#1 Bệnh Kawasaki ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh Kawasaki ở trẻ là một căn bệnh rất nguy hiểm đối với trẻ dưới 5 tuổi. Theo thống kê, tỷ lệ trẻ tử vong hay gặp phải những biến chứng nặng khi mắc bệnh là rất cao. Ngày nay, bệnh Kawasaki đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ và báo động tại Việt Nam. 

Vậy bệnh Kawasaki ở trẻ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này của Top1dexuat.com nhé!

Bệnh Kawasaki ở trẻ là bệnh gì?

Phụ huynh cần trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh Kawasaki để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe con em của mình. Kawasaki là tình trạng sốt cấp hay đi cùng với nổi phát ban toàn thân ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, bệnh Kawasaki còn có đặc điểm viêm lan tỏa của hệ mạch máu vừa và nhỏ trên toàn cơ thể. Trong đó bao gồm cả động mạch vành cung cấp lưu lượng máu đến cơ tim.

Theo chuyên gia, bệnh Kawasaki tập trung nhiều nhất ở trẻ em và hầu hết mọi bệnh nhân nhi đều dưới 5 tuổi. Do rất nhiều những nguyên nhân và tác động bên ngoài chưa rõ, nhưng tỉ lệ mắc bệnh Kawasaki ở nam thường cao hơn gấp đôi so với nữ.

benh kawasaki o tre la gi
Bệnh Kawasaki ở trẻ. Ảnh: Google tìm kiếm

Thực tế, cái tên Kawasaki này được lấy theo tên của một vị bác sĩ nhi khoa người Nhật Bản. Đây là người đầu tiên trên thế giới đã mô tả đúng mẫu dấu hiệu cũng như triệu chứng và đặc trưng của bệnh vào năm 1967. Ngay từ thời điểm đó, bệnh đã xảy ra thường xuyên và có một con số đáng kinh ngạc đối với trẻ em nước Nhật.

Ở nước Mỹ, bệnh Kawasaki ở trẻ được ghi nhận là xảy ra đối với mọi chủng tộc và cả dân tộc. Tuy nhiên lại xảy ra thường xuyên và nhiều nhất đối với trẻ em Mỹ nhưng có nguồn gốc là người Châu Á chúng ta.

Tần suất bệnh Kawasaki ở trẻ gặp rất nhiều ở những nước Châu Á bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản,… Và đến những năm sau này, bệnh đã bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam. Đây là một căn bệnh và là một khái niệm hoàn toàn mới nên hầu như các quý bậc phụ huynh không biết đến. Đồng thời không có đủ kiến thức để có thể bảo vệ, chăm sóc tốt cho con em của mình. 

Bệnh Kawasaki ở trẻ nguy hiểm như thế nào?

Theo chuyên gia, bệnh Kawasaki ở trẻ chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tim mạch ở trẻ em. Những biến chứng ở tim bé có thể phải chịu đựng nếu các bậc phụ huynh không đưa đến bệnh viện kịp thời. Các biến chứng ấy bao gồm:

  • Viêm cơ tim.
  • Viêm mạch máu, thông thường là động mạch vành, nơi cung cấp lưu lượng máu cho tim.
  • Những vấn đề khác liên quan đến van tim.
benh kawasaki o tre co nguy hiem khong
Bệnh Kawasaki ở trẻ nguy hiểm như thế nào. Ảnh: Google tìm kiếm

Vậy, bất kỳ một biến chứng nào trong số những biến chứng trên đều có thể tác động nghiêm trọng và để lại hậu quả nặng nề cho sức khỏe của bé. Viêm động mạch vành khiến cho thành động mạch bị suy yếu và có hiện tượng phình ra. Hiện tượng này hay còn được khoa học gọi là chứng phình động mạch. 

Phình mạch sẽ làm gia tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông, nguy cơ cao làm nhồi máu cơ tim hoặc khiến chảy máu trong. Tình trạng tệ nhất đó là đe dọa đến tính mạng của bé yêu.

Dù cho chỉ một tỷ lệ rất nhỏ trẻ em phát triển mắc các vấn đề về động mạch vành, bệnh Kawasaki đều có thể gây ra tử vong.

Nguyên nhân của bệnh Kawasaki ở trẻ là gì?

