#1 Hướng dẫn bán hàng trên Amazon Global Selling Việt Nam từ A-Z

Đúng như tên gọi của mình, Amazon Global Selling là đơn vị mà tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Amazon mở ra để hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp Việt có mục đích hướng đến phát triển kinh doanh toàn cầu. Hãy cùng Top1dexuat.com tìm hiểu Amazon Global Selling là gì? Hướng dẫn bán hàng trên Amazon Global Selling Việt Nam từ A-Z.

Tìm hiểu về Amazon Global Selling Việt Nam là gì?

Amazon Global Selling là chương trình hỗ trợ doanh nghiệp Việt tham gia vào hoạt động xuất khẩu thương mại điện tử. Với hơn 300 triệu khách hàng, 18 thị trường cùng 200 quốc gia, vùng lãnh thổ khắp thế giới, doanh nghiệp Việt có thể tận dụng quy mô của Amazon để từng bước vươn tầm thế giới.

Nhận thấy nhiều tiềm năng phát triển của doanh nghiệp Việt, năm 2019 Amazon đã chính thức thành lập Amazon Global Selling Việt Nam để hỗ trợ kỹ thuật cũng như cung cấp kiến thức bán hàng chuyên môn cho doanh nghiệp.

Amazon Global Selling Việt Nam là gì?
Amazon Global Selling Việt Nam là gì? Ảnh: Google tìm kiếm

Hướng dẫn bán hàng trên Amazon Global Selling Việt Nam từ A-Z

Để đăng tải thương hiệu, sản phẩm lên Amazon Global Selling, Top1dexuat.com sẽ chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn bán hàng trên Amazon Global Selling chi tiết từ A-Z

Bước 1: Đăng ký tài khoản bán hàng trên Amazon Global Selling

Đầu tiên, doanh nghiệp cần chọn danh mục người bán (Sell on Amazon) và cung cấp những thông tin liên quan, đồng thời tìm hiểu chính sách bán hàng tại Amazon Global.

Amazon Global Selling
Amazon Global Selling. Ảnh: Google tìm kiếm

Chọn danh mục người bán (Sell on Amazon)

Khi tiến hành đăng ký bán hàng trên Amazon Global, bạn phải lựa chọn 1 trong 3 danh mục bán hàng khác nhau:

  • Doanh nghiệp rất nhỏ (bán ít hơn 40 mặt hàng mỗi tháng): Bạn có thể đăng ký theo diện cá nhân bán hàng. Vì có sự giới hạn nên bạn có thể tham khảo bán sách trên Amazon, đây là thị trường tiềm năng được nhiều đơn vị để ý. Chi phí cho việc đăng ký chỉ mất 0.99$ cho mỗi lần bán cộng với các khoản phí giao dịch.
  • Đối với doanh nghiệp bán hơn 40 mặt hàng mỗi tháng: bạn sẽ phải đăng ký tài khoản Amazon Pro. Mức phí đăng ký là 39.99$ cộng với các khoản phí giao dịch mỗi lần bán đơn hàng.
  • Đối với doanh nghiệp tự sản xuất sản phẩm: bạn sẽ bán hàng dưới hình thức bán buôn cho Amazon, Amazon sẽ xử lý danh sách sản phẩm, đóng gói và vận chuyển. Khi hết hàng, Amazon sẽ liên hệ đặt hàng theo nhu cầu của người tiêu dùng.

Một lưu ý nhỏ khi chọn danh mục người bán:

Sẽ có những sản phẩm đòi hỏi sự chấp thuận, phê duyệt từ Amazon, vì vậy trước khi đăng ký tài khoản bán hàng, bạn hãy tham khảo chính sách mua bán sản phẩm đặc biệt của Amazon.

