Viêm màng não ở trẻ em là một căn bệnh hết sức nguy hiểm và để lại nhiều di chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và tương lai. Nếu như các bậc phụ huynh không phát hiện và đưa trẻ nhập viện kịp thời thì nguy cơ cao sẽ gây ra tử vong.
Vì thế, việc trang bị những kiến thức về viêm màng não ở trẻ em, chẩn đoán và cách điều trị là vô cùng quan trọng, cần thiết. Vậy hãy cùng Top1dexuat.com khám phá bài viết để hiểu rõ hơn về bệnh này nhé.
Viêm màng não là gì?
Màng não có cấu tạo 3 lớp với tên gọi lần lượt từ ngoài vào trong đấy là: Màng cứng, màng nhện và màng mềm. Những lớp màng này có đặc điểm bao bọc xung quanh hệ thống não bộ và tủy sống. Chức năng chính đấy là bảo vệ hệ thần kinh trung ương.
Ngay khi có những tác nhân bên ngoài gây viêm, tấn công các lớp màng não như là virus hay vi khuẩn thì sẽ gây ra bệnh viêm màng não. Theo chuyên gia, nguyên nhân gây bệnh phổ biến và thường gặp nhất đấy là do virus. Virus có khả năng xâm nhập vào bên trong cơ thể con người qua miệng hoặc mũi rồi nhanh chóng di chuyển đến não bộ.
Nguyên nhân gây viêm màng não ở trẻ em
Mặc dù viêm màng não do vi khuẩn gây nên có tỷ lệ ít hơn tuy nhiên lại nghiêm trọng vô cùng. Dựa trên hồ sơ bệnh án bệnh nhân nhi, nguyên nhân này dẫn đến tử vong là lớn nhất trên tổng số. Những bệnh nhân nhi có thể bị đột quỵ, tổn thương não bộ, mất thính giác hay thậm chí ảnh hưởng đến một loạt những cơ quan khác.
Bên cạnh đó, bệnh viêm màng não do phế cầu và mô cầu được xem là tình trạng chung, phổ biến nhất do tác nhân vi khuẩn gây nên. Vậy để rõ hơn, cụ thể hơn về nguyên nhân gây viêm màng não ở trẻ em, mời bạn cùng xem tiếp thông tin dưới đây.
Viêm màng não ở trẻ do phế cầu khuẩn
Theo các Y Bác sĩ, phế cầu khuẩn cũng chính là nguyên nhân gây ra các bệnh như nhiễm trùng huyết, viêm phổi và đặc biệt có viêm màng não. Trong thống kê WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) thì viêm màng não do tác nhân phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây ra tỷ lệ tử vong hàng đầu ở các bệnh nhân nhi dưới 5 tuổi.
Ngày nay, dù xã hội, công nghệ đã ngày một lớn mạnh và phát triển. Thế nhưng việc điều trị viêm màng não ở trẻ em do phế cầu khuẩn gây ra là khó khăn vô cùng. Do việc sử dụng kháng sinh không còn đạt hiệu quả quá lớn nữa.
Viêm màng não ở trẻ do vi khuẩn Hib
Nguyên nhân gây viêm màng não ở trẻ do vi khuẩn Hib chủ yếu tập trung ở những đối tượng bệnh nhi chưa được chủng ngừa. Ngoài ra, theo bác sĩ đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm màng não mủ ở trẻ từ 1 – 3 tuổi.
Viêm màng não do vi khuẩn Hib sẽ lây truyền từ người này sang người khác bằng đường hô hấp. Bệnh nhân mắc bệnh có thời gian ủ bệnh không quá 10 ngày. Tỷ lệ tử vong là tương đối cao và xảy ra ở những ngày đầu tiên khi phát bệnh.
Viêm màng não ở trẻ em do mô cầu
Thực tế bệnh viêm màng não do mô cầu có khả năng gây ra rất nhiều bệnh khác nhau, có thể là phối hợp hay riêng rẽ tại nhiều cơ quan bên trong cơ thể. Phải kể đến đó là hệ thần kinh, đường hô hấp, mắt, máu, màng tim, khớp, sinh dục và đường tiết niệu.
