Theo dữ liệu thống kê, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Ước tính cứ mỗi 3 phút trôi qua sẽ có thêm 1 ca tử vong do người bệnh bị đột quỵ. Điều tồi tệ này có thể đến với bất cứ ai vào bất cứ một thời điểm nào mà ta không thể lường trước được.
Vậy, đột quỵ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách sơ cứu đột quỵ ra sao? Tất cả sẽ được Top1dexuat.com trình bày chi tiết, cụ thể trong bài viết này.
Đột quỵ là gì? Có mấy loại đột quỵ?
Đột quỵ hay còn được gọi với tên khác đấy là tai biến mạch máu não. Vấn đề này hiện nay đang rất phổ biến và là mối quan tâm lớn của nhiều người. Do có nhiều tác nhân từ môi trường, chủ quan và khách quan sẽ khiến con người ta đối diện với gia tăng tỷ lệ đột quỵ.
Đột quỵ là tình trạng mà hệ thống não bộ của con người bị tổn thương một cách nghiêm trọng do quá trình cung cấp lưu lượng máu lên não bị gián đoạn hay giảm đi đáng kể.
Vì thế mà não bộ con người bị thiếu khí oxy, không được bổ sung đủ dưỡng chất để mang đi nuôi các tế nào khác. Nếu như bệnh nhân trong vài phút đầu tiên không được phát hiện kịp thời, không cung cấp đủ máu cho các tế bào não thì nó sẽ dần chết.
Vậy nên, theo ý kiến chuyên gia, những người bị đột quỵ điều quan trọng nhất đó là phải được sơ cứu hay cấp cứu kịp thời. Nếu như thời gian kéo dài càng lâu thì số lượng tế bào não bị chết đi sẽ càng gia tăng nữa. Như vậy làm tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng vận hành cũng như tư duy của cơ thể. Đặc biệt trong nhiều trường hợp, bệnh nhân tử vong.
Đa số những người may mắn sống sót sau những cơn đột quỵ của họ đều sẽ mắc phải những di chứng lâu dài hay sức khỏe bị suy yếu. Những di chứng phổ biến thường gặp như là mất đi ngôn ngữ, suy giảm thị giác, tê liệt hay cử động chậm chạp, không có lực ở một số phần trên cơ thể, rối loạn cảm xúc,… Và rõ ràng, tất cả những điều trên đều làm ảnh hưởng đến chất lượng, trải nghiệm cuộc sống hiện tại và tương lai mỗi người.
Theo các nhà Y khoa thì đột quỵ được chia làm hai loại chính, đó là đột quỵ do bị xuất huyết và đột quỵ do bị thiếu máu.
- Trước tiên, tai biến mạch máu não do bị thiếu máu cục bộ chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số những ca bị đột quỵ ngày nay. Con số ấy chiếm khoảng 85%, thực sự rất đáng quan ngại. Nói rõ hơn, đây là tình trạng đột quỵ do những cục máu đông và gây ra hiện tượng tắc nghẽn động mạch. Từ đó quá trình máu lưu thông lên não bị cản trở.
- Thứ hai, tai biến mạch máu não do xuất huyết chính là tình trạng mà mạch máu đến não bộ bị vỡ. Điều này khiến cho lưu lượng máu tuôn chảy một cách ồ ạt và gây ra vấn đề xuất huyết não nghiêm trọng. Dựa trên dữ liệu bệnh án của nhiều bệnh nhân, có thể kết luận nguyên nhân làm cho mạch máu bị vỡ đấy là do thành động mạch mỏng và yếu. Hay cũng có thể đã xuất hiện những vết nứt hoặc rò rỉ.
Bên cạnh đó, bệnh nhân bị tai biến mạch máu não còn có nguy cơ cao đối diện với những cơn thiếu máu não bộ thoáng qua. Cho những ai chưa hiểu hết thì đây chỉ là tình trạng đột quỵ nhỏ, lưu lượng máu cung cấp lên não bộ bị giảm bớt tạm thời. Song, người bệnh sẽ có những triệu chứng và dấu hiệu đột quỵ. Tuy nhiên chỉ xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn, kéo dài trong vài phút.
Vậy, nếu như những ai gặp phải tình trạng này thì hãy thật cẩn trọng và đến bệnh viện kiểm tra ngay. Bởi nó chính là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ bị tai biến mạch máu não và tai biến mạch máu não có thể xảy đến với bạn lúc nào không hay biết!