Amazon Global Selling là gì
Đăng ký tài khoản trên Amazon Global Selling. Ảnh: Google tìm kiếm

Tạo tài khoản bán hàng trên Amazon Global

Khi đã xác định được danh mục bán hàng, bạn sẽ thiết lập tài khoản người bán. Để hoàn thành việc thiết lập, Amazon sẽ đưa ra những yêu cầu như:

  • Tên doanh nghiệp: Tên gọi sẽ hiển thị trên giao diện thương mại điện tử Amazon.
  • Địa chỉ pháp lý của doanh nghiệp: Thông tin về địa chỉ sẽ được Amazon lưu trữ để tham khảo. Nếu bạn đã đăng ký kinh doanh, hãy cung cấp thông tin xác thực, chính xác để không bị cản trở việc mua bán trong tương lai.
  • Thông tin liên hệ: Với các thông báo cập nhật dịch vụ, kỹ thuật, thông báo đặt hàng,… Amazon sẽ sử dụng thông tin liên hệ để cung cấp đến bạn những câu hỏi về đơn hàng, sản phẩm.
  • Tài khoản ngân hàng: Sau 14 ngày kể từ khi bán được hàng, Amazon sẽ chuyển trực tiếp vào tài khoản ngân hàng doanh nghiệp (hãy cung cấp đúng số tài khoản nhé).

Thiết lập hồ sơ bán hàng

Bước thực hiện tiếp theo khi tài khoản đã được Amazon xác nhận chính là hoàn thành hồ sơ người bán công khai.

Hồ sơ người bán sẽ tương tự như hồ sơ của chính bạn trên mạng xã hội, đây là nơi khách hàng sẽ tìm hiểu về doanh nghiệp, sản phẩm, phản hồi cũng như chính sách giao hàng, thanh toán.

Bước 2: Xác định sản phẩm mua bán

Khi đã hoàn thành việc thiết lập, bạn hãy bắt đầu liệt kê sản phẩm mà mình sẽ đăng bán trên Amazon.

  • Với người bán lẻ: Bạn hãy liệt kê sản phẩm mình sẽ cung cấp trên Amazon Marketplace.
  • Với người bán hàng chuyên nghiệp: Bạn sẽ liệt kê thông tin sản phẩm theo lô (ví dụ như quần áo có nhiều màu sắc, hình ảnh in trên áo,…).

Ngoài ra sản phẩm bán trên Amazon sẽ được chia ra thành 2 loại:

  • Sản phẩm đã được bày bán trên Amazon: Với sản phẩm này bạn có thể sử dụng hình ảnh có sẵn trên Website.
  • Sản phẩm mới chưa được bày bán trên Amazon (bạn là người đầu tiên, duy nhất bán sản phẩm): Với nhóm hàng này bạn hãy cung cấp đầy đủ thông tin, tình trạng, mô tả chi tiết sản phẩm, màu sắc, kích cỡ, hình dáng,…
Xác định sản phẩm mua bán trên amazon
Bước 2: Xác định sản phẩm mua bán. Ảnh: Google tìm kiếm

Xem thêm: Tại sao mua hàng trên amazon đắt hơn Việt Nam? Và có nhiều mức giá?

Bước 3: Luôn để ý, quản lý hàng tồn kho

Khi đã hoàn thành việc đăng tải, xác định sản phẩm mua bán, bạn hãy kiểm tra thường xuyên đơn hàng mới, cập nhật hàng tồn kho, theo dõi chặt chẽ các số liệu mua bán chi tiết trên chính nền tảng Amazon để quản lý việc kinh doanh.

Xác định, quản lý hàng tồn kho tưởng chừng dễ nhưng là chìa khóa thành công lớn nhất đối với từng cá nhân, doanh nghiệp bán hàng. Thử tưởng tượng trong trường hợp bạn là người mua tìm được sản phẩm ưng ý nhưng nhận được thông báo hết hàng, sẽ làm lỡ mất cơ hội tiếp cận khách hàng lớn.

quản lý sản phẩm trên amazon
Bước 3: Luôn để ý, quản lý hàng tồn kho. Ảnh: Google tìm kiếm

Bước 4: Tiến hành bán sản phẩm

Khi mọi thứ đã đi vào quỹ đạo, mọi việc còn lại chỉ là chờ đợi đơn đặt hàng và cung cấp sản phẩm đến tận tay khách hàng.