Thế nhưng, chuyên gia đánh giá hai bệnh phổ biến, nguy hiểm và quan trọng hàng đầu đó là nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ.
Trong số đó, bệnh nhiễm trùng huyết tối cấp chính là nguyên nhân khiến người bệnh tử vong một cách nhanh chóng dù cho đã được Y Bác sĩ điều trị một cách tích cực.
Tương tự như viêm màng não do vi khuẩn Hib, viêm màng não mô cầu lây truyền thông qua đường hô hấp. Thời gian ủ bệnh từ 1 – 10 ngày. Thông thường, bệnh sẽ khởi phát một cách đột ngột mà người bệnh chủ quan, không để ý đến với như dấu hiệu như là: Đau họng, nhức đầu, ho và mệt mỏi,…
Sau đó, bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái hôn mê, sốt cao 39 – 40 độ C. Đi kèm là nhức đầu, buồn nôn, nôn, cơ thể bị ớn lạnh, đau khớp, đau cơ và đặc biệt tập trung ở sống lưng, hai chân. Huyết áp bị giảm xuống, mạch đập nhanh hơn và có nguy cơ bị sốc.
Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy dấu hiệu điển hình của viêm màng não ở trẻ em do mô cầu là xuất huyết ban. Thường ở những vị trí như là hông, nách hay các khớp khuỷu, cổ chân, gối. Chúng sẽ có dạng tương tự như là những nốt phỏng, lan ra rộng và xuất hiện từ 1 – 2 ngày sau khi trẻ sốt.
Vì thế nên phụ huynh cần phải cẩn thận theo dõi và quan sát kỹ tình trạng của trẻ. Nếu có bất kỳ một điều gì đáng nghi ngờ thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.
Những dấu hiệu của bệnh viêm màng não ở trẻ em
Đối với bệnh viêm màng não ở trẻ em, thứ quan trọng nhất mà các bậc phụ huynh cần lưu ý đó là thời gian. Bởi trẻ cần được phát hiện các dấu hiệu kịp thời thì mới có phương pháp điều trị khoa học, hiệu quả. Muốn phát hiện bệnh viêm màng não ở trẻ em, ngay khi trẻ sốt, phụ huynh hay người chăm sóc cần đưa trẻ đến bệnh viện hay cơ sở Y tế gần nhà.
Những dấu hiệu ban đầu như là trẻ biếng ăn, giảm bú, sốt, rối loạn hệ tiêu hóa gây tiêu chảy, ho, nôn hay chảy nước mũi,… Tất cả đều là biểu hiện của bệnh viêm màng não ở trẻ em. Một số phụ huynh nếu không có kiến thức về bệnh sẽ vô tình nhầm lẫn với những bệnh liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp bình thường hoặc sốt do virus gây ra.
Vì vậy, việc các bậc cha mẹ theo dõi, kiểm tra nhiệt độ cơ thể con em của mình liên tục là điều cần thiết. Nếu như trẻ rơi vào trạng thái sốt cao, sốt trên 38.5 độ C thì phụ huynh cần tiến hành làm mát cho trẻ. Đồng thời cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt theo như đúng hướng dẫn liều lượng và cân nặng in trên bao bì.
Bố mẹ cần lưu tâm những dấu hiệu bệnh viêm màng não ở trẻ sau đây:
- Trẻ bị rối loạn ý thức: Thông thường trẻ sẽ rất dễ bị kích động, rơi vào trạng thái hôn mê, ngủ li bì và lờ đờ.
- Trẻ co giật: Co giật ở đây có thể là co giật toàn thân hoặc chỉ ở một bộ phận bất kỳ trên cơ thể như là: Mắt, chân, miệng hay tay. Một số trẻ gặp phải triệu chứng co giật, tuy nhiên chỉ đơn thuần là do chúng bị sốt cao hoặc là rối loạn điện giải. Thế nhưng, dù là trường hợp nào đi nữa thì phụ huynh cũng không được chủ quan, hãy theo dõi sát để xem trẻ có bị bệnh viêm màng não hay không nhé.
