Chúng ta thường biết rằng, các cặp đôi yêu nhau sau một quãng thợ gian dài muốn tiến tới hôn nhân đều sẽ tổ chức lễ đính hôn. Sau lễ đính hôn sẽ là lễ thành hôn. Đây là trình tự bắt buộc và truyền thống từ xa xưa của ông cha ta để lại. Nó cũng là một nghi thức đặc trưng trong văn hóa, phong tục tập quán Á Đông nói chung và người Việt nói riêng.
Vậy, đính hôn là gì? Đính hôn là lễ gì? Nghi thức lễ đính hôn mà cô dâu chú rể cần biết phải được tiến hành ra sao? Sự khác nhau về nghi lễ ở mỗi vùng miền, tập quán như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết này của Top1dexuat.com.
Đính hôn là gì?
Mặc dù có nhiều bạn đọc đã tham gia rất nhiều tiệc cưới, đám hỏi, nhưng khi đề cập tới khái niệm lễ đính hôn là gì thì lại chưa thể khái quát được.
Theo đó, đính hôn là gì? Đính hôn hay còn gọi là hứa hôn. Đây là một trong những lễ bắt buộc phải có trước khi tiến hành lễ vu quy, lễ thành hôn.
Hiểu theo cách khác, lễ đính hôn chính là một nghi lễ hỏi cưới cô dâu, được sắp xếp và tổ chức ở nhà gái. Nhà trai sẽ chuẩn bị lễ vật bao gồm đồ chay và đồ mặn. Tuỳ thuộc vào phong tục từng địa phương sẽ bao gồm những lễ vật như: mâm heo quay, mâm xôi gà, mâm nước ngọt, hoa quả, bánh trái, trầu cau,…
Lễ đính hôn sẽ biểu đạt cho ý nghĩa hứa gả con cái giữa 2 bên gia đình. Là cơ sở xác định mối quan hệ giữa chàng trai, cô gái và những phát sinh quan hệ pháp lý sau này. Đồng thời cũng là dịp để cô dâu chú rể thông báo, ra mắt tới người thân, họ hàng, bạn bè về hôn sự chính thức.
Cuộc đời của mỗi ai trong số chúng ta rồi sẽ có những lần đáng nhớ. Đó là lần ta đỗ vào một trường đại học danh giá, là khi nhận trên tay số tiền lương đầu tiên, là khi tự tay mua cho mình một ngôi nhà. Nhưng đặc biệt nhất là ngày ta xinh đẹp nhất, trưởng thành nhất trong lễ đính hôn của mình. Ngày mà ta chính thức bước chân vào cuộc đời của một ai đó, đồng hành cùng họ, vun vén hạnh phúc gia đình cùng với họ!
Người ta thường nói lễ đính hôn chính là phần teaser mở đầu của bộ phim dài tập có tên là “Hạnh phúc hôn nhân”. Trong bộ phim ấy, bất kỳ đôi nam thanh nữ tú nào cũng muốn mình trở thành nhân vật chính.
Bạn đang xem bài viết liên quan tới chủ đề : Đính hôn là gì?
Nghi thức lễ đính hôn là gì? Là nghi thức quan trọng trong thủ tục xin cưới của người Việt. Là lễ để thông báo về việc gả con cái hai bên gia đình cho nhau. Những đôi yêu nhau, họ đã có một khoảng thời gian tìm hiểu và quyết định chuẩn bị kỹ lưỡng cho tương lai của mình. Ở mỗi một vùng miền, phong tục tập quán lễ đính hôn sẽ được diễn ra khác nhau. Song những yêu cầu về lễ vật cũng sẽ thay đổi.
Một lễ đính hôn sẽ diễn ra với nhiều khung bậc cảm xúc. Đó là sự nghẹn ngào, bồi hồi của quý bậc phụ huynh có công sinh thành. Là sự háo hức, mong đợi của họ hàng, người thân, bạn bè xung quanh. Hơn hết đó chính là sự cảm động, nghẹn ngào nhưng cũng có phần hạnh phúc khó tả.