Phương pháp giúp chẩn đoán đột quỵ
Chẩn đoán là một trong những bước cần được tiến hành thực hiện hàng đầu với những ai nghi ngờ có dấu hiệu đột quỵ. Bác sĩ cho rằng mấu chốt trong xuyên suốt quá trình điều trị người mắc bệnh đột quỵ đấy chính là thời gian. Bệnh nhân cần phải được phát hiện kịp thời, điều trị kịp lúc thì may mắn thay cơ hội sống sót của họ mới tăng lên một phần.
Vậy, phương pháp giúp chẩn đoán đột quỵ một cách chính xác nhất đó chính là các bác sĩ sẽ kiểm tra, xét nghiệm máu của bệnh nhân. Từ đó xem xét về mức độ tăng trưởng của những cục máu đông bên trong hay là mức độ lan rộng của những ổ xuất huyết.
Ngoài ra, có thể bạn chưa biết, việc chụp CT sẽ hỗ trợ các bác sĩ tìm hiểu sâu hơn những triệu chứng của đột quỵ là do cục máu đông hay ổ xuất huyết gây ra. Như vậy sẽ có được lộ trình điều trị khoa học, phù hợp với bệnh nhân của họ nhất.
Cũng có những xét nghiệm khác được tiến hành với mục đích tìm ra vị trí của các cục máu đông hay là vị trí chảy máu trong hệ thống não bộ của người bệnh.
Tìm hiểu những nguyên nhân đột quỵ
Chuyên gia nhận thấy có rất nhiều yếu tố tác động làm gia tăng nguy cơ bị đột quỵ. Trong đó bao gồm những yếu tố bệnh lý và yếu tố không thể thay đổi. Vậy cụ thể là như thế nào xin mời bạn hãy tiếp tục theo dõi ngay sau đây.
Những yếu tố về bệnh lý
Nguyên nhân đột quỵ đầu tiên liên quan đến các yếu tố bệnh lý:
- Đái tháo đường: Nguyên nhân đột quỵ đầu tiên phải kể đến đó là yếu tố bệnh lý đái tháo đường. Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh trên thì sẽ có khả năng làm gia tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não.
- Cao huyết áp: Thực tế, bệnh cao huyết áp này gây ra hiện tượng gia tăng sức ép lên thành của động mạch. Và lâu dần, sau một thời gian thì thành động mạch sẽ bị ảnh hưởng, tổn thương một cách nghiêm trọng và dẫn đến xuất huyết não. Bên cạnh đó, tiền sử bệnh cao huyết áp còn tạo điều kiện thuận lợi cho những cục máu đông được hình thành nên làm cản trở quá trình vận hành, lưu thông máu lên hệ thống não bộ. Do đó, bệnh nhân có yếu tố bệnh lý cao huyết áp cần đến bệnh viện kiểm tra thường xuyên, đều đặn.
- Bệnh về tim mạch: Khoa học đã chứng minh những ai có các bệnh lý liên quan đến tim mạch thì nguy cơ bị đột quỵ của họ là cao hơn nhiều so với người bình thường. Đây là nguyên nhân đột quỵ phổ biến mà nhiều người ngày nay gặp phải.
- Thừa cân hay béo phì: Rõ ràng, những người bị thừa cân hay béo phì có thể gặp phải rất nhiều vấn đề bệnh lý như là mỡ máu, cao huyết áp và tim mạch. Điều này khiến tỷ lệ bị tai biến mạch máu não tăng lên đáng kể.
- Tiền sử đột quỵ: Những bệnh nhân đã mang trong mình tiền sử bị đột quỵ thì nguy cơ rất cao là họ sẽ tiếp tục bị đột quỵ trong lần tiếp theo. Đặc biệt cần phải tập trung vào những tháng đầu tiên. Dựa trên bệnh án chúng tôi nhận thấy nguy cơ này thường kéo dài rất lâu, trung bình là 5 năm và có xu hướng giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên người bệnh không được phép chủ quan, hãy thật cẩn thận với tiền sử đột quỵ.
- Mỡ máu: Lượng cholesterol cao có thể sẽ tích tụ ở trên thành của động mạch. Chúng sẽ tạo nên những vật cản và làm tắc nghẽn mạch máu não bộ.
