Nhiệt miệng là một hội chứng quá đỗi quen thuộc ở mọi lứa tuổi dù lớn hay nhỏ. Không là bệnh nguy hiểm nhưng nó đem lại cho người bệnh cảm giác vô cùng khó chịu và bất tiện. Nó là bệnh như thế nào? Biểu hiện và cách chữa nhiệt miệng ra sao? Hãy cùng Top1dexuat.com tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Khái niệm nhiệt miệng
Nhiệt miệng là khi triệu chứng xảy ra gây khó chịu khi ăn hoặc giao tiếp với mọi người. Nó chính là sự xuất hiện của các vết viêm loét hơi sâu và nhỏ tại vùng miệng.
Ban đầu nó sinh ra là những vết viêm loét nhỏ có màu trắng và gây đau bên trong khoang miệng. Vết loét thường có kích thước nhỏ thường chỉ tương đương 1cm và gây đau rát dữ dội.
Sự xuất hiện của chúng không cố định có thể tại vị trí trên lưỡi hay tại niêm mạc bên trong của các vị trí như má, môi hay cổ họng. Chính vì lở loét nên nó gây ra cảm giác bị đau nhức và vô cùng khó chịu.
Biểu hiện của những vết viêm loét do nhiệt miệng thường có biểu hiện có màu trắng, phần rìa ứng đỏ khi mới xuất hiện. Sau đó chuyển sang hơi vàng hoặc xám. Những vết nhiệt này nằm giữa sự bao quanh bởi các mô mềm bị viêm, đỏ. Đây là một trong những tình trạng gây tổn thương và ảnh hưởng miệng phổ biến nhất. Nó chiếm gần hơn 20% số trường hợp người mắc các bệnh về miệng.
Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng
Những ai bị nhiệt miệng sẽ có thể cảm nhận được cảm giác ngứa rát mới ban đầu xuất hiện một hoặc hai ngày. Sau đó sẽ xuất hiện những vết viêm loét.
Các biểu hiện báo hiệu bệnh nhiệt miệng được thống kê bao gồm:
Nó có thể là một vết viêm loét tương đối nhỏ có hình tròn hoặc bầu dục màu trắng hay ngả vàng trong khoang miệng. Hoặc nó cũng có thể là một vết viêm có màu đỏ hồng trong miệng tạo nên sự đau rát, ngứa ran, khó chịu.
Tuy nhiên, cũng có một số loại nhiệt miệng có sự thay đổi trạng thái bệnh từ nhỏ đến lớn. Sau đó vài ngày nó sẽ trở thành những đốm có màu đỏ hoặc gây sưng tấy có hình bầu dục với kích thước rất nhỏ từ 1-2mm.
Hơn thế, những vết nhiệt miệng này đôi khi có thể to dần đến nổi những đốt nhiệt lên đến 10mm. Chúng hơi mọng nước, sau khi bạn tác động làm vỡ ra sẽ tạo nên các vết viêm loét và gây đau rát miệng.
Người bệnh nhiệt miệng hoàn toàn an tâm về khả năng lây lan vì nó là những vết loét vùng kín. Thông thường sẽ được tự lành sau một đến ba tuần mà không cần sử dụng thuốc điều trị. Cảm giác đau miệng sẽ thường tự biến mất sau đó 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, đối với những vết loét lâu và trở nên nghiêm trọng sẽ có thể mất gần sáu tuần để khỏi hẳn.
Nhiệt miệng một khi đã bị và không được chăm sóc hay chữa trị đúng cách sẽ dễ dẫn đến tình trạng gây viêm cấp nghiêm trọng. Từ đó dẫn đến các biểu hiện sưng tấy đỏ; sưng hạch bạch huyết; sốt cao, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa….
Tác nhân gây nên tình trạng nhiệt miệng
Nếu để chứng minh ra nguyên nhân chính xác của bệnh nhiệt miệng thì không ai có thể đảm bảo. Tuy nhiên, thông thường viêm loét nhiệt miệng sẽ do những nguyên nhân dưới đây:
- Thường xuyên sử dụng thực phẩm cay nóng hoặc có tính axit. Bên cạnh đó, socola, trứng, cà phê, dâu tây, trứng, hạt các loại,… Nếu sử dụng không chừng mực sẽ tạo nên sự viêm loét, khó chịu.
