#1 Tổ chức sự kiện là gì? Tổng quan kiến thức về ngành tổ chức sự kiện từ A-Z

Hiện nay, với sự phát triển của đất nước đi đôi với sự ra đời và phát triển của các dịch vụ. Hằng năm, có hàng trăm, hàng ngàn sự kiện được diễn ra từ quy mô vừa đến quy mô lớn. Đó là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ tổ chức sự kiện được sử dụng rộng rãi như ngày nay và ngày càng khẳng định được vị thế của mình. 

Dịch vụ tổ chức sự kiện hay nghề tổ chức sự kiện luôn là một vấn đề được rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn tràn đầy sự năng động và sáng tạo quan tâm. Tạo nên sự thu hút đối với người, tổ chức sử dụng dịch vụ. 

Vậy, tổ chức sự kiện là gì? Quy trình tổ chức sự kiện như thế nào? Hãy cùng theo chân bài viết dưới đây của Top1dexuat.com để tìm hiểu tất tần tật về dịch vụ tổ chức sự kiện. Nhưng trước tiên ta hãy cùng đi tìm hiểu sự kiện là gì nhé! 

Sự kiện là gì? 

Sự kiện (hay còn được gọi là event) là một hoạt động được tổ chức ở một địa điểm và thời gian cụ thể. Thu hút một lượng lớn đông đảo mọi người tham gia nhằm hướng đến một hoạt động, một mục đích hoặc truyền bá một thông tin gì đó. 

Ta có các sự kiện có ý nghĩa và quy mô to lớn ảnh hưởng đến phạm vi và sự quan tâm của cả nước như: SEAGAME, WORLDCUP, liên quan phim, ra mắt phim hay các cuộc thi sắc đẹp như Miss Universe, Miss Grand International,… Hay những sự kiện có quy mô nhỏ hơn như các buổi lễ kỷ niệm, party, liên hoan, sinh nhật, đám cưới, hỏi,…. Thì dịch vụ tổ chức sự kiện luôn được mọi người quan tâm và săn đón. 

Các bước để tổ chức sự kiện
Sự kiện là gì? Ảnh: Google tìm kiếm

Tổ chức sự kiện là gì? 

Tổ chức sự kiện hay còn được gọi là quản lý sự kiện (tiếng Anh: event management) là một dịch vụ mà nhóm chịu trách nhiệm tổ chức sự kiện sẽ phải tìm hiểu về sự kiện mà mình sắp đảm nhận như quy mô, tính chất, khách mời, nội dung,… 

Từ đó, đội ngũ tổ chức sự kiện sẽ phải sắp xếp và lên kế hoạch thật hợp lý về thời gian, những sự kiện sẽ diễn ra… Đồng nghĩa với việc họ phải chịu trách nhiệm lên kế hoạch, giám sát, đảm bảo việc thực hiện và kết thúc sự kiện một cách tốt đẹp. 

Tổ chức sự kiện giúp cho các công ty, doanh nghiệp, cá nhân… Quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp và công ty của mình. Từ đó, thu hút được sự chú ý và đầu tư của khách hàng. 

Hiện nay, ở Việt Nam việc tổ chức sự kiện chính là một phương tiện hữu hiệu nhất giúp cho các các công ty, doanh nghiệp quảng bá thương hiệu của chính mình. 

Hoạt động tổ chức sự kiện bao gồm những lĩnh vực nào? 

Hiện nay xã hội phát triển với nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ đó, nhu cầu tổ chức sự kiện cũng sẽ vô cùng phong phú và đa dạng như sự kiện trong lĩnh vực: doanh nghiệp (kinh doanh), văn hóa, giáo dục, hội nghị,… Mà mục đích chung nhằm hướng đến sự tiếp thị, quảng bá thương hiệu của công ty, tổ chức, cá nhân. 

Dựa vào đó ta có thể chia sự kiện thành nhiều lĩnh vực cơ bản sau đây:

Anniversary event (còn được gọi là sự kiện ăn mừng kỉ niệm) 

Đây là những sự kiện được tổ chức để mời bạn bè, đồng nghiệp, người thân,… Cùng chung vui hay ăn mừng trước một sự kiện nào đó như: Liên hoan, sinh nhật, kỉ niệm ngày cưới, kỉ niệm ngày yêu nhau, kỉ niệm ngày thành lập công ty,…. 

Ví dụ: Một đôi vợ chồng tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm ngày cưới. 