Nếu để lựa chọn một câu nói thực sự ý nghĩa trong lễ đính hôn thì ta nên chọn câu nói bằng tiếng Anh. Vừa thể hiện sự trang nghiêm, lịch thiệp mà không kém phần sang trọng.
Việc tổ chức lễ đính hôn theo đúng quy trình thủ tục đính hôn truyền thống thể hiện sự tôn trọng của thế hệ con cháu đối với nét văn hóa dân tộc. Ngoài ra, nghi thức lễ đính hôn theo phong cách truyền thống còn giúp giáo dục cho con cái về sự hiếu thuận, kính trọng tổ tiên. Từ đó góp phần vào việc gìn giữ nét bản sắc văn hóa dân tộc Việt.
Qua phần khái niệm về đính hôn là gì ở trên, chắc chắn những ai chưa cưới hoặc đã cưới cũng sẽ nắm bắt rõ được định nghĩa về cụm từ này. Để hiểu rõ hơn về nhiều thủ tục đính hôn là gì hay các nghi lễ liên quan, các bạn hãy tiếp tục theo dõi phần nội dung dưới đây.
Thông tin liên hệ mua Rượu Mừng cho ngày vui và đăng ký làm đại lý Rượu Mừng:
- Công ty TNHH Rượu Mừng (Happy Wine, LTD)
- Văn phòng: Tòa nhà Landmark1 – Vinhome Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, Bình Thạnh, HCM.
- Email: ruoumung@gmail.com
- Hotline: 096 319 26 33 / 08 2525 1515
Trong lễ đính hôn có trao nhẫn hay không?
Lễ đính hôn có trao nhẫn hay không? Đây là câu hỏi mà chúng tôi nhận được khá nhiều từ các cặp đôi. Thực tế, theo thông lệ trong ngày đính hôn truyền thống thì không thể thiếu đi cặp nhẫn cưới của đôi trai tài, gái sắc. Cô dâu và chú rể sẽ tiến hành trao nhẫn cưới cho nhau trong nghi thức này. Điều này nhằm chứng minh cho tình cảm, tình yêu trong sáng, mãnh liệt được chấp nhận từ hai bên gia đình.
Lễ đính hôn và lễ ăn hỏi khác hay giống?
Nếu đã nắm rõ định nghĩa đính hôn là gì thì chắc chắn các bạn sẽ nhận thấy: lễ đính hôn và lễ ăn hỏi là một. Nó là trong những trình tự bắt buộc trước khi cô dâu và chú rể tiến tới kết hôn. Theo đó, tuỳ thuộc vào mỗi vùng miền sẽ có cách gọi về nghi lễ này khác nhau.
- Ở miền Bắc, mọi người gọi là lễ ăn hỏi/Đám hỏi. Trong buổi lễ long trọng ấy, hai bên gia đình sẽ có cơ hội được gặp nhau, chuyện trò về tình yêu đôi bạn trẻ. Song tiến hành trao lễ vật và tiền để dẫn cưới.
- Đối với miền Nam, lễ đính hôn sẽ được diễn ra như là một tiệc thân mật, là tiệc gặp gỡ giữa hai bên. Họ sẽ cùng nhau hòa mình vào trong buổi tiệc vô cùng ấm áp, vui vẻ và hạnh phúc.
Vì vậy, khi được hỏi đính hôn là gì? Ăn hỏi là gì? Hay câu hỏi về hứa hôn là gì? Đính hôn là đám hỏi hay đám cưới? Các bạn có thể mang hai khái niệm về cụm từ này để đánh tráo cho nhau. Hoặc sử dụng định nghĩa và những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên. Từ đây, có thể thấy những tên gọi khác nhau về đính hôn là gì cũng chính là ý nghĩa biểu thị cho sự đa dạng, phong phú về ngôn ngữ Tiếng Việt.
