Hội chứng Cataplexy hay còn được gọi chứng ngủ rũ thuộc dạng rối loạn giấc ngủ với rất nhiều những triệu chứng như thường xuyên ngủ gật, chỉ buồn ngủ vào ban ngày, rất khó để tỉnh táo làm việc, học tập hiệu quả,… Điều này tác động và ảnh hưởng tiêu cực đến đồng hồ sinh học và chất lượng cuộc sống của mọi người.
Bệnh nhân mắc hội chứng Cataplexy đối diện với nhiều căng thẳng và mệt mỏi. Vì thế, việc tìm hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu cũng như phương pháp điều trị bệnh là vô cùng cần thiết.
Vậy, hội chứng Cataplexy (chứng ngủ rũ) là bệnh gì? Tất cả sẽ được trình bày chi tiết trong bài viết này của Top1dexuat.com.
Hội chứng Cataplexy (chứng ngủ rũ) là bệnh gì?
Theo chuyên gia, hội chứng Cataplexy hay chứng mất ngủ là một loại gây rối loạn giấc ngủ mãn tính, được đặc trưng bởi biểu hiện buồn ngủ quá mức vào ban ngày, ngủ gật một cách đột ngột nhưng lại khó ngủ về ban đêm.
Đa số các bệnh nhân mắc phải hội chứng này đều làm việc không được tập trung và không đạt năng suất, hiệu quả tốt nhất. Họ rất khó để tỉnh táo trong suốt một ngày làm việc và trong bất kể trường hợp nào cũng thế. Hội chứng Cataplexy thực tế gây ra nhiều những phiền toái nguy hiểm, nghiêm trọng cho cuộc sống thường ngày của mỗi người.
Không dừng lại ở đó, hội chứng ngủ rũ này còn có thể đi cùng với sự mất cân bằng, mất kiểm soát đột ngột trong vận hành của các cơ trên cơ thể. Điều này thường gặp phải khi chúng ta có một cảm xúc gì đó thể hiện mãnh liệt, ví dụ phổ biến nhất đó là do cười quá nhiều.
Ngày nay, khoa học vẫn chưa đưa ra bất kỳ một kết luận nào về phương pháp điều trị hội chứng Cataplexy triệt để. Nguyên nhân đây là một căn bệnh mãn tính và đến từ nhiều nguyên nhân, yếu tố bên trong, bên ngoài khác nhau.
Lời khuyên mà bác sĩ dành cho tất cả bệnh nhân của mình đó là hãy thay đổi và cải thiện một lối sống tích cực, lành mạnh. Như vậy sẽ giúp cơ thể bạn kiểm soát tối ưu các dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh.
Bên cạnh đó, bệnh nhân bị chứng ngủ rũ luôn cần sự có mặt, động viên và đồng hành của những người thân yêu xung quanh. Bạn cần sự giúp đỡ, hỗ trợ của gia đình, bạn bè, giáo viên hay đồng nghiệp để đối phó tốt nhất với hội chứng Cataplexy này.
Nguyên nhân gây ra hội chứng Cataplexy (chứng ngủ rũ)
Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa xác định được một nguyên nhân chính xác nào gây ra hội chứng ngủ rũ. Lý do như đã nói, vì bệnh được gây ra bởi nhiều nguyên nhân đa dạng khác nhau. Đa phần những đối tượng mắc phải hội chứng Cataplexy này đều có nồng độ các chất hypocretin thấp. Nói về Hypocretin, đây là một chất hóa học đặc biệt quan trọng ở não bộ có nhiệm vụ giúp cơ thể mỗi người điều chỉnh sự tỉnh táo. Đồng thời điều chỉnh giấc ngủ mắt chuyển động nhanh chóng, gọi là REM Sleep.
Tương tự, nguyên nhân làm mất đi những tế bào sản sinh chất hypocretin vẫn chưa được chuyên gia xác định cụ thể. Tuy nhiên họ lại nghi ngờ rằng đó là do quá trình phản ứng miễn dịch. Thực tế nghiên cứu đã chỉ ra rằng vốn có sự liên quan mật thiết giữa việc tiếp xúc lên virus H1N1 và loại vaccine H1N1 hiện đang lưu hành ở Châu Âu.
Mọi người vẫn chưa biết được rằng có phải là virus đã kích hoạt trực tiếp hội chứng ngủ rũ hay là việc ta tiếp xúc với virus làm tăng khả năng mắc bệnh hay là không? Và theo phân tích, trong một số trường hợp, gen di truyền sẽ có vai trò tương đối quan trọng, mang tính quyết định.