Hiện nay Amazon cung cấp 2 tùy chọn giao hàng:

  • FBM (hay còn gọi là Fulfillment by Merchant): Bạn sẽ hoạt động với tư cách là người bán hàng trên Amazon và chịu trách nhiệm đóng gói, dán nhãn, vận chuyển, duy trì hàng tồn kho.
  • FBA (hay còn gọi là Fulfillment by Amazon): Những sản phẩm này sẽ được bạn cung cấp cho Amazon lưu trữ trong các nhà kho, Amazon sẽ là người chịu trách nhiệm đóng gói, dán nhãn và vận chuyển đến tay khách hàng.

Bước 5: Nhận thu nhập hàng tháng từ sản phẩm

Để mở rộng phạm vi kinh doanh, không gì tuyệt vời hơn Amazon. Amazon sẽ khấu trừ mọi khoản phí áp dụng từ tiền bán hai tuần một lần. Đồng thời Amazon sẽ gửi số dư tài khoản ngân hàng và thông báo thanh toán cụ thể qua email bạn đã cung cấp.

Những khoản phí người bán sẽ được khấu trừ vào doanh số bán hàng:

  • Phí bán sản phẩm hàng tháng: Khoản phí đăng ký tài khoản mà bạn phải chi trả cho Amazon để được truy cập. Với tài khoản bán hàng chuyên nghiệp (Pro) chi phí phải trả là 39.99$/ tháng, bán hàng cá nhân là 0.99$/ mỗi lần bán.
  • Phí giới thiệu: Chi phí giới thiệu sẽ khác nhau phụ thuộc vào kích cỡ, hình dáng sản phẩm, nhưng không trả quá 15%/ giá bán sản phẩm.
  • Phí xử lý: Phí xử lý sẽ được tính trong một số sản phẩm nhất định.
  • Phí tồn kho và phí xuất khẩu: Đây là khoản phí do Amazon đặt ra để vận chuyển sản phẩm đi các nước quốc tế.
  • Phí lưu trữ hàng tháng: Với những doanh nghiệp lựa chọn kho Amazon để lưu trữ hàng hóa, bạn cần phải chi trả loại phí này.

Ngoài ra Amazon còn tính phí dựa trên trọng lượng, kích thước sản phẩm của doanh nghiệp khi đóng gói, xử lý, vận chuyển đến tay khách hàng. Loại phí này sẽ rơi vào khoảng 2.41$ cho các mặt hàng nhỏ và tăng dần đối với những mặt hàng lớn, quá khổ.

Để mang lại lợi nhuận tốt hơn cho bản thân, bạn có thể lựa chọn phương thức bán hàng độc lập nhằm giảm bớt các chi phí theo quy định của Amazon.

Hướng dẫn bán hàng trên Amazon Global Selling
Bước 5: Nhận thu nhập hàng tháng từ sản phẩm. Ảnh: Google tìm kiếm

Trên đây là các bước hướng dẫn bán hàng trên Amazon Global Selling chi tiết từ A-Z mà Top1dexuat.com muốn chia sẻ để quý doanh nghiệp có thể mở rộng việc kinh doanh của mình. Ban đầu có thể gặp đôi chút khó khăn, nhưng khi thấy doanh số dần cải thiện tăng lên, bạn sẽ có thêm tự tin và kinh nghiệm khi hợp tác với gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon.

Lợi ích khi bán hàng trên Amazon Global Selling

Lượng lớn khách hàng tiềm năng

Bạn dễ dàng tiếp cận với hơn 300 triệu tài khoản mua hàng trên Amazon Global Selling. Đây là một con số khổng lồ, giúp các doanh nghiệp Việt tiếp cận với nhiều khách hàng quốc tế và đem thương hiệu “Made in Viet Nam” cạnh tranh với nhiều sản phẩm khác từ khắp các nước.