Cho đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa thể kết luận chính xác về nguyên nhân của bệnh Kawasaki ở trẻ. Rất nhiều giả thuyết đã được đề xuất dựa trên những chứng cứ dữ liệu bệnh lý học, dịch tễ học và cả nhân khẩu học. Đó là do nhiễm trùng bởi một hay nhiều các tác nhân thường gây ra mà không có triệu chứng hoặc có thể không viêm mạch ở hầu hết các bé. Tuy nhiên vẫn dẫn đến bệnh Kawasaki ở những ai có khuynh hướng di truyền. Điều này là rất phù hợp với dữ liệu dịch tễ học.

Đối với những trường hợp trẻ mắc bệnh Kawasaki trong nhiều năm đã báo cáo các đợt bùng phát cục bộ. Mỗi một đợt như vậy đều có liên quan đến một loại virus hay vi khuẩn gây bệnh khác nhau. Tiêu biểu phải kể đến bocavirus, parvovirus B19, Propionibacterium,…

Những tranh luận này chủ yếu tập trung vào việc liệu bệnh Kawasaki này có phải là do một tác nhân duy nhất gây ra hay không? Điểm này đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, mặc dù khả năng mà bệnh Kawasaki ở trẻ do tác nhân duy nhất là ít xảy ra hơn một loạt trường hợp nghiên cứu về huyết thanh học, di truyền, miễn dịch.

Đáp ứng miễn dịch

Bệnh Kawasaki ở trẻ vốn là một căn bệnh viêm toàn thân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến những động mạch cỡ trung bình và đặc biệt là động mạch vành. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có nhiều bộ phận và mô liên quan. Tuy nhiên những di chứng lâu dài có xu hướng chỉ xảy ra ở động mạch.

Tình trạng tổn thương mạch máu chỉ xuất hiện khi có sự xâm nhập của các tế bào viêm vào các mô mạch máu trong cơ thể. Từ đó kích thích sự xâm nhập và xâm nhập sâu vào bên trong các động mạch vành. Đồng thời liên quan trực tiếp đến quá trình phá hủy các tế bào nội mô, các tế bào cơ trơn và lớp đệm trong những trường hợp nghiêm trọng.

Sự phá hủy các sợi collagen, elastin và mất đi tính toàn vẹn cấu trúc của thành động mạch đã dẫn đến hiện tượng giãn, hình thành nên túi phình. 

Những tế bào viêm xâm nhập vào bên trong động mạch vành có thể là: Tế bào T, bạch cầu trung tính, tế bào huyết tương, bạch cầu ái toan và đại thực bào.

nguyen nhan cua benh kawasaki o tre em
Nguyên nhân của bệnh Kawasaki ở trẻ. Ảnh: Google tìm kiếm

Căn nguyên truyền nhiễm

Hàng loạt các dữ liệu về dịch tễ học đã cho thấy rằng bệnh Kawasaki ở trẻ được gây ra hay kích hoạt bởi một hay nhiều những tác nhân có khả năng lây truyền. Và sự ủng hộ lý thuyết này đã xuất phát từ các điểm tương đồng giữa Kawasaki và bệnh truyền nhiễm khác ở trẻ.

Yếu tố di truyền bệnh

Chuyên gia cho rằng những yếu tố di truyền góp phần lớn vào cơ chế bệnh Kawasaki ở trẻ. Nó được gợi ý từ tần suất gia tăng của bệnh ở những nhóm người Mỹ gốc Á và người gốc Á. Bên cạnh đó còn có cả những thành viên trong gia đình đang có người mắc bệnh. 

Những biến thể hay đa hình của các gen sau đây có liên quan đến việc gia tăng tính nhạy cảm với căn bệnh Kawadsaki ở trẻ:

  • ITPKC
  • ANGPT1 và VEGFA
  • FCGR2A
  • CCR5 và CCL3L1
  • ABCC4

Các yếu tố môi trường

Chắc chắn không thể không nhắc đến những yếu tố từ môi trường. Các nhà khoa học đã đề xuất nhóm yếu tố môi trường liên quan đến tác nhân gây ra bệnh Kawasaki ở trẻ. Từ sự chồng chéo giữa những biểu hiện ở da của bệnh Kawasaki với biểu hiện da do nhiễm độc thủy ngân đã dẫn đến đề xuất cho rằng: Thủy ngân có thể đóng vai trò trong việc gây ra bệnh Kawasaki.