Sự khác nhau giữa chứng ngủ rũ và thói quen đi ngủ thông thường
Thông thường, những giấc ngủ bình thường sẽ bắt đầu bằng một giai đoạn hay còn được gọi là giấc ngủ mắt không chuyển động nhanh. Trong khoa học gọi giấc ngủ như vậy là NREM Sleep. Và trong suốt giai đoạn này, sóng não của người bình thường sẽ hoạt động chậm lại một cách đáng kể.
Sau đó chừng 1 giờ hoặc hơn, mắt vẫn không chuyển động nhanh. Tuy nhiên lúc này hoạt động của não bộ đã thay đổi và giấc ngủ trở thành giấc ngủ mắt chuyển động nhanh – REM Sleep. Đa phần, những giấc mơ chỉ tập trung xảy ra ngay tại thời điểm này.
Đối với hội chứng Cataplexy thì lại khác. Người bệnh có thể bị đột ngột bước vào giấc ngủ mắt chuyển động nhanh hay là REM Sleep. Trong khi họ không cần phải trải qua NREM Sleep. Điểm chung đó là cả hai đều diễn ra vào ban đêm và cả ban ngày.
Có một vài những tính chất đặc biệt của REM Sleep, giấc ngủ mắt chuyển động nhanh như là bóng đè, mất trương lực cơ, ảo giác rất nguy hiểm và đáng sợ.
Vậy cụ thể những triệu chứng ấy là như thế nào?
Các triệu chứng biểu hiện của hội chứng Cataplexy (chứng ngủ rũ)
Ngay khi nghi ngờ bản thân có những triệu chứng của Cataplexy, ngay lập tức hãy đến bệnh viện kiểm tra để có phương pháp điều trị chính xác. Dựa trên hồ sơ, dữ liệu bệnh án của nhiều bệnh nhân, chúng tôi nhận thấy hội chứng ngủ rũ thường bắt đầu sớm, từ năm 10 tuổi đến năm 25 tuổi. Song, những hội chứng này có nguy cơ nặng lên trong vài năm đầu tiên và có khả năng cao hội chứng sẽ kéo dài suốt một đời.
Thường xuyên ngủ nhiều vào ban ngày
Rõ ràng, hội chứng Cataplexy khiến cho đồng hồ sinh học của chúng ta không khoa học, thậm chí là rất rối loạn. Những bệnh nhân mắc chứng ngủ rũ, họ có thể ngủ bất cứ lâu nào, bất cứ nơi đâu mà ta không thể đoán trước được. Khi đó, sự đề phòng hay tính tập trung của bệnh nhân sẽ bị giảm xuống.
Ngủ nhiều vào ban ngày được xem là triệu chứng thường xuất hiện đầu tiên. Ngoài ra còn là triệu chứng gây ra các rắc rối, phức tạp nhiều nhất cho người bệnh. Công việc, học tập và cuộc sống của người bệnh bị đảo lộn theo nhiều chiều hướng tích cực khác nhau. Nguyên nhân do họ không thể tập trung 100% sức lực, trí tuệ của mình cho việc đó. Hệ thần kinh đã bị điều khiển và khiến họ mệt mỏi, chìm vào giấc ngủ ngày dài.
Bóng đè
Thuật ngữ “bóng đè” có lẽ đã không còn quá xa lạ đối với mọi người. Đây là một triệu chứng mà người mắc hội chứng Cataplexy thường hay gặp phải. Họ sẽ bị mất đi khả năng vận hành, di chuyển hay nói trong lúc ngủ, lúc mới dậy. Tuy nhiên khả năng này sẽ bị biến mất trong tạm thời chứ không phải là vĩnh viễn.
Những hiện tượng này đa phần chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn nhất định, vài giây hay vài phút thế nhưng lại đáng sợ, nguy hiểm vô cùng. Tâm lý của bệnh nhân không ổn định và dễ để lại những hậu quả nghiêm trọng cho tinh thần về sau.
Bệnh không có khả năng tự nhận thức được tình trạng đã xảy ra với mình và nhớ lại ngay sau đó. Ngay cả khi họ không tự kiểm soát được mọi chuyện đến với mình thì ký ức ấy vẫn in rõ mồn một!
Theo chuyên gia, tình trạng bóng đè chính là một kiểu bệnh nhân bị liệt tạm thời. Nó thường xảy ra trong giấc ngủ, đôi mắt chuyển động nhanh được gọi là REM Sleep. Đây là khoảng thời gian mà phần lớn những giấc mơ sẽ diễn ra. Việc bệnh nhân rơi vào trạng thái bất động tạm thời có nguy cơ chống cơ thể thực hiện những hoạt động trong giấc mơ ấy.
