#1 Đám hỏi là gì? Quy chuẩn lễ ăn hỏi truyền thống

Đám hỏi là một trong những nét thuần phong mỹ tục của người Việt. Đây được xem là nghi thức quan trọng và bắt buộc phải có trước khi tiến hành lễ cưới. Khác với văn hóa các nước phương Tây, đám hỏi tại Việt Nam có những điểm đặc biệt và vô cùng thú vị. Đám hỏi sẽ được tổ chức theo phong cách truyền thống, đậm đà tinh túy Á Đông. 

Vậy thực chất đám hỏi là gì? Quy chuẩn lễ ăn hỏi truyền thống diễn ra như thế nào? Tất cả sẽ được Top1dexuat.com chia sẻ rõ trong bài viết này hôm nay. 

Đám hỏi là gì?

Đám hỏi, còn được gọi là lễ đính hôn, là một nghi thức truyền thống trong hôn nhân của người Việt Nam. Đây là sự kiện chính thức thông báo về việc hứa gả giữa hai họ, đánh dấu bước đầu tiên trong quá trình tiến đến hôn nhân.

dam hoi la gi
Đám hỏi hay còn được gọi là lễ đính hôn. Ảnh: Google tìm kiếm

Lễ đám hỏi thường bao gồm các nghi thức chính sau:

  1. Lễ dạm hỏi: Nhà trai cử đại diện đến nhà gái để trao lời dạm hỏi và xin phép nhà gái cho con trai được phép cưới con gái họ.
  2. Chuẩn bị lễ vật: Nhà trai chuẩn bị lễ vật gồm các vật phẩm có ý nghĩa tốt đẹp như trầu cau, bánh kẹo, rượu bia, hoa quả,… để mang đến nhà gái trong ngày ăn hỏi.
  3. Lễ rước lễ vật: Đoàn nhà trai rước lễ vật đến nhà gái. Lễ vật được sắp xếp trang trọng và mang theo bởi những người đàn ông trong gia đình.
  4. Lễ đón tiếp: Nhà gái đón tiếp nhà trai và sắp xếp lễ vật theo quy định.
  5. Lễ trao nhận lễ vật: Đại diện nhà trai và nhà gái trao nhận lễ vật cho nhau.
  6. Trao nhẫn đính hôn: Cô dâu chú rể trao nhẫn đính hôn cho nhau để thể hiện sự gắn bó và cam kết.
  7. Tiệc mừng: Hai bên gia đình cùng nhau tổ chức tiệc mừng để chúc mừng cho hạnh phúc của cô dâu chú rể.

Đám hỏi có ý nghĩa đặc biệt như thế nào?

Đám hỏi mang nhiều ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa hôn nhân Việt Nam, thể hiện qua các khía cạnh sau:

Ký hiệu sự gắn bó

  • Lễ ăn hỏi chính thức thông báo việc hứa gả giữa hai họ, đánh dấu sự gắn bó giữa cô dâu và chú rể.
  • Việc trao nhẫn đính hôn tượng trưng cho lời hứa hẹn về một cuộc sống chung tương lai.
  • Hai bên gia đình cùng nhau tổ chức tiệc mừng, thể hiện sự ủng hộ và chúc phúc cho hạnh phúc của đôi uyên ương.

Thể hiện sự tôn trọng

  • Lễ vật nhà trai mang đến thể hiện sự trân trọng đối với nhà gái và mong muốn được kết thông gia.
  • Việc trao nhận lễ vật và quà hồi môn diễn ra trang trọng, tuân theo quy tắc truyền thống.
  • Hai bên gia đình cư xử lịch thiệp, tôn trọng lẫn nhau, tạo nền tảng cho mối quan hệ thông gia tốt đẹp.
y nghia cua le dam hoi
Lễ đám hỏi truyền thống của người Việt Nam mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Ảnh: Google tìm kiếm

Giữ gìn giá trị văn hóa

  • Lễ đám hỏi là một nghi thức truyền thống lâu đời, góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
  • Qua các nghi thức trong lễ ăn hỏi, thế hệ trẻ được học hỏi về phong tục tập quán, đạo lý làm con, làm vợ.
  • Lễ đám hỏi góp phần củng cố ý thức cộng đồng và tinh thần đoàn kết trong gia đình, dòng họ.

Chuẩn bị cho hôn nhân

  • Lễ ăn hỏi là bước đầu tiên trong quá trình tiến đến hôn nhân, giúp hai bên gia đình có thời gian để chuẩn bị cho đám cưới.
  • Hai bên gia đình có cơ hội để trao đổi, bàn bạc về các vấn đề liên quan đến hôn lễ.
  • Cô dâu chú rể có thời gian để tìm hiểu nhau kỹ hơn, vun đắp tình cảm và chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân.

