Đau răng mà bệnh lý mà luôn khiến cho người bệnh phải khó chịu và bực bội vô cùng. Nó không chỉ tạo nên sự phiền toái trong cuộc sống mà còn ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe. Vì thế, ngoài việc uống thuốc cũng như có phương pháp điều trị thì cần lưu ý đến chế độ ăn uống cho người đau răng. Hãy cùng Top1dexuat.com tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết sau đây!
Đau răng là gì?
Đau răng là cảm giác đau nhức, khó chịu xuất hiện ở răng hoặc xung quanh răng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cơn đau có thể nhẹ hoặc dữ dội, âm ỉ hoặc nhói buốt, xuất hiện liên tục hoặc từng cơn.
Những cảm giác điển hình có thể thường gặp ở người bệnh đau răng như:
- Đau răng hoặc có cảm giác nướu răng bị đau.
- Nóng lạnh, hành sốt.
- Đau nhói khi có tác động vào răng hoặc cắn xuống.
- Cảm giác khó chịu khi sử dụng thức ăn hoặc thức uống nóng, lạnh.
Tuy nhiên, dù là đau nhưng không phải tất cả cơn đau răng nào phải kéo dài và liên tục. Có những cơn đau có thể sẽ kéo dài và có thể xuất hiện từng cơn.
Khi nhiệt độ bên trong khoang miệng bị thay đổi hoặc do áp lực phát sinh từ tác động khi nhai lên răng cũng là nguy cơ dẫn đến kích ứng cơn đau răng. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp, mà răng đau nhức khi không cần một tác động kích hoạt nào.
Nguyên nhân gây ra đau nhức răng
Các cơn đau răng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân tác động nên mà trong đó có các nguyên nhân phổ biến như:
Sâu răng
Đây là tình trạng phổ biến gây nhức răng. Sâu răng khi bị sẽ đâm thủng vào lớp men răng rồi sao nó tiến đến ngà răng khiến bạn có cảm giác khó chịu vô cùng. Sâu răng khi tiếp cận vào buồng tủy răng, như vậy sẽ càng gây ra sự đau đớn.
Và khó chịu hơn khi số lượng răng thương tổn tăng lên. Khi đó, lớp cấu trúc có bên ngoài của răng khi bị sâu đã bị phá hủy và không còn khả năng để đảm bảo trọng trách là tường cách nhiệt và bảo vệ tủy khỏi tác động.
Viêm tủy
Viêm tủy nguyên nhân là do sự xâm nhập của vi khuẩn vào tủy răng và làm độc gây tạo nên tủy bị sưng. Vào giai đoạn đầu khi bị viêm tủy răng, bạn chỉ cảm thấy hơi nhạy cảm trong lúc sử dụng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Nhưng về lâu, không chữa trị cơn đau răng tồi tệ sẽ kèm theo và có nguy cơ cao bị mất răng.
Viêm nha chu
Viêm nha chu hay bệnh nướu răng gây tác động vô cùng nguy hiểm, bởi vì tình trạng diễn ra khá nhanh và gây đau nhói. Khi càng để lâu xảy ra những trường hợp xấu, bệnh tình sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng răng và cần phải nhổ răng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cắn hở là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Áp xe răng
Áp xe răng là khi bạn bị nhiễm trùng và phát sinh từ bên trong của răng sau đó làm lây lan đến chân răng cũng như những bộ phận cấu thành xung quanh. Biến chứng gây nên tình trạng áp xe răng là: mất răng, viêm xương, làm tiêu xương hàm…
Mọc răng khôn
Răng khôn hay răng hàm thứ ba là chiếc răng mọc vĩnh viễn cuối cùng trong toàn bộ răng ở người trưởng thành. Thông thường, ở các vị trí không gian mà răng khôn mọc lên đều rất hẹp hoặc thậm chí có thể là không có.
Chính vì thế, đã dẫn đến hệ quả răng khôn bị kẹt giữa xương hàm và nướu từ đó gây nhức nhói vô cùng.
Bên cạnh đó, do vị trí mọc răng khó tiếp cận khi vệ sinh nên dẫn đến tình trạng gây phát sinh ra các vấn đề như gây đau răng hàm, nhiễm trùng nướu, sâu răng.
Viêm xoang
Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên đau răng. Bởi vì phần chân răng hàm trên có vị trí gần với các hốc xoang hàm trên. Do đó, khi người bị viêm xoang sẽ có khả năng ảnh hưởng ít nhiều đến răng hàm. Từ đó khiến cho chúng trở nên nhạy cảm hơn và gây ê buốt răng.
Bên cạnh đó, cũng còn một số nguyên nhân ít gặp gây nên đau răng như:
Thực hiện các quy trình điều trị liên quan đến răng
Các vấn đề liên quan ảnh hưởng khi trám hoặc bọc răng. Như vậy sẽ làm cho răng trở nên bị nhạy cảm hơn và gây nên khả năng đau răng.
