#1 Hướng dẫn cách sơ cứu khi gặp người bị co giật từ A-Z

Theo số liệu thống kê, cứ 10 người thì sẽ có tối thiểu một người đã từng bị co giật. Điều này có nghĩa là vấn đề co giật hiện nay rất phổ biến và tất cả mọi người đều sẽ cần đến sự giúp đỡ của chúng ta. Tuy nhiên, một số người lại cảm thấy luống cuống và không biết phải xử trí co giật sao cho đúng. Vậy nên, việc tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về sơ cứu người bị co giật là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Hiểu được điều đó, ở bài viết này, Top1dexuat.com sẽ hướng dẫn mọi người cách sơ cứu khi gặp người bị co giật từ A – Z. Đồng thời chia sẻ nhiều hơn, chi tiết hơn về nguyên nhân và dấu hiệu bị co giật. Đừng bỏ lỡ ngay sau đây!

Co giật là gì?

Trước khi xem qua hướng dẫn cách sơ cứu khi gặp người bị co giật, ta cần hiểu đúng co giật là gì? Theo nghiên cứu của các nhà chuyên gia, co giật đấy là một tình trạng cấp cứu thần kinh thường hay gặp phải trong cuộc sống mỗi ngày. Và co giật có thể xảy ra ngay khi sóng điện não bộ hoạt động một cách bất bình thường. Điều đó khiến cho cơ bắp của chúng ta bị co cứng lại và người bệnh trở nên mất đi ý thức của họ trong cơn co giật đó.

Thông thường, tình trạng co giật xảy ra nhiều ở đối tượng là trẻ em. Nguyên nhân là do hoạt động thần kinh của trẻ nhỏ, có độ tuổi dưới 6 là chưa thực sự hoàn chỉnh về mọi mặt.

co giat la gi
Hướng dẫn cách sơ cứu khi gặp người bị co giật từ A-Z. Ảnh: Google tìm kiếm

Trong rất nhiều những trường hợp co giật thường gặp, đa phần nó sẽ tự hết chỉ sau chừng vài phút. Và càng tốt hơn, ít nguy hiểm hơn nếu như người bệnh được tiến hành sơ cứu co giật kịp thời, đúng cách. 

Thế nhưng, biến chứng của những cơn co giật để lại là vô cùng nguy hiểm. Cụ thể là bị thiếu oxy não, khiến cho đường thở bị tắc nghẽn. Nguy cơ cao người bệnh sẽ tử vong nếu như không được cấp cứu nhanh chóng!

Nguyên nhân gây ra tình trạng co giật là gì?

Việc nắm rõ nguyên nhân gây to giật là hết sức quan trọng. Bởi bạn cần lưu tâm một cách kỹ càng thì mới có thể phòng bệnh hiệu quả. Đồng thời tự bảo vệ cho chính bản thân mình và những người yêu thương xung quanh.

Tình trạng co giật vốn xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Người bệnh bị hạ đường huyết và lượng canxi máu bị giảm sút đáng kể.
  • Bị ngộ độc các loại thuốc hay là hóa chất.
  • Bệnh nhân bị viêm phổi và dẫn đến hiện trạng thiếu oxy lên não.
  • Bị sốt cao do nhiễm trùng.
  • Bệnh nhân bị động kinh và lên cơn co giật.
  • Bệnh nhân bị viêm cầu thận cấp, ủ tủy thượng thận hay hẹp động mạch thận thường bị tăng huyết áp một cách đột ngột.
nguyen nhan gay ra co giat
Hướng dẫn cách sơ cứu khi gặp người bị co giật từ A-Z. Ảnh: Google tìm kiếm

Co giật vì bệnh động kinh

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng co giật cần nói đến đó là động kinh. Thống kê cho thấy số lượng người bị bệnh động kinh là một con số lớn. Đây là hiện tượng rối loạn từ những tín hiệu điện trong não bộ khiến bệnh nhân co giật tái diễn.