Đám hỏi cần chuẩn bị gì? Gồm những lễ vật nào?

Việc chuẩn bị đầy đủ lễ vật, sính lễ trong đám hỏi là điều quan trọng và cần thiết. Phong tục Việt rất kiêng kỵ việc thiếu sót đối với những lễ nghi quan trọng. Và thường trong đám hỏi, nhà trai sẽ là bên chuẩn bị mọi thứ mang sang nhà gái. Lễ vật khác nhau tùy vào văn hóa của từng vùng miền riêng biệt. Cũng như sự khác biệt cơ bản trong điều kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình. Song, qua đó thể hiện được thành ý, sự tôn trọng của hai gia đình dành cho nhau.

Lễ vật trong đám hỏi miền Bắc

Người miền Bắc nổi tiếng với việc tuân theo các quy tắc truyền thống. Lễ vật trong đám hỏi người miền Bắc sẽ bao gồm tương đối nhiều thứ. Họ ưu tiên lựa chọn những con số may mắn như là 3,5,7,9. Cùng với đó là số lượng mâm lễ sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào điều kiện của hai bên gia đình.

Bạn có thể tham khảo một mâm lễ thông thường trong đám hỏi miền Bắc:

  • 3 tráp: Trầu cau, mứt hạt sen và chè.
  • 5 tráp: Trầu cau, mứt hạt sen, chè, bánh cốm, thuốc lá và rượu. Có thể thay thế bánh cốm bằng bánh phu thê đều được.
  • 7 tráp: Trầu cau, chè, bánh cốm, thuốc lá, rượu, bánh đậu xanh, bánh phu thê và một lẵng hoa quả được kết hình phượng rồng.
  • 9 tráp: Trầu cau, chè, bánh cốm, thuốc lá, rượu, bánh đậu xanh, bánh phu thuê, lẵng hoa kết hình phượng rộng, heo quay và hạt sen.
le vat dam hoi
Lễ vật trong đám hỏi miền Bắc. Ảnh: Google tìm kiếm

Nhìn chung, miền Bắc rất trọng lễ nghi. Bên cạnh đó, về phía nhà trai có thể mang theo những lễ đen như là vàng hay tiền. Đây là những món mà nhà gái sẽ thách cưới. 

Cho những ai chưa hiểu rõ về lễ đen thì đây là một món lễ vật thường có trong đám hỏi. Nó sẽ không biểu thị bằng một con số hay giá trị cụ thể mà tùy vào mỗi địa phương và gia đình. Vậy nên trong đám hỏi miền Bắc sẽ không quá quan trọng lễ vật này!

Lễ vật trong đám hỏi miền Nam

Khác với đám hỏi miền Bắc, người miền Nam yêu thích và thường hay lựa chọn những con số chẵn. Với họ, số chẵn là những số mang đến cho họ sự may mắn. Ví dụ như là 4,6,8 hay là 10. Về số lượng mâm sẽ phụ thuộc vào gia cảnh của mỗi gia đình khác nhau.

Mâm lễ vật trong đám hỏi miền Nam về cơ bản sẽ có những thứ sau đây:

  • Mâm rượu, trà và nến: Nổi bật với hương vị cay nồng của thức rượu trắng truyền thống mong ước về cuộc sống hôn nhân nồng nàn, ấm áp của đôi bạn trẻ. Và một điểm đặc biệt mà chỉ có ở đám hỏi miền Nam đấy là nhà trai sẽ chuẩn bị một cặp nến. Nến này được gọi là nến khắp long phụng. Nhà trai sẽ thắp nến này lên bàn thờ gia tiên của nhà gái khi diễn ra đám hỏi.

Rượu Mừng – Hỷ trọn niềm vui là 1 trong TOP các loại rượu được gia đình chú rể lựa chọn để làm lễ vật đám hỏi. Loại rượu này có thể thay thế cho rượu sâm banh, hoặc các loại rượu truyền thống vì tính chất sản phẩm gắn liền với ngày vui đôi lứa.

Đã bán 156
(0)
- Việt Nam
250.000 VND

RƯỢU MỪNG được biết đến như là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp các dòng rượu thủ công truyền thống của Việt Nam chất lượng cao, mẫu mã trang trọng thích hợp dùng trong các dịp Lễ, Tết, Nghi thức cưới hỏi, Quà tặng, và thưởng thức...

