Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm xuất hiện kèm theo những biến chứng nguy hiểm là nỗi lo của rất nhiều người, đặc biệt là những ai đang bị viêm da dị ứng. Bệnh được đánh giá là khó điều trị và thường kéo dài dai dẳng, cũng dễ tái phát. Do đó bất kỳ ai cũng không nên chủ quan. Cần nắm rõ về nguyên nhân và cách điều trị để có hướng xử lý tốt nhất nếu gặp phải. Cùng Top1dexuat.com tìm hiểu rõ hơn về bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm bạn nhé!
Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm và mức độ nguy hiểm
Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm bắt nguồn do người bệnh bị viêm da dị ứng nhưng không được chữa trị đúng cách, chăm sóc còn thiếu sót dẫn đến nhiễm trùng, tình trạng bệnh trở nặng gây bội nhiễm. Bệnh với nhiều mức độ nguy hiểm khác nhau nên cần hết sức lưu ý khi gặp phải.
Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm là gì?
Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm là tình trạng chuyển nặng của viêm da dị ứng. Triệu chứng dễ nhận biết thông qua việc da bị viêm nặng, trở nên tấy đỏ. Kèm theo đó là các mụn mủ nổi lên, ngứa ngáy và nóng rát hơn bình thường.
Quá trình bội nhiễm xuất hiện và chuyển biến với ba giai đoạn chính là:
- Viêm cấp tính: giai đoạn đầu có triệu chứng của bội nhiễm, triệu chứng kèm theo là mụn nước nổi lên ở các đám hồng ban, đau và ngứa tăng lên.
- Bán cấp tính: mức độ nghiêm trọng giảm dần, các vùng thương tổn dần khô lại, đóng vảy, bong tróc.
- Mãn tính: dù bong tróc vảy nhưng lại kèm theo ngứa dữ dội. các mụn mủ thường lớn và gây viêm loét ăn sâu vào da.
Việc này dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như hoại tử da, nhiễm khuẩn khuyết, trụy tim, suy hô hấp,… Xảy ra tình trạng bội nhiễm là do người bệnh khi bị viêm da đã không được chăm sóc hoặc chữa trị đúng.
Trên thực tế, lượng bệnh nhân chuyển từ viêm da tiếp xúc thông thường sang viêm da tiếp xúc bội nhiễm chiếm tỷ lệ không quá cao. Tuy nhiên đây là một trong những bệnh có thể gây ra hậu quả nặng nề, có thể ảnh hưởng tính mạng người bệnh. Do đó không thể lơ là hay chủ quan dù chỉ là dấu hiệu nhỏ.
Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm có nguy hiểm không?
Nói về mức độ nguy hiểm thì viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm là dạng bệnh nặng, xuất phát từ chính nền móng của một loại bệnh khác. Hơn nữa thời gian kéo dài bệnh cũng khá dai dẳng, diễn biến phức tạp nên gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Trong các biến chứng có thể xảy ra khi mắc viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm thì các tác hại dưới đây được cho là phổ biến:
Viêm mô tế bào
Trong tình trạng da bị viêm, nếu mô tế bào bị vi khuẩn tấn công vào sâu các lớp dưới da thì sẽ gây nên viêm mô tế bào. Hai tác nhân chính là tụ cầu vàng và liên cầu nhóm A tấn công vào tổ chức mô liên kết của da gây nên. Viêm mô tế bào gây hậu quả nặng nề hơn các dạng nhiễm trùng thông thường. Theo đó có thể là hoại tử, nhiễm khuẩn huyết, áp xe, viêm gân,…
Gây sẹo vĩnh viễn
Ảnh hưởng khá nghiêm trọng về mặt thẩm mỹ chính là những biến chứng có để lại sẹo. Đặc biệt, với viêm da tiếp xúc bội nhiễm các tổn thương thường lan rộng và ăn sâu vào trong. Nếu da không đủ sức đề kháng hoặc quá nhạy cảm thì nguy cơ sẹo vĩnh viễn càng cao.
