Yến sào từ xưa đến này đều đã được biết đến là loại thực phẩm bổ dưỡng, cao cấp chứa nhiều protein, hormone, carbohydrate, lipid,… phù hợp cho mọi đối tượng, bất kể tuổi tác hay giới tính. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những câu hỏi đặt ra đó là người ăn chay có dùng được yến sào không hay yến sào ăn chay được không. Thông qua bài viết dưới đây, TOP1dexuat sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.
Ăn chay và các trường phái ăn chay
Ăn chay là gì?
Theo bách khoa toàn thư, ăn chay hay còn gọi là ăn lạt (trai giới), là việc ăn uống kiêng ăn thịt của các loại động vật như thịt gia súc, gia cầm, hải sản, thịt đỏ, cá, đồng thời những thực phẩm là sản phẩm của hành động và quá trình giết mổ động vật.
Tùy theo tôn giáo hoặc lý do đạo đức mà mỗi người có từng chế độ ăn chay, tiêu thụ các loại thực phẩm khác nhau. Sau đây là một số hình thức ăn chay phổ biến:
- Ăn thuần chay: Đây là hình thức không ăn bất cứ thứ gì liên quan đến động vật, ngay cả là những thực phẩm bơ, sữa, trứng, hay mật ong, gelatin, soda có nguồn gốc từ động vật hay thử nghiệm trên động vật.
- Ăn chay thực dưỡng: Người ăn chay thuộc hình thức này chủ yếu các loại thực phẩm từ các loại hạt như ngũ cốc, gạo lứt, bột mì, yến mạch,…
- Ăn chay có trứng, sữa: Người ăn chay không ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, tuy nhiên có thể thêm trứng và sữa cùng mật ong trong bữa ăn.
- Ăn chay có trứng: Cũng giống như ăn chay có trứng, sữa nhưng chỉ khác là người ăn chay không sử dụng các sản phẩm từ bơ, sữa.
- Ăn chay có sữa: Đây là hình thức ăn chay ngược lại với ăn chay có trứng. Tuy không ăn thịt động vật, các thức ăn có nguồn gốc từ động vật cùng sữa nhưng trong chế độ ăn có thể chứa trứng.
Ăn chay theo tôn giáo
Đạo Phật
Đạo Phật quan niệm rằng, ăn chay là giúp khởi phát lòng từ bi, tâm thanh tịnh, không còn tham – sân – si, không sát sinh, biết quý trọng tính mạng của bất kỳ loài nào. Thức ăn chủ yếu là các loại rau, củ, quả, ngũ cốc, yến mạch, tinh bột, sữa, trứng gà công nghiệp.
Tuy nhiên Đạo Phật kiêng ăn 5 loại: gồm hành, kiệu, tỏi, nén, hẹ. Phật tử được khuyến khích ăn chay một tháng 10 ngày gồm những ngày sau: 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29 và 30.
Kitô giáo
Người theo Kitô giáo hay còn gọi là Thiên Chúa giáo, Công giáo thường chỉ ăn chay vào ngày Lễ Tro và Tuần Thánh. Họ kiêng ăn thịt và nội tạng của các động vật như lợn, gà, vịt, dê, trâu, bò,…) nhưng có thể sử dụng các động vật như tôm, cua, hải sản. Tuy nhiên, không phải mọi lứa tuổi đều kiêng ăn thịt mà chỉ người từ 14 tuổi trở lên mới ăn chay.
Đạo Hồi
Người Hồi giáo có lẽ có phương thức ăn chay khác biệt nhất trong các tôn giáo, từ khi bình minh cho đến lúc hoàng hôn họ sẽ không ăn bất cứ thứ gì của ngày ăn chay. Tuy nhiên, phụ nữ có thai hay người bệnh, người đang trong chuyến du lịch có thể được miễn ăn chay, hôm khác sẽ ăn chay bù hoặc tặng số tiền nhất định để thể hiện lòng kính ngưỡng đối với thần thánh. Thức ăn chay phổ biến của cộng đồng Hồi giáo chủ yếu là tinh bột, thịt, cá, hoa quả, trái cây nhưng họ sẽ tránh ăn đồ nhiều dầu mỡ, tránh uống cà phê.