- Một lối sống không lành mạnh: Nguyên nhân đột quỵ đến từ chế độ ăn uống không điều độ, đặc biệt là không cung cấp, cân bằng đầy đủ những dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe. Song, chúng còn ảnh hưởng đến phổi và tim mạch của bạn nhiều hơn.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá vô cùng độc hại và nguy hiểm, điều này ai cũng biết. Và các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra, những người hút thuốc lá nhiều thì nguy cơ mà họ bị tai biến mạch máu não sẽ cao gấp 2 lần so với người bình thường. Khói thuốc sẽ gây ảnh hưởng, tổn thương cho thành mạch máu và đẩy mạnh, gia tăng quá trình xơ cứng của động mạch. Ngoài ra, thuốc lá còn làm hại phổi, dồn nén mọi công việc cho hệ tim mạch và gây ra hiện tượng cao huyết áp.
Bên cạnh đó, nguyên nhân đột quỵ còn liên quan đến việc bệnh nhân sử dụng quá nhiều các chất kích thích hay uống quá nhiều rượu, bia,…
Những yếu tố không thể thay đổi
- Giới tính: Theo số liệu thống kê, nam giới thường có tỷ lệ và nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nhiều so với nữ giới.
- Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi thường có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao gấp hai lần so với củng người da trắng.
- Tiền sử gia đình: Nếu như một người thân trong gia đình có tiền sử bị tai biến mạch máu não thì nguy cơ bị tai biến mạch máu não của mọi thành viên trong gia đình là cao hơn so với mức bình thường.
- Tuổi tác: Rõ ràng, bất cứ ai và bất cứ lứa tuổi nào cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Thế nhưng, phần lớn người già sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với người trẻ. Tính từ sau tuổi 55 trở đi thì cứ cách mỗi 10 năm thì nguy cơ mắc phải đột quỵ lại tăng lên gấp bội.
Những dấu hiệu đột quỵ mà bạn phải biết
Như chúng tôi đã nói, điều quan trọng nhất đối với người bị đột quỵ đó là thời gian! Việc phát hiện những dấu hiệu đột quỵ càng sớm sẽ càng tốt, giảm tỷ lệ bị tử vong. Vậy, sau đây sẽ là những dấu hiệu đột quỵ mà bạn phải biết để bảo vệ bản thân và những người thân yêu xung quanh mình:
- Bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ như tê hay yếu cơ. Đặc biệt triệu chứng này thường xảy ra ở một phần trên cơ thể.
- Bệnh nhân xuất hiện cảm giác khó nhai, nuốt.
- Có dấu hiệu tai biến mạch máu não như thay đổi thị lực, thị lực giảm sút ở một hoặc hai bên mắt.
- Cảm thấy bị chóng mặt, việc đi lại trở nên khó khăn hơn và rất khó để cử động.
- Trí nhớ trở nên sa sút, rối loạn.
- Xuất hiện dấu hiệu đột quỵ như nói ngọng, khó nói và lưỡi trở nên tê cứng.
- Rơi vào trạng thái nhức đầu, đau đầu nghiêm trọng mà họ không rõ nguyên nhân.
Thông thường, những dấu hiệu đột quỵ này sẽ không kéo dài. Vậy nên, một khi người bệnh cảm thấy nghi ngờ hay phát hiện bất kỳ một trong số những dấu hiệu đột quỵ trên thì tuyệt đối không được chủ quan. Cần ngay lập tức đến bệnh viện để được kiểm tra, xét nghiệm và cấp cứu kịp thời nhé.
Ngày nay, nhiều bác sĩ và chuyên gia y tế đã đưa ra những dấu hiệu đột quỵ dựa trên quy tắc “FAST”:
- Face: Face chính là gương mặt. Dấu hiệu đột quỵ thực tế có thể nhận biết thông qua gương mặt của người bệnh. Bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng khuôn mặt mất đi sự cân đối hay cười méo miệng. Nếu như bác sĩ cảm thấy nghi ngờ thì sẽ yêu cầu người bệnh cười để quan sát một cách rõ ràng, chính xác hơn.
- Arm: Bệnh nhân cần phải giơ cả hai tay lên cao và bác sĩ kiểm tra xem bên nào yếu bên nào mạnh. Bên yếu hơn sẽ rơi xuống trước và khi đó bác sĩ sẽ kết luận phần vai đó bị liệt.