Có một số trường hợp bị động kinh đơn giản chỉ là họ bị ngây ra trong vòng vài giây. Tuy nhiên phần lớn vẫn là lên cơn co giật. Và dựa trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân, các Y – Bác sĩ hàng đầu chia co giật vì động kinh thành hai dạng: Động kinh cục bộ và động kinh toàn thể.

Co giật động kinh cục bộ

Thực tế, co giật động kinh cục bộ xuất phát từ những hoạt động bất thường của bệnh nhân. Song, nó chỉ là một phần của hệ thống não bộ. Chính vì thế mới có tên gọi là co giật cục bộ.

Co giật động kinh cục bộ được chia thành 2 dạng cơ bản đấy là đơn giản và phức tạp. Trước tiên, đi từ động kinh cục bộ đơn giản, chính xác là những cơn co giật không làm bệnh nhân bị mất ý thức. Tuy nhiên nó lại tác động và khiến thay đổi cảm xúc, cách nhìn nhận, ngửi, âm thanh hay mùi vị. 

Bên cạnh đó, nguyên nhân này còn có thể gây ra hiện tượng co giật ở cánh tay hay chân. Cùng với đó là những triệu chứng tự nhiên như là chóng mặt, ngứa mặt hay là mắt nhấp nháy.

Tiếp theo là những cơn động kinh cục bộ phức tạp. Có thể nói đây là nguyên nhân nguy hiểm bởi nó khiến người bệnh mất đi ý thức trong khoảng một thời gian tương đối dài. Đa số những cơn động kinh cục bộ phức tạp sẽ làm ánh mắt bệnh nhân nhìn chằm chặm và động không phủ định. Ví dụ như là bàn tay họ co giật, cọ xát, nuốt, nhai hoặc là đi bộ theo vòng tròn.

Co giật động kinh toàn thể

Đối với động kinh toàn thể thì nó sẽ liên quan đến tất cả não bộ. Có bốn loại động kinh toàn thể chính sau đây:

  • Động kinh múa giật: Đây là nguyên nhân gây ra những cơn co giật đột ngột hay là khiến người bệnh bị co rút tay chân.
  • Không có cơn co giật: Thông thường, những cơn co giật thường sẽ được đặc trưng bởi ánh nhìn và chuyển động của cơ thể. Vậy, động kinh toàn thể dạng này chỉ đơn giản gây ra sự mất ý thức trong thời gian ngắn mà thôi.
  • Động kinh cơn lớn: Động kinh cơn lớn sẽ được đặc trưng bởi những triệu chứng như mất đi ý thức, cơ thể bị cứng đơ và run rẩy. Bệnh nhân sẽ bị mất kiểm soát bàng quang của họ.
  • Động kinh suy nhược: Nguyên nhân này khiến bệnh nhân gặp phải tình trạng co giật và mất đi trương lực cơ bình thường. Họ có nguy cơ bị sụp đổ bất ngờ hoặc là rơi từ cao xuống!
tac nhan gay ra co giat
Hướng dẫn cách sơ cứu khi gặp người bị co giật từ A-Z. Ảnh: Google tìm kiếm

Những nguyên nhân gây co giật khác

Co giật do bệnh nhân bị hạ đường huyết

Trường hợp này thường gặp phải khi bệnh nhân sử dụng insulin liều lượng quá lớn. Đồng thời có khả năng bị tổn thương ở các tuyến nội tiết hay tuyến tụy nguy hiểm.