Tuy nhiên, thực tế không phải ai bị bóng đè cũng được kết luận là mắc phải hội chứng Cataplexy. Rất nhiều người đã được xác nhận không mắc chứng ngủ rũ nhưng đã trải qua vài lần bị bóng đè như vậy, đặc biệt là lúc còn nhỏ.
Mất trương lực cơ một cách đột ngột
Như thế nào là triệu chứng mất trương lực cơ một cách đột ngột? Đây là tình trạng có thể gây ra những biến đổi về mặt thể chất. Bệnh nhân sẽ bắt đầu bằng dấu hiệu nói lắp và cho đến khi các cơ trên cơ thể yếu đi hoàn toàn. Tình trạng này có thể kéo dài trong vài giây cho đến vài phút.
Triệu chứng mất trương lực cơ đột ngột khiến cho cơ thể không kiểm soát được. Đồng thời nó được kích hoạt bởi những cảm xúc mãnh liệt, đa phần là cảm xúc tích cực, vui vẻ như phấn khích cười đùa. Đôi khi cũng là sự giận dữ, bất ngờ hay sợ hãi.
Theo thống kê, có nhiều người mắc phải hội chứng Cataplexy mất trương lực cơ chỉ từ một đến hai lần trong một năm. Trong khi đó, những bệnh nhân khác có thể có triệu chứng mất trương lực cơ lên đến 24 tiếng, tức là một ngày. Và tương tự, không phải ai bị chứng ngủ rũ cũng đều sẽ rơi vào trạng thái mất trương lực cơ này.
Ảo giác
Những ảo giác mà bệnh nhân mắc hội chứng ngủ rũ gặp phải được gọi là ảo giác lúc ngủ hay ảo giác lúc thức. Có nghĩa là dựa trên tình trạng khi đó của bệnh nhân là ngủ hay thức. Biểu hiện của triệu chứng này thực tế rất rõ ràng và cực kỳ đáng sợ. Người bệnh sẽ phải trải nghiệm giấc mơ của mình như là thật!
Những triệu chứng khác
Ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân mắc hội chứng Cataplexy còn có khả năng gặp phải những vấn đề khác. Họ có thể bị ngưng hơi thở trong lúc ngủ, đó là tình trạng mà người bệnh thở và ngưng khi ngủ suốt đêm.
Hoặc là một hội chứng phổ biến hơn, là hội chứng chân không yên. Những người bị chứng ngủ rũ có thể tự thực hiện giấc mơ bằng cách đá chân, đập tay hay thậm chí la hét, phát ra tiếng ồn cho mọi người xung quanh.
Một số hoạt động trong lúc ngủ chỉ diễn ra trong vòng vài giây mà thôi. Vài số người mắc hội chứng có hành vi tự động trong nhưng hoạt động ngắn gọn như thế. Một minh chứng dễ hiểu: Ví dụ chúng ta có thể ngủ gật, ngủ thiếp đi khi đang làm một công việc thường ngày nào đó như gõ máy tính, viết lách hay lái xe. Chúng ta vẫn có khả năng tự động tiếp tục công việc đó trong giấc ngủ. Tuy nhiên sẽ rất nguy hiểm và khi thức dậy, bạn sẽ không thể nhớ ra bạn đã làm gì?
Theo ý kiến của chuyên gia, những triệu chứng về chứng ngủ rũ sẽ càng ngày càng trở nên tồi tệ, nghiêm trọng hơn và đặc biệt sẽ không tự biến mất. Vậy nên, tốt nhất mọi người hãy phát hiện và điều trị bệnh kịp thời để cải thiện, khắc phục các triệu chứng tồi tệ ấy.
Những tác hại nghiêm trọng của hội chứng Cataplexy (chứng ngủ rũ)
Sự thật thì chứng ngủ rũ đã gây ra những ảnh hưởng và tác động tiêu cực đến cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân.
Tạo sự hiểu nhầm không mong muốn
Chắc chắn là vậy. Người mắc phải hội chứng Cataplexy có thể gây ra các vấn đề trầm trọng đối với sự chuyên nghiệp cũng như nhân cách, đạo đức của họ. Mọi người sẽ cảm thấy anh ta hay cô ấy là một kẻ lười biếng. Hiệu suất làm việc, học tập ở công ty hay trường lớp đều bị giảm sút đáng kể.
Béo phì
Đa số những ai mắc hội chứng Cataplexy đều có xu hướng bị thừa cân. Số cân nặng của người bệnh tăng lên có nhiều nguyên do khác nhau. Ví dụ như ăn quá nhiều, thành phần của thuốc, sự thụ động hay là kết hợp tất cả các yếu tố trên lại.