- Trẻ đau đầu, liệt mặt, nôn, liệt hay bị hạn chế, giảm vận động ở chân, tay hay nửa người.
Khác với người lớn, viêm màng não ở trẻ có những dấu hiệu ban đầu không quá rõ ràng và rất khó khăn để phân biệt, nhận biết một cách chính xác. Đấy chính là lý do mà nhiều bố mẹ trẻ hay những bố mẹ chưa có hiểu biết về bệnh nhầm lẫn với bệnh nhiễm trùng thông thường. Viêm màng não ở trẻ có thể bị sốt, có hoặc không những triệu chứng đi kèm trên.
Chẩn đoán bệnh viêm màng não ở trẻ em
Do bệnh viêm màng não ở trẻ em rất nguy hiểm và nguy cơ dẫn đến tử vong cao. Vậy nên bệnh nhân nhi cần được chẩn đoán bệnh sớm, điều trị khoa học để tránh những biến chứng về sức khỏe, tinh thần.
Viêm màng não ở trẻ em có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trí tuệ cũng như nhận thức của trẻ. Tuy nhiên, nếu các bậc phụ huynh chẩn đoán bệnh sớm, có phương pháp chữa trị hiệu quả thì bé có hi vọng khỏi bệnh chỉ sau 7 đến 10 ngày. Đặc biệt hơn, bé có thể sẽ không đối diện với những di chứng trong tương lai.
Dưới đây là các bước chẩn đoán bệnh viêm màng não ở trẻ em:
Lâm sàng
Trước tiên, chẩn đoán bệnh viêm màng não ở trẻ em sẽ bắt đầu bằng bước xét nghiệm dịch não tủy và xác định chính xác nguồn lây.
Lâm sàng cần được chẩn đoán theo từng giai đoạn nhất định:
- Trẻ sốt, quấy ăn, mệt mỏi và có hiện tượng kén ăn.
- Có những hội chứng màng não.
- Trẻ đau đầu, nôn vọt, buồn nôn, ỉa táo bón hoặc ỉa lỏng. Một số trường hợp trẻ co giật. Trong quá trình kiểm tra, khám thì bác sĩ sẽ phát hiện ra những dấu hiệu liên quan đến màng não như là Kernig, gáy cứng và thóp phồng.
- Tính từ tuần thứ hai trở đi thì những dấu hiệu của bệnh viêm màng não ở trẻ sẽ rõ hơn bình thường. Bên cạnh đó, trẻ có thể mắc phải những dấu hiệu về thần kinh khu trú nguy hiểm, nghiêm trọng như liệt nửa người, tăng trương lực cơ, liệt dây thần kinh sọ não thường là dây II, IV, VI, VII, gia tăng phản xạ gân xương,… Hoặc muộn hơn, trẻ có thể rơi vào trạng thái hôn mê, bất tỉnh.
Xét nghiệm
Bước thứ hai trong chẩn đoán viêm màng não ở trẻ em đấy là xét nghiệm dịch não tủy. Thông thường sẽ gặp phải các trường hợp như:
- Tổng số lượng bạch cầu thấp hơn 500BC/ml, lưu lượng lympho chiếm ưu thế, vượt trội hơn.
- Xuất hiện dịch có màu vàng chanh. Nếu như bệnh nhân đến sớm hơn thì dịch sẽ có màu trong.
- Lượng protein tăng lên một cách bất ngờ, đạt mức từ 1 – 5g/l.
Ngoài ra, xét trong công thức máu, số lượng bạch cầu sẽ giữ nguyên, không gia giảm và lympho vẫn là chất chiếm ưu thế lớn nhất. Khi chụp X-Quang phổi sẽ quan sát thấy những tổn thương nghiêm trọng. Có hiện trạng viêm hạch trung thất chiếm từ 60 – 70% tổng số trường hợp.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tiến hành tìm vi khuẩn lao bằng cách áp dụng một trong những kỹ thuật hiện đại sau đây:
- Xét nghiệm PCR dương tính.
- Thực hiện nhuộm Gram soi kính, cấy dịch lên não tủy.