  • Người bệnh có cảm giác cồn cào, vã mồ hôi, mệt mỏi và buồn nôn.
  • Co giật toàn thân hoặc co giật nửa người.
  • Họ rơi vào tình trạng hôn mê chỉ tiếp theo sau cơn ngủ gật.
  • Liệt: Bệnh nhân đồng thời gặp vấn đề này khi hôn mê. Họ có thể bị liệt một chi, liệt mặt, liệt nửa người hay là liệt tạm thời chỉ trong chốc lát. Và sau đó sẽ nhanh chóng hồi phục, cải thiện lại sức khỏe hoàn toàn.
  • Những dấu hiệu thần kinh thực vật như là: Da nhợt nhạt, hơi thở gấp gáp và mạch đập nhanh,…

Co giật phân ly

Co giật phân ly thường xảy ra nhiều ở những người trẻ tuổi mà có nhân cách yếu. Và đa số, phái nữ sẽ bị nhiều hơn phái nam. Với những hoạt động lý trí suy yếu, cảm xúc và ám thị gia tăng. Cơn co giật như vậy sẽ xảy ra có ảnh hưởng, tác động của sang chấn tâm lý.

  • Phần lớn bệnh nhân sẽ giãy giụa một cách lung tung, không kiểm soát được chính mình.
  • Co giật có thể diễn ra khác nhau tùy tác động của các ám thị.
  • Co giật phân ly không khiến bệnh nhân bị mất đi ý thức.
  • Không có những rối loạn thần thực vật như co giật do hạ đường huyết.
  • Các cơ co giật tái phát và mức độ dài, ngắn sẽ hoàn toàn dựa trên hoàn cảnh tâm lý của người bệnh.
  • Sau những cơn co giật đó, bệnh nhân sẽ tỉnh. Họ sẽ nhớ được toàn bộ chi tiết xảy ra, những gì mà họ đã làm.

Co giật do sốt cao

Theo bác sĩ, sốt cao là nguyên nhân gây ra rất nhiều cơn co giật. Đa phần sẽ tập trung ở những bạn nhỏ dưới 2 tuổi. Vậy nên, phụ huynh cần lưu ý điều này để bảo vệ tốt con em của mình.

  • Sốt cao, sốt đột ngột trên 39 độ C.
  • Thường là những cơn co giật toàn thân.
  • Người bệnh có nguy cơ đối diện với việc bị rối loạn ý thức kiểu sảng như là mắt nhìn ngơ ngác, sợ hãi, hoảng hốt, nói ú ớ và ôm chặt lấy người thân.

Co giật do bị hạ lượng canxi trong máu

  • Trường hợp co giật này sẽ gặp nhiều ở đối tượng trẻ nhỏ bị còi xương, những người gặp phải tình trạng kiềm máu hay là thiểu năng giáp trạng,..
  • Các cơn co giật thường làm thắt thanh quản và sắc mặt bệnh nhân trở nên tím tái. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài, không được sơ cứu hay cấp cứu kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao.
  • Bệnh nhân bị co giật toàn thân, ở trong tư thế tay gấp lại còn chân thì duỗi cong ra.

Sản giật

Những cơn sản giật thường xảy ra bất cứ khi nào mà người bệnh không đề phòng được. Thường là những mẹ ở tuần thai thứ 20 cho đến tận 6 tháng lúc đẻ. Đối tượng gặp phải đa phần ở con so, cao huyết áp mãn tính, đa thai, rối loạn tự miễn hay đái tháo đường,…

Dấu hiệu nhận biết người bị co giật là gì?

Như chúng tôi đã nói, điều quan trọng nhất đối với người bị co giật đấy chính là thời gian. Người bệnh cần được phát hiện kịp thời và tiến hành sơ cứu hay đưa đi bệnh viện đúng lúc. Nếu không sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm trong tương lai. Hoặc tệ hơn, cơn co giật có thể lấy đi tính mạng của họ.

Sau đây sẽ là những dấu hiệu để nhận biết người bị co giật. Mọi người cần nắm kỹ để đề phòng, giúp đỡ những người xung quanh.

Đối với những ai bị co giật thường sẽ phát bệnh, có các dấu hiệu cơ bản như là bị ảo giác, chóng mặt. Đồng thời gặp phải những vấn đề liên quan đến các giác quan: Thị giác, khứu giác và vị giác bị thay đổi. Cùng với đó, cơ bắp của bệnh nhân sẽ bị co thắt một cách dữ dội. 