- Tổn thương vùng miệng bởi các tác động quá mạnh của bản thân như đánh răng, chơi thể thao, hoặc thường thấy nhất là nhai khi ăn vô tình cắn vào môi, má, lưỡi..
- Sử dụng kem đánh răng hay nước súc miệng không đảm bảo vì có Sodium Lauryl Sulfate.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh và thường xuyên không bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin B12, kẽm, axit folic, sắt…
- Sự căn thẳng, mệt mỏi hay áp lực trong công việc, cuộc sống cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng. Đối với phụ nữ chính là sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Hệ thống miễn dịch bị ngăn chặn bởi các tế bào gây hại, từ đó dẫn đến nhiệt miệng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân và cách phòng chống nhiệt miệng hiệu quả
Ai có thể có nguy cơ mắc bệnh nhiệt miệng?
Bệnh nhiệt miệng xảy ra rất phổ biến và hầu như ảnh hưởng đến mọi người. Thông thường, thanh thiếu niên, thanh niên là đối tượng bị ảnh hưởng thường xuyên mà trong đó phổ biến hơn là nữ giới.
Nếu xét về tính khoa học thì đối tượng có nguy cơ dễ gây nên mắc bệnh nhiệt miệng chính là người sinh sống tại vùng nhiệt đới. Bởi vì, thường những khu vực này sẽ có khí hậu vô cùng nóng bức.
Hoặc bên đó một phần là do chế độ ăn uống thiếu cần thiết cho hoạt động của cơ thể hay cũng như là sinh hoạt không khoa học. Bên cạnh đó, cùng thường thấy nhất là những ai có yêu thích và thường xuyên ăn đồ cay, nóng, uống ít nước,…
Thông thường, Bệnh nhiệt miệng sẽ bị tái lại do tiền sử mắc bệnh và di truyền lại của thành viên trong gia đình. Hay theo y tế học chính là do một các yếu tố chung ảnh hưởng bởi môi trường hay sử dụng thực phẩm cay nóng hoặc dị ứng.
Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả chuẩn y khoa?
Bệnh nhiệt miệng là bệnh thường xuyên xảy ra và hầu hết mọi người từ nhỏ đến lớn đều có thể bị. Tuy nhiên, nó chỉ gây khó chịu và không lây lan, hơn thế nó có thể dễ dàng và khỏi bệnh sau 7 đến 10 ngày. Nhưng để đảm bảo khỏi nhanh và giảm đau hiệu quả có thể tham khảo cách chữa nhiệt miệng sau đây:
Sử dụng thuốc điều trị y khoa
Ngày nay có nhiều loại thuốc cũng như thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị nhiệt miệng hiệu quả. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách và nghe lời bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Sử dụng baking soda dùng để chữa nhiệt miệng cũng là một trong những cách hiệu quả. Nó góp phần giúp cân bằng pH và làm giảm đi tình trạng viêm loét một cách hiệu quả nhất và mau lành vết thương.
- Sử dụng thuốc thoa chuyên dùng trong y khoa để bôi lên vết viêm loét để bôi lên chỗ viêm và giúp mau lành vết thương hơn.
- Bên cạnh đó, có thể sử dụng thuốc kháng sinh uống để hạ nhiệt cơ thể và kết hợp bôi thuốc để mang lại hiệu quả tốt nhất, giảm đau mau lành vết thương.
- Sử dụng viên ngậm kẽm để góp phần giảm đau và thúc đẩy quá trình chữa bệnh trở nên dễ dàng và nhanh hơn.
- Sử dụng nước muối sinh lý để góp phần làm lành vết thương và đảm bảo không bị nhiễm khuẩn tốt.
Phương pháp dân gian
Giải pháp chữa lành viêm loét do nhiệt miệng là cách thông dụng và phổ biến nhất. Bạn có thể tham khảo những cách dưới đây để hỗ trợ cho người thân hoặc bạn bè của mình khi mắc phải.