Thời điểm tổ chức lễ đính hôn
Ngoài câu hỏi đính hôn là gì, nhiều cặp đôi vẫn thường đặt ra câu hỏi rằng: Tổ chức lễ đính hôn xong bao lâu thì mới cưới? Thực chất, không có một ai đặt ra quy chuẩn về thời điểm tổ chức lễ đính hôn. Đơn giản đây sẽ là sự thỏa thuận và thống nhất dựa trên điều kiện của gia đình hai bên.
Thời điểm tổ chức lễ đính hôn đẹp nhất là khi cả hai đã sẵn sàng bước vào cuộc sống của nhau. Sẵn sàng là một phần trong gia đình, sẵn sàng yêu thương vô điều kiện.
Thông thường thì các đôi sẽ quyết định tiến hành lễ đính hôn trước đám cưới chừng 3 – 6 tháng. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để có thể chuẩn bị mọi thứ thật tươm tất, đầy đủ. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp yêu cầu sự linh động nhất định. Mọi người có thể tham khảo:
- Thời điểm tổ chức lễ đính hôn cùng đám cưới: Trường hợp này dành cho những đôi trai gái mong muốn tổ chức đám cưới sớm hơn. Hoặc là do khoảng cách địa lý của hai bên gia đình quá xa, không thuận tiện trong việc di chuyển nhiều lần. Nếu thỏa thuận được với nhau, hai gia đình có thể cắt giảm một vài thủ tục đám cưới. Từ đó lễ đính hôn và lễ cưới sẽ được gộp chung với nhau thành một buổi lễ trang trọng.
- Thời điểm tổ chức lễ đính hôn trước đám cưới từ 1 – 2 tháng: Trường hợp này là thông dụng và thường thấy nhất. Nó áp dụng khi cả hai bên đã xác định và lựa chọn được ngày cưới cụ thể. Họ sẽ tổ chức một buổi gặp mặt, trò chuyện để tiến hành lễ dạm ngõ. Song, những công đoạn cho lễ cưới cùng sẽ diễn ra thuận tiện, không gì phải gấp gáp.
- Thời điểm tổ chức lễ đính hôn trước lễ cưới từ 1 – 2 năm: Trường hợp cuối cùng đa số dành cho những đôi đang gặp khó khăn về tuổi tác. Có nghĩa là chưa hợp tuổi để cưới hoặc chưa đủ tuổi để cưới. Hay là những trở ngại về mặt địa lý, một trong hai phải đi làm ăn xa hay du học. Vậy nên, gia đình sẽ tổ chức lễ đính hôn trước 1 – 2 năm để “đặt gạch” và thông báo. Chỉ chờ thời điểm vàng là đám cưới sẽ được diễn ra.
Ý nghĩa thực sự của lễ đính hôn là gì?
Vậy ý nghĩa thật sự của lễ đính hôn là gì? Thực chất là là một cột mốc đáng nhớ trong cuộc đời của mỗi người, đặc biệt là đối với các cô gái. Nếu như lễ dạm ngõ chính là bước đệm để hai bên gia đình có cơ hội gặp gỡ, xin phép cho đôi lứa qua lại, tìm hiểu lẫn nhau mà không có bất kỳ ràng buộc hôn nhân nào thì lễ đính hôn lại khác. Lễ đính hôn là bước ngoặt lớn để dẫn đến hôn nhân hợp pháp.
Nhà trai sẽ mang theo lễ vật đến nhà gái để tổ chức lễ đính hôn. Nhà gái nhận sính lễ. Nghi thức này được xem như là sự cam kết, chấp thuận giữa hai bên gia đình. Rằng trong tương lai sẽ có một đám cưới đẹp và hạnh phúc viên mãn. Qua đó cũng nhằm thông báo cho những người thân yêu xung quanh rằng: Cô gái nhà này chính là vợ chưa cưới của chàng trai kia. Đây chính là con dâu tương lai của nhà A, B nào đó. Những thanh niên khác không nên quan tâm hay nhìn ngó nữa.
