trạng thuyên tắc phổi. 

Phổi là một bộ phận đảm nhận nhiều chức năng quan trọng, bao gồm hô hấp trong cơ thể mỗi người. Các huyết khối này có thể đi theo dòng máu của hệ tĩnh mạch đổ về phía tâm nhĩ phải sau đó tiếp tục vận hành về tâm thất phải. 

Ngay khi tâm thất phải thực hiện bóp lưu lượng máu đưa lên phổi nhằm mục đích trao đổi khí oxy cũng có thể tống luôn cả cục máu đông vào đó. Và nếu như các cục máu đông này bị tắc lại ngay tại đây, không duy trì vận hành được nữa thì sẽ gây ra hiện tượng tắc mạch phổi.

muc do nguy hiem cua benh huyet khoi tinh mach cau
Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu có nguy hiểm không. Ảnh: Google tìm kiếm

Hậu quả rõ rệt nhất đấy là tình trạng sức khỏe của người bệnh bị giảm sút. Một số dấu hiệu có thể thấy rõ đấy là loét da, đau chân, chân bị phù nề kéo dài tại vị trí tĩnh mạch đang bị huyết khối. 

Thực tế như đã nói, bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu là căn bệnh có thể mắc ở rất nhiều đối tượng khác nhau song cũng gia tăng lên theo số tuổi. Những tổn thương và biến chứng do căn bệnh này để lại là quá lớn, có khả năng cao gây ra nguy hiểm cho tính mạng của mỗi người.

Vậy nên, chúng tôi luôn khuyến khích tất cả mọi người phải nắm và cập nhật đầy đủ thông tin về bệnh. Ngay khi nghi ngờ về bất kỳ một triệu chứng cảnh báo nào hãy đến bệnh viện khám để được bác sĩ hỗ trợ điều trị một cách kịp thời, khoa học và đạt hiệu quả tối ưu. Đồng thời, những ai nằm trong đối tượng tuổi cao, nguy cơ lớn cũng phải thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện nhé.

Các cách điều trị bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu hiệu quả

Ngày nay, công nghệ và Y học đã có những bước phát triển vượt bậc. Nhiều mô hình nghiên cứu và phương pháp điều trị bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu hiệu quả ra đời. Vì thế, bệnh nhân không cần quá lo lắng và hoang mang. Hãy luôn giữ một thái độ tích cực và sẽ nhanh chóng khỏe mạnh trở lại.

Dưới đây là một vài cách điều trị bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu mọi người có thể xem qua!

Phá vỡ những khối máu tụ

Đối với bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu thì những cục máu đông luôn là thứ đáng sợ và đáng lo ngại nhất. Tuy nhiên, các loại thuốc có chức năng phá vỡ khối máu tụ có nguy cơ gây ra hiện tượng chảy máu dữ dội. Vì thế thuốc chỉ được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp hoặc khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

Trường hợp khẩn cấp nhất đó là để làm tan đi khối máu đi vào phổi và gây ra hiện tượng nghẽn mạch phổi.

cach chua benh huyet khoi tinh mach sau
Phá vỡ những khối máu tụ. ảnh: Google tìm kiếm

Dùng tất bó ép chân

Như mọi người cũng biết, tất bó ép chân chính là loại tất trong y tế được sử dụng nhằm mục đích chống lại quá trình liên kết và tạo khối máu ở vùng chân. Nó sẽ có công dụng giúp giảm sưng, làm dịu bớt đi sự khó chịu do khối máu đang hình thành ở trong tĩnh mạch máu của chân.

Bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch có thể tìm mua các loại tất bó ép chân này tại quầy thuốc Đông Y uy tín, chất lượng. Và chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi vì những tất mà bác sĩ khuyên dùng luôn an toàn và tạo được áp lực lớn hơn cho chân của bạn.

Dùng thuốc chống đông máu

Rõ ràng thuốc chống đông máu sẽ giúp cho lưu lượng máu được dễ dàng lưu thông hơn. Đây được đánh giá là phương thuốc giúp điều trị và chống huyết khối tĩnh mạch sâu hiệu quả nhất. Mọi người có thể chọn lựa thuốc ở dạng tiêm hay là dạng viên phù hợp với khả năng thẩm thấu, hấp thụ của cơ địa.

Tuy tác dụng chính của thuốc không phải là phá vỡ đi những cục máu đông, nhưng lại góp phần ngăn ngừa các cục máu đông mới hình thành. Từ đó, cơ thể của chúng ta có đủ thời gian để tự phân rã những điểm bị tụ máu nguy hiểm trước đó.

Ngoài ra, do thuốc chống đông còn có thể làm loãng máu hơn so với bình thường. Vì vậy mà người sử dụng thường gặp phải hiện trạng bị thâm tím hay là chảy máu nhiều. Việc chảy máu nhiều rất nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, nếu như muốn sử dụng thuốc chống đông máu để điều trị bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu thì phải đến bệnh viện để tiến hành kiểm soát độ loãng của máu trước. Bên cạnh đó cũng có một số loại thuốc chống đông không yêu cầu ta phải kiểm tra nồng độ máu theo định kỳ.

cach dieu tri huyet khoi tinh mach sau
Dùng thuốc chống đông máu. Ảnh: Google tìm kiếm

Bộ lọc tĩnh của mạch chủ

Trong trường hợp bệnh nhân là đối tượng không thể sử dụng thuốc chống đông hay là chúng không có quá nhiều tác dụng, thậm chí không thì bác sĩ hay đưa ra lời khuyên cấy một bộ lọc vào tĩnh mạch lớn khoa học gọi điều này là Vena Cava. Công dụng của bộ lọc Vena Cava này đấy chính là lưu giữ lại những cục máu đông vỡ và ngăn không cho chúng vận hành về đến phổi.

Song, bộ lọc Vena Cava này có một hạn chế đấy là không ngăn ngừa những khối tụ máu mới hình thành nên. Hoặc có thể làm tan đi khối máu cũ nhưng lại có thể vô tình chống lại việc nghẽn mạch phổi. Và như thế là điều vô cùng nguy hiểm đến tính mạng con người.

Chăm sóc ngay tại nhà

Một chế độ chăm sóc bệnh nhân tốt, nhiều điều tích cực và lạc quan luôn là liều thuốc chữa trị tốt nhất. Để giảm bớt sưng cũng như giảm khó chịu thì bệnh nhân cần phải luôn giữ cho chân ở một tư thế cao nhất. Và nhiều bác sĩ khuyên bằng hãy sử dụng tất bó ép chân, dùng nó ngay cả khi bạn đang ở nhà nghỉ ngơi, dưỡng sức đó nhé. Điều này thực tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng!

Phần kết

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu không còn quá xa lạ với mọi người nữa. Với những ai đang làm công việc dân phòng, luôn ở trong trạng thái phải ngồi quá nhiều thì bệnh còn nghiêm trọng hơn. Vậy nên, đừng bao giờ xem thường các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu nhé. Dù bạn có một sức khỏe tốt như thế nào thì việc phòng ngừa bệnh luôn là điều quan trọng, cần thiết và phải được ưu tiên.

Xem thêm: Bệnh giảm bạch cầu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài Huyết khối tĩnh mạch sâu là bệnh gì? Có nguy hiểm không nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Liên hệ TOP 1 đề xuất!