#1 Bệnh giảm bạch cầu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh giảm bạch cầu là một căn bệnh khá phổ biến mà rất nhiều người đang gặp phải. Trong thời đại mới, nếu chúng ta không tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, thiết yếu về căn bệnh này thì sẽ phải đối diện với nhiều nguy hiểm.

Vậy, bệnh giảm bạch cầu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết này của Top1dexuat.com.

Bệnh giảm bạch cầu là bệnh gì?

Bệnh giảm bạch cầu là hiện tượng số lượng bạch cầu trung tính thấp hơn một cách bất thường. Nó là dạng quen thuộc của tế bào máu trắng, tạo ra từ tủy xương rồi di chuyển đến màu và những khu vực đang bị nhiễm trùng khác. Lúc này, chúng sẽ dần dần tiết ra các chất tiêu diệt vi sinh vật làm ngăn ngừa và chống lại tình trạng bị nhiễm trùng. Đặc biệt phải tập trung đến những bệnh do vi khuẩn gây ra.

Thông thường ở người lớn, số lượng bạch cầu trên mỗi microlit máu là nhỏ hơn 1500. Khi đạt mức như trên là có thể kết luận ngay bị bệnh giảm bạch cầu. Còn đối với trẻ em thì khác, số lượng tế bào bạch cầu cũng chính là dấu hiệu làm giảm lượng bạch cầu khác nhau theo từng độ tuổi nhất định.

benh giam bach cau la gi
Bệnh giảm bạch cầu là bệnh gì. Ảnh: Google tìm kiếm

Có những trường hợp số lượng bạch cầu trung tính ở vài người là thấp hơn so với mức trung bình. Tuy nhiên lại không xảy ra hiện tượng làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Vậy nên, những đối tượng ấy sẽ không sao và không có vấn đề gì đáng lo ngại. 

Lượng bạch cầu trung tính dưới 1000 trên mỗi microlit và dưới 500 microlit luôn được xem là bệnh giảm bạch cầu. Thậm chí là những con vi khuẩn từ đường tiêu hóa và miệng cũng có khả năng gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng đó nhé.

Bệnh giảm bạch cầu có bao nhiêu loại?

Mọi người, đặc biệt là những ai bị bệnh cần nhận thức rõ bệnh giảm bạch cầu được chia làm 4 loại cơ bản: Bẩm sinh, cyclic, tự phát và tự miễn dịch.

Bệnh giảm bạch cầu bẩm sinh

Giảm bạch cầu bẩm sinh hay còn được nhà khoa học gọi với tên khác đó là Kostmann. Tình trạng bệnh sẽ khiến cho lượng bạch cầu trung tính đi về mức thấp nhất. Và một số trường hợp còn không xuất hiện bạch cầu.

Hậu quả của Kostmann đó là khiến cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị nhiễm trùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe trong một thời gian dài.

Bệnh giảm bạch cầu Cyclic

Cyclic là một dạng bệnh giảm bạch cầu bẩm sinh. Bệnh sẽ gây ra một sự thay đổi lượng bạch cầu trung tính trong chu kỳ 3 tuần, có nghĩa là 21 ngày. Lượng bạch cầu này sẽ suy giảm từ mức thông thường về đến mức thấp nhất. Và mỗi một giai đoạn giảm bạch cầu như vậy có thể kéo dài trong vòng một vài ngày là bình thường.

Mức thông thường sẽ xuất hiện trong suốt khoảng thời gian còn lại của chu kỳ và sau đó một chu ký mới sẽ lại được bắt đầu.

phan loai benh giam bach cau
Bệnh giảm bạch cầu có bao nhiêu loại. Ảnh: Google tìm kiếm

Bệnh giảm bạch cầu tự miễn dịch

Sự khác biệt lớn nhất so với bẩm sinh và Cyclic đấy là bệnh giảm bạch cầu tự miễn dịch sẽ làm cho các kháng thể chống lại những tế bào bạch cầu trung tính. Và những kháng thể ấy có khả năng tiêu diệt các bạch cầu trung tính, gây ra hiện tượng số lượng bạch cầu giảm. Bệnh này sẽ phát triển về lâu dài trong cuộc sống của bệnh nhân.