Đối với các cô gái, lễ đính hôn chính là ngày mà họ trông rạng rỡ và xinh đẹp nhất. Bước đi bên cô là một chàng trai đã có phần chín chắn và trưởng thành. Họ đã quyết định về chung nhà với nhau, sống với nhau dưới một mái ấm.
Chặng đường phía trước tuy biết sẽ nhiều khó khăn nhưng hứa cùng nhau vượt qua tất cả. Rồi họ sẽ có một đàn con thơ, ngày ngày rộn ràng tiếng cười nói. Niềm hạnh phúc đơn giản bắt đầu từ lễ đính hôn mà cả hai người đều có sự chân thành, tình yêu cho nhau đủ lớn!
Với một ý nghĩa sâu sắc như vậy thì lễ đính hôn thật sự rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con người phải không? Cũng chính vì vậy mà từ khoá đính hôn là gì luôn được các cặp đôi sắp cưới tìm hiểu và quan tâm rất nhiều.
Lễ đính hôn cần chuẩn bị gì?
Nhà trai và nhà gái đều có những sứ mệnh và trách nhiệm cao cả trong buổi lễ đính hôn. Lễ đính hôn có thành công hay không và hạnh phúc của cặp đôi có được viên mãn chính là nhờ vào bước chuẩn bị kỹ lưỡng này.
Đối với những nghi lễ trọng đại như đính hôn thì sự thiếu sót phải hạn chế đến mức tối đa. Người xưa rất kiêng kỵ về vấn đề đó. Vậy nên, nếu cặp đôi vẫn đang băn khoăn và lo lắng thì có thể đọc thêm thông tin chia sẻ chi tiết về việc lễ đính hôn cần chuẩn bị gì của chúng tôi dưới đây nhé!
Nhà gái chuẩn bị cho lễ đính hôn
Như thông tin chia sẻ trong đoạn nội dung Lễ đính hôn là gì ở trên, các bạn có thể thấy, nhà gái sẽ là nơi tổ chức toàn bộ quy trình của nghi thức này. Do nhà nam sẽ chủ động mang lễ vật qua về xin cưới nên cơ bản nhà gái không cần chuẩn bị quá nhiều. Tuy nhiên, hãy trang trí bàn thờ cúng ông bà, gia tiên cẩn thận.
Bày trí mọi thứ trong gia đình sao cho thật thẩm mỹ, toát lên nguồn không khí vui tươi, hạnh phúc của buổi lễ vu quy. Cùng với đó là trầu, bánh trái, nước để tiếp đón nhà trai thật chu đáo.
Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình hay tập quán thủ tục đính hôn của mỗi địa phương mà có thể chuẩn bị thêm cỗ mặn. Một phần là để tạo dựng bữa tiệc thân mật, một phần chiêu đãi và cảm ơn sự dành thời gian tham gia, chung vui cùng đôi bạn trẻ.
Hiện nay, nghi lễ đính hôn diễn ra tại nhà gái thường được các gia đình dọn dẹp nhà cửa một cách rất trang hoàng. Có nhiều gia đình còn dày công sửa nhà, sơn lại nhà hay sắm sửa thêm một vài nội thất mới. Tới ngày lễ, gia đình sẽ chuẩn bị thêm một vài bộ bàn ghế kèm theo đó là trà, bánh để đón tiếp các khách mời cũng như thành viên bên nhà trai.
Nhà trai chuẩn bị cho lễ đính hôn
Về phía nhà trai, khâu chuẩn bị luôn là khâu ăn điểm trong mắt nhà gái. Có xin rước dâu được hay không chính nằm ở sự tinh tế, chỉnh chu của nhà trai. Do đó, bạn đọc đừng dừng lại ở việc tìm hiểu mỗi định nghĩa đính hôn là gì. Mà hãy tham khảo thật kỹ phần nội dung này nữa nhé.