Xem thêm: Nước ngầm là gì? Vai trò, ý nghĩa, cách tìm nguồn nước ngầm

Hoạt động sự kiện gồm những lĩnh vực nào?
Hoạt động sự kiện gồm những lĩnh vực nào?. Ảnh: Google tìm kiếm

International event (sự kiện trong lĩnh vực giáo dục) 

Đó là những sự kiện được tổ chức ở hệ thống giáo dục của nhà nước hoặc tư nhân như: sự kiện khai mạc cuộc thi học sinh giỏi, sự kiện tốt nghiệp hay khai giảng, kết thúc khóa học,… 

Ví dụ: Một trung tâm tiếng anh tổ chức sự kiện khai mạc khóa học X nhằm thu hút mọi người hứng thú và tham gia. 

Marketing event (sự kiện tiếp thị, sự kiện thu hút khách hàng)

Đây là sự kiện mà các công ty, doanh nghiệp, cá nhân tổ chức nhằm thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm vật chất, tinh thần do mình sản xuất ra hay quảng bá thương hiệu của bàn thân. 

Ví dụ: Diễn viên X tổ chức sự kiện ra mắt phim.

Ở một số nước tiên tiến, họ xem dịch vụ tổ chức sự kiện như một ngành nghề không thể thiếu. Vì mỗi công ty, doanh nghiệp, cá nhân hằng năm điều luôn có những sự kiện cần tổ chức và việc tìm đến dịch vụ tổ chức sự kiện là một sự lựa chọn tuyệt vời để tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí và tránh đi những sai sót dù là nhỏ nhất. 

Ngoài các lĩnh vực sự kiện cơ bản trên ta còn có thể tìm hiểu được vô vàn những sự kiện từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến quy mô phải kể đến như:

  • Business event: Đây là từ dùng chung để chỉ các sự kiện liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn, công ty, doanh nghiệp,…
  • Fundraising events: Đây là các sự kiện được tổ chức để thu hút sự ủng hộ, gây quỹ của các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm gần xa nhằm giúp đỡ cho các trường hợp khó khăn, tai nạn,… hay các trường hợp cần sự giúp đỡ.
  • Exhibitions event: Là các sự kiện triển lãm tranh ảnh được trưng bày,giới thiệu sản phẩm để mọi người có thể thưởng thức. Thường được tổ chức ở những nơi trang trọng và thu hút những nhà sành hội họa hay nghệ thuật.
  • Entertainment events: Đây là các sự kiện mang tính chất giải trí như tổ chức các hoạt động, trò chơi, thể thao,…
  • Concerts/dance events:Các sự kiện về các buổi ca nhạc, hòa nhạc của các ca sĩ, nghệ sĩ hay những phần trình diễn nhảy múa, khiêu vũ của các vũ công. 
  •  Government events: Đây là một sự kiện trọng đại trong lĩnh vực nhà nước như hội thảo, hội nghị,…
  • Meetings: Là các buổi gặp mặt, trò chuyện, giao lưu giữa mọi người như giữa nhà sản xuất phim và khán giả, giữa tác giả và đọc giả,…
  • Sport events: Là các sự kiện thể thao như Worldcup, Seagame,…
  • Marketing events: Đây là các sự kiện liên quan đến quảng bá, tiếp thị, giới thiệu về sản phẩm của các công ty, doanh nghiệp hay cá nhân.
  • Sales events: Sự kiện giới thiệu buôn bán các sản phẩm, hàng hóa nhằm thu hút khách hàng. 

Ngoài ra, ta còn phải kể đến các sự kiện về sản phẩm, ra mắt phim, các sự kiện giải trí, văn hóa – xã hội,….

Ý nghĩa của tổ chức sự kiện là gì?

Tổ chức sự kiện chính là một vấn đề quan trọng trong quá trình quảng bá, tiếp thị sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Việc tổ chức một sự kiện thành công tốt đẹp chính là một cầu nối để đưa người tiêu dùng, khách hàng đến gần hơn với nhà tổ chức sự kiện. 

Ngược lại, nếu đời kiện diễn ra không suông sẻ hay thất bại lại làm giảm giá trị và thương hiệu sản phẩm. Đồng nghĩa với việc, đẩy khách hàng ra xa hơn. Thế nên, tổ chức sự kiện và ngành nghề tổ chức sự kiện luôn cần có sự thông minh, tâm huyết và tỉ mỉ trong từng chi tiết nhỏ. 