LIÊN HỆ VÀ ĐĂNG KÝ LÀM ĐẠI LÝ RƯỢU MỪNG

  • Điện thoại: 08.2525.1515

  • Mâm trầu cau: Theo phong tục đám hỏi truyền thống thì chắc chắn không thể thiếu mâm trầu cau. Số cau thường được chọn theo số lẻ, lý tưởng nhất là con số 105. Cùng với đó là 2 lá trầu. Ý nghĩa của số 105 đấy là hi vọng về sự sinh sôi, nảy nở. Hai bên gia đình ước mong về tình yêu bền chặt, lâu dài và hạnh phúc viên mãn.
  • Mâm bánh su sê: Bánh su sê trong quan niệm của người miền Nam đấy là tượng trưng cho sự hài hòa, giao thoa của trời và đất. Bánh này còn có tên gọi khác là bánh âm dương. Qua đó thể hiện tình gắn bó một cách bền chặt, dài lâu. Đối với đám hỏi miền Nam thì đây thực sự là một lễ vật quan trọng không thể thiếu.
  • Mâm hoa quả: Mâm hoa quả người miền Nam thường sẽ có mãng cầu, xoài, đu đủ và táo. Họ tránh những thức quả có vị cay đắng, chát. 
  • Mâm xôi gấc: Xôi gấc trong đám hỏi thể hiện cho sự đủ đầy, no ấm. Sắc đó nổi bật của gấc cũng chính tượng trưng cho lời chúc phúc cho cặp đôi.
  • Mâm heo quay: Nếu đã có sự ngọt ngào của trái cây thì chắc chắn không thể thiếu vị mặn của thịt heo quay.

Gia đình nhà nam nếu thuộc vào lớp có điều kiện thì có thể chuẩn bị thêm nhiều lễ vật khác nữa, từ đó chi phí đám hỏi cũng khác nhau. Điều đó thể hiện thái độ tôn trọng và thành kính. Ví dụ như là lựa chọn áo quần, phụ kiện và đồ trang sức cho cô dâu trong đám hỏi.

chuan bi le dam hoi
Lễ vật trong đám hỏi miền Nam. Ảnh: Google tìm kiếm

Lễ vật trong đám hỏi miền Trung

Tổng quan đám hỏi miền Trung sẽ là sự pha trộn giữa đám hỏi miền Nam và miền Bắc. Lễ vật sẽ gồm 5 mâm. Song có thể tăng lên tùy vào hoàn cảnh của mỗi gia đình. 

Một mâm lễ vật trong đám hỏi người miền Trung thường sẽ gồm: Mâm trà, trầu cau, mâm bánh kem, mâm ngũ quả, mâm nem chả và cuối cùng không thể thiếu đó là thức rượu trắng truyền thống. Đồng thời, phía nhà trai sẽ chuẩn bị thêm một mâm nhỏ có chứa tiền mặt hay còn được gọi là mâm lễ đen. 

Về điểm này sẽ giống với phong tục đám hỏi người miền Bắc. Với những gia đình khá giả hơn thì có thể chuẩn bị thêm áo dài, đồ trang sức cho cô dâu.

Mẹ của chú rể sẽ đại diện để trao cho cô dâu một phong bì tiền mừng. Qua đó thể hiện sự quan tâm, tình yêu, vun vén cho mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu.

Quy chuẩn lễ ăn hỏi truyền thống của người Việt

Như đã nói, một đám hỏi diễn ra cần tuân theo các bước theo trình tự. Quy chuẩn lễ ăn hỏi truyền thống của người Việt bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Mọi người có thể tham khảo sau đây nhé.

Bài phát biểu trong lễ ăn hỏi truyền thống ở nhà gái

Nhà trai khi mang lễ vật, sính lễ qua xin dâu cần phải có một bài phát biểu trang trọng và lịch thiệp. Sao cho thông qua đó thể hiện được thái độ trân quý và tôn trọng cho gia đình nhà gái. Cùng với đó là sự mong ngóng về sự góp mặt của thành viên mới – là bạn đời của chú rể trong gia đình.