Và cũng tương tự như mối liên hệ thường xuyên giữa Kawasaki và bệnh dị ứng vậy, đặc biệt là trẻ bị viêm da dị ứng. Điều này đã tạo cảm ứng, điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm tính nhạy cảm hệ miễn dịch. Cũng từ đây mà rất nhiều các giả thuyết khác về mạt bụi, phấn hoa,… trong nguyên nhân gây bệnh Kawasaki. Mặc dù rằng số liệu và dữ liệu bổ sung được tính lũy là không đủ cung cấp, hỗ trợ cho các lý thuyết này.

Các phân tích biến đổi theo mùa của dịch bệnh Kawasaki ở trẻ đã gợi ý một điều quan trọng đó là: Các ca bệnh có mối liên quan mật thiết đến luồng gió cực lớn từ Trung Á. Chúng có khả năng mang theo một loạt các chất kích hoạt kháng nguyên từ trong không khí ở tầng đối lưu. 

Bệnh Kawasaki ở trẻ có những triệu chứng gì?

Những triệu chứng của căn bệnh Kawasaki này thường có xu hướng phát triển thành ba giai đoạn chính trong thời gian khoảng 6 tuần. Phụ huynh cần chủ động trong việc phát hiện bệnh và điều trị bệnh. Những dấu hiệu và triệu chứng để biết bé có thể đang mắc bệnh Kawasaki sẽ bao gồm:

Giai đoạn 1: Giai đoạn cấp tính từ 1 – 2 tuần

Bé sốt cao

Triệu chứng dễ thấy và phổ biến nhất của căn bệnh Kawasaki này đó chính là sốt. Nhiệt độ cơ thể cao từ 38 độ C trở lên. Những cơn sốt này có thể đến một cách nhanh chóng và cơ thể trẻ nhỏ không đủ sức đề kháng để chống lại. 

Đồng thời không có phản ứng với thuốc kháng sinh hay các loại thuốc thường dùng cho mục đích hạ sốt. Ví dụ điển hình đấy là paracetamol hoặc ibuprofen. 

Thông thường, cơn sốt của bé sẽ kéo dài tối thiểu là 5 ngày nhưng vẫn có thể kéo dài hơn lên đến 11 ngày nếu như phụ huynh không đưa đến bệnh viện để được điều trị phù hợp.

trieu chung cua benh kawasaki o tre em
Triệu chứng của bệnh Kawasaki ở trẻ. Ảnh: Google tìm kiếm

Bé nổi phát ban và chân tay bị sưng đỏ

Cùng với những cơn sốt kéo dài, bé còn có thể nổi phát ban hoặc có mẩn đỏ ở trên da. Phần da ở vùng các ngón tay hay ngón chân sẽ bị sưng lên. Đồng thời, bé sẽ khóc, khó chịu và không thoải mái khi phụ huynh chạm vào.

Bé bị viêm kết mạc

Một trong những dấu hiệu mà phụ huynh phải thật chú ý đó là viêm kết mạc. Chúng ta thường nhầm lẫn dấu hiệu này với các bệnh lý về mắt khác. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu có thể cho thấy trẻ đang mắc bệnh Kawasaki. 

Đôi mắt của các bé sẽ sưng đỏ lên. Thế nhưng tình trạng này thì lại không gây ra quá nhiều cảm giác đau đớn hay làm cho trẻ cảm giác bị khó chịu gì nhiều.

Có những triệu chứng bất thường tại môi, miệng, cổ họng, lưỡi của bé

Ngay khi có những triệu chứng bất thường tại khu vực môi, miệng, cổ họng và cả lưỡi của trẻ thì cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra. Đây là dấu hiệu khi bệnh Kawasaki đã rơi vào giai đoạn cấp tính. 

Những bộ phận trên của bé bị đỏ, khô và nứt nẻ hay thậm chí có thể sẽ chảy máu. Đôi khi, lưỡi của con cũng sẽ xuất hiện tình trạng bị viêm và sưng lên. Do đó các bậc phụ huynh hãy quan sát và theo dõi sức khỏe con em của mình thường xuyên nhé.