Việc các doanh nghiệp, công ty, cá nhân tổ chức sự kiện nhằm quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và “đánh bóng” tên tuổi của mình. Từ đó, thu hút khách hàng và đem lại doanh thu cao hơn. 

Ngoài ra, tổ chức sự kiện còn có vai trò củng cố giá trị sản phẩm cũng như nâng cao tên tuổi, thương hiệu của công ty, doanh nghiệp hay cá nhân.

Việc tổ chức sự kiện là vô cùng quan trọng khi sản xuất ra một sản phẩm hay thương hiệu mới. Cùng với quy mô và cách thức tổ chức sự kiện sẽ giúp tên tuổi sản phẩm và thương hiệu đến được với khách hàng. Khi ấy, luôn cần đến sự chuyên nghiệp của các chuyên gia tổ chức sự kiện.

Ý nghĩa của tổ chức sự kiện là gì?
Ý nghĩa của sự kiện là gì?Ảnh: Google tìm kiếm

Vai trò và mục đích tổ chức sự kiện, dịch vụ tổ chức sự kiện

Mục đích của một sự kiện chính là đích đến mà quý công ty,doanh nghiệp và nhà tổ chức sự kiện luôn muốn hướng đến. Với rất nhiều mục đích khác nhau nhưng nhìn chung cũng điều hướng đến một sự kiện được  diễn ra tốt đẹp và thu hút được khách hàng. Và một trong những mục đích lớn phải kể đến khi tổ chức sự kiện chính là:

  • Góp phần hình thành và xây dựng một thương hiệu, một sản phẩm phát triển lớn mạnh và như một loại hương thơm, mật ngọt thu hút được khách hàng nhằm đẩy cao doanh thu cho doanh nghiệp. 
  • Giúp giới thiệu và truyền đạt mục đích cũng như vai trò giúp cho khách hàng và người thưởng thức, sử dụng hiểu rõ hơn và sàn oh ẩm cũng như tâm tư của doanh nghiệp hay cá nhân. 
  • Phát triển và nhăm chạm đến những nhu cầu và cảm xúc của khách hàng. Từ đó, thu lại được nhiều sự góp ý và ủng hộ. 
  • Tôi chức sự kiện còn giúp quảng cáo, bán hàng, phân phối sản phẩm,… nâng cao chất lượng thị trường của nhà đầu tư. 
  • Ngoài ra, việc tổ chức sự kiện bằng dịch vụ tổ chức còn giúp đảm bảo về chất lượng sự kiện và an toàn khi diễn ra chương trình. 
  • Giúp giảm áp lực trước một sự kiện lớn và quan trọng, tiết kiệm thời gian cho đơn vị tổ chức. 
  • Tiết kiệm chi phí tổ chức. Vì nếu tự tổ chức không những không đảm bảo được chất lượng mà giá thành còn cao bởi những nhà tổ chức sự kiện họ luôn tìm kiếm và chọn lựa được những dịch vụ rẻ và chất lượng để phục vụ tốt nhất cho sự kiện. 
  • Việc sử dụng dịch vụ tổ chức sự kiện còn giúp giảm rủi ro và có những biện pháp khắc phục kịp thời từ các chuyên gia chuyên nghiệp.
Đâu là vai trò và mục đích khi tổ chức sự kiện
Đâu là vai trò và mục đích khi tổ chức sự kiện. Ảnh: Google tìm kiếm

Các bước để tổ chức sự kiện

Việc tổ chức một sự kiện cũng giống như xây dựng một công trình vậy, cần có một kế hoạch và từng bước thực hiện vô cùng tỉ mỉ và cẩn thận. Vì nếu ghép sai một mảnh ghép trong bản kế hoạch đó sẽ có khả năng ảnh hưởng đến toàn bộ sự kiện được tổ chức.

Có rất nhiều loại sự kiện thuộc các lĩnh vực khác nhau. Tùy vào mục đích, mức độ, tính chất, quy mô của sự kiện mà ta sẽ có từng bước chuẩn bị tổ chức cho một sự kiện cũng hoàn toàn không giống nhau.

