Hướng dẫn cách làm rượu nếp cẩm ngon nhất sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm vô cùng tuyệt vời. Rượu nếp cẩm có hương vị đặc trưng mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích khác. Cùng theo dõi bài viết sau đây của Top1dexuat.com bạn nhé!
Đôi nét về nếp cẩm
Nếp cẩm là một loại gạo đặc trưng và được phổ biến rộng rãi của người Việt Nam từ xa xưa. Ngoài dùng để chế biến thành các món ăn nổi tiếng như xôi nếp cẩm, chè nếp cẩm thì bạn không thể nào bỏ qua rượu nếp cẩm.
Rượu nếp cẩm được yêu thích và đón tiếp nồng nhiệt như thế không chỉ vì mùi hương ngọt ngào của chúng mà còn với các công dụng tốt cho sức khỏe mà chúng mang lại.
Nguồn gốc của rượu nếp cẩm
Rượu nếp cẩm đến từ vùng Tây Bắc, được làm chủ yếu bằng nguyên liệu chính là nếp cẩm để lên men sau đó đem đi ủ lấy thành phẩm là rượu. Cách làm rượu nếp cẩm rất đơn giản và dễ thực hiện.
Được làm từ nếp cẩm màu đen hoặc nâu đỏ, do đó màu khi làm ra rượu cũng có sức hấp dẫn, quyến rũ vô cùng. Thứ đặc biệt làm nên rượu nếp cẩm là chúng được làm bằng cách ủ rượu chứ không phải chưng cất. Men rượu có trong rượu nếp cẩm đã làm nên hương vị riêng của chúng từ sa nhãn và một số vị đặc trưng khác có trong rễ, củ hoặc lá của một số loại cây rừng khác.
Tại sao rượu nếp cẩm lại được ưa chuộng đến như thế?
Trước hết là vẻ bề ngoài của chúng, được làm từ gạo nếp cẩm do đó rượu làm ra có màu tím đỏ vô cùng lạ mắt, óng ánh tựa như mật. Nếu có dịp thưởng thức rượu nếp cẩm một lần chắc chắn bạn sẽ nhớ mãi hương vị này và rất khó lòng để quên. Sự đậm đà thơm dịu của đặc sản vùng Tây Bắc này càng uống càng thấy ấm bụng, tê tê ở phần đầu lưỡi.
Rượu làm ra có mùi và vị đặc trưng đến từ nếp cẩm, mùi hương thoang thoảng được đựng trong bình thủy tinh. Khi uống vào có vị ngọt ngọt, thanh thanh dễ uống và kích thích.
Ngoài là một loại rượu truyền thống, rượu nếp cẩm còn biết đến là một loại rượu mang lại nhiều công dụng sức khỏe cho người sử dụng, giúp bồi bổ cơ thể và nhất là bệnh tiêu hóa hiệu quả. Vì thế mà rượu nếp cẩm rất được ưa thích, chuộng sử dụng trong các bữa tiệc mừng gặp mặt và nhất là vào các dịp lễ Tết.
Xem thêm: Rượu Tequila Patron Silver
Công dụng vô cùng tuyệt vời của rượu nếp cẩm
Nói đến công dụng của rượu nếp cẩm thì chúng sẽ khiến bạn bất ngờ bởi đây không chỉ là loại rượu dùng trong tiệc mừng gặp mặt thôi đâu nhé:
Là một vị thuốc quý của Đông Y
Một vị thuốc quý trong Đông Y thường được sử dụng để điều trị các chứng bệnh như tiêu chảy, suy nhược cơ thể hay ra mồ hôi trộm thậm chí là viêm loét dạ dày đó là rượu nếp cẩm. Nếu sử dụng đúng liều lượng và đúng loại rượu nếp cẩm theo hướng dẫn Đông Y thì đây chính là một loại thuốc hiệu quả để chữa một số bệnh khác như ung thư tuyến tính, trực tràng,… Những tính chất đặc trưng riêng có trong nếp cẩm đã giúp loại rượu này trở nên hữu hiệu cho sức khỏe người sử dụng.
Bổ máu
Được biết, trong gạo nếp cẩm có chứa hàm lượng protein cao hơn 6,8%, chất béo cao hơn khoảng 20% so với các loại gạo nếp thông thường khác.
Trong gạo nếp cẩm còn có các dưỡng chất như carbohydrate, selenium và nhất là chất xơ,… đây là các chất đặc trưng rất tốt cho máu.
Ngăn ngừa cao huyết áp, có lợi cho tim mạch
Rượu nếp cẩm được cho là có lợi và giúp ổn định cho huyết áp của người sử dụng. Việc cơ thể được bổ sung chất xơ và selenium trong máu giúp làm giảm cholesterol xấu được giảm đi đáng kể. Các chứng bệnh về huyết áp và tim mạch sẽ được cải thiện khi lượng cholesterol này được hạn chế.