- Phát hiện ra các kháng thể có khả năng kháng lao trong lưu lượng máu hay trong dịch của não tủy.
Bằng những cách trên, bác sĩ sẽ kết luận được chính xác tình trạng viêm màng não ở trẻ em và xác định nguồn lây bệnh cụ thể.
Chẩn đoán theo giai đoạn
- Giai đoạn 1: Giai đoạn này thường sẽ được bác sĩ chẩn đoán sớm hơn trong 10 ngày đầu tiên của bệnh nhân nhi. Lúc này, trẻ chưa có những thay đổi rõ ràng về ý thức cũng như tổn thương về hệ thần kinh.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn này sẽ được chẩn đoán từ 10 – 14 ngày tiếp theo của bệnh nhân nhi. Trẻ xuất hiện những tổn thương ban đầu của hệ thần kinh, song chưa có thay đổi về mặt ý thức.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn này được chẩn đoán muộn hơn, sau 3 tuần. Trẻ đã bị thay đổi về mặt ý thức.
Chẩn đoán phân biệt với bệnh khác
- Viêm màng não mủ: Khác với viêm màng não ở trẻ em, viêm màng não mủ là bệnh đột ngột. Phần dịch của não tủy có màu đục, lưu lượng tế bào lớn hơn 500 BC/ml, lượng Protein lớn hơn 1g/l. Như vậy là đáp ứng đúng điều trị kháng sinh.
- Viêm màng não hay viêm màng não do tác nhân là virus: Đây là bệnh xảy ra cấp tính. Màu dịch não tủy trong. Tổng số lượng bạch cầu lớn hơn 500 BC/ml và tổng Protein tăng thấp, chỉ dưới 1g/l.
Điều trị bệnh viêm màng não ở trẻ em
Theo chuyên gia, muốn điều trị bệnh viêm màng não ở trẻ em không phải ai cũng có thể tự ý tiến hành. Bởi điều trị viêm màng não ở trẻ em chỉ được thực hiện độc quyền trong điều kiện là văn phòng phẩm.
Để đảm bảo quá trình chẩn đoán, khám, điều trị một cách khoa học, chính xác thì bác sĩ cần thao tác thủ thuật thắt lưng. Điều này giúp nghiên cứu CSF hiệu quả. Đồng thời còn để kiểm tra lượng vi khuẩn tồn tại ở trong lưu lượng máu.
Cơ sở để điều trị bệnh viêm màng não ở trẻ em đấy chính là liệu pháp kháng sinh. Mục đích chính đó là loại trừ toàn bộ nguyên nhân gây bệnh. Thế nhưng trong một vài trường hợp, bác sĩ không thể thiết lập đúng chính xác loại mầm bệnh phát triển đó. Vậy nên cần đến liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm, gây ra ảnh hưởng, tác động lên toàn bộ mầm bệnh có thể xảy ra.
Ngay khi nhận được kết quả kiểm tra, xác định đúng mầm bệnh, ta có thể thay đổi thuốc để điều trị đạt hiệu quả cao hơn. Viêm màng não ở trẻ em thì bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch trong tối tiểu là 10 ngày. Và sau khoảng chừng 7 ngày thì nhiệt độ cơ thể sẽ bình thường hóa.
Như là một quy luật, những loại khác khuẩn phổ rộng, được dùng điều trị bệnh viêm màng não ở trẻ đó là: Vancomycin dự trữ, carbapenems, kháng sinh nhóm cephalosporin, penicillin,…
Bên cạnh đó cũng sẽ có những liệu pháp kháng khuẩn, một cách loại thuốc lợi tiểu được bác sĩ kê toa. Chẳng hạn như là ureide, lasix, diacard,… Những loại này có công dụng làm giảm bớt áp lực nội soi, đồng thời ngăn ngừa và điều trị hiệu quả tình trạng phù nề não ở trẻ.
Ngoài ra, có một thành phần hết sức quan trọng trong điều trị không đặc hiệu đối với bệnh nhân nhi viêm màng não đó là điều trị truyền. Phương pháp này hay còn được gọi là giải độc. Đi kèm đó là duy trì cân bằng lượng nước muối. Bằng cách này, việc truyền tĩnh mạch các giải pháp tinh thể và keo sẽ được tiến hành thực hiện.
