Một trong những loại bảo vệ cơ thể trong các loại bệnh về nhiễm khuẩn do vi khuẩn có hại xâm nhập, nhiễm trùng và nhiễm độc đó chính là bạch cầu. Đây là một thành phần không thể thiếu trong cơ thể để tránh các tác nhân gây bệnh. Nhưng đừng nghĩ rằng bạch cầu càng tăng cao thì cơ thể sẽ càng được bảo vệ, đây là một ý nghĩ sai lầm và bài viết này của Top1dexuat.com sẽ cho bạn biết vì sao lại như vậy.
Bạch cầu là gì?
Bạch cầu (bạch huyết cầu) là nơi mà chứa rất nhiều tế bào có lợi cho cơ thể, khi có một tác nhân nào đó có hại xâm nhập vào trong cơ thể thì sẽ được các tế bào bạch huyết cầu chống lại. Chúng sẽ ngăn chặn lại các loại vi khuẩn lạ xâm nhập vào cơ thể, đồng thời tiết ra nhiều loại kháng thể, enzym, chống độc, các chất truyền tin hóa học được giải phóng,…
Trong cơ thể tồn tại rất nhiều loại bạch huyết cầu, mỗi một loại đều có một chức năng riêng biệt, mặc dù vậy các loại bạch huyết cầu này đều có chung một chức năng chính là bảo vệ cho cơ thể.
Theo nghiên cứu người ta chia bạch huyết cầu làm 2 loại chính:
- Bạch cầu hạt (bạch cầu đa nhân): đây là loại bạch huyết cầu có chứa các hạt lớn trong bào tương. Khi cơ thể xảy ra một tổn thương nào đó, các hạt bào tương này sẽ có sự bắt màu khác nhau, và loại bạch huyết cầu hạt này được chia ra 3 loại: bạch huyết cầu ưa acid, bạch huyết cầu ưa base và bạch huyết cầu trung tính.
- Bạch cầu không hạt (bạch cầu đơn thân): bạch huyết cầu này không được chứa trong bào tương. Loại này được chia làm 2 loại: bạch huyết cầu lympho và bạch huyết cầu mono.
Vai trò của bạch cầu trong cơ thể
Nhiệm vụ chung của bạch cầu đó chính là bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, mỗi một loại bạch huyết cầu đều có một cấu trúc riêng biệt và gắn liền với nhiều nhiệm vụ và tính năng khác nhau:
- Phá hủy các tác nhân gây bệnh: Bạch cầu có khả năng di chuyển đến các vị trí bị nhiễm bệnh, bao vây và tiêu diệt các tác nhân gây hại bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm thực bào, tiết ra các chất độc hại, hoặc kích hoạt các tế bào miễn dịch khác.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng: Bạch cầu tạo thành hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài. Chúng liên tục tuần tra trong máu và các mô, tiêu diệt bất kỳ vi khuẩn, virus hoặc tế bào bất thường nào mà chúng gặp phải.
- Giúp cơ thể hồi phục sau bệnh: Bạch cầu tham gia vào quá trình sửa chữa các mô bị tổn thương do nhiễm trùng hoặc chấn thương. Chúng cũng giúp loại bỏ các tế bào chết và các mảnh vụn tế bào khỏi cơ thể.
- Phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thư: Bạch cầu có khả năng nhận diện và tiêu diệt các tế bào ung thư, giúp ngăn ngừa sự phát triển của ung thư.
Có nhiều loại bạch cầu khác nhau, mỗi loại có chức năng riêng biệt:
- Bạch cầu trung tính: Là loại bạch cầu phổ biến nhất, chiếm khoảng 50-70% tổng số bạch cầu. Bạch cầu trung tính có khả năng thực bào và tiêu diệt vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng.
- Bạch cầu lympho: Chiếm khoảng 20-30% tổng số bạch cầu. Bạch cầu lympho có vai trò quan trọng trong việc sản xuất kháng thể chống lại vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác.
- Bạch cầu đơn nhân: Chiếm khoảng 5-10% tổng số bạch cầu. Bạch cầu đơn nhân có khả năng thực bào các tế bào chết và các mảnh vụn tế bào, đồng thời giúp kích hoạt các tế bào miễn dịch khác.
- Bạch cầu ái toan: Chiếm khoảng 0.05-0.5% tổng số bạch cầu. Bạch cầu ái toan có vai trò quan trọng trong việc chống lại các ký sinh trùng và tham gia vào các phản ứng dị ứng.