Giai đoạn 2: Giai đoạn bán cấp từ 2 – 4 tuần

Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu mà bé của bạn có thể gặp trong giai đoạn bán cấp. Phụ huynh hãy lưu ý:

  • Nôn mửa.
  • Đau bụng.
  • Đau đầu.
  • Tiêu chảy.
  • Phần da ở ngón tay và ngón chân bị bong tróc.
  • Nước tiểu chứa mủ.
  • Khu vực lòng trắng và da mắt sẽ chuyển sang màu vàng.
  • Bé không thoải mái khi di chuyển và vận động.
  • Bé luôn ở trong trạng thái buồn ngủ và thiếu đi nguồn năng lượng thường ngày. Thậm chí bé có thể hôn mê dài.
dau hieu nhan biet benh kawasaki o tre
Triệu chứng của bệnh Kawasaki ở trẻ. Ảnh: Google tìm kiếm

Giai đoạn 3: Giai đoạn dưỡng bệnh từ 4 – 6 tuần

Giai đoạn cuối cùng của triệu chứng bệnh Kawasaki ở trẻ đó là giai đoạn dưỡng bệnh. Lúc này, bé đã dần trở nên đuối sức và mệt mỏi. Bé không thể tiếp tục tập trung với mọi thứ xung quanh và luôn luôn muốn chìm vào giấc ngủ.

Cách chẩn đoán và điều trị bệnh Kawasaki ở trẻ hiệu quả

Xuyên suốt quá trình hỏi về diễn biến các triệu chứng, thăm khám, nếu bác sĩ có nghi ngờ trẻ mắc bệnh Kawasaki thì sẽ đề nghị tiến hành một vài các xét nghiệm. Tuy nhiên, không có bất kỳ một xét nghiệm cụ thể hoặc đơn độc nào để có thể chẩn đoán bệnh Kawasaki. Tất cả cần tuân theo một quy trình nhất định. Nó bao gồm: Siêu âm tim nhằm theo dõi chính xác chức năng của tim, xét nghiệm máu và nước tiểu. 

Bằng cách này, bác sĩ sẽ có được chẩn đoán chính xác nhất về bệnh. Đồng thời tìm ra những biến chứng liên quan để đưa ra được phương pháp điều trị Kawasaki dự phòng về sau.

Nếu như con trẻ của bạn đang mắc bệnh Kawasaki, lời khuyên của chuyên gia đó là hãy để cho chúng được điều trị với phác đồ khoa học ở bệnh viện. Thuốc thường dùng để trị bệnh Kawasaki đó là gamma globulin, viết tắt là IGIV. IGIV sẽ được bác sĩ truyền qua tĩnh mạch trong khoảng thời gian từ 8 đến 12 tiếng. 

chan doan va dieu tri benh kawasaki o tre
Cách chẩn đoán và điều trị bệnh Kawasaki hiệu quả. Ảnh: Google tìm kiếm

Trẻ cần được ở lại bệnh viện tối thiểu là 24 giờ sau khi đã kết thúc liều IGIV đầu tiên. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho trẻ, chắc chắn rằng cơn sốt sẽ không quay trở lại và các triệu chứng về bệnh Kawasaki ở trẻ sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Bé phục hồi và nhanh chóng khỏi bệnh.

Ngoài ra, tùy thuộc vào mức độ bệnh Kawasaki ở trẻ mà bác sĩ quyết định có nên dùng thêm thuốc Aspirin hay là không? Công dụng của loại thuốc này đó là giảm bớt các nguy cơ về việc mắc phải những vấn đề nguy hiểm về tim. 

Thông thường, thời gian dùng thuốc có thể kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng. Và chỉ có thể dùng thuốc Aspirin cho trẻ khi có được sự giám sát, hướng dẫn và chỉ định các bác sĩ chuyên ngành. Bởi loại thuốc này có nguy cơ gây ra một vài những tác dụng phụ nguy hiểm không thể lường trước.

Phụ huynh chăm sóc trẻ bị bệnh Kawasaki cần chú ý điều gì?