Ngay sau khi trẻ được xuất viện, phụ huynh có thể tiến hành chăm sóc trẻ tại nhà dựa trên đơn thuốc bác sĩ kê cho. Thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra định kỳ để đảm bảo sức khỏe trẻ đang dần phục hồi, cải thiện tốt nhất.
Lưu ý: Nói không với việc điều trị bệnh viêm màng não ở trẻ với biện pháp dân gian. Bởi không có một khoa học nào chứng minh những phương pháp ấy là thích hợp, tỷ lệ gây tử vong là rất lớn.
Tuyệt đối không điều trị viêm màng não ở trẻ để áp dụng động lập các biện pháp Y học cổ truyền. Nguyên nhân là do hiệu quả rất thấp, gây lãng phí thời gian và là điều không cần thiết. Phụ huynh nên nhớ rằng, điều trị viêm màng não ở trẻ em có hiệu quả hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc ta phát hiện và chữa trị kịp thời.
Hướng dẫn phụ huynh chăm sóc cho trẻ khi bị viêm màng não
Dựa trên những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên, ngay khi phát hiện hay nghi ngờ bệnh viêm màng não ở trẻ em, cần làm như sau:
- Đưa trẻ đến những nơi thoáng mát, khô ráo và yên tĩnh.
- Tìm mọi cách để có thể hạ sốt và hạ bớt nhiệt độ cơ thể cho trẻ.
- Nếu như trẻ gặp phải tình trạng nôn mửa thì tốt nhất hãy để cho trẻ nằm nghiêng. Như vậy sẽ đảm bảo chất nôn không tràn vào trong phổi, khiến trẻ bị khó thở.
- Nhanh chóng gọi đến cơ sở Y tế, bệnh viện để cấp cứu kịp thời. Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất, hiệu quả nhất cho con em của bạn.
Phòng ngừa bệnh viêm màng não ở trẻ em
Rõ ràng, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì thế nên các bậc phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe con em của mình. Hãy bỏ túi ngay các cách để phòng ngừa bệnh viêm màng não ở trẻ em sau đây:
- Hãy rèn luyện cho trẻ thói quen vệ sinh tay, rửa tay với xà phòng diệt khuẩn mỗi ngày. Đặc biệt là sau khi đi học về, trước lúc ăn cơm, đi ngủ,…
- Nuôi dưỡng trẻ phát triển với một chế độ dinh dưỡng đảm bảo cân bằng tuyệt đối, đầy đủ dưỡng chất. Có như vậy thì mới tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng ở trẻ.
- Thức ăn của trẻ phải được nấu chín hoặc là đã qua tiệt trùng kỹ càng. Đối với trái cây, hoa quả cần được ngâm với nước muối, diệt khuẩn, rửa sạch sẽ.
- Dạy cho trẻ khi ho hay hắt hơi thì phải che miệng lại.
- Dạy cho trẻ thói quen đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài cùng bố mẹ hay đi một mình.
- Căn dặn con không sử dụng chung đồ ăn hay những vật dụng như đũa, thìa với bạn bè khác.
- Cho trẻ đi tiêm vaccine phòng ngừa bệnh viêm màng não tại các cơ sở Y tế.
Kết luận
Bảo vệ sức khỏe của trẻ em luôn là điều quan trọng hàng đầu mà các bậc làm bố, làm mẹ phải quan tâm. Đừng lơ là và chủ quan đối với con trẻ của mình, đặc biệt khi bệnh viêm màng não hiện nay rất phổ biến và để lại những di chứng nghiêm trọng.
Hi vọng rằng những chia sẻ chúng tôi về bệnh viêm màng não ở trẻ em, chẩn đoán và cách điều trị, phòng ngừa sẽ giúp ích nhiều cho quý vị phụ huynh. Mong tất cả những đứa trẻ trên thế giới này đều luôn an toàn, khỏe mạnh, bình an!
Xem thêm: Hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em (MIS-C) hậu COVID-19