Ảnh hưởng đến những mối quan hệ
Trong cuộc sống mỗi người, mối quan hệ là thứ quan trọng mà họ luôn tìm mọi cách để gìn giữ. Tuy nhiên, nếu người mắc chứng ngủ rũ ngủ nhiều có thể khiến cho ham muốn tình dục của họ bị giảm bớt. Hoặc cũng có thể cảm thấy bất lực, họ có thể ngủ quên đi khi được quan hệ.
Bên cạnh đó, một loạt các các xúc mãnh liệt bạn biểu hiện từ hạnh phúc, vui sướng cho đến giận dữ đều có nguy cơ kích hoạt những triệu chứng nguy hiểm. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến những người thân thiết xung quanh.
Có hại cho thể chất
Những cơn buồn ngủ của hội chứng Cataplexy có nguy cơ gây hại đến sức khỏe và thể chất của người bệnh. Họ có thể gặp nguy hiểm, tai nạn giao thông khi di chuyển trên đường hay bất ngờ ngủ gục khi đang lái xe. Ngoài ra, một số trường hợp đã bị đứt tay, phỏng khi ngủ gật trong lúc nấu ăn.
Cách chẩn đoán hội chứng Cataplexy
- Đến bệnh viện để khám, kiểm tra sức khỏe và lịch sử bệnh án.
- Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân của họ tiến hành theo dõi những triệu chứng xảy ra và các thời điểm mà bạn ngủ gật trong vài tuần.
- Nhiều phòng khám sẽ áp dụng phương pháp PSG (Polysomnogram). Dựa trên đó, bác sĩ sẽ thực hiện những phép đo liên tục trong lúc bệnh nhân đang ngủ. Mục đích là để ghi lại những vấn đề, dấu hiệu trong suốt một chu kỳ ngủ của họ. Đồng thời, PSG có thể giúp bác sĩ biết rằng liệu bệnh nhân có đang đi vào giấc ngủ REM vào những thời điểm bất thường hay không. Nó sẽ giúp loại trừ tối ưu những vấn đề khác có thể xảy đến triệu chứng của người bệnh.
- Áp dụng phương pháp MSTL – Kiểm tra độ trễ của những giấc ngủ. Phương pháp này thông thường được tiến hành tại các phòng khám, bệnh viện hay phòng thí nghiệm đặc biệt. Nó sẽ giúp đo lường một cách chính xác xu hướng đi vào giấc ngủ của bệnh nhân và tìm hiểu xem các yếu tố của giấc ngủ REM có diễn ra ở những thời điểm bất thường trong ngày. Người bệnh thường sẽ có từ bốn cho đến năm giấc ngủ ngắn. Mỗi giấc ngủ như vậy sẽ cách nhau trong vòng hai tiếng.
Các phương pháp điều trị hội chứng Cataplexy hiệu quả
Thay đổi lối sống lành mạnh
Trước tiên, hãy tập thay đổi và cải thiện một lối sống lành mạnh cho mình. Việc tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên có thể giúp tăng mức năng lượng trong cơ thể và tránh bị căng thẳng, stress. Đây là một yếu tố hàng đầu dẫn đến việc buồn ngủ.
Tập thể dục mỗi ngày đều đặn với cường độ đạt mức trung bình khá, ưu tiên tập vào buổi chiều sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon vào ban đêm.
Mỗi ngày, bác sĩ khuyến khích mọi người nên dành từ 30 cho đến 45 phút để tập những bài tập cơ bản. Ví dụ như là chạy bộ, đi bộ nhanh hay bơi lội. Hoặc dành khoảng 15 phút cho môn thể thao có cường độ cao như là bóng rổ, bóng đá và bài tập tăng cường sức khỏe cơ bắp. Tốt nhất, chúng ta hãy nhờ huấn luyện viên thể dục lên một kế hoạch thể dục khoa học để ngăn ngừa, phòng chống hội chứng ngủ rũ.
Mỗi buổi sáng, hãy dậy sớm và tranh thủ ánh sáng mặt trời tốt cho cơ thể. Đây là khoảng thời gian tuyệt vời để giúp tâm trí của mọi người thêm tỉnh táo. Hãy đi dạo mỗi sáng để giúp bản thân linh hoạt, nhanh nhẹn hơn và đặc biệt còn tiếp thêm Vitamin D tăng năng lượng.
Những ai có nước da sáng thì cần ưu tiên tắm nắng mặt trời khoảng 45 phút trên một tuần. Còn người có nước da sẫm thì cao hơn, nên từ 3 tiếng trở lên mỗi tuần.