Chăm sóc da
Da là vấn đề mà các chị em vô cùng quan tâm. Trong rượu nếp giàu chất vitamin B và nhiều hợp chất khác có lợi cho da. Người ta cũng thường hay dùng mặt nạ rượu nếp cẩm để giúp da mịn màng và có sức sống hơn. Tuy nhiên nếu dùng cách này bạn cần phải hỏi thêm ý kiến về các chuyên gia để tìm hiểu rõ hơn và dùng sao cho đúng cách nhé.
Rượu nếp cẩm bao nhiêu độ?
Mặc dù rượu nếp cẩm đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta nhưng không phải ai cũng biết được nồng độ có trong chúng. Vẫn có nhiều người thắc mắc là rượu nếp cẩm có nồng độ cao hay không, nồng độ của chúng là bao nhiêu.
Thông thường, rượu nếp cẩm mang trong mình nồng độ dao động từ 30 – 35 độ. Nồng độ này có thể thấp hơn hoặc cao hơn tùy theo từng vùng miền bởi mỗi nơi sẽ có những cách ủ rượu riêng khác nhau.
Tuy nhiên, việc nắm được nồng độ của loại rượu mình đang dùng sẽ giúp cho bạn biết được lượng rượu tối đa mà bản thân có thể sử dụng. Đối với những ai thường xuyên uống rượu nếp cẩm hoàn toàn có thể sử dụng loại rủ được ủ từ 38-40 độ. Đối với những ai mới bắt đầu uống rượu nếp cẩm bạn có thể sử dụng nồng độ từ 35 độ để tránh có cảm giác đau đầu và mệt mỏi sau khi tỉnh rượu.
Hướng dẫn cách làm rượu nếp cẩm chi tiết
Cách làm rượu nếp cẩm cũng không mấy cầu kì, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.
Nguyên liệu và dụng cụ
Nguyên liệu
- Gạo nếp cẩm: 500g
- Men ủ cơm rượu: 1,5 cái
- Rượu trắng hoặc rượu Đế nguyên chất (trên 40 độ): Nửa lít
Dụng cụ
- Lá chuối hoặc lá sen
- Bình thủy tinh có nắp
- Vải phủ
Chi tiết cách làm
Ngâm nếp cẩm
Nếp cẩm bạn cho vào thau nước sạch sau đó đem đi ngâm ít nhất từ 8-10 tiếng. Nếu ngâm gạo từ đêm hôm trước thì sáng hôm sau bạn có thể tiến hành ủ rượu. Ngâm gạo nếp sẽ khiến gạo mền, dễ ủ hơn.
Sau khi ngâm gạo nếp cẩm, bạn vo chúng sao cho sạch và chọn lọc ra những hạt gạo hư, lép hoặc sạn có trong gạo. Giữ cái các phần gạo đẹp mắt, chất lượng sẽ giúp rượu làm ra ngon hơn.
Nấu
Làm sạch xong nếp cẩm bạn cho chúng vào nồi cơm điện, dàn chúng trên nồi sao cho đều mặt và đổ nước xâm xấp. Bạn có thể thêm nước nấu lần 2 cho gạo chín mềm, miễn sao không để chúng nhão là được nhé.
Khi gạo đã chín, bạn trải đều chúng ra mâm và phơi ráo, nên nhớ dàn thật mỏng và đánh tơi chúng lên nhé.
Trộn men
Men rượu sau khi đã được làm sạch vỏ trấu bên ngoài bạn tiến hành cạo lớp vỏ nâu cho sạch và làm nhuyễn chúng. Chia bột men vừa làm nhuyễn ra 2 phần bằng nhau.
Cơm rượu đã để nguội còn hơi ấm ấm thì bạn rắc lên phần bột vừa làm nhuyễn, vừa rải vừa xới để lớp cơm có thể hoàn quyện cùng nhau. Rải xong phần đầu bạn rải luôn phần còn lại sau đó trộn đều.
Ủ rượu
Bước này chỉ cần cho toàn bộ hỗn hợp vừa làm xong vào bình thủy tinh. Tuy nhiên bình đựng phải sạch và khô. Đậy nắp bình thật kỹ, tốt hơn nên bọc lại miệng bình bằng nilo sau đó lấy khăn phủ lên trên bình và bắt đầu quá trình ủ rượu.
Sau khi rượu đã trải qua từ 15-17 ngày lên men, bạn bắt đầu đổ rượu trắng hoặc rượu Đế đã chuẩn bị vào bình.