Đặc biệt, đối với các tác nhân này độ nhạy cảm sẽ càng tăng hơn nếu như nguyên nhân chính là do điều trị răng sâu của bạn.
Nghiến răng
Những ai có thói quen thường nghiến răng vô thức vào ban đêm cũng chính là nguyên nhân gây sâu và đau răng. Bên cạnh đó, thói xấu này còn làm kích thích nên các dây thần kinh và khiến cho răng trở nên luôn nhạy cảm.
Gãy răng
Thông thường gãy răng sẽ làm cho tình trạng đang răng kéo dài. Bởi vì, nguy cơ làm lộ nên các lớp ngà răng từ đó dẫn đến sự nhạy cảm hay thậm chí làm ảnh hưởng đến tủy và các dây thần kinh.
Bề mặt chân răng bị lộ
Đây là trường hợp khi xương và nướu không có khả năng bảo vệ hay che phủ chân răng. Như vậy, nó sẽ làm cho răng trở nhạy cảm và dễ kích ứng khi bị tác động như đánh răng hoặc nhiệt độ trong khoang miệng thay đổi.
Tìm hiểu chế độ ăn uống cho người đau răng
Đau răng nên ăn gì?
Bên cạnh việc sử dụng thuốc hay các phương pháp điều trị thì nên chú ý về chế độ ăn uống cho người đau răng. Cụ thể là bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng,tốt cho răng miệng. Để góp phần làm giảm cảm giác đau răng cũng như hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn.
Người bị đau răng nên sử dụng một số loại thực phẩm mềm và có chức năng đặc biệt để hỗ trợ tốt hơn. Cụ thể một số gợi ý sau đây:
Bánh ngọt mềm
Đây là những chiếc bánh với cấu trúc mềm và ẩm. Hoặc sử dụng những loại bánh xốp nhẹ đều phù hợp dành riêng cho những ai đang bị đau răng. Lưu ý, nên ăn thật chậm rãi, và nhẹ nhàng, từ tốn nếu không sẽ lạm tác động và đôi lúc bạn vẫn sẽ cảm giác ê răng.
Thịt xay nhiễn
Thịt xay nhiễn khi có tẩm ướp gia vị sẽ giảm bớt quá trình nhai quá nhiều, từ đó góp phần làm giảm cơn đau hiệu quả. Bên cạnh đó, tốt hơn nên bạn nên bổ sung thêm các loại rau để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sức khỏe răng miệng cũng như cơ thể.
Súp, cháo loãng
Súp hay cháo loãng nên sử dụng thay thế cho những bữa ăn chính trong ngày của người bị đau răng. Như vậy, sẽ góp phần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như hạn chế tối đa ăn nhai và lại vừa dễ nuốt nên sẽ ít tạo tác động và không gây đau nhức.
Cá hồi và cá ngừ
Cả 2 thực phẩm này đều rất mềm và rất giàu chất dinh dưỡng nên góp phần bổ sung dưỡng chất cho bệnh nhân đau răng.
Sinh tố
Sinh tố là lựa chọn hợp lý khi bạn có thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng từ rau của quả mà không sợ tác động rồi một cho răng đau nhức hay ê buốt răng.
Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa
Người bị đau răng ưu tiên sử dụng sữa tươi, sữa chua, phô mai hay dùng các sản phẩm từ sữa. Như vậy sẽ góp phần cung cấp đầy đủ năng lượng bạn khi bắt đầu ngày mới đỡ đau răng hơn.
Đau răng không nên ăn gì?
Bên cạnh việc, bổ sung những thực tốt cho sức khỏe răng miệng thì cũng nên có sự hạn chế. Một số sản phẩm dưới đây khuyến cáo không nên dùng khi bị đau răng. Bởi vì nó có thể gây tác động làm kích thích răng nhạy cảm và dễ làm đau buốt hơn.
Thực phẩm quá cứng
Khi đau răng mà bạn ăn phải thực phẩm quá cứng và như mía, chân gà, kẹo dẻo,… Như vậy sẽ góp phần làm cho hoạt động nhai tăng lên gấp 2 đến 3 lần. Từ đó dẫn đến nguy cơ đau răng ngày càng tăng, thậm chí nó còn khiến cho răng lợi bị tổn thương hoặc gây nhiễm trùng nặng hơn.
Thực phẩm lạnh
Đồ thực phẩm lạnh cũng chính là nguyên nhân làm tác động nên các cơn đau răng và ê buốt dữ dội. Nó góp phần tạo nên điều kiện thuận lợi cho một số các vi khuẩn gây hại tấn công vào răng và làm cho tình trạng đau răng trở nên nghiêm trọng hơn.