Bên cạnh đó, một vài bài tập nhẹ ban ngày sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều năng lượng và xa rời cơn buồn ngủ. Sau 20 phút đi bộ hãy dành 5 phút để nghỉ ngơi, cho cơ thể được nghỉ mệt. Tuy chỉ là những bài tập đơn giản như là giãn cơ, nhảy dây cũng sẽ rất hiệu quả trong việc phòng ngừa, điều trị hội chứng Cataplexy đó nhé.
Sử dụng Modafinil
Tuy tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ một loại thuốc nào có thể trị tận gốc hội chứng Cataplexy thế nhưng, Modafinil vẫn là một loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng để điều trị, kiểm soát bệnh tốt nhất. Đây là loại thuốc không gây nghiện như những chất kích thích độc hại khác. Đặc biệt không làm thay đổi tâm trạng của người bệnh.
Modafinil được phát minh tại Pháp do giáo sư Michel Jouvet và phòng thí nghiệm Lafon thực hiện vào năm 1970. Thuốc đã được chính thức đưa vào sử dụng năm 1994 tại Pháp và năm 1998 tại Mỹ. Đến bây giờ, đây vẫn được xem là thuốc giúp điều trị chứng ngủ rũ đầu tiên trên thế giới mà mọi chuyên gia, bác sĩ vẫn khuyên dùng.
Modafinil sẽ giúp giảm cơn buồn ngủ nặng và giảm những triệu chứng rối loạn trong giấc ngủ. Bên cạnh đó, thuốc cũng giúp bệnh nhân trở nên tỉnh táo hơn, tập trung cao độ hơn khi học tập và khi làm việc.
Luyện tập thái cực quyền
Thái cực quyền là một bộ môn thể dục có nguồn gốc từ võ thuật. Bài tập này về cơ bản sẽ là những động tác nhẹ nhàng và khoan thai, người bệnh thiền và hít thở thật sâu.
Bệnh nhân luyện tập thái cực quyền thường xuyên, đều đặn sẽ linh hoạt và hoạt bát hơn bình thường. Đặc biệt, họ có được những tư thế đẹp và trở nên rất mềm dẻo, đêm về ngủ ngon giấc.
Bác sĩ khuyên luyện tập thái cực quyền để gia tăng, nâng cao sức khỏe, thể chất và giúp tinh thần được sảng khoái. Bạn không cần phải tập quá nhiều, chỉ cần dành ra 15 – 20 phút và tập hai lần trên mỗi ngày tại nhà. Bộ môn này đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người và đối tượng nào cũng có năng lực vận động phù hợp.
Hạn chế bớt sự căng thẳng
Việc lo âu, căng thẳng quá mức sẽ dẫn đến mất ngủ về đêm. Đặc biệt gây mất ngủ và buồn ngủ ban ngày. Khi người ta bắt đầu có tuổi rồi thì để có được cảm giác thư giãn sau một ngày dài trở nên khó khăn vô cùng.
Vậy nên, để tránh bị stress, mọi người hãy duy trì những bài tập thiền, yoga hay là thái cực quyền mà chúng tôi nói trên. Dành khoảng thời gian tiêu khiển để ngủ đúng giấc, nghỉ đúng giờ, sinh hoạt khoa học bạn nhé.
Cảnh báo cho mọi người xung quanh biết bạn mắc hội chứng Cataplexy (chứng ngủ rũ)
Tuy rằng việc nói cho mọi người xung quanh biết mình mắc chứng ngủ rũ là điều khó khăn thế nhưng hãy cố gắng làm. Nếu như giáo viên hay sếp của bạn không hiểu hết về bệnh tình, sức khỏe của bạn thì họ sẽ vô tình hiểu nhầm, cho rằng bạn thiếu chú ý, thiếu tôn trọng hay có những động cơ không tốt.
Đơn giản vì phần lớn mọi người còn khá xa lạ với khái niệm chứng ngủ rũ. Bệnh nhân cần phải chuẩn bị tâm lý, sẵn sàng để có thể giải thích một cách ngắn gọn, xúc tích về tình trạng này. Cùng với đó là những triệu chứng sẽ xuất hiện khi bạn đến công ty hay trường học.
Phần kết
Hội chứng Cataplexy (chứng ngủ rũ) có thể đến với bất kỳ ai và bất cứ lúc nào. Do vậy, để bảo vệ an toàn cho bản thân và những người xung quanh, hãy luôn trang bị sẵn những kiến thức và hiểu biết về hội chứng để kịp thời xử lý, giải quyết tốt nhất!