Ở ba miền Bắc – Trung – Nam, bài phát biểu sẽ có sự khác biệt lớn. Không chỉ có nhà trai mà nhà gái cũng cần chuẩn bị tối thiểu là một bài phát biểu. Nhà trai yêu cầu cao hơn, ít nhất là hai bài. Người đại diện sẽ đứng ro bày tỏ tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của cả hai bên. Đây là bước mở đầu cho quy chuẩn lễ ăn hỏi truyền thống của người Việt.

quy chuan le dam hoi cua nguoi viet nam
Quy chuẩn lễ ăn hỏi truyền thống của người Việt. Ảnh: Google tìm kiếm

Nhà trai đến nhà gái để thực hiện lễ ăn hỏi truyền thống

Để bắt đầu cho lễ ăn hỏi truyền thống, toàn bộ lễ ăn cần phải được sắp xếp lại sao cho gọn gàng, tươm tất. Đồng thời thể hiện tính thẩm mỹ, đẹp mắt. Nên bày vào quả sơn son thiếp vàng, mâm đồng cánh bóng phủ vải hỷ đỏ. Nếu gia đình bạn thuộc nhóm thuần theo phong tục truyền thống thì khi đội ngũ bưng quả, áo quần phải ngăn nắp, chỉnh tề. Các cô gái có thể chọn mang áo dài bưng quả màu đỏ.

Nhà trai sẽ chỉ được phép dừng lại ở nhà gái với khoảng cách từ xa, chừng 100 mét. Song chuẩn bị đội hình chỉnh chu. Thứ tự mâm quả, lễ vật bày biện phù hợp. Đợi đến giờ lành, thời điểm đẹp thì sẽ cử người vào nhà gái, xin phép được đội lễ vào. Vị trí đứng là đối diện với các cô gái bưng tráp nhà gái, tiến hành trao quả.

Chúng ta cần lưu ý kỹ về thứ tự vai vế. Người đi đầu trong hàng nam phải là người có vai lớn nhất trong gia đình, từ ông bà rồi mới đến bố mẹ, chú rể. Sau cùng sẽ là đội bê tráp nam và những thành viên có mặt khác.

Hai gia đình chào hỏi, mời nước và tiến hành trao lễ vật đám hỏi

Nhận thấy đội hình đã ổn định, đảm bảo mọi tiêu chí. Hai gia đình lúc này sẽ chủ động chào hỏi, giao tiếp thân thiện với nhau. Nhà gái sẽ là bên mời nước và nhà trai sẽ cử người đại diện đọc bài phát biểu. 

Nội dung bài phát biểu của lễ ăn hỏi truyền thống sẽ bao gồm:

  • Phát biểu
  • Mong muốn
  • Hy vọng kết thông gia. 

Và cũng không nên quên giới thiệu về những lễ vật mang theo đến nhà gái. 

Đáp lại đó là lời phát biểu cảm ơn, đón nhận lễ vật đám hỏi. Cuối cùng là thủ tục mở nắp tráp.

quy chuan le an noi truyen thong
Quy chuẩn lễ ăn nói truyền thống. Ảnh: Google tìm kiếm

Cô dâu ra mắt chào hỏi

Sự hiện diện của cô dâu trong lễ đám hỏi truyền thống quả thực rất đặc biệt. Đây là cột mốc quan trọng nhất trong cuộc đời của người con gái. Sau khi đã nhận tráp xong, gia đình hai bên sẽ chuyện trò để hiểu nhau hơn. Nhà gái cho phép chú rể lên phòng và đón cô dâu xuống chào hỏi gia đình hai bên.

Trong trường hợp nhà trai có mang theo lễ vật là áo dài cưới thì phải đợi cô dâu thay xong mới thực hiện nghi lễ chào hỏi. Cô dâu rót nước mời trà, tương tự đối với chú rể. Bước này trong buổi lễ ăn hỏi truyền thống chủ đích là để bày tỏ sự tôn kính, hiếu thảo đối với bậc có công sinh thành, nuôi dưỡng. Và cũng chính thức ra mắt bố mẹ vợ (chồng).

Dâng lễ vật và thắp hương bàn thờ tổ tiên

Lễ vật dâng lên bàn thờ tổ tiên chủ yếu được lấy từ mâm ngũ quả. Cùng với đó là một số vật phẩm nhất định và lễ đen. Dâng toàn bộ lên bàn thờ ông bà, tổ tiên, thắp hương để trình cúng để thể hiện lòng thành kính.

Bố mẹ cô dâu sẽ đưa cặp đôi lên thắp hương, chính thức ra mắt ông bà, tạ ơn cao. Hoàn tất xong mọi thủ tục này, chú rể sẽ được xem như là một thành viên mới của gia đình. Tổ tiên chính thức thừa nhận!

quy chuan le an hoi
Dâng lễ vật và thắp hương bàn thờ tổ tiên. Ảnh: Google tìm kiếm

Bàn bạc về ngày giờ tổ chức lễ rước dâu, đám cưới

Một thủ tục không kém phần quan trọng trong lễ đám hỏi đó là bàn bạc và thống nhất ngày giờ tổ chức đám cưới. Thông thường thời điểm diễn ra lễ cưới sẽ được chọn từ trước. Nhưng để chắc chắn sự đồng thuận của hai bên gia đình thì bước này cần phải được thông qua.