Quy trình tổ chức một sự kiện phải được lên kế hoạch từ trước và thực hiện vô cùng cẩn thận gồm những bước sau:

Giai đoạn trước khi diễn ra sự kiện (tìm hiểu thông tin về sự kiện) 

Khi nhận tổ chức một sự kiện thì việc tìm hiểu thông tin về sự kiện đố cực kỳ quan trọng. Tìm hiểu về nội dung cần đạt được của sự kiện? Sự kiện hướng đến điều gì? Khách mời là ai? Tổ chức với quy mô ra sau? Mục đích cuối cùng mà sự kiện hướng đến và muốn đạt được là gì?…. 

Từ những câu hỏi trên đòi hỏi những người tổ chức sự kiện phải: 

  • Tìm hiểu về thương hiệu hay sản phẩm, tên tuổi của nhà đầu tư cần tổ chức sự kiện. 
  • Tìm hiểu đối tượng mà sự kiện muốn hướng đến, những vấn đề về ngân sách, thiết bị, quy mô, khách mời,… cần chuẩn bị cho sự kiện. 
  • Lên ý tưởng và lập từng bước cho kế hoạch cụ thể từ khi sự kiện bắt đầu đến khi kết thúc. 
  • Tìm hiểu thị trường để chuẩn bị cho địa điểm, quy mô, thiết bị,… nhằm đạt được ngân sách tốt nhất cho chủ đầu tư và sự kiện. 
  • Lên kế hoạch để giới thiệu và quảng cáo để nhiều người biết đến sự kiện. 

Giai đoạn tiến hành thực hiện sự kiện

Ý tưởng thực hiện khi tiến hành sự kiện chính là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành – bại của một sự kiện. Sẽ chẳng một nhà đầu tư nào muốn bỏ kinh phí để tổ chức một sự kiện quá đơn giản, nhàm chán. 

Nếu việc lên ý tưởng đặc sắc và chặt chẽ sẽ góp phần đi đến thành công của một sự kiện ngược  lại ý tưởng quá cũ kĩ, quen nhàm sẽ chẳng thu hút được khách hàng cũng như làm giảm giá trị của chuyên gia tổ chức sự kiện. 

Ý tưởng tổ chức sự kiện như một người chơi đàn vậy và bản đàn ấy có thu hút và gây ấn tượng được cho người tham gia hay không là do chính người chơi đàn quyết định. 

  • Lên kế hoạch để đón tiếp khách hàng, khách mời và bắt.
  • Nhà tổ chức sự kiện phân công người chịu trách nhiệm trong từng mảng như: đón khách, phục vụ ăn uống, chỗ ở, nghỉ ngơi, di chuyển trong sự kiện và các hoạt động khác. 
  • Xác định đối tượng mà sự kiện hướng tới để có hướng đi cho phù hợp. 
  • Lên kịch bản cho từng chi tiết trong sự kiện. 

Kịch bản chính là “xương sống” của sự kiện giúp cho chúng ta định hình được những gì sẽ diễn ra tiếp theo để điều hành cho hợp lý. 

Ngoài ra, kịch bản sống động, hấp dẫn sẽ thu hút được nhiều người tham gia và ở lại đến cuối chương trình. Vì thế, người viết kịch bản phải là người có chuyên môn, trình độ và vô cùng sáng tạo, tỉ mỉ trong tất cả mọi diễn biến của sự kiện. 

Mỗi sự kiện sẽ có một kịch bản khác nhau nên người viết kịch bản cũng cần phải thay đổi cho phù hợp với yêu cầu, quy mô và mục đích sự kiện.

  • Phân chia nhân sự

Việc lập kế hoạch để phân chia nhân sự là một bước vô cùng quan trọng nhằm quyết định được nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý của từng cá nhân để sự kiện được diễn ra tốt đẹp nhất ở từng chi tiết nhỏ.

  • Chuẩn bị những thiết bị cần thiết như: Dàn dựng sân khấu, ánh sáng, âm thanh,… 

Trong suốt quá trình diễn ra sự kiện đòi hỏi phải luôn theo sát để giám sát sự kiện diễn ra đúng kế hoạch và không có sai sót. Đảm bảo an toàn, vệ sinh, thời gian… để sự kiện giảm thiểu những sai sót không đáng có. Ngoài ra, trong quá trình tổ chức sự kiện cần chuẩn bị thêm một phương án để hạn chế ít nhất những sự cố xảy ra. 

Quy trình kết thúc sự kiện

Sau khi sự kiện kết thúc bộ phận nhân sự kiểm tra lại một lần nữa sau đó thu định, dọn dẹp các trang thiết bị, vệ sinh, đồ đạc tại sự kiện và bàn giao lại địa điểm tổ chức sự kiện.

