Đông máu rải rác nội mạch là một hội chứng rối loạn hệ thống đông cầm máu nặng nề. Bệnh được đặc trưng bởi sự xuất hiện của rất nhiều những cục máu đông nhỏ ở sâu bên trong lòng mạch máu đi khắp cơ thể. Hậu quả bệnh lý rất nguy hiểm nếu như không được phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời, đúng lúc.
Vậy, đông máu rải rác nội mạch là bệnh gì? Chuẩn đoán và cách điều trị bệnh như thế nào cho hiệu quả? Tất cả sẽ có trong bài viết này của Top1dexuat.com.
Đông máu rải rác nội mạch là bệnh gì?
Đông máu rải rác nội mạch hay còn được gọi là hội chứng đông máu tiêu thụ. Đây là trạng thái bệnh lý thường xảy ra do sự hình thành của quá nhiều những cục huyết khối bên trong lòng mạch. Kèm với đó là các biến đổi fibrinogen trở thành fibrin trong vi tuần hoàn.
Xét về mặt sinh học máu, các chuyên gia xem đây là tình trạng đông máu do tiêu thụ. Có nghĩa là những yếu tố đông máu đang bị lôi cuốn, bị sử dụng triệt để vào trong quá trình hình thành fibrin và thrombin.
Ngược lại, nết xét về mặt lâm sàng thì đông máu nội mạch rải rác là hiện tượng chảy máu do đông nhiều. Cụ thể có có hai biểu hiện đấy là: Hội chứng chảy máu và hội chứng đau máu.
Bên cạnh chảy máu, trong đông máu rải rác có xuất hiện trường hợp tắc mạch mặc dù số lần gặp là ít hơn và chỉ xác định đúng trong một thời điểm nhất định của chẩn đoán hội chứng đông máu rải rác.
Những ai có nguy cơ mắc phải hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch?
Mọi người có thể mắc phải hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch khi gặp phải một trong số các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh sau đây:
- Sinh con.
- Sảy thai.
- Đã gây mê.
- Trải qua quá trình phẫu thuật.
- Mắc các bệnh ung thư, đặc biệt đối với một số loại bệnh liên quan đến bạch cầu.
- Đã được truyền máu.
- Mắc bệnh gan.
- Bị nhiễm khuẩn huyết hay là nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm.
Chẩn đoán hội chứng đông máu rải rác nội mạch
Khoa học chứng minh quá trình đông máu sẽ thường được hạn chế chỉ ở một khu vực diện tích nhất định. Bởi có sự phối hợp của các dòng máu và hoạt chất ức chế động máu lưu hành. Đặc biệt trong số đó phải kể đến antithrombin III.
Cụ thể, để chẩn đoán chính xác về hội chứng đông máu rải rác nội mạch cần tiến hành những bước sau đây.
Nhận định chung về đông máu rải rác trong lòng mạch
Khi tình trạng kích thích đông máu trong thể là quá lớn sẽ dẫn đến các cơ chế kiểm soát có thể bị áp đảo. Điều này dẫn đến hội chứng đông máu rải rác nội mạch. Và trong thuật ngữ sinh lý bệnh học thì hiện tượng đông máu rải rác nội mạch có thể được xem như là hậu quả của thrombin lưu hành, bình thường giới hạn ở một khu vực vùng trú.
Thrombin là chất có tác dụng chia tách fibrinogen trở thành fibrin monomer gây kích thích quá trình ngưng tập tiểu cầu. Đồng thời hoạt hóa các yếu tố Y và VIII, phóng thích chất hoạt hóa có tên plasminogen để sinh ra plasmin.
Theo thứ tự lần lượt, những plasmin được chia tách bởi fibrin này sẽ sinh ra các vật phẩm thoái giáng fibrin và thậm chí là làm bất hoạt các yếu tố V và yếu tố VIII. Từ đó kết luận các hoạt động quá mức của thrombin sẽ gây ra giảm lưu fibrinogen trong lưu lượng máu, làm giảm tiểu cầu, giảm yếu tố đông máu và fibrin.