Lợi ích và tác dụng phụ của việc ăn chay
Lợi ích
Góp phần cho việc giảm cân
Chế độ ăn chay chủ yếu rau rau củ quả, ngũ cốc, ít calories, giàu chất xơ và vitamin C, vitamin E, đạm không chân. Vì thế chế độ ăn chay có thể giúp bạn giảm cân. Trong vòng 18 tuần ăn chay, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng có thể giảm 2 kg. Ngoài ra, những cuộc nghiên cứu khác chỉ ra rằng người có chế độ ăn chay sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh thừa cân, béo phì hơn nhóm người ăn tạp.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Mỗi năm, có hơn 200.000 người Việt Nam tử vong do mắc các bệnh về tim mạch. Và chế độ ăn chay sẽ giúp chúng ta giảm nguy cơ tử vong hoặc nhập bệnh tim mạch xuống còn 1/3. Lí do là trong khẩu phần ăn của người ăn chay chứa các chất giảm lượng chelesterol xấu có hại cho sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, ăn chay cũng giúp ổn định các chỉ số huyết áp của cơ thể, một trong những nguyên nhân ra các bệnh về tim mạch.
Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Một số nghiên cứu cho rằng các thực phẩm trong khẩu phần chay, đặc biệt là trái cây giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Đặc biệt ung thư liên quan đến hệ tiêu hóa có thể giảm thiểu nhờ chế độ ăn chay lacto-ovo, và các chế độ ăn chay khác giúp phòng ngừa ung thư trực tràng.
Tác dụng phụ
Ăn chay được biết đến mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, dù vậy vẫn có những tác dụng phụ như thiếu các chất dinh dưỡng. Lý do vì trong thịt, cá,… giàu protein, sắt, kẽm, các chất béo, omega 3, vitamin D, canxi nên khi ăn chay sẽ không khỏi bị thiếu hụt hàm lượng các chất này trong cơ thể. Và vì thiếu chất nên cơ thể có thể bị mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược, loãng xương, thiếu máu,… Do đó người ăn chay cần bổ sung thêm nhiều vitamin, protein qua trái cây tươi, ngũ cốc cùng các thực phẩm chức năng khác.
Yến sào là động vật hay thực vật?
Nhiều người cho rằng tổ yến sào có nguồn gốc từ động vật là chim yến, nên yến sào cũng giống như trứng của gia cầm, sữa bò,… là những thực phẩm kỵ đối với người ăn chay.
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu tổ yến không có thành phần cấu tạo giống như động vật. Trong yến sào không có axit amin hydroxylysine, đây axit amin chiếm phần lớn thành phần cấu thành collagen trong cơ thể động vật.
Ngoài ra, yến sào là tổ chim yến và được làm từ nước bọt của chúng. Theo đặc tính sinh học của chim yến khi yến con biết bay, gia đình yến sẽ bỏ tổ yến và di chuyển đến nơi khác để bắt mồi. Đến mùa sinh sản tiếp theo, chim yến đực sẽ xây một tổ mới. Bên cạnh đó, việc lấy tổ chim yến không trải qua quá trình giết mổ nên người ăn chay có thể sử dụng yến sào bình thường như các thực phẩm chay khác.
Yến sào ăn chay được không?
Yến sào ăn chay được không hay yến sào cho người ăn chay có lẽ là câu hỏi của không ít người vì yến sào có nguồn gốc từ động vật. Đồng thời ăn chay có thể bị thiếu chất nên nhiều người có nhu cầu bổ sung thêm chất dinh dưỡng bằng việc ăn yến sào nên có không ít người băn khoăn về điều này.
Yến sào không có những đặc trưng của thịt, cá, hải sản, không qua quá trình giết mổ và cũng không được thử nghiệm trên động vật. Do đó người ăn chay có thể sử dụng yến sào để bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Dù vậy, vẫn có một số ý kiến trái chiều về việc yến sào cho người ăn chay sử dụng là việc khai thác yến sào là vô nhân tính, ảnh hưởng đến chim yến mẹ và con non, đồng thời không nên sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Tuy nhiên, yến sào được khai thác khi con non đã rồi tổ và chim mẹ sẽ xây tổ mới khi sinh lứa chim non khác.