Bệnh giảm bạch cầu tự phát

Rõ ràng, bệnh giảm bạch cầu tự phát là bệnh có thể hình thành bất cứ khi nào trong cuộc sống của mọi người và nó có thể làm ảnh hưởng đến bất kỳ ai xung quanh bạn. Cực kỳ nguy hiểm và để lại những hậu quả khôn lường. Tuy nhiên, về phía nguyên nhân gây ra bệnh thì các nhà khoa học vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu.

Dấu hiệu nhận biết bệnh giảm bạch cầu

Việc phát hiện bệnh và điều trị từ sớm luôn là giải pháp an toàn và mang đến tỉ lệ thắng bệnh cao nhất. Tuy nhiên, thường thì bệnh giảm bạch cầu lại không có triệu chứng hoặc rất ít. Trong một vài trường hợp, mọi người chỉ có thể nhận ra mình bị giảm bạch cầu khi tiến hành xét nghiệm máu và mục đích là để chẩn đoán những bệnh không liên quan.

Một số khác sẽ có những dấu hiệu bệnh như là nhiễm trùng hay các nguy cơ tiềm ẩn gây ra bệnh. Mức độ chính xác thường không quá lớn bởi bạn có thể bị nhầm lẫn với những văn bệnh có cùng triệu chứng, dấu hiệu khác.

Và thực chất, tình trạng nhiễm trùng có thể là một biến chứng của bệnh giảm bạch cầu trung tính. Chúng xảy ra rất nhiều và rất thường xuyên ở khu vực màng nhầy, ví dụ tiêu biểu như là bên trong miệng và ở vùng da.

dau hieu nhan biet benh giam bach cau
Dấu hiệu nhận biết bệnh giảm bạch cầu. Ảnh: Google tìm kiếm

Các bệnh về nhiễm trùng có triệu chứng sau đây:

  • Áp xe
  • Lở loét
  • Sốt
  • Phát ban
  • Vết thương mất nhiều thời gian để chữa lành

Và dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đang bị nhiễm trùng nặng là khi:

  • Số lượng bạch cầu trung tính trong cơ thể giảm xuống.
  • Thời gian mà lượng bạch cầu trung tính giảm đã kéo dài hơn.

Tìm hiểu 9 nguyên nhân gây ra bệnh giảm bạch cầu phổ biến

Bệnh giảm bạch cầu hiện nay đang rất nhiều người gặp phải. Thế nhưng không phải ai cũng biết được nguyên nhân gây bệnh do đâu, xuất phát như thế nào. Đây là một điều vô cùng tai hại vì người bệnh chủ quan và không có ý thức điều trị, chữa bệnh của mình một cách tốt nhất, khoa học nhất. 

Chúng tôi luôn mong muốn con người của thế kỷ 21, kỷ nguyên mới cần tự trang bị cho mình những hành trang vững chắc để phòng bệnh giảm bạch cầu hiệu quả. Vì an toàn và vì sức khỏe toàn dân. Vậy nên, hãy nắm chắc 9 nguyên nhân gây ra bệnh giảm bạch cầu phổ biến ngay sau đây!

Do rối loạn miễn dịch

Rối loạn miễn dịch là tình trạng mà hệ thống miễn dịch hoạt động một cách quá mức hay là những hoạt động đang bị suy giảm rõ rệt. Một khi hệ miễn dịch trong cơ thể mỗi người hoạt động quá công suất thì nó sẽ có khả năng tấn công lên các mô khỏe mạnh hơn. Và ngược lại, nếu hệ miễn dịch quá yếu sẽ khiến cho cơ thể của bạn gặp phải hiện tượng nhiễm trùng.

Theo thống kê, những bệnh gây ra tình trạng rối loạn miễn dịch như là Lupus, Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, Crohn,… Và nguy cơ rất cao chúng sẽ gây nên bệnh giảm bạch cầu nguy hiểm.

benh giam bach cau o nguoi
Nguyên nhân gây ra bệnh giảm bạch cầu. Ảnh: Google tìm kiếm

Do nhiễm virus

Virus là một tác nhân gây bệnh thường gặp. Những hiện tượng sức khỏe bị suy yếu do cảm cúm, cảm lạnh vì virus cấp tính gây nên có thể khiến lượng bạch cầu giảm tạm thời. Một khi cơ thể của chúng ta bị nhiễm virus, tỷ lệ rất cao quá trình sản xuất những tế bào bạch cầu ở tủy xương sẽ bị gián đoạn.