Trụy tim, suy hô hấp
Có biến chứng này xảy ra là do tình trạng viêm nhiễm bị lan rộng, can thiệp vào tuần hoàn máu nên gây ra nhiễm khuẩn huyết. Từ đó dẫn đến trụy tim, suy hô hấp. Nặng hơn còn gây sốt và tử vong. Do vậy cần chú ý điều trị kịp thời cho người bệnh.
Và càng nhiều các biến chứng khác có thể xảy ra, đưa người bệnh vào tình huống nguy cấp. Chính vì vậy, ngay từ khi bắt đầu có biểu hiện của viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm, cần liên hệ gặp ngay các y bác sĩ có chuyên môn để được hỗ trợ.
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm
Xuất hiện trên nền bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng nên nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm cũng từ đây mà ra. Tình trạng viêm nhiễm trải qua 2 giai đoạn chính là giai đoạn đầu gây viêm và giai đoạn tiến triển thành bội nhiễm. Chính vì vậy nguyên nhân cũng được xét đến ở cả 2 giai đoạn.
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng
Trên thực tế có đến hơn 3.700 dị nguyên khác nhau là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng. Chia thành những nhóm nhỏ như nguyên nhân viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm do thuốc bôi, do di truyền, do hóa chất và dung môi, do kim loại, do chất độc có trong động thực vật, ánh sáng,…
Các loại thuốc bôi
Khi bị các vấn đề về da, xu hướng lựa chọn thuốc bôi để chữa trị chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên cũng tiềm tàng những rủi ro nhất định nếu không tìm hiểu kỹ. Một trong số đó là thuốc kháng sinh, chất màu, dung dịch dầu, thuốc bôi có corticoid thường sinh ra phản ứng tại vị trí bôi.
Tình trạng này xảy ra là do khi sử dụng thuốc chưa tìm hiểu kỹ về thành phần, tác dụng phụ của thuốc hoặc các bệnh nền của chính bản thân. Do đó dẫn đến hiện thực sinh ra phản ứng ngoài dự tính khi dùng thuốc.
Tiếp xúc sản phẩm chứa hóa chất
Các hóa chất có trong một số sản phẩm như thuốc nhuộm, nước hoa, dầu dưỡng, dầu gội, thuốc sơn, chất tẩy rửa,… thường rất dễ sinh ra viêm da dị ứng nếu cơ thể nhạy cảm hoặc không thích hợp.
Tỷ lệ gây kích ứng và dị ứng cao nên phải lưu ý bảo vệ khi phải tiếp xúc trực tiếp bằng cách dùng đồ bảo hộ, che chắn hợp lý. Nếu là các chất dùng dưỡng da cần tìm hiểu kỹ thành phần trước khi dùng.
Dị nguyên là các chất thuộc họ kim loại
Kim loại có khả năng gây dị ứng, kích ứng cao. Triệu chứng viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm chính là gây viêm trên bề mặt da dẫn đến tình trạng sưng tấy, bong tróc, ngứa ngáy khó chịu. Chủ yếu xảy ra với cơ địa nhạy cảm.
Các kim loại chính gây viêm da có niken, cobalt, chromates đồng và nhiều loại khác. Tùy theo cơ địa mỗi người mà nguyên nhân cũng như triệu chứng, chuyển biến bệnh có thể khác nhau.
Một số yếu tố khác
Như đã đề cập, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm da dị ứng tiếp xúc. Ngoài các lý do chính kể trên thì các tác nhân như chất dẻo, cao su, chất độc có trong động thực vật, ánh sáng cũng rất thường gặp. Vào các mùa mưa bão thì tình trạng viêm da dị ứng do côn trùng cũng chiếm tỷ lệ lớn.
Hơn nữa, nếu cơ thể có sức đề kháng yếu, dễ nhạy cảm hoặc cơ địa đã có những bệnh tiền sử liên quan dị ứng trước đó thì tần suất bị viêm cũng cao hơn bình thường.