Theo đó, bên cạnh việc trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị mâm cỗ thì nhà trai còn phải mang theo sính lễ đến nhà gái.
Dựa trên văn hóa, phong tục thủ tục đính hôn của mỗi nơi mà sính lễ sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên hai lễ vật truyền thống luôn bắt buộc có, là:
- Mâm trầu cau
- Trà rượu, thuốc lá
Nhà trai có thể chuẩn bị thêm một số vật lễ khác.
Ví dụ như:
- Mâm bánh mứt
- Mâm trái cây
- Mâm xôi
- Mâm heo sữa quay
- Mâm nước ngọt
- Mâm rượu
- …
Điều này sẽ góp phần giúp cho mâm sính lễ thêm phần đa dạng và phong thú. Thể hiện được sự thành kính, quý trọng đặc biệt dành cho nhà gái.
Số lượng mâm sính lễ ở mỗi miền Bắc – Trung – Nam có sự khác biệt. Người Nam yêu thích những con số chẵn như 6, 8 hoặc 10. Còn người Bắc thì chuộng số lẻ như 5, 7 hay 9,…Số lượng mâm hỏi sẽ được thoả thuận giữa hai bên gia đình. Thông thường, nhà trai sẽ hỏi ý kiến nhà gái về số lượng mâm ăn hỏi trước để chuẩn bị.
Phân biệt nghi thức lễ đính hôn ba miền Bắc – Trung – Nam
Nghi thức lễ đính hôn bao gồm nhiều bước. Người Việt Nam ta xưa nay vẫn tuân theo quy trình này, không bỏ bớt. Điều đó thể hiện sự tôn trọng với truyền thống ông cha, với nét đẹp tinh hoa văn hóa dân tộc Á Đông.
Về cơ bản, nghi thức lễ đính hôn là gì ở ba miền Bắc – Trung – Nam sẽ có những sự tương đồng và khác nhau rõ rệt. Vậy, để hiểu rõ hơn, xin mời mọi người cùng theo dõi tiếp.
Nghi thức lễ đính hôn ở miền Bắc
Nghi thức lễ đính hôn ở miền Bắc từ xưa đến nay rất được quan tâm. Do đó, khi nhắc tới đính hôn là gì và nghi thức lễ đính hôn miền Bắc như thế nào cũng sẽ có những điểm khác biệt so với các vùng miền khác.
- Nổi bật với những hàng phố cũ xưa, các gia đình Bắc luôn muốn giữ vẹn nguyên phong cách trang trí cũng như không gian ngày lễ đính hôn theo kiểu cổ điển.
- Lễ đính hôn sẽ được tiến hành ở nhà gái.
- Thay vì xem lịch, lựa chọn ngày kỹ lưỡng thì người miền Bắc vẫn chuộng tổ chức lễ đính hôn vào sát đám cưới. Lễ đón dâu cách khoảng 1 tháng, thậm chí là cách 1 tuần. Ngày nay, để tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như mong chóng cô dâu cú rể có thể sớm về chung một nhà, nhiều gia đình miền Bắc còn tổ chức lễ đính hôn và lễ cưới trong cùng một ngày hoặc trong 2-3 ngày.
- Người Bắc không yêu thích sự pha trộn văn hóa phương Tây trong phong cách tổ chức lễ đính hôn của họ.
- Toàn bộ sính lễ cưới là của nhà trai mang đến. Những mâm tráp không thể thiếu sự hiện diện của bánh đậu xanh, bánh phu thê, hay còn gọi là bánh xu xê – một loại bánh cốm cổ truyền của người Việt Nam.
