Tình cảm nghe thật đơn giản nó luôn tồn tại và xảy ra xung quanh chúng ta như một gia vị đầy ngọt ngào và hiện hữu dưới nhiều cung bậc phong phú như tình cảm gia đình, tình cảm nam nữ hay tình yêu quê hương, Tổ quốc…
Vậy tình cảm là gì? Những đặc điểm và vai trò của tình cảm? Hãy cùng theo chân bài viết dưới đây để đào sâu vào gốc rễ của tình cảm nhé!
Tình cảm là gì?
Tình cảm là những cung bậc cảm xúc thể hiện sự rung cảm của con người đối với con người, sự vật, hiện tượng hay một tình huống xảy ra trong cuộc sống phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối quan hệ với tình cảm và hành động của con người. Tình cảm được hiểu là những xúc cảm xuất hiện thường xuyên, lâu dài, ổn định,…
Theo ngành tâm lý học định nghĩa về tình cảm là gì: “ Tình cảm là thái độ cảm xúc mang tính ổn định của con người đối với hiện thực khách quan, nó phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển xúc cảm trong điều kiện xã hội.”
Phân loại tình cảm
Một số loại tình cảm cơ bản:
- Tình cảm gia đình như: Tình cảm vợ – chồng, tình cảm cha mẹ – con cái, tình cảm anh – em,…
- Tình cảm nam – nữ
- Tình cảm giữa người với người
- Tình yêu quê hương, Tổ quốc…
Ngoài ra có thể phân chia tình cảm thành hai loại là: Tình cảm cấp thấp (đơn giản) và tình cảm cấp cao (phức tạp).
Thứ nhất: Tình cảm cấp thấp (đơn giản)
Đó là những tình cảm có mối quan hệ quyết định đến sự hài lòng hay không hài lòng, thích hay không thích đối với những nhu cầu sinh lí vốn có của cơ thể.
Ví dụ:
Mối quan hệ giữa 2 người bạn học sinh không thích nhau vì tính cách của người kia
Hoặc mối quan hệ đồng nghiệp trong công ty và mọi người yêu quý 1 bạn nhân sự IT vì sự nhiệt tình của người đó.
Như vậy, tình cảm cấp thấp chính là sự hài lòng hay không hài lòng của con người trước những tình cảm cơ bản, đơn giản diễn ra trong cuộc sống.
Thứ hai: Tình cảm cấp cao ( phức tạp)
Có thể nói rằng, tình cảm cấp cao chính là những quy luật tình cảm khá phức tạp, đó cũng chính là những đánh giá cũng như thái độ của con người trước một sự việc, một đối tượng, một vấn đề. Tình cảm cấp cao gồm nhiều loại và có đặc điểm khác nhau. Cụ thể:
– Tình cảm trí tuệ (lý trí): Là tình cảm sinh ra trong quá trình lao động trí óc, tư duy, suy nghĩ liên quan đến:
- Những quá trình mà con người nhận thức về tình cảm
- Là quá trình tìm tòi khám phá những liên kết tình cảm mới
- Là quá trình mà mỗi cá thể trong xã hội sáng tạo những kết nối tình cảm trong cuộc sống.
Tình cảm trí tuệ (hay có thể gọi là những cảm xúc ngự trị trong lý trí) thể hiện ở sự nhạy bén, khéo léo, tư duy, suy nghĩ, sáng tạo và ham học hỏi. Đó cũng là các yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của con người.
– Tình cảm đạo đức: là loại tình cảm liên quan đến sự hài lòng hay không hài lòng về nhu cầu đạo đức (hay nói một cách khác đó là tình cảm dựa trên cơ sở, thước đo về những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức vốn có của của mỗi con người). Đó là phương tiện biểu hiện thái độ của con người đối với các yêu cầu về đạo đức cũng như các hành vi liên quan đến đạo đức.
+ Tình cảm thẩm mỹ: Là những tình cảm liên quan đến nhu cầu thẩm mỹ tức nhu cầu về cái đẹp. Biểu hiện thái độ, sự yêu thích của con người đối với cái đẹp. Từ đó có một cái nhìn tổng quát, đánh giá về sự yêu thích trước những vẻ đẹp xung quanh và vẻ đẹp của chính mình.
+ Tình cảm hoạt động: Là thể hiện thái độ, cách đánh giá, sự hài lòng hay không hài lòng của con người đối với một hoạt động nào đó.
Ví dụ: Một nhân viên công ty không hài lòng trước hướng giải quyết mà quản lý đưa ra. Hoặc người dân luôn hài lòng trước hoạt động của tổ chức từ thiện ở địa phương.
+ Tình cảm mang tính chất thế giới quan: Có thể nói đây là mức độ có ý nghĩa quan trọng nhất của con người. Nó không dễ dàng thay đổi mà mang tính lâu dài, ổn định và bền vững.
Đặc điểm cơ bản của tình cảm là gì?
