Vì sao lại có nhiều quan niệm về nhẫn cưới, không đeo nhẫn cưới vi phạm đại kỵ gì, vợ đeo nhẫn cưới của chồng có được không,…? Nguyên nhân đều xuất phát từ sự lo lắng trong tình yêu, luôn muốn kiểm chứng sự chung thủy và hòa hợp của đối phương.
Câu hỏi sau khi kết hôn được nhiều cặp vợ chồng tìm kiếm nhất chính là vợ đeo nhẫn cưới của chồng có được không? Tuy chưa có câu trả lời nào thỏa mãn nhưng để giải thích những nguyên nhân khách quan, những điều cần phải tránh khi đeo nhẫn cưới thì cùng Top1dexuat.com tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Lịch sử sâu xa của chiếc nhẫn cưới
Phải chăng chiếc nhẫn đính hôn, nhẫn cưới chỉ mang ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu dành riêng cho người thương của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng lịch sử hình thành đằng sau món trang sức này là biểu tượng cao quý tồn tại qua nhiều thế kỷ.
20th century B.C (2000 năm trước Công Nguyên)
Lịch sử hùng hồn của chiếc nhẫn ban đầu xuất phát từ Ai Cập cổ đại, ở Ai Cập hình tượng vòng tròn là biểu tượng của sự vĩnh hằng, vĩnh cửu. Chiếc nhẫn được ra đời tại Ai Cập và là nền văn hóa đầu tiên đặt nền móng cho câu chuyện về tình yêu vĩ đại.
200 B.C (200 năm trước Công Nguyên)
Đến thời La Mã cổ đại, chiếc nhẫn đính hôn là biểu tượng của quyền sở hữu. Ở thời La Mã vợ đeo nhẫn cưới của chồng có được không? Người phụ nữ sẽ có hai chiếc nhẫn riêng biệt, một chiếc bằng sắt mà một chiếc nhẫn bằng vàng. Đây là biểu tượng hình ảnh hôn nhân đầu tiên về nhẫn cưới và nhẫn đính hôn mà các nhà sử học nghi vấn.
Middle Ages – Thời kỳ Trung Đại (Trung Cổ)
Nhẫn cưới trong thời kỳ Trung Đại được chạm khắc nhiều loại đá quý để thể hiện địa vị trong xã hội, sự giàu có, sung túc. Vào thời gian này chiếc nhẫn cưới còn được khắc thêm thông điệp tôn giáo, truyền cảm hứng trên chiếc nhẫn.
Vào những năm 1400
Trong khoảng thời gian này tại La Mã, người phụ nữ được tặng nhẫn cưới bằng đồng, sắt, ngà voi hay xương rồng như một sự cam kết, khẳng định tình yêu lâu dài. Chiếc nhẫn kim cương đầu tiên được xuất hiện vào năm 1477, khi Archduke Maximilian của Áo trao tặng cho cô dâu Mary of Burgundy, chiếc nhẫn đính hôn được trang trí bằng nhiều viên kim cương sáng lấp lánh theo hình chữ “M” trong tên của vợ ông.
Victorian Era (Thời đại Victoria)
Tầm ảnh hưởng của nhẫn cưới, trang sức chỉ thực sự được đánh giá cao dưới thời đại Victoria. Chiếc nhẫn đính hôn được khảm nhiều loại đá quý hiếm như ngọc lục bảo, hồng ngọc, opals,… Việc trang trí nhẫn bằng đá quý dần thay thế bởi kim cương, khi kim cương được tìm thấy tại Nam Phi thì chiếc nhẫn đính hôn trang trí kim cương càng trở nên phổ biến.
Thế kỷ 20
Sau Chiến tranh thế giới thứ I và trong Thời Kỳ Đại Suy Thoái sự ảnh hưởng của nhẫn kim cương đã suy giảm. Và Tập đoàn De Beers là người đã tạo nên những thay đổi sâu sắc trong ngành công nghiệp kim cương. De Beers đã thuyết phục cả nam giới và nữ giới rằng nhẫn kim cương là hình mẫu không thể thiếu trong một mối quan hệ vĩnh cửu.
Hình tròn của sự vĩnh cửu
Bản thân hình dáng chiếc nhẫn là sự đại diện cho hai người yêu nhau, gắn chặt mãi mãi tình yêu của họ. Hình tròn của chiếc nhẫn là sự vĩnh cửu vô tận, là hình ảnh của sự toàn vẹn, hợp nhất, là cơ thể và linh hồn được kết hợp làm một.
Càng về sau chiếc nhẫn cưới không chỉ lưu giữ những giá trị tinh thần mà còn cả giá trị vật chất ẩn chứa, nhẫn được trang trí thêm nhiều phụ kiện tinh tế tùy theo sở thích các cặp đôi.
Vợ đeo nhẫn cưới của chồng có được không? Dù cho khoảng cách, không gian, thời gian có trôi qua thì nhẫn cưới vẫn luôn là dấu ấn vĩnh cửu, gắn kết tình yêu mãi mãi. Nhẫn cưới là biểu tượng nhắc nhở về hạnh phúc, là lời thề nguyện chung thủy, chia sẻ trong cuộc sống.
Tại sao vợ chồng nên đeo nhẫn cưới?
Bên cạnh giấy chứng nhận kết hôn thì nhẫn cưới là kỷ vật bên cạnh chứng minh cho mối quan hệ của hai người. Vì thế mà chiếc nhẫn có hình tượng vô cùng đặc biệt được vợ chồng nâng niu trong suốt quãng đời của mình.