Cần phải đưa trẻ đến bệnh viện tái khám đúng lịch

Một điều rất quan trọng mà bất kỳ phụ huynh nào khi có trẻ bị nhiễm bệnh Kawasaki đều phải biết đó là đưa trẻ đến bệnh viện tái khám đúng lịch. Hãy chủ động theo dõi chặt chẽ những bé đang mắc Kawasaki để có thể chắc chắn rằng tình trạng bệnh đang có xu hướng tích cực, cải thiện đáng kể. 

Ngoài ra, mỗi một lần tái khám cho bé cũng là để bác sĩ có thể kiểm tra chính xác về sự phát triển, sự dãn ra của động mạch vành. Thông thường, động mạch vành sẽ xuất hiện chỉ sau vài tuần đầu tiên điều trị tại bệnh viện. Vì thế, trẻ cần phải được đánh giá lại sau thời gian 2 tuần và thêm một lần nữa vào khoảng 6 – 8 tuần khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu sốt.

Bên cạnh đó, hãy theo dõi thường xuyên hơn và tiến hành siêu âm tim cho bé nếu phát hiện bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào trên kết quả siêu âm tim. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhanh lập tức nếu trẻ bị sốt hay là những dấu hiệu liên quan đến bệnh Kawasaki quay trở lại. 

Theo chuyên gia, nếu trẻ em được phát hiện và điều trị bệnh Kawasaki ở trẻ đúng lúc, kịp thời và không tiến triển dãn động mạch vành thì có khả năng sẽ hồi phục nhanh chóng, khỏe mạnh một cách hoàn toàn. 

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn nằm ở phụ huynh. Quý bậc phụ huynh cần giáo dục những đứa trẻ của mình tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất. Đồng thời duy trì lối sống lành mạnh để tốt cho tim mạch. 

Trẻ bị chứng giãn động mạch vành luôn phải được chăm sóc kĩ và theo dõi cẩn thận, lâu dài bởi bác sĩ tim mạch nhi khi chúng lớn lên. 

luu y khi cham soc benh kawasaki o tre
Phụ huynh chăm sóc trẻ bị bệnh Kawasaki cần chú ý điều gì. Ảnh: Google tìm kiếm

Tiêm chủng cho trẻ

Tiêm chủng là một việc làm tốt đề giúp bé ngăn ngừa và phòng chống tốt căn bệnh Kawasaki này. Vaccine virus sống nên được hoãn lại tối thiểu là 11 tháng sau khi bé đã được truyền IGIV. 

Nguyên nhân là do IGIV có thể khiến cho vaccine vận hành trong cơ thể không đạt hiệu quả tối nhất. Bao gồm có vaccine MMR (quai bị, sởi và rubella) và thủy đậu.

Đối với trẻ em mắc bệnh Kawasaki ở trẻ trên 6 tháng tuổi thì chúng nên được tiêm loại vaccine cúm bất hoạt. Phụ huynh hãy lưu ý những điều này nhé.

Không sử dụng ibuprofen cho trẻ

Quý bậc phụ huynh cần lưu ý tuyệt đối không cho con trẻ của mình sử dụng ibuprofen khi chúng đang trong quá trình điều trị bệnh Kawasaki ở trẻ với Aspirin nhé. Bởi điều này có khả năng tác động đến tác dụng của thuốc Aspirin. Nếu như trẻ có hiện tượng sốt hoặc đau thì có thể tham khảo cho trẻ uống acetaminophen.

Đối với thuốc ibuprofen chỉ có thể dùng khi được Bác sĩ kê đơn hay chỉ định.

Phần kết

Qua những thông tin về bệnh Kawasaki ở trẻ trong bài viết này, tin chắc rằng mỗi bậc làm cha làm mẹ sẽ hiểu hơn về tầm quan trọng của việc phát hiện, điều trị bệnh đúng lúc.

Hãy luôn luôn chăm sóc cho con trẻ của mình bằng cách nắm rõ tình trạng sức khỏe của chúng. Và chắc chắn rằng sẽ không có nguy cơ mắc phải bệnh tim do Kawasaki khi chúng trưởng thành!

Xem thêm: Đông máu rải rác nội mạch: Chuẩn đoán bệnh và cách điều trị

Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài Bệnh Kawasaki ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Liên hệ TOP 1 đề xuất!