- Hạn chế đến mức thấp nhất sử dụng các loại thực phẩm cay, nóng, các loại gia vị có độ mặn. Tránh xa tuyệt đối các loại có tính axit như trong các loại trái cây thuộc dòng họ cam quýt, khoai tây chiên; bánh quy giòn,… Bởi vì, những thực phẩm này sẽ làm cơ thể bạn trở nên nóng hơn và gây tình trạng viêm loét cũng như đau nhức nghiêm trọng hơn.
- Sử dụng mật ong nguyên chất sẽ góp phần giúp nhiệt miệng trở nên bớt đau và giảm sưng góp phần giúp cho người bệnh mau lành. Bởi nó, sở hữu đặc tính kháng khuẩn và có khả năng chống viêm cực tốt.
- Sử dụng cây xô thơm và thảo mộc hoa cúc cũng góp phần chữa lành vết thương viêm loét hiệu quá. Thực hiện bằng cách ngậm nó vào nước sạch và dùng như súc miệng mỗi ngày liên tục bốn đến sáu lần để đem lại hiệu quả tốt nhất.
- Sử dụng rau xanh trong những bữa ăn.
Sử dụng thực phẩm thức ăn chữa trị hiệu quả
Thức ăn cũng chính là những giải pháp chữa trị hiệu quả mà người bệnh nên sử dụng. Nó không chỉ mang lại bữa ăn ngon miệng cho bạn mà góp phần giảm đau, chống viêm nhiễm hiệu quả.
- Uống nước ép cà chua: Nước ép cà chua tạo nên tác dụng hiệu quả thanh nhiệt cho cơ thể cũng như góp phần giải độc hiệu quả. Chính vì thế, những ai bị bệnh nhiệt miệng ngậm nước ép cà chua 4 lần mỗi ngày sẽ mang đến cho bạn cảm giác dễ chịu, giảm đau và mang lại hiệu quả chữa trị rõ rệt.
- Rau diếp cá: Nước ép từ rau diếp cá dùng 2 đến 3 lần mỗi ngày sẽ giúp bạn thanh nhiệt và giúp bạn mau lành vết loét hiệu quả.
- Bột sắn dây: Sử dụng bột sắn dây để làm thức uống ngày 2 lần đối với ai bị nhiệt miệng nhẹ sẽ góp phần giảm đau rát và mau lành viêm loét nhiệt miệng hiệu quả.
- Rau ngót: Sử dụng rau ngót lấy lá mang ép nước cùng với một ít mật ong. Sau đó ngày 2 đến 3 lần sử dụng bông tâm hay bông thấm thuốc chấm vào nó và đem bôi vào vết thương viêm, lở loét. Bạn sẽ thấy sự thay đổi chỉ sau đó vài ngày tạo nên sự êm dịu và thoải mái giảm đau cho bạn tốt nhất. Bên cạnh đó, giúp quá trình điều trị nhanh và hiệu quả.
- Sử dụng lá húng chó: Lá húng chó là một loại lá có đặc tính ấm và chứa tinh dầu. Nó tạo nên được cho mình khả năng giảm đau, kháng viêm một cách hiệu quả. Sử dụng vài lá húng chó, nhai kỹ với nước và ngày làm khoảng 6 lần sẽ mang đến sự êm mát cho vết thương. Giúp giảm đau và hỗ trợ trị nhiệt miệng một cách hiệu quả.
Lưu ý: Dù có sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên ngành hoặc y tế chăm sóc sức khỏe cũng như người sử dụng đã mang tính hiệu quả tích cực. Vì như vậy sẽ tránh được những tình trạng xảy ra gây bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
Qua bài viết cung cấp thông tin về cách chữa nhiệt miệng hiệu quả. Hi vọng nó sẽ góp phần mang đến cho quý đọc giả lượng thông tin hữu ích. Góp phần giúp cho mình có những giải pháp phòng tránh cũng như chữa trị hiệu quả. Bên cạnh đó, góp phần hỗ trợ giúp cho gia đình mình khi có ai mắc phải.