- Speech: Bác sĩ có đủ chuyên môn và khả năng để có thể nhận thấy được sự bất thường trong ngôn ngữ. Đây là một dấu hiệu đột quỵ thường gặp. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nói nhiều lần một câu nói đơn giản nào đó. Và khi giọng nói của họ không được trọn vẹn, không rõ, không lưu loát, không trôi chảy và thậm chí không nói được thì đó chính là dấu hiệu tai biến mạch máu não.
- Time: Nếu như bệnh nhân có đủ cả 3 dấu hiệu trên: Face – Arm – Speech thì nguy cơ rất cao sẽ bị đột quỵ. Vậy nên, mọi người xung quanh cần nhanh chóng và khẩn trương đưa người bệnh đến cơ sở y tế hay bệnh viện gần nhất để cấp cứu, điều trị.
Cách sơ cứu đột quỵ
Vấn đề quan trọng nhất với người bị đột quỵ đó là thời gian. Vậy nên, ngay khi bệnh nhân bị đột quỵ hay có những dấu hiệu đột quỵ cần tiến hành sơ cứu ngay lập tức, tránh chậm trễ. Vậy, cách sơ cứu đột quỵ tại nhà như thế nào cho đúng chuẩn, khoa học? Mời bạn tham khảo chia sẻ của chuyên gia sau đây:
Cách sơ cứu đột quỵ sẽ bắt đầu ngay khi phát hiện người bệnh đó là gọi người trợ giúp và xe cấp cứu. Đơn giản vì chúng ta không đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn để làm tốt những điều này. Chỉ có bác sĩ, người có chuyên môn y tế mới biết cách sơ cứu đột quỵ nhanh và đạt hiệu quả tối ưu.
Trong suốt thời gian đợi chờ cấp cứu, mọi người xung quanh hãy theo dõi kỹ và sát sao những dấu hiệu đột quỵ hay bất kỳ một thay đổi bất thường nào của bệnh nhân. Làm như vậy sẽ giúp nhân viên y tế nắm rõ tình hình, can thiệp để có cách sơ cứu đột quỵ tốt hơn.
Nếu như người bệnh có dấu hiệu đột quỵ nôn mửa, ý thức suy giảm thì mọi người hãy nhanh chóng đổi từ tư thế nằm bình thường sang nằm nghiêng. Như vậy sẽ đảm bảo an toàn hơn. Đặc biệt, theo chuyên gia thì đây là tư thế được khuyến cáo để dùng trong những trường hợp hồi sức cấp cứu để giúp bảo vệ đường hô hấp cho bệnh nhân. Ngoài ra còn tránh được những biến chứng có thể mắc phải.
Việc bệnh nhân bị mất đi ý thức một phần hay hoàn toàn thì khi nằm ngửa, lưỡi của bệnh nhân có khả năng bị tụt xuống dưới họng. Như vậy sẽ gây ra hiện tượng bít tắc đường thời. Và nếu như họ nôn, việc nằm ngửa như vậy sẽ khiến họ tự hít phải chất nôn ấy. Lúc này có thể đối diện với vấn đề suy hô hấp cực kỳ nguy hiểm.
Cách sơ cứu đột quỵ với những bệnh nhân bất tỉnh hay lơ mơ, nhưng hơi thở của họ vẫn rất bình thường, không nôn thì có trường hợp có thể giữ luôn tư tế nằm ngửa. Hoặc để chắc ăn hơn, mọi người nên chuyển toàn bộ về tư tế nằm nghiêng.
Tuy nhiên, đối với bệnh nhân còn tỉnh táo thì mọi người xung quanh hãy nói chuyện với họ nhiều hơn. Giúp cho bệnh nhân nằm ở một tư thế đảm bảo thoải mái nhất. Cách sơ cứu đột quỵ tuyệt đối không được cho bệnh nhân ăn uống hay là sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Bên cạnh đó, có một số cách sơ cứu đột quỵ theo phương pháp dân gian thường áp dụng cho những đối tượng tình trạng bệnh tương tự. Ví dụ như là sử dụng kim chích vào ngón chân, chích vào 10 đầu ngón tay, cạo gió. Tuy nhiên, chúng tôi cảnh báo đây hoàn toàn là những cách sơ cứu đột quỵ nguy hiểm và chưa được khoa học xác thực. Vì vậy, tuyệt đối không được tự ý sơ cứu bằng những can thiệp khác nếu như không có y tế!
Hướng dẫn cách phòng tránh đột quỵ tốt nhất
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Câu nói này luôn đúng trong mọi trường hợp. Vậy, cách phòng tránh đột quỵ tốt nhất là gì?
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý
Rõ ràng, một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý là tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người. Nguyên nhân đột quỵ có thể đến từ nhiều yếu tố tác động khác nhau mà chúng tôi đã liệt kê. Bao gồm mỡ máu, những bệnh lý liên quan đến tim mạch hay đái tháo đường,..
Vậy nên, theo chuyên gia, một chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý là yếu tố quan trọng hàng đầu để quyết định việc có hình thành bệnh lý đột quỵ này hay không.
Việc ăn uống với chế độ dưỡng chất khoa học là cách để tất cả mọi người phòng tránh bệnh một cách hiệu quả.
- Hãy ăn nhiều những loại thực phẩm, rau xanh như các loại đậu và ngũ cốc.
- Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều cholesterol hay chính là chất béo. Loại bỏ khái niệm “thức ăn nhanh” ra khỏi tâm trí và ít ăn đồ chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên xào, rán.
- Ăn nhiều các loại hải sản, thịt trắng và trứng để đảm bảo cung cấp. bổ sung một lượng protein tốt cho cơ thể của bạn. Đồng thời hạn chế bớt khẩu phần thịt đỏ trong mỗi bữa ăn gia đình.
- Hạn chế uống những loại đồ ngọt, đặc biệt là những thực phẩm chứa quá nhiều đường.
- Mỗi ngày đều phải uống thật nhiều nước lọc. Uống thêm sữa đậu nành và những loại nước trái cây đều rất tốt.
Luôn giữ ấm cho cơ thể của bạn
Có thể bạn chưa biết, việc cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây ra hiện tượng cao huyết áp. Đồng thời áp lực bị gia tăng khiến cho các mạch máu bị vỡ. Do vậy, việc luôn luôn giữ ấm cho cơ thể là một điều hết sức quan trọng và cần thiết. Đặc biệt đối với những ai ở khu vực có khí hậu lạnh quanh năm. Luôn giữ cho mình một sức khỏe tốt, hơn hết là đối tượng người lớn tuổi trong đoạn thời điểm giao mùa.
Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày
Luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe. Tập thể dục mỗi ngày, thường xuyên và đều đặn sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu cơ thể. Đồng thời giúp bạn sở hữu một trái tim khỏe mạnh và nâng cao sức khỏe vốn quý.
Hãy tập thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và tối thiểu mỗi tuần 4 lần. Điều này sẽ giúp tất cả mọi người giảm được nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch dẫn đến tình trạng đột quỵ!
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Sức khỏe của mỗi người và khác nhau và thường xuyên thay đổi do nhiều yếu tố tác động. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp người bệnh sớm phát hiện ra những yếu tố, dấu hiệu đột quỵ. Từ đó, bác sĩ sẽ chủ động can thiệp và đưa ra các phương pháp điều trị khoa học, hiệu quả nhất.
Với những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý tim mạch, đái tháo đường hay mỡ máu thì càng phải cần đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên, đều đặn. Có như vậy mới giúp mọi người kiểm soát tốt tình trạng bệnh của bản thân. Đồng thời đảm bảo những chỉ số không vượt quá mức nguy hiểm dễ gây ra đột quỵ.
Đây được đánh giá là một trong nhiều cách để nhận biết sớm, phòng bệnh tối ưu với bệnh nhân đã có tiền sử đột quỵ.
Không hút thuốc lá
Một lời khuyên cho tất cả mọi người đó là hãy bỏ thuốc lá đi. Bởi thuốc lá là một trong số những nguy cơ làm gia tăng khả năng bị đột quỵ. Hút thuốc cực kỳ gây hại cho sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh chúng ta.
Vậy nên, nếu như bạn bỏ thuốc lá trong khoảng từ 2 – 5 năm thì nguy cơ đột quỵ của bạn sẽ ngang bằng với những đối tượng chưa bao giờ hút thuốc! Hãy bỏ thuốc khi còn có thể!
Phần kết
Hi vọng rằng với những chia sẻ của chúng tôi về bệnh lý đột quỵ sẽ giúp mọi người hiểu nhiều hơn. Đồng thời tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản cần thiết về nguyên nhân đột quỵ, dấu hiệu và cách sơ cứu hiệu quả. Hãy bảo vệ chính bản thân mình và bảo vệ những người mình yêu thương bạn nhé!
Xem thêm: Hướng dẫn cách sơ cứu khi gặp người bị co giật chi tiết từ A-Z