- Người miền Bắc rất quan tâm tới yếu tố tâm linh. Do đó, ngày tổ chức lễ đính hôn, thành hôn cũng cần phải chọn ngày đẹp và giờ đẹp. Bên phía nhà trai sẽ có nghĩa vụ coi ngày, giờ lành để tổ chức đính hôn. Sau đó thông báo lại với nhà gái để chuẩn bị.
- Cô dâu trong buổi lễ sẽ mang áo dài truyền thống hoặc áo dài cách tân, sao cho toát lên vẻ xinh đẹp của người con gái Việt. Song vẫn đảm bảo sự lịch thiệp với mọi người xung quanh. Chú rể thường sẽ mang một bộ vest lịch lãm, tôn lên vẻ chín chắn, trưởng thành khi bước đi bên cô dâu.
Nghi thức lễ đính hôn ở miền Trung
Nghi thức lễ đính hôn ở miền Trung như thế nào? Được biết, đất miền Trung đầy nắng và gió đã hình thành nên những người dân quê chân chất, thật thà. Cũng từ đây tạo nên nét đặc trưng không thể trộn lẫn trong nghi thức lễ đính hôn của họ.
- Nghi thức lễ đính hôn sẽ pha trộn phong cách văn hóa hiện đại của người phương Tây. Song vẫn giữ nguyên những quy cũ trong lễ nghi truyền thống.
- Trong tiến trình làm lễ, bố mẹ cô dâu sẽ là người dẫn cô dâu và chú rể mang theo lễ vật thắp hương lên bàn thờ tổ tiên. Điều này thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn, mong muốn gieo phước lành và hạnh phúc cho đôi lứa.
- Mâm lễ vật trong nghi thức đính hôn của người miền Trung luôn luôn tròn đầy. Bao gồm bánh phu thê, trầu cau, chè, rượu, thuốc, một cặp nến tơ hồng,… Ngoài ra sẽ chuẩn bị thêm một số khác nữa tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình.
- Điểm đặc biệt trong nghi thức đính hôn là gì? Đối với người miền Trung đấy là tổng số sính lễ luôn là số chẵn. Thường ưu tiên chọn lựa những số sinh hoặc là lão, mang đầy ý nghĩa, quan niệm tốt đẹp.
- Sau khi nghi thức lễ đính hôn kết thúc thì bà con, họ hàng, bạn bè hai bên sẽ có những hoạt động, giao lưu văn nghệ vui vẻ. Cùng với đó là một bữa tiệc thân mật, bày tỏ sự biết ơn vô giá vì đã dành thời gian quý của mình đến chung vui, chúc mừng cho hạnh phúc đôi lứa.
- Chú rể sẽ đứng ra và trao cho cô dâu chiếc nhẫn cầu hôn trước sự chứng kiến, hiện diện của tất cả mọi người. Khẳng định rằng: Trong buổi lễ này, chúng tôi là cặp đôi hạnh phúc nhất và từ này về sau, chúng tôi chính thức dành cho nhau.
- Trang phục của cô dâu chú rể trong nghi thức lễ đính hôn là gì? Lễ đính hôn tại Miền Trung sẽ sử dụng đồ truyền thống. Khi ăn tiệc thì có thể thoải mái mặc đồ mà mình mong muốn. Sao cho vẫn thể hiện thái độ tôn trọng, lịch thiệp với bà con, họ hàng, các bậc tiền bối hai bên gia đình.
Nghi thức lễ đính hôn ở miền Nam
Tương tự với nghi thức lễ đính hôn ở miền Trung, người miền Nam cũng pha trộn giữa phong cách phương Tây hiện đại và truyền thống.
- Sau khi lễ kết thúc thì cặp đôi và toàn bộ khách mời sẽ có những hoạt động vui vẻ bên nhau. Ví dụ như là văn nghệ, ca hát hay đơn giản là một bữa tiệc thân mật, giao lưu và chuyện trò.
- Lễ sẽ được tổ chức tại nhà gái. Bà con, hàng xóm sẽ biết rằng cô gái đang chính thức bước vào một cột mốc mới của cuộc đời mình. Sắp sửa chuẩn bị thực hiện lời hứa khó quên, đáng nhớ nhất trong đời.