Hội chứng đông máu rải rác nội mạch thường có khả năng gây nên bởi một vài các bệnh nặng. Trong đó bao gồm nhiễm khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn gram (-) nhưng cũng có thể là bất cứ một loài vi khuẩn phổ biến nào hoặc bị nhiễm nấm. Chúng sẽ phát triển và tàn phá nặng nề các mô liên quan, có nguy cơ gây bỏng và tổn thương ở đầu.
Đi kèm với đó là các biện chứng về phụ khoa như sẩy thai nhiễm trùng, tắc mạch vì nước ối hay thai chết lưu. Ung thư có thể là adenocarcinoma tuyến nhầy hoặc bạch cầu cấp thể tủy bào. Cuối cùng là những phản ứng truyền máu gây ra hiện tượng huyết tán nghiêm trọng.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch
Thực tế, hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch được đặc trưng bởi sự kích hoạt hệ thống đông máu. Hậu quả đó là tạo ra một số lắng đọng của Fibrin và thành lập nên huyết khối vi mạch trên nhiều cơ quan. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể dẫn đến tình trạng mạch máu tắc nghẽn và xuất huyết. Nguyên nhân là do các yếu tố đông máu bị giảm trầm trọng.
Hiện nay, theo chuyên gia sẽ có ba nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hội chứng đông máu rải rác nội mạch đó là:
- Nguyên nhân ngoại khoa
- Nguyên nhân sản khoa
- Nguyên nhân nội khoa
Nguyên nhân ngoại khoa
Trước tiên cùng tìm hiểu về nguyên nhân ngoại khoa gây ra hội chứng đông máu rải rác nội mạch. Bệnh nhân có thể do sốc chấn thương, chảy máu, hội chứng vùi lấp, phẫu thuật nối cửa-chủ, lồng ngực, phẫu thuật tim mạch hay phổi, cấy ghép cơ quan (tim, gan, thận), mổ tiền liệt tuyến, nạo vét hạch, mổ hay cắt các khối ung thư lớn,…
Nguyên nhân sản khoa
Nguyên nhân sản khoa có thể do nhiễm khuẩn khi phá thai, viêm bể thận do thai nghén, thai chết lưu, nghẽn mạch do nước ối, vỡ tử cung, rau tiền đạo, chảy máu ồ ạt sau bong rau, chửa trứng,….
Nguyên nhân nội khoa
Một số các nguyên nhân nội khoa liên quan đến nhiễm khuẩn máu và nhiễm khuẩn nặng như: xơ gan, suy gan cấp, nghẽn mạch phổi nặng, say nóng, lao kê, dịch hạch, sốc phản vệ, tụ cầu, não mô cầu nhất, nhiễm virus nặng, vi khuẩn yếm khí,….
Nguyên nhân gây đông máu rải rác nội mạch ít gặp
- Đông máu rải rác nội mạch do bị rắn cắn: Trường hợp này xảy ra do các enzyme trong nọc độc rắn từ vết cắn di chuyển lên hệ tuần hoàn. Chúng sẽ hoạt hóa một hay là nhiều yếu tố đông máu và tạo nên thrombin. Từ đó chuyển hóa fibrinogen trở thành fibrin.
- Bị tổn thương mô nghiêm trọng, nặng nề do đã bị chấn thương ở vùng đầu, tê cóng, bỏng hay là vết thương do đạn tạo ra.
- Tan máu nội mạch.
- Các biến chứng do phẫu thuật tuyến tiền liệt. Điều này tạo điều kiện cho những mảnh tuyến tiền liệt sở hữu yếu tố mô kèm theo các chất có khả năng kích hoạt plasminogen đi vào hệ tuần hoàn.
- Hiện tượng phình động mạch chủ hoặc là u mạch máu. Đây còn được gọi là hội chứng Kasabach-Merritt. Nó có liên quan đến việc gây tổn thương thành mạch và những vùng ứ máu khác.