Amazon có lượng lớn khách hàng tiềm năng
Lượng lớn khách hàng tiềm năng. Ảnh: Google tìm kiếm

Tận dụng nhiều chương trình ưu đãi/ giảm giá

Khi bán hàng trong nội địa, doanh nghiệp chỉ tận dụng được cơ hội nâng cao doanh số vào những dịp lễ hội. Nhưng với Amazon Global Selling, bạn sẽ có nhiều khả năng thu hút khách hàng quanh năm vì mỗi quốc gia sẽ có những thời điểm giảm giá, ưu đãi lễ hội khác nhau.

Tận dụng ưu điểm FBA

Với ưu điểm lựa chọn hình thức FBA (Fulfillment by Amazon), doanh nghiệp không cần lo lắng về việc đóng gói, dán nhãn và vận chuyển hàng hóa. Amazon sẽ đảm nhận mọi việc, kể cả thu tiền thanh toán sản phẩm và gửi lại vào tài khoản ngân hàng doanh nghiệp.

FBA Amazon
Tận dụng ưu điểm FBA. Ảnh: Google tìm kiếm

Giải tỏa nỗi lo tiền tệ

Khi trở thành Amazon Global Seller, sản phẩm của bạn sẽ được chào bán cho tất cả khách hàng trên khắp thế giới, mỗi quốc gia đều thanh toán bằng tiền tệ riêng vì vậy Amazon đã giải quyết triệt để việc quy đổi tiền tệ thành đồng tiền chung và gửi vào tài khoản ngân hàng doanh nghiệp.

Không còn rào cản ngôn ngữ, quy định khi bán hàng trên Amazon Global Selling

Amazon Global Selling sẽ hỗ trợ, quản lý, quản trị bán hàng cho những doanh nghiệp chưa hiểu rõ quy trình hoạt động, kinh doanh cũng như tài chính, chi trả những khoản phí phát sinh.

Bên cạnh đó, Amazon Global Selling còn giải đáp, tư vấn các câu hỏi, thắc mắc của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tìm ra hướng bán hàng cụ thể, nâng cao hiệu quả quảng cáo, tiếp thị để tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng.

Nắm rõ những thông tin, hướng dẫn bán hàng trên Amazon Global Selling phía trên sẽ là bàn đạp thúc đẩy doanh nghiệp tiếp cận với lượng lớn khách hàng, phát triển thương hiệu, hội nhập toàn cầu. Hãy nhanh tay nắm bắt và tận dụng sự rộng lớn của Amazon Global Selling để học hỏi và mở rộng thị phần kinh doanh.

Amazon Global Selling – Thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn tầm quốc tế

Khoa học, công nghệ hiện đại không ngừng phát triển vươn lên, thế nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chật vật chưa tìm được định hướng kinh doanh truyền thống hay mở rộng kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, làm sao để tồn tại trên thị trường?

Hiểu được những khó khăn đó, Amazon đã cho ra mắt Amazon Global Selling như giải pháp gỡ rối cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn tại Việt Nam. Đồng thời Amazon còn hướng dẫn bán hàng trên Amazon Global Selling, cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, đồng hành cùng doanh nghiệp để nâng cao doanh thu, đưa sản phẩm tiếp cận với nhiều thị trường khác nhau trên thế giới.

Amazon Global Selling
Amazon Global Selling – Thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn tầm quốc tế. Ảnh: Google tìm kiếm

Thông qua Amazon Global Selling, mọi hoạt động kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm hàng hóa chưa bao giờ đơn giản và hiệu quả đến vậy. Với Amazon Global Selling, cơ hội phát triển, mở rộng gần hơn bao giờ hết.

Trên đây là những lợi ích, thông tin về Amazon Global Selling cũng như hướng dẫn bán hàng trên Amazon Global Selling chi tiết từ A-Z mà Top1dexuat.com muốn gửi đến các bạn, những người đang ấp ủ thành lập sự nghiệp riêng cho bản thân, hãy thực hiện, dấn thân và tiên phong dẫn đầu lĩnh vực.

Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài Hướng dẫn bán hàng trên Amazon Global Selling Việt Nam từ A-Z nhé!

Đánh giá post
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Liên hệ TOP 1 đề xuất!