- Nghi thức lễ đính hôn ở Miền Nam yêu cầu nhà trai cần chuẩn bị đầy đủ sính lễ và mâm bê tráp đến nhà gái. Lễ vật luôn yêu cầu bày biện đẹp mắt, đảm bảo tính thẩm mỹ. Vậy lễ vật trong ngày lễ đính hôn là gì ở miền Nam? Cũng giống như miền Bắc và miền Trung, lễ vật lễ đính hôn miền Nam có thể là: bánh trái, rượu bia, con gà mâm xôi, trầu cau,… Tuy nhiên, mâm hỏi sẽ được nhà trai chuẩn bị theo số chẵn có kèm 1 phong bì với số tiền nhà trai đưa cho nhà gái để dâng lên ban thờ. Sau khi lễ đính hôn kết thúc, nhà gái có nghĩa vụ “lại quả” cho nhà trai. Bằng cách: chia phần vật lễ thành 2 phần, trong quá trình chia đồ phải dùng tay xé chứ không được dùng dao cắt. Quan trọng hơn là phần lễ được chia phải là số chẵn, để nắp ngửa.
- Trang phục của cô dâu trong lễ đính hôn là gì? Cô dâu sẽ mặc áo dài truyền thống, màu sắc tuỳ chọn. Tuy nhiên vẫn nên chọn những màu áo nền nã và thanh lịch. Chú rể sẽ khoác lên mình bộ vest sang trọng, quý phái. Cô dâu và chú rể có thể chọn những trang phục khác thoải mái hơn trong khoảng thời gian ăn tiệc cùng khách mời và người thân.
- Trước sự hiện diện và chứng kiến của mọi người, chú rể sẽ trao nhẫn đính hôn cô dâu để hoàn tất thủ tục đính hôn truyền thống.
Qua những thông tin về nghi thức lễ đính hôn 3 miền Bắc – Trung – Nam ở trên, có thể thấy, ngoài hình thức đính hôn là gì giống nhau, cả 3 miền đều có chung đặc điểm như:
- Lễ đính hôn tổ chức tại nhà gái, nhà trai có nghĩa vụ chuẩn bị mâm hỏi.
- Cô dâu chú rể mặc trang phục truyền thống trong ngày đính hôn.
- Mặc dù lễ đính hôn có pha trộn thêm phong cách phương Tây, nhưng nhìn chung những giá trị truyền thống đều được giữ vững và bảo tồn,…
Phần kết
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới chủ đề đính hôn là gì. Chúng tôi tin rằng trong suốt chặng hành trình dài của cuộc đời mỗi người, ai rồi cũng sẽ bước vào buổi lễ đính hôn. Và trong buổi lễ ấy mình là nhân vật chính.
Phần teaser đẹp nhất sẽ khép lại và mở ra một cuộc sống hôn nhân, gia đình hạnh phúc, viên mãn. Điều đó sẽ có được nếu cả hai biết vì nhau mà cố gắng, tôn trọng lẫn nhau và cùng nhau vượt qua mọi sóng gió.
Hi vọng với chia sẻ của chúng tôi về đính hôn là gì và những nghi thức về lễ đính hôn trong bài viết này là bổ ích. Mong chúc cho những đôi yêu nhau, đã và sắp đính hôn sẽ có một cuộc sống gia đình ấm áp, luôn tràn ngập niềm vui, tiếng cười và chan hòa tiếng trẻ thơ.
Nếu các bạn còn câu hỏi thắc mắc về chủ đề đính hôn là gì hay các nghi thức khác liên quan tới đính hôn thì hãy bình luận dưới cuối bài viết. Đồng thời, đừng quên theo dõi chuyên mục Cẩm nang cưới hỏi tại Top1dexuat để cập nhật những tin tức mới nhất nhé!