- Bạch cầu basophil: Chiếm khoảng 0.01-0.1% tổng số bạch cầu. Bạch cầu basophil có vai trò quan trọng trong việc chống lại các ký sinh trùng và tham gia vào các phản ứng viêm.
Bạch cầu tăng là bệnh gì?
Bạch cầu tăng là hiện tượng số lượng bạch cầu trong cơ thể tăng cao hơn so với mức bình thường. Việc này xảy ra thường xuyên và phổ biến khi cơ thể bị nhiễm trùng và hiện tượng này sẽ kết thúc và lượng bạch huyết cầu cũng sẽ trở về bình thường khi cơ thể không còn bị viêm nhiễm.
Trong cơ thể người, số lượng bạch huyết cầu dao động trong khoảng từ 4.000/ml đến 8.000/ml. Số lượng bạch huyết cầu có thể tăng cao lên trên khoảng 20.000/ml trong các trường hợp cơ thể bị tổn thương bên trong như viêm ruột thừa, viêm phổi, áp-xe gan,… Nhưng nếu số lượng bạch cầu tăng lên trên khoảng 100.000/ml, chúng ta phải nghĩ đến một bệnh khác là bệnh ung thư của hệ tạo máu, hay còn có tên gọi khác là bạch huyết cầu cấp hoặc bạch huyết cầu mạn.
Trong những trường hợp xấu nhất là bạch huyết cầu tăng quá mức cần thiết và kéo dài ở thời gian quá lâu. Điều này tạo nên tác dụng ngược là dù có nhiều bạch cầu nhưng cũng không thể nào giúp cơ thể chống lại những loại nhiễm trùng bình thường.
Ngoài ra, khi bạch huyết cầu trong máu tăng quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và ảnh hưởng đến các quá trình sản sinh các tế bào máu có lợi cho sức khỏe con người. Nguyên nhân chính của việc bạch huyết cầu tăng chủ yếu là do ký sinh trùng, nhiễm khuẩn do vi khuẩn kí sinh hoặc các bệnh liên quan đến nội tạng trong cơ thể, trong trường hợp nặng nhất là do bị ung thư của hệ tạo máu.
Cách điều trị bệnh bạch cầu tăng
Để điều trị bệnh bạch cầu một cách nhanh chóng và hiệu quả thì việc tìm ra nguyên nhân của bệnh bạch cầu là quan trọng nhất. Bởi khi biết phát bệnh từ nguyên nhân nào thì sẽ có phương pháp điều trị bệnh thích hợp. Cụ thể như:
- Các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm là để kiểm soát các tình trạng bị viêm nhiễm nặng.
- Nên dùng thuốc hít và thuốc kháng histamin để kiểm soát các tình trạng phản ứng của dị ứng.
- Sử dụng các liệu pháp để điều trị tình trạng lo lắng, căng thẳng, stress,…
- Nếu như cơ thể bạn đang ở trong tình trạng xấu nhất là ung thư thì nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ và có phương pháp điều trị thích hợp.
Cách phòng ngừa bệnh tăng bạch huyết cầu
Để duy trì một cơ thể tốt và ít bệnh tật, đặc biệt là loại bệnh tăng bạch cầu, bạn cần phải:
- Có một lối sống tích cực và lành mạnh, thường xuyên rửa tay và sát khuẩn để tránh các tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
- Nhanh chóng băng bó vết thương nếu có để không phải bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
- Hạn chế ở mức thấp nhất hoặc tốt nhất là không nên hút thuốc lá.
- Một khi bạn đang trong tình trạng bị viêm nhiễm thì nên uống thuốc và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nên cân bằng các loại cảm xúc cá nhân và tránh tình trạng bị stress quá lâu.
- Tránh các tác nhân khiến cơ thể bạn bị dị ứng.
- …
Hãy liên hệ ngay với bác khi khi bạn đang gặp phải căn bệnh này để bác sĩ có thể chuẩn đoán và đưa ra phương án điều trị một cách chính xác nhất cho bạn, hãy chủ động hợp tác với bác sĩ và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định trong suốt quá trình điều trị bệnh. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu hơn về các tình trạng của bệnh tăng bạch cầu và có thể phát hiện cũng như điều trị trong thời gian sớm nhất.