Đặc điểm của tình cảm là gì – Tình cảm chính là một nguồn cảm xúc quan trọng luôn tiềm ẩn trong con người và có những đặc điểm sau đây:
Tính nhận thức
Tính nhận thức giúp cho con người xác định được tình cảm của bản thân. Nhờ có nhận thức con người dần xác định được những xúc cảm của cá nhân. Từ đó, thúc đẩy ta đi tìm nguồn gốc làm nảy sinh nên tình cảm ấy và hướng chúng đến những ý nghĩa cao cả.
Nói cách khác, từ yếu tố nhận thức chính là sợi dây dẫn đến những cảm xúc cảm động, nó như một ngọn lửa nhen nhóm làm nảy sinh tình cảm trong một con người.
Nhận thức chính là “cội nguồn”, là bước đệm đầu tiên trên con đường đi đến tình cảm.
Tính xã hội
Tình cảm chỉ hiện hữu duy nhất ở con người (nó có thể là tình cảm giữa cha mẹ – con cái, giữa 2 người trẻ đang yêu nhau, giữa ông bà – con cháu, giữa những mối quan hệ xã hội,….), bởi thế nó mang tính xã hội vì nó được sinh ra trong xã hội và phục vụ cho nhu cầu tình cảm của mỗi con người trong xã hội.
Bản chất tình cảm của con người hình thành và phát triển dựa trên những mối quan hệ xã hội. Những mối quan hệ này là quá trình lao động, tiếp xúc và giao tiếp giữa con người với nhau Có thể nói rằng tình cảm và xã hội luôn có một sợi dây vô hình gắn kết lại với nhau.
Tính ổn định
Tình cảm là những trạng thái cảm xúc mang tính ổn định của con người trong mối quan hệ với xã hội và với chính bản thân mình, chứ không đơn giản chỉ là những thái độ, cảm xúc nhất thời, thiếu ổn định, dễ thay đổi.
Tính ổn định chính là một đặc trưng cơ bản nhất của tình cảm. Nhờ có tính ổn định mà ta dễ dàng quan sát, cảm nhận và xác định được tình cảm của một người đối với mọi người xung quanh chỉ qua vài đặc điểm, suy nghĩ về tình cảm của họ.
Tính chân thật
Tình cảm luôn có sợi dây gắn liền với nội tâm con người, là nơi biểu hiện của những trạng thái tâm lý yêu-ghét, vui-buồn,… của con người trước những vấn đề trong cuộc sống.
Tính “mâu thuẫn”
Thông thường trong tình cảm, cảm xúc con người luôn có sự mâu thuẫn với nhau. Đó là sự thỏa mãn hay không thỏa mãn trong những hoàn cảnh, tình huống khác nhau. Do đó, tình cảm của con người không phải chỉ đơn giản là trạng thái cảm xúc đơn giản, một chiều mà nó luôn có những thái cực đối đầu, mâu thuẫn nhau như: Yêu – ghét; vui – buồn… Và đó chính là nguyên nhân làm cho cảm xúc con người vô cùng phong phú và đa dạng.
Ví dụ: Một người mẹ tuy la mắng con nhưng lại vô cùng yêu thương con của mình.
Hay một người luôn ca ngợi, tán thưởng quá mức trước sự thành công của người khác nhưng bên trong lại sinh ra ghen ghét, đố kỵ.
Xem thêm: Lễ vu lan báo hiếu: Nguồn gốc, ý nghĩa đầy đủ nhất
Quy luật “chuyển dời”
Tình cảm con người mang những cung bậc khá phức tạp. Nó có thể chuyển dời từ người này sang người khác, vật này sang vật khác hay sự việc này sang sự việc khác…
Quy luật “pha trộn”
Tình cảm con người như một thứ gia vị vô cùng đặc biệt bởi chúng có thể pha trộn vào nhau tạo nên những trạng thái cảm xúc thật thú vị mà cũng đôi phần khó hiểu như giận mà thương….
Vai trò của tình cảm là gì đối với con người
– Tình cảm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con người. Tình cảm chính là nguồn nhiệt to lớn giúp thúc đẩy con người hoạt động để đạt được những giá trị cao cả mà bản thân vươn đến, là nguồn động lực, cổ vũ, động viên giúp con người vượt qua những “cơn bão” mang đầy khó khăn và trở ngại.
– Tình cảm chính là ngọn lửa thúc đẩy con người đi đến tìm kiếm kết quả của quá trình nhận thức. Ngược lại, nhận thức lại chính là “một người thuyền trưởng” giúp cho con thuyền tình cảm đi đúng hướng của mình.
– Tình cảm là một thuộc tính tâm lý quan trọng nhất trong nhân cách con người nó chính là thước đo, là ranh giới để phân biệt giữa con người và con vật.
Nhìn chung, tình cảm chính là yếu tố quyết định, chi phối cảm xúc và hành động của con người.
Có thể thấy, tình cảm như một bản hòa ca với những nốt thăng nốt trầm mà ta cần đi sâu tìm hiểu, trên đây chính là nguồn tham khảo về khái niệm, đặc điểm cũng như vai trò của tình cảm để mọi người có thể phần nào có thêm một cách nhìn sâu sắc hơn! Hy vọng những kiến thức được chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình cảm là gì nhé?