Hơn thế nữa, tùy thuộc vào mục đích, trường phái của nhóm người ăn chay mà có thể lựa chọn sử dụng yến sào. Nhìn chung yến sào cho người ăn chay có thể được sử dụng ở nhóm ăn chay kỳ, ăn chay có trứng sữa, hay ăn chay nửa phần. Tóm lại, yến sào ăn chay được không thì câu trả lời là có thể được tùy vào đối tượng.
Có thể bạn quan tâm: Giải đáp: Bé đang bị sốt ăn được yến sào không?
Sử dụng yến sào cho người ăn chay
Sau khi biết được câu trả lời yến sào ăn chay được không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm cách sử dụng yến sao cho người ăn chay như thế nào nhé. Có nhiều cách ăn chay khác nhau. Một số người người ăn chay vào ngày nhất định như ngày rằm, mùng một… Cũng có người ăn chay trường, có nghĩa là tất cả khẩu phần ăn của họ chỉ toàn là món chay.
Ăn chay trường cũng có mặt tốt và mặt không tốt, như với những người có sức khỏe kém, hay mới ốm dậy, ăn chay có thể khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Vì thế, bổ sung thêm yến sào vào trong khẩu phần ăn sẽ giúp cơ thể nạp thêm dưỡng chất thiết yếu, nhất là protein.
Như đã nói ở trên, ăn chay là không sử dụng các thực phẩm được tạo ra từ quá trình giết mổ, lấy thịt động vật, hải sản,… do đó, cần chú ý các cách chế biến yến sào.
Cách tốt nhất là nên chưng yến sào với táo tàu, hạt sen, đường phèn,… để bổ sung protein, axit amin,… cho cơ thể. Nên ăn yến sào khi bụng rỗng, sáng sớm mới thức dậy, hoặc 30 phút trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tối đa. Đồng thời, nên ăn yến sào 2 -3 lần mỗi tuần và mỗi lần sử dụng 3 – 5 gram.
Những món ăn từ yến sào dành cho người ăn chay
Nếu đã biết được đáp án chính xác cho câu hỏi yến sào ăn chay được không, vậy giờ đây các bạn có thể tự tin trổ tài những món ngon từ yến sào rồi nhé! Có rất nhiều món ngon nấu từ yến sào như:
Người ăn chay hoàn toàn có thể sử dụng yến sào vì đây là thực phẩm không trải qua quá trình giết mổ và không chứa chất béo động vật. Yến sào có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như protein, axit amin, vitamin và khoáng chất.
- Yến sào chưng đường phèn:Đây là món ăn đơn giản và dễ chế biến nhất từ yến sào.
- Yến sào chưng hạt sen:Món ăn này có vị ngọt thanh của hạt sen kết hợp với vị thanh mát của yến sào, rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe.
- Yến sào chưng táo đỏ:Táo đỏ có vị ngọt dịu và tính ấm, giúp bổ máu và tăng cường sức đề kháng.
- Yến sào chưng nha đam:Nha đam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm đẹp da.
- Chè yến sào:Món chè này có vị ngọt thanh mát và rất bổ dưỡng, thích hợp để ăn vào mùa hè.
- Súp yến sào:Món súp này cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, thích hợp để ăn vào mùa đông hoặc khi ốm yếu.
- Yến sào xào:Yến sào xào có thể kết hợp với các loại rau củ quả như nấm, bông cải xanh, cà rốt,…
- Salad yến sào:Món salad này là sự kết hợp hoàn hảo giữa yến sào, rau củ quả và nước sốt, vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng.
Vậy là bài viết trên đã cung cấp khá đầy đủ và chi tiết về những thông tin như yến sào ăn chay được không hay yến sào cho người ăn chay cùng với các chế độ ăn chay khác nhau. Hi vọng sau khi đọc bài viết này bạn sẽ biết được mục đích của việc ăn chay, bạn ăn chay theo trường phái nào để lựa chọn sử dụng yến sào để bồi bổ cơ thể cho bản thân và gia đình của mình nhé!