  • Bệnh nhân tự cắn má hoặc là cắn lưỡi của mình.
  • Họ không thể tự kiểm soát được khả năng tiểu tiện.
  • Nghiến răng.
  • Da trở nên tái mét, xanh xao.
  • Họ ngưng thở hoặc cảm thấy bị khó thở vô cùng.
dau hieu nhan biet co giat
Hướng dẫn cách sơ cứu khi gặp người bị co giật từ A-Z. Ảnh: Google tìm kiếm

Ngay khi kiểm soát được những dấu hiệu, triệu chứng như trên, bệnh nhân có khả năng sẽ trở về trạng thái tỉnh táo ban đầu. Hoặc không, họ sẽ tiếp tục tái diễn những dấu hiệu co giật khác:

  • Bệnh nhân bị lú lẫn, không tỉnh táo.
  • Họ cảm thấy đau đầu, chóng mặt.
  • Rơi vào trạng thái buồn ngủ và sẽ ngủ nhiều hơn so với bình thường.
  • Họ không kiểm soát được lý trí, không thể nhớ những gì đã xảy ra với họ trong lúc mà họ phát bệnh.
  • Một bên cơ thể của họ bị yếu đi từ vài phút cho đến vài giờ.

Ngay khi gặp những dấu hiệu co giật này, nếu mọi người có kỹ năng sơ cứu thì hãy tiến hành thực hiện. Tuy nhiên, nếu không thì cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay lập tức.

Ngoài ra, nếu có bất kỳ một ý kiến hay là thắc mắc gì của dấu hiệu co giật hãy tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia, bác sĩ nhé!

trieu chung cua co giat
Hướng dẫn cách sơ cứu khi gặp người bị co giật từ A-Z. Ảnh: Google tìm kiếm

Hướng dẫn cách sơ cứu khi gặp người bị co giật

Khi nghĩ đến co giật, mọi người thường có xu hướng chỉ nghĩ đến những cơn động kinh lớn gây co cứng cơ. Và trong kiểu co giật này, người bệnh thường sẽ khóc rất lớn. Ngoài ra, họ còn bị mất đi ý thức, ngã ra nền rồi bắt đầu hiện tượng co rút.

Vậy, khi gặp người bị co giật, hãy tiến hành các bước sơ cứu sau đây:

  • Đầu tiên, hãy thật bình tĩnh, lấy lại tinh thần để trấn an mọi người xung quanh bạn.
  • Tuyệt đối không làm ảnh hưởng, gây tổn thương cho người bệnh. Đơn giản bằng cách loại bỏ đi tất cả những đồ vật có đặc điểm sắc nhọn hoặc cứng ở không gian gần đó.
  • Nhẹ nhàng đặt người bệnh xuống nền rồi kê lên dưới đầu họ một vật gì đó thật mềm và mỏng nhẹ. Ví dụ như là một chiếc áo khoác, áo sơ mi gấp lại.
  • Nếu bệnh nhân đeo kính, hãy tháo kính ra khỏi mắt của họ. Thực hiện nới lỏng chiếc thắt lực hay là bất kỳ thứ gì đó có ở cổ. Bởi nó sẽ gây cản trở, làm ảnh hưởng quá trình hô hấp của người bệnh.
  • Lật người bệnh từ dáng nằm thông thường về nằm nghiêng một cách cẩn thận. Như vậy sẽ giúp cho đường thở của họ được thông thoáng, dễ dàng hơn rất nhiều. 
  • Hãy đặc biệt chú trọng đến thời gian kéo dài của một cơn co giật. Trong trường hợp cơn co giật đã kéo dài hơn 5 phút mà bệnh nhân không có dấu hiệu thuyên giảm, càng lúc càng khó thở, bị đau, bị thương hay gì khác thì hãy nhanh chóng gọi điện thoại cấp cứu.
  • Đây là thời điểm quan trọng và bạn cần ở lại bên cạnh bệnh nhân cho đến khi cơn co giật kết thúc. Hãy đảm bảo chắc chắn rằng người bệnh đã trở về trạng thái tỉnh táo.
  • Luôn tươi tỉnh và cố gắng trấn an tinh thần của người bệnh nếu như người ấy đã bắt đầu lấy lại được ý thức của họ.
  • Nếu như bệnh nhân không đủ khả năng để tự về nhà, hãy đề xuất gọi taxi hay là nhờ bạn bè, người thân giúp đỡ. Tuyệt đối không để người bị co giật một mình.
cach so cuu khi gap nguoi bi co giat
Hướng dẫn cách sơ cứu khi gặp người bị co giật từ A-Z. Ảnh: Google tìm kiếm