Nhà tổ chức sự kiện tổng chi phí, chi phí sinh, các chi phí liên quan để tổng lại với nhà đầu tư( tức người sử dụng dịch vụ tổ chức sự kiện).

Tổng kết, đánh giá lại chất lượng sự kiện. Xem xét sự hài lòng và độ tiếp cận của khách hàng đến mục đích mà sự kiện hướng đến. Cũng như nhận xét của nhà đầu tư về quy trình và kết quả của sự kiện. Từ đó, kiểm tra rút kinh nghiệm và sửa chữa.

Những khách mời trong một sự kiện

Tùy theo mục đích, yêu cầu của sự kiện mà có nhiều loại khách mời khác nhau như: các nhà kinh doanh, các nhà đầu tư, các tổ chức từ thiện, khách hàng thân thiết, khách hàng trên thị trường hay khách vãng lai,… 

Việc xác định được đối tượng khách mời cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng sự kiện. Từ việc xác định được khách mời mà nhà tổ chức sự kiện có một bản kế hoạch cũng như vạch được hướng đi nhằm tác động được đến đối tượng khách mời quan tâm đến mục đích của sự kiện. 

các bước tổ chức sự kiện
Các bước tổ chức sự kiện. Ảnh: Google tìm kiếm

Một số yêu cầu của ngành nghề tổ chức sự kiện

Tổ chức sự kiện đang là một ngành học được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Song, không phải bất cứ ai cũng có khả năng theo đuổi và gắn liền với ngành nghề ấy. Tổ chức sự kiện luôn đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ năng, khả năng và cả thái độ. Đây là bốn yếu tố tiên quyết cần có của một người tổ chức sự kiện chuyên nghiệp.

Về mặt kiến thức, vốn hiểu biết

  • Tổ chức sự kiện là một ngành nghề mà máy móc khó có thể thay thế được con người. 
  • Đòi hỏi phải có kiến thức, sự hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ, về thương hiệu… của nhà đầu tư và hay các cá nhân, tổ chức cần tổ chức sự kiện. 
  • Có kiến thức về nhu cầu của khách hàng, tức có sự am hiểu về thị trường, về nhu cầu của xã hội. 

Về mặt kỹ năng

Phải có kỹ năng lên kế hoạch một cách logic, chặt chẽ và thật sáng tạo, mới mẻ nhằm thu hút khách hàng, nâng cao giá trị sản phẩm. 

Về mặt khả năng

  • Yêu cầu đầu tiên đối với những ai theo con đường tổ chức sự kiện đó là sự sáng tạo. Chỉ có trí óc sáng tạo, mới mẻ mới có thể đem lại những sự kiện vô cùng mới lạ, độc đáo nhằm thu hút khách hàng và tránh đi sự nhàm chán. 
  • Ấn tượng chính là sức hút giúp khách hàng đến gần hơn với sự kiện. 
  • Khả năng làm việc nhóm. Việc tổ chức sự kiện vô cùng quan trọng, đặc biệt là các sự kiện lớn cần rất nhiều nhân sự tham gia và không thể hoạt động một cách rời rạc. Vì thế, việc đoàn kết, bàn bạc, giúp đỡ nhau, phối hợp một cách nhịp nhàng, đồng bộ chính là yếu tố giúp sự kiện tạo thành một chuỗi diễn ra một cách tốt đẹp. 
  • Khả năng giám sát, quản lý sự kiện và xử lý mọi tình huống phát sinh. 

Ngoài ra, tổ chức sự kiện đòi hỏi khả năng đi xa vì dịch vụ tổ chức sự kiện luôn là nhu cầu của các công ty, tổ chức, cá nhân trên cả nước.

Thái độ chuyên nghiệp

  • Những người làm sự kiện phải luôn có một sự chịu đựng trước áp lực (áp lực từ quản lý, từ sự kiện và từ khách hàng, nhà đầu tư) và khó khăn. Vì sự kiện phải hoàn thành đúng tiến độ, vừa đòi hỏi phải năng động, nhiệt tình để đảm bảo hoàn thành công việc một cách tốt nhất. 
  • Có thái độ luôn biết lắng nghe trước những đóng góp của khách hàng, đối tác,… để hoàn thiện. 
  • Xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp. 