Mọi người cùng ngồi xuống bên nhau, giao lưu, nói chuyện và tìm hiểu. Tiếp tục là những câu khách sáo, gửi gắm đến cô dâu chú rể đôi điều khi đã trở thành một phần trong cuộc sống của nhau. 

Sau đó, chú rể sẽ đứng lên, mang theo ấm trà và đi rót nước mời các vị quan khách dành thời gian góp mặt, đây là thủ tục đám hỏi không thể thiếu. Tượng trưng cho việc họ đã không ngại gác lại một công việc bên ngoài để đến chung vui, chúc phúc cho cặp đôi. Và cuối cùng là chụp những tấm ảnh lưu niệm cùng tất cả mọi người yêu thương!

Dùng tiệc cơm thân mật

Sẽ có một bữa cơm thân mật nhà gái mời quan khách và gia đình nhà nam. Bàn ghế sẽ được sắp chung vào với nhau. Riêng còn đội ngũ bưng quả ngồi bàn riêng. Đây vốn là phong tục tập quán trong đám hỏi và không có bất kỳ một tính toán, phân biệt nào.

Nhà gái tiến hành lại quả cho nhà trai và trao lì xì cho nhau

Đây được xem là thủ tục cuối cùng trong quy chuẩn lễ ăn hỏi truyền thống của người Việt. Đối với người miền Nam hay miền Bắc thì những lễ vật như là cau, chè, bánh trái sẽ dành lại một ít trong khay. Mục đích chính là để tiến hành “lại quả”. Có nghĩa là chuyển lại cho phía nhà trai và chính thức kết thúc lễ đám hỏi. Bước này sẽ được diễn ra sau khi nhà trai phát biểu lời cám ơn, ra về. 

Về phía phụ trách đảm nhận phần này sẽ là đội ngũ bưng tráp nhà nam. Cũng tương tự, họ xếp thành hai hàng đối diện nhau và sẽ không thay đổi vị trí ban đầu.

Bật mí một số điều thú vị trong phong tục đám hỏi truyền thống

  • Đối với những gia đình theo phong tục tập quán xưa, sau thủ tục lễ ăn hỏi truyền thống thì nhà gái sẽ dùng lễ vật nhà trai mang đến và chia thành những gói nhỏ. Mục đích chính là để bày tỏ tình yêu thương, sự quan tâm đối với bà con làng xóm, họ hàng và bạn bè,.. Thông báo tin vui rằng con gái của họ đã có nơi đi chốn về, hạnh phúc mới.
  • Xưa, cô dâu sẽ mang áo dài đỏ trong lễ đám hỏi truyền thống. Cùng với đó là chiếc mấn đội cao trên đầu. Nhưng cuộc sống ngày một hiện đại, phát triển, cô dâu ngày nay có thể thoải mái chọn bất kỳ trang phục nào. Miễn là nó đảm bảo sự tôn kính, lịch sự đối với những bậc vai vế cao hơn. Song vẫn toát lên nét long trọng, nổi bật và xinh đẹp của mình.
  • Chia bánh trái, cau chè luôn theo số chẵn và là bội số của 2. Mọi người thường rất kiêng 2 quả. Có nghĩa là chia mỗi nơi như thế 4 quả cau và 4 lá trầu trở lên. Và ngày nay, việc chia bánh, chia trái còn kèm theo những tấm thiệp báo tin đính hôn của cặp đôi. 
bi mat ve le dam hoi truyen thong
Điều thú vị trong phong tục đám hỏi truyền thống. Ảnh: Google tìm kiếm

Lời kết

Đám hỏi truyền thống của người Việt mang đậm nét văn hóa dân tộc. Đối với người con gái hay chàng trai thì đây đều là cột mốc quan trọng trong cuộc đời họ. Chính thức đánh dấu cuộc sống hôn nhân, gia đình mới. Họ sẽ cùng nhau vun vén và gìn giữ hạnh phúc này bền lâu. Tham khảo chuyên mục Cẩm Nang Cưới Hỏi của Top1dexuat.com để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích bạn nhé!

Xem thêm: Lễ Cưới là gì? Quy trình tổ chức Lễ Cưới truyền thống người Việt

Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài Đám hỏi là gì? Quy chuẩn lễ ăn hỏi truyền thống nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Liên hệ TOP 1 đề xuất!