Viêm da tiếp xúc hẳn không là một cụm từ xa lạ, hình ảnh viêm da tiếp xúc cũng không khó hình dung khi các triệu chứng chính được biểu hiện khá rõ trên bề mặt da. Đó là các nốt đỏ phát ban, mụn nước hay dần sừng tróc vảy ở một số vùng da như tay, mặt, cẳng chân hoặc có thể là khắp người.
Tùy vào tình trạng bệnh mà các triệu chứng và mức độ biểu hiện cũng khác nhau. Do đó để phân biệt đúng đâu là viêm da tiếp xúc và các vấn đề liên quan về bệnh viêm da tiếp xúc thì cùng Top1dexuat.com tham khảo bài viết “Viêm da tiếp xúc là gì? Triệu chứng và cách điều trị” dưới đây bạn nhé!
Tìm hiểu bệnh viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là bệnh thường xuyên xảy ra trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, chủ yếu liên quan đến tình trạng viêm nhiễm ở da. Chủ yếu do các yếu tố có trong môi trường có thể là nội sinh, dị nguyên hay kích ứng. Cần nhận biết đúng về bệnh để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa hiệu quả về sau.
Viêm da tiếp xúc là gì?
Viêm da tiếp xúc là dạng kích ứng hoặc dị ứng lên da rất thường gặp, có triệu chứng chính là ngứa và nổi ban đỏ trên một số bộ phận hoặc khắp cơ thể người bệnh. Ở một số vùng thì đây được gọi là bệnh chàm (chàm tiếp xúc).
Người bị viêm da tiếp xúc luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, một số tổn thương về da dù không nặng nhưng sẽ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Bệnh được chẩn đoán do nhiều nguyên nhân khác nhau, thông thường là do kích ứng với các tác nhân bên ngoài hoặc do chính phản ứng của hệ miễn dịch trong cơ thể gây nên.
Phân biệt đúng các loại viêm da tiếp xúc
Có triệu chứng và biểu hiện tương tự như nhau, tuy nhiên tùy vào nguyên nhân gây bệnh là chất kích thích hay chất dị ứng mà hiện nay viêm da tiếp xúc được chia thành viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng.
Viêm da tiếp xúc dị ứng (ACD)
Viêm da tiếp xúc dị ứng là tình trạng bệnh xảy ra khi da tiếp xúc với một số yếu tố trong môi trường mà cơ thể cho là dị nguyên thì sẽ kích hoạt các phản ứng viêm cấp hoặc mãn tính tạo nên tổn thương là các mụn nước, mẩn đỏ, viêm ngứa, phù nề trên da.
Cơ chế sinh bệnh (cơ chế đáp ứng)
Đây là loại viêm da theo cơ chế phản ứng quá mẫn chậm có liên quan đến hệ thống miễn dịch.
Nguyên nhân gây Viêm da tiếp xúc dị ứng
Tình trạng viêm da dị ứng tiếp xúc được nghiên cứu cho thấy liên quan bởi nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau, con số lên đến khoảng 3700 dị nguyên được tìm thấy. Tùy theo tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người mà các phản ứng xảy ra đối với từng dị nguyên cũng không giống nhau.
Tuy vậy chỉ thường là một vài nguyên nhân phổ biến trên số đông người bệnh:
- Nhạy cảm với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, khói bụi,…
- Cơ thể không chịu được các thành phần hóa học có trong nước hoa, thuốc nhuộm, hóa mỹ phẩm,…
- Viêm da do tiếp xúc các dị nguyên thuộc họ kim loại thường dùng làm đồ trang sức như vàng, niken, cobalt, đồng,…
- Dị ứng nguyên là các chất thuộc họ thuốc bôi như dung dịch dầu, chất màu, các loại thuốc bôi ngoài da khác.
- Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng do ánh sáng.
- Dị nguyên có trong đồ ăn, thường là các protein lạ có trong hải sản, trứng.
- Thực vật có chứa độc tố hay nọc độc côn trùng cũng là nguyên nhân khiến nhiều người bị viêm da dị ứng tiếp xúc.
Ngoài ra, với viêm da tiếp xúc dị ứng nếu không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách khiến vùng da tổn thương bị nhiễm khuẩn thì việc chuyển sang viêm da tiếp xúc bội nhiễm là hoàn toàn có thể.
Khi đó, tình hình viêm mẩn sẽ trở nên nặng hơn. Đồng thời cũng là chứng bệnh dễ tái phát và đeo đuổi người bệnh trong thời gian dài.
Viêm da tiếp xúc kích ứng (ICD)
Viêm da tiếp xúc kích ứng hay còn gọi là viêm da tiếp xúc kích thích cũng tương tự như viêm da tiếp xúc dị ứng nhưng đây là một phản ứng viêm không đặc hiệu và khi tiếp xúc với chất kích ứng thì hệ miễn dịch cũng không được khởi phát kích hoạt.
Trong hầu hết các trường hợp viêm da tiếp xúc thì có đến 80% là viêm da tiếp xúc kích ứng. Do vậy có thể thấy loại viêm da này khá dễ mắc, đặc biệt là những bệnh nhân có tiền sử viêm da cơ địa trước đó.
Cơ chế sinh bệnh (cơ chế đáp ứng)
Là loại viêm da không liên quan miễn dịch, lớp thượng bì bị thay đổi bởi các yếu tố vật lý và hóa học mà cơ thể tiếp xúc.
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc kích ứng
Viêm da tiếp xúc kích ứng phát sinh khi da phải tiếp xúc một hoặc vài lần các chất kích ứng. Tùy vào độ mạnh nhẹ của chất kích ứng mà có thể gây ra viêm da cấp tính hoặc mãn tính. Trong đó có thể là chất kích ứng dạng ẩm hoặc khô, cụ thể:
- Chất tẩy rửa, chất kiềm, các chất có tính ăn mòn mạnh như dầu rửa, xà phòng,…
- Các dung môi như nhựa thông, kiềm, acetone,…
- Các loại thuốc có chứa hóa chất như thuốc nhuộm, muối nhôm, mỹ phẩm,…
- Một số phát sinh do chất lỏng kim loại.
- Một số thực vật cũng chứa các chất kích thích, điển hình như ớt.
- Nhiệt, bụi, bột hoặc không khí có độ ẩm thấp cũng là một trong các nguyên nhân gây bệnh.
Với những nguyên nhân gây bệnh nêu trên, các trường hợp phải hoạt động và làm việc thường xuyên trong môi trường có tiếp xúc với hóa chất cần lưu ý bảo vệ da tránh các tác nhân gây bệnh, nhất là các nghề như thợ tóc, thợ cắm hoa, kỹ sư cơ khí, nhân viên bảo dưỡng xe,…
Nếu viêm da tiếp xúc dị ứng chỉ xảy ra trên người mẫn cảm thì viêm da tiếp xúc kích ứng với tần suất bị ở diện rộng, tất cả mọi người đều có thể bị loại viêm da tiếp xúc này.
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là một tình trạng da do tiếp xúc trực tiếp với chất kích ứng hoặc chất gây dị ứng. Các triệu chứng của bệnh có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, nhưng một số triệu chứng phổ biến bao gồm:
-
Da đỏ: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của viêm da tiếp xúc. Da có thể đỏ từ nhẹ đến nặng, và có thể xuất hiện成片 hoặc theo mảng.
-
Ngứa: Ngứa có thể nhẹ đến dữ dội, và có thể khiến bạn muốn gãi da. Tuy nhiên, gãi có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn.
-
Phồng rộp: Phồng rộp có thể chứa đầy chất lỏng trong hoặc đục. Phồng rộp có thể vỡ ra và gây chảy nước.
-
Sưng tấy: Sưng tấy có thể xảy ra ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể tiếp xúc với chất kích ứng hoặc chất gây dị ứng.
-
Nứt nẻ: Da có thể bị nứt nẻ, khô và bong tróc.
-
Đau: Đau có thể nhẹ đến dữ dội, và có thể khiến bạn khó chịu.
Ngoài ra, một số người bị viêm da tiếp xúc còn có thể gặp các triệu chứng khác như:
- Sốt
- Hạch bạch huyết sưng to
- Mệt mỏi
- Đau đầu
Cách điều trị viêm da tiếp xúc nhanh khỏi nhất ai cũng nên biết
Mỗi một loại bệnh đều có nguyên tắc điều trị riêng, nếu tuân thủ các nguyên tắc này không những giúp bệnh có chuyển biến tốt mà còn rút ngắn thời gian điều trị hiệu quả. Nếu bạn là một trong số những ai đang có triệu chứng viêm da tiếp xúc nói trên thì những cách chữa viêm da tiếp xúc dưới đây rất đáng để lưu lại.
Tránh xa những chất kích ứng/dị nguyên
Đây là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất trong quá trình điều trị viêm da tiếp xúc. Ở bước này, chỉ đơn giản là phát hiện đúng chất gây viêm da để từ đó tránh xa chúng.
Chẳng hạn như nếu môi trường làm việc phải tiếp xúc liên tục với hóa chất thì cần có biện pháp bảo vệ an toàn; nếu viêm da do dùng mỹ phẩm thì ngưng sử dụng loại mỹ phẩm đó, xem xét thành phần để cân nhắc cho các loại tiếp theo. Hoặc nếu là dị nguyên có trong thức ăn thì ngưng chúng trong khẩu phần ăn của mình.
Các bước chữa trị tiếp theo sẽ chẳng có tác dụng gì nếu bạn vẫn tiếp tục để cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
Hạn chế việc cào gãi vùng da đang tổn thương
Nếu không thể kiềm chế được những khó chịu đang diễn ra mà cào gãi, chà xát lên da thì đây quả là điều đáng lo ngại.
Việc này không chỉ không giúp cho tổn thương thuyên giảm mà còn có thể khiến cho tình trạng bệnh chuyển biến nặng. Nguyên nhân là do vùng da của bạn lúc này khá nhạy cảm, rất dễ nhiễm trùng, nếu cào gãi sẽ tạo nhiều vết thương hở tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Làm sạch nhanh và sát khuẩn
Lập tức rửa sạch vùng da tiếp xúc với nước sạch, khi đó các yếu tố gây bệnh sẽ được cuốn đi phần nào. Nếu là dị nguyên đã được ăn vào bên trong thì việc uống nhiều nước cũng giúp loại bỏ độc tố đáng kể, giúp tống dị nguyên ra ngoài.
Hơn nữa có thể dùng các dung dịch bổ trợ để làm dịu da nhanh chóng, cũng đừng quên sát khuẩn cho vùng da bị tổn thương. Một số dung dịch như hồ nước, hồ neopred, Jarish được áp dụng khá nhiều cho trường hợp này.
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Vì tính chất không quá gây hại đến sức khỏe nên hầu hết mọi người đều chọn xử lý nhanh tại nhà và chờ triệu chứng thuyên giảm.
Tuy nhiên ở các trường hợp nặng hơn, nếu có thêm thuốc do bác sĩ chỉ định sẽ hỗ trợ rất lớn cho việc điều trị, và cũng luôn là cách an toàn nhất.
Gặp ngay bác sĩ nếu bạn bị bệnh viêm da tiếp xúc mà hoài vẫn chưa khỏi, chẳng hạn:
- Các triệu chứng ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt hằng ngày như xao nhãng, mất ăn mất ngủ, khó tập trung.
- Vùng tổn thương lan rộng, không chỉ là một hoặc vài bộ phận như viêm da tiếp xúc ở mặt, viêm da tiếp xúc ở tay mà bị lan ra ở diện tích rộng, trở nên nghiêm trọng và gây đau nhiều hơn.
- Tình trạng bệnh không có chuyển biến tích cực sau khoảng 1 tuần thì thời điểm này nên đến bác sĩ ngay.
Với những trường hợp như vậy, tùy theo tình trạng cơ địa mỗi người mà các loại thuốc cũng được chỉ định không giống nhau. Có thể là kem chứa hydrocortisone nếu chỉ bị viêm da tiếp xúc nhẹ hoặc có thể là kem corticoid nếu muốn tác dụng mạnh hơn.
Một số thuốc kháng histamin cũng luôn có mặt trong phác đồ điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng để giảm ngứa, rát và các phản ứng dị ứng xảy ra thông qua đường uống.
Lưu ý nếu là thuốc bôi viêm da tiếp xúc bạn cần vệ sinh sạch tay và vùng bị tổn thương trước khi thực hiện.
Cách phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc hiệu quả
Nếu cách trị viêm da tiếp xúc luôn được quan tâm sau khi mắc bệnh thì cách phòng ngừa cũng là một trong những từ khóa được tìm kiếm rất nhiều để phòng tránh tình trạng bệnh xảy ra với mình.
Phòng ngừa bệnh bệnh viêm da tiếp xúc cần lưu ý rất nhiều điều, trong đó quan trọng có thể kể đến:
- Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc cho là có khả năng gây kích ứng như hóa chất, phấn hoa, bụi bẩn,…
- Sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn để tránh tiếp xúc trực tiếp lên da như găng tay, tấm chắn, quần áo bảo hộ, kính mắt,…
- Nếu quá mẫn với môi trường làm việc có thể cân nhắc thay đổi công việc phù hợp hơn.
- Trường hợp phải tiếp xúc với các chất nghi là chất kích ứng/ dị ứng cần rửa sạch ngay với nước hoặc dung dịch trung hòa yếu.
- Hạn chế ở những nơi có nguy cơ tiếp xúc với côn trùng vì chúng dễ tiết ra chất gây kích ứng.
- Mỹ phẩm và các loại kem dưỡng cần hiểu rõ thành phần để chọn đúng loại phù hợp với da của mình.
- Dưỡng da cẩn thận để tránh tái viêm tiếp xúc lần sau.
Những vấn đề về da tưởng chừng như đơn giản, nhiều người ngay cả khi đã biết mình bị viêm da tiếp xúc thì cũng không lo lắng vì cho rằng độ nguy hiểm không cao. Tuy nhiên chính những sơ suất nhỏ đôi khi sẽ khiến tình trạng sức khỏe của bạn xấu đi hoặc có những ảnh hưởng không đáng có về mặt thẩm mỹ.
Chính vì vậy qua những chia sẻ liên quan về viêm da tiếp xúc trên đây hy vọng sẽ mang lại những kiến thức bổ ích đến bạn đọc, góp phần hỗ trợ phần nào trong quá trình bổ sung kiến thức về sức khỏe cho mỗi chúng ta.