Đeo nhẫn cưới là truyền thống
Vợ đeo nhẫn cưới của chồng có được không? Đeo nhẫn cưới là một phong tục truyền thống được duy trì từ hàng thế kỷ qua nhiều nền văn hóa khác nhau. Theo quan niệm của người Việt Nam, vị trí đeo nhẫn cưới cho cả nam và nữ đều là ở ngón áp út. Ngón áp út được cho là có một dây thần kinh dẫn trực tiếp đến trái tim, nơi chứa đựng tình yêu và sự sống. Việc đeo nhẫn cưới ở ngón áp út cho thấy tình cảm đôi lứa, tình yêu và sự cam kết của họ với nhau.
Đeo nhẫn cưới là sự tôn trọng
Đeo nhẫn cưới cũng chứng tỏ sự tôn trọng của vợ chồng đối với hôn nhân gia đình và là lời cam kết của cả hai dành cho nhau. Người luôn đeo nhẫn cưới sẽ ý thức được trách nhiệm làm vợ, làm chồng, vun vén cho tổ ấm nhỏ của mình. Nhẫn cưới – Sự gắn kết yêu thương.
Đeo nhẫn cưới là sự tiện lợi
Vị trí đeo nhẫn cưới ở ngón áp út sẽ không gây cản trở trong sinh hoạt hàng ngày. Bạn có thể thoải mái làm việc, nấu ăn, giặt giũ hay chơi thể thao mà không lo bị rơi hay bị hư hỏng nhẫn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng kết hợp nhẫn cưới với các loại trang sức khác để tạo nên phong cách riêng của bạn.
Đeo nhẫn cưới là sự hạnh phúc
Đeo nhẫn cưới không chỉ mang lại cho bạn sự an tâm và tự tin, mà còn mang lại cho bạn sự hạnh phúc và niềm vui. Nhìn vào chiếc nhẫn trên ngón tay, bạn sẽ luôn nhớ đến người bạn yêu thương và những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc sống chung. Nhẫn cưới là một món quà ý nghĩa và đặc biệt mà bạn dành cho người ấy và ngược lại.
Vì sao người chồng không đeo nhẫn cưới?
Nhiều người cho rằng, sau kết hôn nam giới từ chối đeo nhẫn là dấu hiệu của sự đào hoa, là dịp để tiếp cận các cô gái và gạ gẫm. Bởi khi không có nhẫn cưới thì việc tán tỉnh, trăng hoa sẽ thuận lợi, dễ dàng tạo ra hình ảnh độc thân của mình trước mặt các cô gái khác.
Câu hỏi vợ đeo nhẫn cưới của chồng có được không chứng tỏ việc đeo nhẫn không thực sự phù hợp. Khi vẫn còn yêu thương người vợ thì dù cho có bất cứ lý do gì dẫn đến không đeo nhẫn cũng là việc người chồng nên làm.
Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bên ngoài sự đào hoa của người chồng, những trường hợp này đa phần xảy ra là do công việc làm nhẫn tuột ra khỏi tay, kích thước nhẫn không còn vừa với ngón tay nữa, bán nhẫn do điều kiện kinh tế khó khăn, …
Vợ đeo nhẫn cưới của chồng có được không?
Vợ đeo nhẫn cưới của chồng có được không? Vợ đeo nhẫn cưới của chồng có nghĩa là chồng không đeo nhẫn cưới. Vậy tại sao một vật thiêng liêng luôn gắn kết cả hai mà chỉ người vợ đeo nhẫn?
Nhẫn luôn đi đôi với nhau, khi người chồng không đeo nhẫn bao hàm ý nghĩa của một cuộc hôn nhân đổ vỡ, rạn nứt, bị chia cắt, không đồng thuận, công việc kinh doanh trì trệ, một người thường xuyên đau ốm, bệnh tật.
Nhẫn cưới là vật kết nối, bởi vậy sau khi đám cưới cả hai phải cùng nhau đeo nhẫn sự một sự tôn trọng thì cuộc sống hôn nhân mới bền vững. Chỉ một trong hai không đeo thì sự kết nối sẽ dần mất đi, một khi được gọi là đồ đôi thì không nên có sự chia rẽ.
Tạo hóa luôn biết cách đặt ra nhiều thử thách, trong mỗi cuộc đời cha mẹ không thể đồng hành bên cạnh mãi, bạn bè sẽ xa cách khi bước đi trên con đường riêng. Suy cho cùng, người bên cạnh chỉ có bạn đời, bạn đời là người mà ta dành nhiều thời gian để tìm hiểu, trân trọng từng khoảnh khắc bên nhau và cùng nhau đi đến hết cuộc đời.
Cho dù vì lý do gì đi nữa khi đã về chung một nhà thì việc của cả hai người đều là một không phân biệt, chính vì vậy hành động đeo nhẫn là minh chứng kết nối không thể tách rời.
Do đó việc đeo nhẫn cưới hay lựa chọn không đeo là quyền riêng tư, tự do cá nhân, và quan niệm về đại kỵ đeo nhẫn từ xưa không còn phù hợp ở thời kỳ hiện đại. Miễn sao trong lòng cả hai luôn có nhau và cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi bên cạnh nhau.
Xem thêm: Vợ không đeo nhẫn cưới có sao không?
Nhẫn là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu, là nghi lễ trang trọng trong hôn nhân, là hiện thân của tình yêu thuần túy sẽ luôn đứng vững trước những thử thách khó nhằn của thời gian. Vì vậy khi người vợ đặt câu hỏi vợ đeo nhẫn cưới của chồng có được không cho thấy người vợ đang có một sự sợ hãi, lo lắng, thế nhưng không đeo nhẫn không phải là sự kết thúc của tình yêu. Người chồng cần phải chứng minh được tình yêu mà mình dành cho vợ giống như viên ngọc quý mà năm xưa dành cả thanh xuân để theo đuổi.