Quan sát thấy phần cơm rượu đang được ủ thành dạng bột trắng đọng lại nơi đáy bình thì lọc qua rây. Riêng còn phần rượu nếp còn lại thì đổ lại vào bình và tiếp tục ủ thêm từ 12-15 ngày nữa.
Sau khoảng 3 tháng 10 ngày ủ rượu nếp cẩm. Rượu sau khi làm ra bây giờ có màu đỏ của gạo nếp cẩm với mùi hương và vị hấp dẫn đặc biệt. Rượu nếp cẩm có thể được sử dụng trong cả bữa ăn bình thường và dùng để chiêu đãi bạn bè và phục hồi sức khỏe. Nó phù hợp với mọi lứa tuổi nhờ hương vị dễ chịu và chắc chắn sẽ khó quên đối với bất kỳ ai đã từng thử.
Lưu ý khi làm rượu nếp cẩm
Chọn loại nếp cẩm chuẩn để làm rượu
Cách làm rượu nếp cẩm ngon thì điều đầu tiên đó chính là chọn loại nếp cẩm chuẩn. Chọn đúng loại nếp cẩm để làm rượu có thể cho ra rượu thành phẩm có hương thơm và nồng độ ở mức vừa phải.
Với những ai sành rượu thì chỉ cần ngửi được chút mùi hương cũng có thể nhận ra đây là loại rượu được ủ từ nguyên liệu gì là chính. Thường thì gạo sau khi thu hoạch từ 3-5 tháng sẽ mang lại cho bạn khả năng lên men nồng và thơm trọn vẹn nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn các cơ sở kinh doanh gạo uy tín để có thể đảm bảo được các yếu tố chất lượng cho gạo khi ủ thành rượu.
Quá trình lên men trong bóng tối
Ở thời xa xưa, khi muốn ủ rượu người ta thường ủ trong các lọ men sành. Tuy nhiên hiện nay thì người ta lại ủ bằng bình thủy tinh nhiều hơn nhưng vẫn có nhiều người cho rằng bí quyết ủ rượu nếp cẩm trong lọ men sành vẫn là cho ra nồng độ cùng với hương vị ngon nhất.
Về vấn đề này, như chúng ta đã biết rượu khi được ủ men trong nhiệt độ hoàn hảo sẽ hoạt động tốt nhất, chúng có thể tạo ra được nhiều lợi khuẩn và làm giảm đi các loại vi khuẩn không tốt sản sinh trong quá trình lên men.
Ánh sáng không có nhiều lợi ích cho quá trình lên men của rượu, hơn thế nữa ánh sáng còn là một chất xúc tác để khiến cho quá trình lên men bị biến đổi chất. Do vậy, khi ủ rượu nếp cẩm trong bình thủy tinh bạn nên dùng các loại khăn hay vải tối màu phủ kín chúng lại, che chắn ánh sáng để ngăn chúng tiếp cận vào quá trình lên men của rượu.
Cách bảo quản rượu nếp cẩm
Để có thể mang lại hiệu quả sử dụng tốt nhất, bạn nên tuân theo một số quy tắc và cách bảo quản rượu nếp cẩm sau đây, bảo quản tốt chúng cũng sẽ khiến chúng ngon hơn nữa đấy.
- Rượu nếp cẩm nên được bảo quản ở nơi thoát mát, tránh với việc để rượu trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
- Nên bảo quản rượu nếp cẩm trong một bình sứ, bình thủy tinh chuyên dụng đặc biệt là nắp đậy phải vặn được thật kín để tránh làm bay hơi rượu khiến chúng mất ngon.
- Tuyệt đối bạn không nên chứa rượu nếp cẩm trong bình nhựa bởi nhựa có thể làm cho rượu bị hiện tượng oxy hóa, sinh ra các chất không tốt cho sức khỏe của người dùng.
- Để rượu ngon hơn bạn có thể hạ rượu hoặc đơn giản là để rượu trong tủ lạnh để chúng không lên men nữa.
- Rượu nếp cẩm nên được ủ trong nhiệt độ từ 10 – 14 độ C, độ ẩm từ trong khoảng 60% là tốt nhất.
Ngoài ra, rượu nếp cẩm là loại rượu ủ, do đó rượu ủ càng lâu thì càng ngon. Hoàn hảo nhất là bạn nên ủ chúng trong khoảng tối thiểu từ 100 ngày mới mang ra uống và chiêu đãi nhé.
Cách làm rượu nếp cẩm đã được hướng dẫn kèm theo các thông tin cần thiết. Hãy tham khảo và tiến hành tự làm rượu nếp cẩm để có thể thưởng thức loại rượu truyền thống đặc biệt này thôi nào. Cập nhật công thức chế biến ngon mỗi ngày tại Top1dexuat.com bạn nhé!
Xem thêm: Quy trình chế biến rượu nếp truyền thống ngon đúng vị