Do suy dinh dưỡng

Các ông bố, bà mẹ cần tập trung và lưu ý nguyên nhân gây bệnh giảm bạch cầu do suy dinh dưỡng này ở con mình. Khi dinh dưỡng bị suy yếu, thiếu hụt những chất quan trọng, thiết yếu như là muối khoáng, vitamin sẽ làm cho lượng bạch cầu bị giảm sút. Ví dụ: Vitamin B12, kẽm, đồng, folate,… Vậy nên ở cương vị là phụ huynh, hãy đảm bảo cung cấp cho những đứa trẻ của mình đầy đủ chất và đầy đủ dinh dưỡng nhé.

tac nhan gay giam bach cau
Nguyên nhân gây ra bệnh giảm bạch cầu. Ảnh: Google tìm kiếm

Do các bệnh truyền nhiễm

Khoa học đã chứng minh ho lao và chứng HIV/AIDS cũng là nguyên nhân gây bệnh giảm bạch cầu trên cơ thể con người.

Do rối loạn bạch cầu bẩm sinh

Và như chúng tôi đã nói ở trên, bệnh giảm bạch cầu trung tính chính là nói đến những ai đang mắc phải hội chứng có tên gọi Kostmann hay hội chứng Myelokathexis. 

Do các yếu tố liên quan đến xương, tế bào máu

Những trường hợp như lá lách hoạt động quá mức, thiếu máu bất sản,… cũng có khả năng cao là nguyên nhân gây ra bệnh giảm bạch cầu mà mọi người cần phải cẩn trọng, chú ý đó nhé. 

Do mắc ung thư, các bệnh liên quan đến bạch cầu

Cho những ai chưa biết thì bệnh ung thư và bệnh bạch cầu có tỷ lệ gây bệnh giảm bạch cầu rất cao. Nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống tủy xương bên trong. Điều đó khiến cho quá trình cơ thể sản xuất tế bào bạch cầu bị giảm sút một cách trầm trọng.

Do điều trị ung thư

Không chỉ xuất phát từ nền ung thư, bệnh giảm bạch cầu còn có thể xảy ra trong suốt quá trình điều trị. Lượng bạch cầu trong cơ thể của bạn sẽ bị giảm hụt một cách đáng kể. Là bởi vì khi tiến hành điều trị bằng xạ trị, hóa trị hoặc cấy ghép tủy xương sẽ khiến cho quá trình sản xuất bạch cầu bị thiếu hụt nghiêm trọng.

Theo số liệu thì hiện nay có lên đến khoảng 98% bệnh nhân là người đang điều trị ung thư gặp phải bệnh giảm bạch cầu này. Và nếu như chuyên gia không đưa ra những cách giải quyết, biện pháp để can thiệp thì sẽ gây ảnh hưởng đến tổng thể quá trình chữa và điều trị bệnh.

nguyen nhan giam bach cau
Nguyên nhân gây ra bệnh giảm bạch cầu. Ảnh: Google tìm kiếm

Do sử dụng sai thuốc gây suy giảm bạch cầu

Đây là minh chứng cho việc người bệnh thiếu hiểu biết chuyên môn và tự làm hại chính sức khỏe của mình. Vì thế chúng tôi luôn nói: Hãy tự trang bị cho mình các kiến thức cơ bản và cần thiết về loại bệnh này.

Việc sử dụng những loại thuốc như là kháng sinh, động kinh, ức chế miễn dịch, điều trị bệnh đa xơ cứng, chống loạn thần, chống trầm cảm đều có nguy cơ khiến cho bạn mắc phải bệnh giảm bạch cầu. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ y khoa và hết sức cẩn trọng trong quá trình sử dụng thuốc.

Phương pháp điều trị bệnh giảm bạch cầu hiệu quả

Vậy bệnh nhân đang mắc phải bệnh giảm bạch cầu cần tiến hành điều trị bệnh như thế nào? Chúng tôi khuyên bạn không được quá lo lắng và hãy giữ cho mình một tâm thái thư giãn, thoải mái, đối diện với mọi thứ một cách tích cực nhất. Vì dù gì đi nữa trên thế gian này, liều thuốc tốt nhất cho con người chiến thắng, vượt qua tất cả nỗi sợ hãi đó chính là niềm tin, là khát vọng và là niềm hạnh phúc.

Đối diện với bệnh giảm bạch cầu sẽ có hai đối tượng bệnh nhân chính. Đó là trường hợp bị nhiễm giảm bạch cầu nhẹ và nhiễm giảm bạch cầu nặng. Bạn cần đến bệnh viện để xét nghiệm máu và xem chỉ số bệnh của mình đang ở mức thế nào. Lắng nghe ý kiến của chuyên gia và làm theo một cách tốt nhất. 

Nhưng để đạt được độ chính xác cao, hãy khai báo cho bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Bởi một vài loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Vui lòng không sử dụng chất kích thích, rượu bia trước khi xét nghiệm.

Điều trị bệnh giảm bạch cầu nhẹ

Đối với những trường hợp chỉ bị giảm bạch cầu nhẹ thì lời khuyên tốt nhất là không cần phải điều trị. Bệnh nhân hãy duy trì chế độ ăn uống và nghỉ ngơi một cách hợp lý. Đồng thời cần bổ sung thêm nguồn dưỡng chất dồi dào, đầy đủ vào cơ thể. Vì một trong các nguyên nhân gây bệnh bắt đầu từ việc suy dinh dưỡng.

cach dieu tri benh giam bach cau
Phương pháp điều trị bệnh giảm bạch cầu hiệu quả. Ảnh: Google tìm kiếm

Điều trị bệnh giảm bạch cầu nặng

Vậy với những người mắc bệnh giảm bạch cầu nghiêm trọng thì cần điều trị như thế nào? Bác sĩ chuyên môn sẽ dựa trên những nguyên nhân gây bệnh để có thể kết luận, đưa ra phương án điều trị tốt và đảm bảo tính khoa học. Và những phương án ấy có thể là một trong số các phương án sau đây, mời bạn tham khảo:

  • Trước tiên, điều trị bằng liều thuốc kháng sinh nếu như nguyên nhân gây bệnh giảm bạch cầu là do nhiễm khuẩn.
  • Sử dụng thuốc có khả năng ức chế hệ miễn dịch để điều trị giảm bạch cầu.
  • Điều trị những tình trạng nhiễm khuẩn đang có nguy cơ tiềm ẩn.
  • Áp dụng những phương pháp có khả năng kích thích tế bào tủy xương và từ đó cơ thể sản sinh ra nhiều bạch cầu.
  • Nếu như bệnh giảm bạch cầu là do thuốc uống gây ra thì cần ngay lập tức thay thế thuốc điều trị mới.
  • Áp dụng cấy ghép tế bào gốc.

Bệnh nhân mắc giảm bạch cầu nặng cần phải lựa chọn một địa chỉ bệnh viện uy tín, chất lượng có tên tuổi lâu năm. Tìm gặp những bác sĩ chuyên môn để có thể kết luận về tình trạng sức khỏe, tình trạng giảm bạch cầu để có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả. Có như thế thì bệnh tình mới nhanh chóng thuyên giảm và mọi hoạt động, cuộc sống, mối quan hệ sẽ trở về trạng thái bình thường mới!

Phần kết

Dù bạn có là ai, sức khỏe bạn có tốt như thế nào thì cũng không bao giờ chủ quan trong việc phòng và chống bệnh. Bệnh giảm bạch cầu là căn bệnh nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của những người xung quanh. Nhưng ảnh hưởng và tổn thương lớn nhất là chính bản thân mình.

Hi vọng rằng những thông tin về bệnh giảm bạch cầu trong bài viết này của chúng tôi sẽ thật bổ ích và có ý nghĩa. Mong cho những ai đang chiến đấu với bệnh đều sớm khỏe mạnh, hồi phục!

Xem thêm: Huyết khối tĩnh mạch sâu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài Bệnh giảm bạch cầu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Liên hệ TOP 1 đề xuất!