Các phương pháp điều trị co giật 

Uống thuốc

Có thể nói rằng, phương pháp điều trị co giật, đặc biệt đối với co giật toàn thân đa phần là uống thuốc. Đôi khi các bác sĩ và chuyên gia sẽ khuyến khích bệnh nhân uống nhiều hơn một loại thuốc nếu tác dụng của chúng giúp quá trình điều trị tốt hơn.

Thông thường, thuốc sẽ giúp làm giảm bớt tần suất các cơn co giật xảy ra. Đồng thời cũng giảm đi mức độ nguy hiểm, nghiêm trọng của những cơn co giật ấy. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp bệnh nhân vẫn tiếp tục tái diễn cơn co giật. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu máu thường xuyên để xét nghiệm và chắc chắn rằng bệnh nhân đang dùng đúng liều.

Phẫu thuật

Mục đích của việc tiến hành phẫu thuật đấy chính là ngăn chặn những cơn co giật có thể xảy ra. Bác sĩ sẽ thực hiện xác định chính xác vị trí và loại bỏ đi những vùng não mà cơn co giật bắt đầu. 

Theo chuyên gia, phương pháp phẫu thuật được đánh giá có hiệu quả rất cao với những bệnh nhân xuất hiện các cơn co giật xuất phát cùng một vị trí của não bộ.

Kích thích cảm ứng thần kinh

Đối với phương pháp điều trị này, bác sĩ sẽ đặt một thiết bị cấy lên bề mặt hay là nhu mô của não bộ. Qua đó, những thiết bị này sẽ phát hiện tín hiệu của các cơn co giật một cách chính xác. Sau đó gửi kích thích điện đến vùng não, sử dụng tín hiệu đó để dập tắt đi tình trạng rối loạn điện. Điều này sẽ giúp ngăn chặn tốt các cơn co giật xảy ra liên tiếp.

phuong phap dieu tri co giat
Hướng dẫn cách sơ cứu khi gặp người bị co giật từ A-Z. Ảnh: Google tìm kiếm

Phế vị (Kích thích thần kinh lang thang)

Đối với phế vị, cũng sẽ có một thiết bị được cấy ở dưới phần da của vùng ngực bệnh nhân. Điều này sẽ giúp kích thích, tác động lên dây thần kinh lang thang ở cổ. Từ đây, tính hiệu sẽ được gửi đến não và giúp ức chế hiệu quả các cơn co giật.

Tuy nhiên, phương pháp điều trị co giật này bệnh nhân vẫn có thể sẽ dùng thêm thuốc uống. Thế nhưng liều lượng lại không quá mạnh, sẽ được giảm đi đáng kể.

Kích thích não sâu

Bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép những điện cực vào một số vùng nhất định của não bộ. Mục đích chính là để tạo ra những cung điện và giúp điều chỉnh các hoạt động đang diễn ra bất thường của não. Và các điện cực này được nối vào một thiết bị như là máy tạo nhịp tim.