Tránh xa thức uống nước có ga
Trong thành phần nước có ga bao gồm cả đường và axit. Chính vì thế, có thể nói đây là thành phần tác động và gây ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh ở răng và làm cho đau nhức răng.
Bên cạnh đó, việc thường xuyên sử dụng nước có ga sẽ gây khô miệng và làm giảm tiết nước bọt. Hơn thế, răng cũng dễ bị làm nhiễm màu và gây mất thẩm mỹ cho răng của bạn.
Tránh thực phẩm thịt có sợi
Việc hạn chế sử dụng các loại thịt có sợi như gà, vịt,… Bởi vì, đây các loại thịt có cấu trúc sợi vì thế khi ăn sẽ rất dễ làm dính vào răng. Những trường hợp như vậy sẽ làm mắc răng và gây cho trình trạng đau răng trở nên nghiêm trọng.
Kiêng cữ thực phẩm nhiều đường, tinh bột
Theo các nghiên cứu chứng minh rằng hầu hết những loại thực phẩm có quá nhiều đường hay tinh bột sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho mảng bám trên răng. Vì thế khi không vệ sinh răng miệng đúng cách thì vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển. Tấn công vào răng lợi và gây đau nhức ngày càng trở nặng hơn.
Hạn chế đồ ăn nóng, cay
Những thực phẩm cay nóng có thể sẽ làm kích thích những vết viêm tổn thương từ đó làm cho tình trạng đau răng trở nên nghiêm trọng hơn.
Cà phê nóng
Cà phê nóng cũng khiến răng bị tổn thương và vị ngọt hoặc đắng có trong cà phê sẽ làm cho cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Chính vì thế, nếu muốn giảm bớt vị đắng cũng như tính axit cao có trong nó nên cho sữa vào cà phê thay vì đường. Qua đó góp phần làm giảm đi tác động tổn thương lên răng của bạn.
Tránh xa các thực phẩm có tính axit
Nên tránh xa các loại thực phẩm có tính axit như các loại trái cây thuộc họ cam, quýt, chanh,… Dù chúng có chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng không phù hợp với người đau răng.
Bởi vì, chất axit có trong thực phẩm sẽ làm cho răng bị tổn thương và đau nhiều hơn thậm chí còn tác động gây mòn men răng. Nếu như muốn sử dụng thì tốt nhất bạn nên súc miệng lại với nước lọc sau khi dùng để hạn chế được tối đa tác động đến răng và nướu.
Cách chữa sâu răng hiệu quả nhanh chóng
Sâu răng là một vấn đề nha khoa phổ biến gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc điều trị sâu răng hiệu quả nhanh chóng cần được thực hiện dựa trên nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:
1. Các biện pháp tại nhà:
- Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm và giúp làm dịu cơn đau răng tạm thời. Pha loãng 1 muỗng cà phê muối với nước ấm và súc miệng trong 30 giây – 1 phút, thực hiện 2-3 lần mỗi ngày.
- Chườm lạnh: Sử dụng túi chườm lạnh hoặc khăn lạnh đặt lên má, gần khu vực răng bị đau trong 15-20 phút mỗi lần, thực hiện vài lần mỗi ngày.
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp giảm đau răng tạm thời. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì và không lạm dụng.
- Áp dụng các mẹo dân gian: Một số mẹo dân gian được sử dụng để giảm đau răng như: ngậm tỏi, lá húng quế, đắp nha đam,… Tuy nhiên, hiệu quả của những phương pháp này chưa được khoa học chứng minh đầy đủ.
2. Các biện pháp nha khoa:
Ngày nay, y học phát triển nên sẽ có rất nhiều cách để điều trị dứt điểm sâu răng. Trong đó có một số cách thông dụng như:
Trám răng
Đây là giải pháp nhanh và tiện lợi nhất được sử dụng phổ biến khi chữa sâu răng. Bác sĩ sẽ tiến hành xử lý, loại bỏ vi khuẩn cũng như các tác nhân gây sâu răng.
Sau đó sử dụng vật liệu trám răng chuyên dụng để trám bít lại lỗ sâu. Việc làm này góp phần tạo nên yếu tố thẩm mỹ mà còn ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập lại lỗ sâu hiệu quả.
Bọc răng sứ
Đây là giải pháp áp dụng với răng sâu rộng hoặc quá yếu. Bệnh nhân có thể chỉ cần bọc răng hay một lớp phủ cho toàn bộ thân răng từ nhiều chất liệu khác nhau. Như vậy sẽ hạn chế được sự xâm nhập và bảo vệ răng hiệu quả.
Nhổ răng
Đây là giải pháp khi sâu răng trở nên nghiêm trọng và không thể phục hồi nên bắt buộc phải loại bỏ.
Khi bạn đau răng nên kiêng cữ và bổ sung đúng chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn mau lành bệnh. Tuy nhiên, nếu trường hợp trở nặng nên đến thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời.