#1 Amidan là gì? Viêm Amidan khi nào nên cắt?

Viêm Amidan là một trong những bệnh thường mắc phải ở trẻ và người lớn tai – mũi – họng do bị viêm nhiễm. Vậy bạn đã biết các phương pháp để điều trị bệnh chưa? Cách phòng và tránh bệnh này như thế nào, hãy theo chân bài viết này tìm hiểu một số thông tin hữu ít cho bản thân và gia đình bạn nhé.

Amidan là gì?

Amidan là bộ phận giúp tạo ra kháng thể bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây bệnh về hô hấp, và nó được ví như một chiếc “áo giáp” trong việc bảo vệ hệ thống hô hấp. Tuy nhiên, nếu như các tác nhân gây bệnh về hô hấp xâm nhập quá nhiều làm cho khả năng bảo vệ của Amidan không vận hành kịp thời sẽ làm xảy ra hiện tượng viêm Amidan.

Viêm Amidan. Ảnh: Google tìm kiếm
Viêm Amidan. Ảnh: Google tìm kiếm

Chức năng Amidan?

Amidan là một bộ phận nằm ở khu vực tai – mũi – họng nhằm đảm nhận chức năng sản xuất ra kháng thể IgG và là rào chắn miễn dịch hữu hiệu cho trẻ. Tuy nhiên, Amidan sẽ giảm khả năng miễn dịch kể từ khi trẻ dậy thì.

Amidan hoạt động như một bộ lọc, bảo vệ cơ thể đặc biệt là bảo vệ tai mũi họng tránh khỏi những chất gây hại khi cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên trong một số trường hợp xả ra viêm Amidan tái nhiễm nhiều lần sẽ mang đến nguy cơ mắc các chứng cực kỳ nguy hiểm như: Ngừng thở trong khi ngủ hay áp xe phúc mạc,… Điều này gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mỗi cá nhân. 

Nguyên nhân gây Viêm Amidan?

Viêm Amidan ngày nay xảy ra bởi do rất nhiều tác nhân gây hại như:

– Sự thay đổi của thời tiết làm cho cơ thể không thích ứng kịp thời.

– Sử dụng đồ lạnh như: Nước uống nước lạnh hay ăn kem,…Trong khi cơ thể đang bị nhiễm lạnh.

– Vệ sinh không tốt hay không kỹ cho cơ thể đặc biệt là răng miệng.

– Do virus, vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống hô hấp với số lượng cá thể lớn.

– Sức đề kháng của cơ thể không tốt yếu hay bị suy giảm.

– Người từng có bệnh nền liên quan đến hô hấp như: Cúm, sởi, ho gà,..

Viêm Amidan. Ảnh: Google tìm kiếm
Viêm Amidan. Ảnh: Google tìm kiếm

Đối tượng mắc bệnh

Viêm amidan thông thường có thể xuất hiện và mắc phải ở nhiều lứa tuổi từ già đến trẻ. Đặc biệt, là đối với những người đã có bệnh nền về hô hấp như: Ho, viêm mũi, viêm xoang… Khi không được điều trị chấm dứt sẽ làm bệnh dễ tái lại và dẫn đến bị mãn tính.

Trẻ nhỏ cũng là nhóm đối tượng thường có nguy cơ cao vì:

  • Trẻ ở độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi thường bị viêm amidan mà nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn.
  • Trẻ ở độ tuổi đi học thông thường giao tiếp gần với bạn bè trong trường, trong lớp nên cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn hoặc virus gây ra viêm amidan.

Phân loại bệnh viêm amidan

Viêm Amidan cấp tính

Khi bị viêm Amidan cấp tính người bệnh đầu tiên có biểu hiện sẽ rơi và tình trạng cơ thể nóng sốt lên đến 39 – 40 độ C, gây ra cảm giác ho, khô rát họng và đau khi nuốt nước bọt. Tiếp đó có thể xảy ra các hiện tượng như: Toàn thân mệt mỏi, chán ăn, niêm mạc họng gây đỏ và sưng, lưỡi trắng và tiểu ít hay táo bón.

Viêm Amidan mãn tính

Khi tình trạng người bệnh điều trị không hiệu quả và tái phát quá nhiều lần sẽ gây ra viêm Amidan mãn tính với những biểu hiện như viêm Amidan cấp tính nhưng còn xuất hiện thêm một số triệu chứng như:

  • Sốt dai dẳng bị đi bị lại nhiều lần.
  • Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt và sốt khi về chiều.
  • Khàn giọng do ho nhiều gây rát và đau cổ họng.
  • Miệng có mùi, có sự vướng víu cổ họng khi uống nước hoặc ăn. 
  • Ho khan và kéo dài, khạc nhổ có đờm.
  • Thở khò khè, ngủ ngáy đối với người lớn, còn đối với trẻ em có thể gây ngưng thở khi ngủ.

Nguyên nhân là từ các vụn vật chất của tế bào chết hay nước bọt và thức ăn tích tụ trong các khe của Amidan. Sau một thời gian, các mảnh vụn này đông cứng và trở thành như viên sỏi nhỏ, các viên này có thể tự rơi, hoặc phải đến y tế để gắp ra. Vì thế mà, viêm Amidan mãn tính là nguyên nhân có thể gây ra sỏi Amidan. 

Viêm Amidan quá phát

Viêm amidan quá phát là viêm hô hấp bắt nguồn từ viêm Amidan mãn tính. Các nguyên nhân gây bệnh trong amidan như vi khuẩn, virus chờ có cơ hội là chuyển sang giai đoạn quá phát. Người bệnh thường bị sưng amidan, sốt và gây đau họng khi bị viêm Amidan quá phát. Các triệu chứng viêm Amidan quá phát cũng như viêm amidan cấp tính nhưng nó lại có thời gian dài hơn. Viêm amidan quá phát thường sẽ lập lại chu kỳ xảy ra khoảng 4 lần/ năm.

Viêm Amidan. Ảnh: Google tìm kiếm
Viêm Amidan. Ảnh: Google tìm kiếm

Cần cắt Amidan khi nào?

Khi bị viêm Amidan không phải lúc nào cũng phẫu thuật cắt bỏ. Theo các bác sĩ cho rằng chỉ có các trường hợp được chỉ định mới có thể phẫu thuật cắt bỏ trong đó bao gồm:

– Viêm Amidan tái phát 5 – 6 lần/năm đã điều trị nội khoa nhưng không đạt kết quả hữu hiệu.

– Người bệnh viêm Amidan gặp nhiều biến chứng về đường hô hấp như: áp xe phúc mạc, Viêm mô tế bào Amidan,… và các biến chứng xảy ra toàn thân như: Viêm tai giữa, viêm khớp, hay viêm cầu thận,…

– Amidan quá phát, gây khó khăn trong việc hô hấp, ngủ ngáy. Đặc biệt đối với những người mắc bệnh này có thể gặp thêm hội chứng ngừng hô hấp khi ngủ.

– Người bệnh có cấu trúc Amidan nhiều ngóc ngách, tạo cho vi khuẩn một môi trường thuận lợi phát triển và gây bệnh.

– Đối với trẻ nhỏ, nếu Viêm Amidan nặng thì nên phải tiến hành phẫu thuật cắt ở bất tránh nguy cơ bị đột tử do thiếu oxy. Tuy nhiên, theo ý kiến bác sĩ thì nên cắt Amidan là cho trẻ trong độ tuổi khoảng từ 4 tuổi trở lên, bởi vì khi cắt Amidan trẻ còn quá nhỏ sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng miễn dịch của trẻ. 

Phương pháp điều trị viêm amidan

Ngày nay, cùng sự tiến bộ của khoa học công nghệ nên có nhiều phương pháp dành cho điều trị viêm Amidan như:

Điều trị nội khoa sử dụng thuốc

Khi đã xác định được nguyên nhân viêm Amidan là do nhiễm vi khuẩn, thì các bác sĩ có thể sẽ tiến hành kê đơn thuốc kháng sinh. Người bệnh chỉ cần uống đủ và đúng liều lượng đã được thông qua chỉ định thì sẽ hết hẳn. Góp phần giúp ngăn chặn được tình trạng nhiễm trùng và gây nên bệnh nghiêm trọng hơn hoặc làm lây sang các bộ phận khác của cơ thể. Một khi người bệnh không dùng theo đúng liều lượng sẽ có nguy cơ cao bị viêm thận hoặc sốt thấp khớp.

Sử dụng thuốc dân gian gia truyền

  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối: Súc miệng với nước muối bằng cách cho nước muối vào cổ họng và amidan trong tư thế ngửa mặt lên trời, đầu hơi ngửa về phía sau và khò nhẹ. Cách này dễ thực hiện và khá hiệu quả nên có thể tiến hành làm nhiều lần trong ngày.
  • Súc miệng với nước ép hành: Sử dụng các nguyên liệu đơn giản bao gồm một củ hành kèm theo một ly nước ấm. Hành tiến hành mang đi bóc vỏ, rửa sạch và ép nhiễn để lấy nước, sau đó đem pha nước ấm và nước ép hành. Tiến hành khuấy đều và súc miệng như bằng nước muối khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả.
  • Sử dụng Gừng và mật ong: nguyên liệu bao gồm 2 củ gừng và một ít mật ong. Gừng sau khi đã gọt vỏ đem rửa sạch và làm dập hoặc cắt lát rồi cho ngâm cùng với mật ong. Mỗi ngày, chỉ cần ngậm gừng và mật ong nhiều lần sẽ đem đến một kết quả khả quan cho bệnh của bạn và dùng nó cho đến khi các triệu chứng viêm nhiễm hết thì thôi.

Điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật

Giải pháp phẫu thuật để cắt bỏ Amidan được coi là giải pháp hữu hiệu nhất để trị dứt điểm tình trạng viêm Amidan nhưng nó chỉ áp dụng đối với các trường hợp được chỉ định ở mục “Cần cắt Amidan khi nào?”.

Phẫu thuật cắt Amidan sẽ không chỉ định với các đối tượng sau đây:

  • Bệnh nhân viêm Amidan có triệu chứng, ung thư máu hay rối loạn đông máu bẩm sinh,…
  • Bệnh nhân viêm Amidan đang bị nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc nhiễm khuẩn toàn thân.
  • Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh mạn tính đã qua điều trị nhưng chưa ổn định.
  • Phụ nữ đang hành kinh hoặc đang có thai,…
Viêm Amidan. Ảnh: Google tìm kiếm
Viêm Amidan. Ảnh: Google tìm kiếm

Biến chứng của viêm amidan

Viêm amidan kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh, bên cạnh đó còn kèm theo những hệ lụy.

Biến chứng tại chỗ

Những trường hợp bị Viêm Amidan hoặc sưng Amidan xảy ra thường xuyên sẽ gây ra các biến chứng nặng hơn như: Ngưng thở khi ngủ, khó thở, nhiễm trùng lan sâu vào viêm mô tế bào quanh amidan, viêm amidan hốc mủ, áp xe phúc mạc,…

Biến chứng kế cận

Người bệnh Viêm Amidan lâu ngày sẽ có nguy cơ cao kéo theo các hệ lụy về bệnh liên quan tai – mũi họng như: Viêm thanh khí phế quản, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm hạch,…

Biến chứng toàn thân

Nếu người bị viêm amidan nguyên nhân do liên cầu nhóm A hoặc do một biến thể vi khuẩn liên cầu khác mà không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ có khả năng nguy cơ bị các biến chứng như: sốt thấp khớp, viêm cầu thận…

Viêm Amidan. Ảnh: Google tìm kiếm
Viêm Amidan. Ảnh: Google tìm kiếm

Phòng ngừa viêm amidan

Đối với trẻ em

Chủ động đưa trẻ đến khám khi thấy có dấu hiệu của viêm amidan, phối hợp điều trị cùng với bác sĩ kèm theo sự chăm sóc đúng cách từ người nuôi dưỡng:

  • Luôn tạo một không gian sinh hoạt sạch sẽ cho trẻ từ phòng ốc đến khu vui chơi của trẻ.
  • Thường xuyên nhắc nhở trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối để vệ sinh miệng và họng cho trẻ.
  • Nhắc nhở trẻ thường xuyên uống nước và uống nhiều nước kể cả các loại nước trái cây để kịp thời bù nước cho cơ thể do sốt, giúp phần giảm tình trạng khô hay viêm họng.
  • Có độ dinh dưỡng hợp lý dành cho trẻ, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe cho trẻ từ việc ưu tiên các loại tụ nhiên như: dâu tây, các loại quả mọng… hay rau xanh từ bông cải xanh, cà rốt, rau bina… và các loại vitamin C, vitamin E, vitamin A giúp làm giảm tình trạng viêm họng, khó thở ở trẻ.
  • Tuân thủ chỉ định và liệu trình của bác sĩ và thường xuyên đưa trẻ đi khám nếu có dấu hiệu bất thường, tránh tình trạng tái phát bệnh và gây ra các biến chứng.

Đối với người trưởng thành

Khi thời tiết thay đổi đặc biệt là trở lạnh thì bệnh về đường hô hấp như viêm amidan rất dễ tái phát. Đối với người lớn dễ có tiền sử về các bệnh hô hấp do ăn uống không lành mạnh, hút thuốc thường xuyên. Do đó, cần chủ động phòng bệnh cho mỗi cá nhân và cho cả gia đình thông qua các biện pháp như:

  • Thường xuyên luyện tập thể thao, duy trì sức khỏe, tăng sức đề kháng, nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nhiều nước, và ưu tiên sử dụng thức ăn mềm nếu cảm thấy bị đau khi nuốt thức ăn.
  • Giữ không gian sống sạch sẽ tránh các tác nhân gây nhiễm, hay sử dụng các thiết bị tạo độ ẩm cho phòng ngủ.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày. 
  • Hạn chế tối đa sử dụng đồ uống, thực phẩm làm cho tình trạng tổn thương vùng họng thêm nặng như thức ăn cay nóng, nhiều chất béo,đồ uống quá lạnh,…
  • Tránh các chất kích thích không tốt cho sức khỏe, gây ảnh hưởng vùng họng như thuốc lá, nước uống có gas, cà phê,…
  • Giữ ấm vùng cổ khi thời tiết trở lạnh, hạn chế nói to, nói nhiều gây tổn thương đến họng.
  • Tăng cường dưỡng chất giàu vitamin, rau củ quả,… Lối sống sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.

Hy vọng rằng bài viết trên của chúng tôi đã giải đáp chi tiết cho thắc mắc “Khi nào cắt Amidan thì tốt cho sức khỏe?”. Cần lưu ý, để phát hiện và điều trị viêm Amidan dứt điểm ngay từ giai đoạn đầu, người bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín hàng đầu.

Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài Amidan là gì? Viêm Amidan khi nào nên cắt nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Liên hệ TOP 1 đề xuất!