Những lưu ý khi tiến hành sơ cứu người bị co giật

  • Đối với người đang rơi vào tình trạng co giật, tuyệt đối không được ôm chặt họ. Đặc biệt càng không nên cố giữ họ không giãy giụa. Điều này hết sức nguy hiểm.
  • Không được đưa bất kỳ một đồ vật gì vào miệng của bệnh nhân. Việc chúng ta cố gắng, nỗ lực giữ cho lưỡi người bệnh xuống có thể khiến cho rằng hoặc hàm của họ bị tổn thương, ảnh hưởng. Những đối tượng bị co giật không có khả năng tự nuốt được lưỡi của chính họ.
  • Đừng sử dụng phương pháp hô hấp nhân tạo, trừ khi bệnh nhân không thở được sau khi cơn co giật của họ đã ngừng lại.
  • Không cho bệnh nhân ăn đồ ăn hay là uống nước cho đến lúc họ đã hoàn toàn tỉnh táo, bình phục.

Hướng dẫn phòng ngừa co giật hiệu quả

Việc phòng ngừa co giật xảy ra là điều mà tất cả chúng ta đều luôn mong muốn. Bởi những hậu quả mà co giật để lại là vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống hiện tại và tương lai.

Bên cạnh đó, đối với những ai đang chăm sóc bệnh nhân bị co giật thì điều quan trọng hàng đầu đó là phải kiểm soát tốt những cơn co giật. Đồng thời có các biện pháp phòng ngừa co giật xảy ra an toàn, hiệu quả. Hãy tham khảo những cách sau đây của chúng tôi:

  • Với những bệnh nhân đã có tiền sử bệnh co giật thì cần thường xuyên uống thuốc theo chỉ định, yêu cầu của bác sĩ. Phải uống đúng và đủ liều. Tuyệt đối không được tự ý bỏ liều hay là ngưng sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép.
  • Hạn chế và tốt nhất là dừng hút thuốc lá, dừng sử dụng rượu bia cũng như những chất kích thích gây hại cho sức khỏe.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và hợp lý. Đối với những ai đang bị co giật thì hãy gia tăng khẩu phần rau xanh, ăn nhiều trái cây tươi mỗi ngày. Bên cạnh đó, bổ sung nhiều thực phẩm chứa calci và protein như là cua, tôm, thịt nạc, cá, trứng hay sữa,…
  • Ngủ đúng giờ và đúng bữa. Đừng làm cho giấc ngủ của chúng ta trở nên căng thẳng và bị mệt mỏi.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe. Rèn luyện những bài tập như là ngồi thiền, yoga, đi bộ nhẹ nhàng, tập hít thở sâu và chậm. Nhìn chung, những điều này khá đơn giản nhưng lại cực kỳ hiệu quả trong việc phòng ngừa co giật. Nó sẽ giúp bạn giảm bớt stress và thư giãn tinh thần.
  • Trong trường hợp bị sốt cao thì hãy nhanh chóng hạ nhiệt độ bằng cách uống thuốc. Cùng với đó là những biện pháp vật lý kết hợp. Nếu như đã có tiền sử co giật từ trước thì hãy hạ nhiệt độ khi trẻ sốt cao, trên 28 độ C. Theo thống kê, trẻ có nguy cơ bị co giật khi chúng sốt trên 39 độ C. Vậy nên, phụ huynh cần phải tiến hành theo dõi, chăm sóc và thường xuyên đo nhiệt độ cho trẻ khi bị sốt.
cach phong ngua co giat
Hướng dẫn cách sơ cứu khi gặp người bị co giật từ A-Z. Ảnh: Google tìm kiếm

Phần kết

Vậy trên đây là chia sẻ của chúng tôi về cách sơ cứu khi gặp người bị co giật từ A – Z. Bên cạnh đó cũng đã nói rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hi vọng rằng mọi người sẽ nắm được những kiến thức cơ bản, quan trọng này để bảo vệ tốt chính mình và những người xung quanh!

Xem thêm: Viêm màng não ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài Hướng dẫn cách sơ cứu khi gặp người bị co giật chi tiết từ A-Z nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Liên hệ TOP 1 đề xuất!