Nguyên nhân chuyển biến thành bội nhiễm
Để chuyển biến từ dị ứng tiếp xúc thông thường sang bội nhiễm phần lớn là do nguyên nhân chủ quan. Đó là các thói quen sinh hoạt hoặc vệ sinh không đúng cách. Quá trình chăm sóc viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm còn lơ là, chủ yếu là do:
- Vệ sinh không đúng cách: Nếu không vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương thì sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm nặng. Sữa tắm có độ PH quá cao cũng không tốt với người đang bị viêm da. Đồng thời một số còn chà xát mạnh dẫn đến vết thương hở nhiều, khiến tổn thương lâu khỏi.
- Tạo vết thương hở: Thông thường nếu bị viêm da nếu chữa trị đúng thì sau khoảng thời gian nhất định da sẽ trở nên khô, bong tróc và bớt hẳn. Tuy nhiên nếu có thói quen chà xát hoặc gãi nhiều vào vùng da đang bị viêm thì bề mặt da rất dễ bị trầy xước. Từ đó dẫn đến tình trạng vết thương hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc bụi bặm bám vào.
- Không bảo vệ da: Làn da đang bị tổn thương thường rất yếu, nếu không che chắn bảo vệ thì dị nguyên sẽ dễ tiếp xúc hơn. Do đó nguy cơ bị bội nhiễm là rất cao.
- Sức đề kháng yếu: sức đề kháng yếu cũng dẫn đến khả năng bội nhiễm cao hơn bình thường do không thể chống lại các yếu tố gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Đặc biệt người già và trẻ em thì việc mắc các bệnh ngoài da chiếm đa số.
Ngoài ra, một số trường hợp cũng bị ngay từ lần khởi phát đầu tiên do có tiền sử dị ứng trước đó hoặc sức đề kháng quá yếu hoặc tác nhân gây dị ứng quá mạnh. Do vậy không thể đổ lỗi hoàn toàn cho việc chăm sóc và điều trị nếu có xuất hiện bội nhiễm.
Cách điều trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm cần biết
Điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm là một trong những bước quan trọng quyết định sự chuyển biến tốt xấu của bệnh. Điều trị và chăm sóc đúng cách giúp rút ngắn thời gian chữa trị. Ngược lại, sẽ là kéo dài và gây nguy hiểm nếu thực hiện sai cách.
Bước đầu xử lý bệnh
Chẩn đoán đúng bệnh
Thông thường việc chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng là chính. Dựa vào các dấu hiệu khởi phát như tình trạng viêm chuyển biến xấu, mưng mủ và đau nhức đi kèm.
Hơn nữa người bệnh còn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn hoặc khó chịu toàn thân, có thể kèm sốt. Chẩn đoán theo cách này thì cần có sự am hiểu nhất định về viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm để quyết định hướng chữa trị đúng.
Bên cạnh đó có thể chắc chắn hơn về bệnh bằng các phương pháp xét nghiệm máu, xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.
Tìm hiểu giải pháp điều trị thích hợp
Sau khi đã xác định đâu là chứng bệnh đang gặp phải thì cần tìm giải pháp điều trị thích hợp để cải thiện bệnh. Và nếu là viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm thì nguyên tắc điều trị sẽ là:
- Kiểm soát bội nhiễm, làm giảm các triệu chứng bằng thuốc theo chỉ định.
- Tìm nguyên nhân gây bội nhiễm và tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
- Tiến hành chữa trị theo phác đồ điều trị được gợi ý từ người có chuyên môn.
Sử dụng thuốc hỗ trợ
Sử dụng thuốc là phương pháp gần như được áp dụng chính cho bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm. Tùy vào tình hình thực tế của người bệnh mà các chỉ định có thể không giống nhau. Tuy nhiên, thường vẫn xoay quanh các loại thuốc sau:
Thuốc kháng sinh
Được bào chế có cả dạng uống và dạng bôi với tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn, giúp giảm viêm. Đồng thời cải thiện các triệu chứng sưng đau, ngăn ngừa bệnh chuyển biến xấu.