Trường hợp hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch tiến triển chậm thường có nguyên nhân là do ung thư, các u mạch máu hoặc phình mạch.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đông máu rải rác nội mạch
Việc phát hiện bệnh là điều cơ bản và quan trọng để có thể đưa ra phương pháp điều trị khoa học kịp thời. Hội chứng đông máu rải rác nội mạch sẽ gây ra hiện tượng chảy máu lẫn huyết khối.
Thông thường, theo dữ liệu bệnh án của bệnh nhân thì chảy máu sẽ gặp nhiều hơn là huyết khối. Tuy nhiên, xét một góc độ nào đó thì huyết khối vẫn có thể vượt trội hơn nếu như tình trạng đông máu được hoạt hóa và vượt xa so với tình trạng tiêu fibrin.
Chảy máu có thể xảy ra bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào. Nhưng đối với chảy máu tự phát, máu sẽ rỉ ra từ những vị trí chọc tĩnh mạch hoặc từ vết thương là đầu mối quan trọng hàng đầu cho việc chẩn đoán của bác sĩ.
Huyết khối đa phần được thể hiện bằng thiếu máu cục bộ những vùng xa và hoại thư. Tuy nhiên những tình trạng bi thảm như là nhồi máu tủy thận xuất huyết hay hoại tử vùng vỏ thận có nguy cơ cao xảy ra.
Đông máu rải rác nội mạch có khả năng gây ra thiếu máu huyết tán bệnh tiểu động mạch rất nguy hiểm. Hội chứng cấp độ bán cấp thường thấy ở những đối tượng là bệnh nhân ung thư. Họ có những biểu hiện ban đầu như là huyết khối tái phát tĩnh mạch cả nông và sâu.
Xét nghiệm hội chứng đông máu rải rác nội mạch
Hội chứng đông máu rải rác nội mạch sẽ gây ra bệnh lý đông máu tương đối phức tạp dựa trên dấu hiệu đặc thù đó là fibrinogen máu thấp. Đồng thời sản phẩm thoái giáng chất fibrin tăng cao, tiểu cầu giảm và thời gian prothrombin diễn ra kéo dài.
Theo các bác sĩ thì một trong số các sản phẩm thoái giáng fibrin nhạy cảm nhất, nghiêm trọng nhất đó là chuỗi đôi D. Nguyên nhân là do những liên kết chéo của chúng bao hàm lấy nguyên ủy fibrin trong cục máu đông.
Xét cho cùng, toàn bộ những sản phẩm thoái giáng đều đã được tiến hành thanh lọc ở gan. Và điều này có thể khiến rối loạn chức năng gan bị tăng lên đáng kể. Một nét đặc biệt để chẩn đoán labo quan trọng đó là giảm fibrinogen trong máu. Bởi chỉ một số ít rối loại khác như là bệnh gan nặng, giảm fibrinogen máu bẩm sinh gây hạ thấp trị giá của fibrinogen mà thôi.
Một vài trường hợp khác, hội chứng khi trị giá cơ bản của fibrinogen nơi bệnh nhân tăng cao thì giá trị fibrinogen ban đầu có thể đạt mức bình thường. Thế nhưng, vì một nửa đời sống của fibrinogen thường rơi vào khoảng 4 ngày nên khi một giá trị bị hạ thấp sẽ càng khẳng định kết quả chẩn đoán đông máu rải rác trong lòng mạch.
Bên cạnh đó, bất kỳ một sự bất thường nào khác về labô cũng là lúc có, lúc không. Thời gian thromboplastin một phần có khả năng bị hoặc là không bị kéo dài. Cứ 4 trường hợp thì sẽ có 1 trường hợp gặp phải tình trạng thiếu máu huyết tán thể động mạch.
Đồng thời đi kèm với hiện tượng hồng cầu bị phân mảnh phần trên kính phết máu vùng ngoại biên. Khi đó, trị giá của antithrombin III có nguy cơ suy giảm một cách rõ rệt. Hiện tượng tiêu fibrin lúc này được hoạt hóa trị giả a2 – antiplasmin và plasminogen có thể rất thấp.