Nhìn chung, tổ chức sự kiện luôn có những yêu cầu và đòi hỏi về khả năng, kiến thức với những áp lực, tính sáng tạo, mới mẻ, khả năng xử lý tình huống,… để giúp sự kiện diễn ra đúng tiến độ và kết thúc một cách tốt đẹp. 

Làm thế nào để sự kiện diễn ra thành công tốt đẹp? 

Đảm bảo sự kiện diễn ra và kết thúc tốt đẹp chính là nhiệm vụ quan trọng nhất của những người tổ chức sự kiện. Vì thế, đòi hỏi phải có kế hoạch và kịch bản một cách cụ thể.

Tìm địa điểm tổ chức sự kiện

Sau khi biết được mục đích, yêu cầu và quy mô của sự kiện. Những người tổ chức sự kiện cần phải tìm kiếm và đặt trước địa điểm phù hợp để đảm bảo sự kiện được diễn ra đúng ngày với một địa điểm thật chỉnh chu.

Gửi thư mời đến quý khách hàng, nhà tiêu dùng… 

Thư mời chính là “phương tiện truyền thông” đầu tiên giúp mọi người biết được sự kiện gì diễn ra? Ở đâu? Khi nào và nhằm mục đích gì? 

Lên và hành động theo kế hoạch 

Kế hoạch chính là “xương sống” giúp sự kiện diễn ra đúng tiến độ và quy trình dù là những chi tiết nhỏ nhất. Việc ở chia việc cho nhân sự cũng giúp sự kiện được quan tâm và thực hiện một cách hiệu quả nhất. 

Chú ý đến từng chi tiết

Dù là chi tiết lớn hay nhỏ cũng góp phần ảnh hưởng đến chất lượng sự kiện. Vì thế, cần đảm bảo sự kiện diễn ra một cách thuận lợi nhất và không xảy ra sai sót dù là sai sót nhỏ.

Luôn lên kế hoạch dự phòng

Dù đã cần thận và tỉ mỉ nhưng không ai dám chắc rằng sự kiện sẽ diễn ra với 100% thuận lợi tốt đẹp. Vì thế, luôn cần có kế hoạch B (hay còn gọi là kế hoạch dự phòng) để có thể xử lý mọi tình huống một cách tốt nhất.

Luôn quan tâm, theo sát khách hàng

Sau khi gửi thiệp mời nên luôn theo dõi khách hàng và nhắc họ về thời gian, địa điểm tổ chức sự kiện. 

Có thể xin lời góp ý, đánh giá và không quên gửi lời cảm ơn vì sự có mặt có họ sau khi sự kiện kết thúc.

Sử dụng công nghệ hiện đại

Việc sử dụng những thiết bị hiện đại cho sự kiện, đặc biệt là các sự kiện lớn sẽ giúp sự kiện được thu hút và có phần chỉnh chu hơn như: máy chiếu, loa, camera,… Và phải lắp chúng ở những vị trí thích hợp và đẹp mắt. 

Định giá

Việc thương lượng, định giá với các công ty thiết bị, mặt bằng tổ chức, nhà phân phối thức ăn, công ty trang trí,… Sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi trống cho sự kiện, giúp giá thành tổ chức sự kiện được giảm xuống. Đồng nghĩa với việc giúp bạn có thêm một điểm cộng trong mắt đối tác đấy! 

Nhìn chung việc tổ chức sự kiện là vô cùng quan trọng giúp dễ dàng tiếp cận đến khách hàng và đối tác, giúp họ được giới thiệu và tận mắt nhìn thấy, cảm nhận và chính dịch vụ là một yếu tố giúp thu hút khách hàng hiệu quả nhất. Chẳng ai muốn đến một sự kiện quá đơn giản, vô vị và đó là lý do mà dịch vụ tổ chức sự kiện ngày càng được đón nhận và quan tâm.

Trên đây chính là bài viết tham khảo tất tần tật những vấn đề về sự kiện và những yêu cầu cần có đối với ai chọn ngành tổ chức sự kiện. Mong mọi người sẽ có thêm một cái nhìn đầy đủ và chính xác, rõ ràng hơn về vấn đề này! Hy vọng những kiến thức được chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tổ chức sự kiện là gì nhé?

Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài Tổ chức sự kiện là gì? Tổng quan kiến thức về ngành tổ chức sự kiện từ A-Z nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Liên hệ TOP 1 đề xuất!