Có các loại kháng sinh như Amoxicillin, Ceftriaxone,… thường được chỉ định uống trong khoảng từ 7 – 15 ngày tùy theo mức độ nặng nhẹ, viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm nhiều ít của người bệnh.
Dung dịch sát khuẩn
Dung dịch sát khuẩn dùng phổ biến hơn ở giai đoạn cấp tính, khi mà các tổn thương có xuất hiện mụn nước, viêm loét và có chảy dịch. Trong đó hồ nước và dung dịch jarish với tác dụng sát trùng nhẹ, giảm triệu chứng viêm và hỗ trợ làm dịu da nhanh chóng.
Thuốc giảm đau
Viêm da tiếp xúc bội nhiễm đi kèm là các cơn đau khó chịu hơn nhiều so với thông thường. Chính vì vậy ở giai đoạn này thuốc giảm đau được sử dụng như một phương thức hỗ trợ người bệnh bớt đi cảm giác khó chịu, đau ngứa do viêm da gây ra.
Thuốc chống nấm và kháng virus
Thuốc chống nấm và kháng virus thường được chỉ định trong trường hợp xảy ra bội nhiễm là do có sự tác động của nấm hoặc virus. Tuy nhiên thường chỉ được chỉ định dùng trong trường hợp viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm chưa được kiểm soát.
Ngay sau khi đã được kiểm soát, bác sĩ sẽ kê thêm các loại thuốc hỗ trợ kháng viêm, giảm sưng ngứa như: thuốc bôi có chứa Tacrolimus, thuốc corticoid dạng uống, thuốc kháng histamine,…
Sử dụng thuốc theo Đông y
Ngoài chữa trị theo Tây y có sử dụng các loại thuốc kể trên thì viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm cũng được điều trị theo Đông y. Đó là các bài thuốc thiên về điều trị tận gốc từ bên trong có kèm theo xử lý tổn thương bên ngoài.
Trước khi sử dụng điều trị theo phương pháp này bạn nên tìm hiểu kỹ về thành phần thuốc cũng như các dạng thuốc (ngâm rửa, bôi ngoài, dạng uống) để biết đâu là công thức phù hợp cho mình.
Thực hiện tốt biện pháp chăm sóc tại nhà
Do tính chất chuyển biến phức tạp, kéo dài và dễ tái phát nên bên cạnh việc dùng thuốc, chữa trị theo phát đồ được chỉ định thì các biện pháp chăm sóc tại nhà cũng rất cần được lưu ý trong điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm. Cụ thể, cần thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc sau:
- Tập trung nghỉ ngơi, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
- Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng, tác nhân gây bệnh.
- Thực hiện uống nhiều nước.
- Vệ sinh da đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh cào gãi, chà xát mạnh lên vùng da tổn thương.
- Quần áo nên mặc thoáng mát, tránh xảy ra cọ xát.
- Che chắn cẩn thận khi đi ra ngoài, tránh bụi bẩn, hạn chế tiếp xúc ánh nắng.
- Hạn chế làm việc vận động mạnh khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi.
Như vậy, viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm dù có nguy hiểm và khó điều trị hơn so với viêm da dị ứng thông thường nhưng vẫn có thể thuyên giảm nhanh nếu được chữa trị đúng và kịp thời.
Do vậy, cần nhận biết nhanh nhất các triệu chứng. Sau đó nhờ sự tư vấn từ các chuyên gia để quá trình điều trị được rút ngắn. Hơn nữa cần chú trọng trong các biện pháp phòng ngừa như nâng cao sức khỏe, hạn chế tiếp xúc dị nguyên, giữ vệ sinh sạch sẽ,… để hạn chế nhất tình trạng bệnh xảy ra.
Xem thêm: Viêm da tiếp xúc dị ứng kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?