Bệnh nhân khi bị xuất huyết gây giảm tiểu cầu huyết khối có thể sốt và thiếu máu huyết tán bệnh lý vùng tiểu động mạch. Trị giá của các test đông máu và fibrinogen vẫn đạt mức bình thường.
Cách điều trị hội chứng đông máu rải rác nội mạch
Chuyên gia cho rằng việc điều trị tận gốc hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch là hết sức khó khăn, nhiều vấn đề phức tạp. Vì thế ban đầu cần tiến hành điều trị nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng lâm sàng.
Điều trị bệnh gây đông máu rải rác nội mạch
Chúng tôi đã lần lượt liệt kê và phân tích các nguyên nhân gây nên hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch ở trên. Và việc điều trị hội chứng này cần phải thực hiện điều trị sớm những nguyên nhân gây bệnh.
Triệu chứng lâm sàng của hội chứng là vô cùng nguy hiểm, do đó Y bác sĩ cần phải thật chú trọng trong việc điều trị xuất huyết hoặc tắc mạch cho các bệnh nhân.
Điều trị hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch
Việc điều trị để giảm bớt tình trạng đông máu, chống chảy máu đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định để tránh gây tử vong. Vì thế cần phải được điều trị kịp thời và nhanh chóng. Tuy nhiên phải đảm bảo tính khoa học và hiệu quả hồi phục cao.
Giới thiệu một số phương pháp điều trị
- Khi bệnh nhân chảy máu sẽ truyền huyết tương tươi đông lạnh dựa trên thực tế lâm sàng. Nếu như bệnh nhân không nằm trong vùng được chỉ định truyền huyết tương đông lạnh thì ngay lập tức các Y bác sĩ sẽ thay thế bằng phức hợp prothrombin ở dạng cô đặc.
- Khi nồng độ hemoglobin có hiện tượng giảm xuống về mức dưới 80G/L và bệnh nhân chảy máu chưa thể cầm được thì bác sĩ phải truyền một khối hồng cầu vào trong cơ thể.
- Trường hợp bệnh nhân mất một lượng máu nhiều và số lượng tiểu cầu giảm về mức dưới 50G/L thì sẽ được truyền khối tiểu cầu. Tuy nhiên ngược lại, nếu không chảy máu mà số lượng tiểu cầu vẫn giảm mạnh về mức dưới 20G/L thì cũng cần phải được cung cấp khối tiểu cầu ngay.
- Nếu lượng fibrinogen giảm về mức dưới 1G/L thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định có nên truyền yếu tố VIII (cryoprecipitate) vào hay không.
- Điều trị hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch bằng thuốc chống đông: Heparin tiêu chuẩn và Heparin có trọng lượng phân tử thấp.
- Điều trị hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch bằng thuốc chống tiêu sợi tuyết: Acide tranexamique. Tuy nhiên phương pháp này phải được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân có triệu chứng chảy máu nặng có thể gây đe dọa đến tính mạng. Tuyệt đối không được sử dụng một cách tùy tiện.
Và để có thể hạn chế những diễn tiến của hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch, bệnh nhân hãy thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học trong cuộc sống hằng ngày:
- Bệnh nhân hãy uống thuốc theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không được tự ý ngưng sử dụng thuốc. Đến bệnh viện tái khám định kỳ.
- Duy trì một lối sống khỏe mạnh, lành mạnh và luôn luôn đối diện trước mọi hoàn cảnh với thái độ tích cực.
Với những ai đang trong quá trình sử dụng thuốc làm loãng máu thì cần phải đến gặp bác sĩ và kiểm tra thường xuyên, đều đặn. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để có thể lượng giá việc đông máu trong cơ thể mỗi người.
Lời kết
Sức khỏe là vốn quý và việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bản thân là vô cùng quan trọng. Hội chứng đông máu rải rác nội mạch có thể đến và xảy ra với bất kỳ ai trong số chúng ta. Song, bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong.
Vì thế, mỗi người đều nên có ý thức trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản và cần thiết về hội chứng này. Từ đó có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, đúng lúc.
Xem thêm: Xét nghiệm sinh hóa gan là gì? Quá trình xét nghiệm gan ra sao?