#1 Tín ngưỡng là gì? Tôn giáo là gì?

Tín ngưỡng là gì? Tôn giáo là gì? Khác nhau như thế nào? Với những đặc trưng của nền văn hoá Việt Nam thì tín ngưỡng và tôn giáo là hai thành tố không thể thiếu trong đời sống hằng ngày.

Quen thuộc là vậy nhưng đây là hai khái niệm thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau, nhiều bộ phận người Việt vẫn chưa phân biệt được rõ ràng. Vậy ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem tín ngưỡng là gì và tôn giáo là gì nhé.

Phân biệt về khái niệm

Về bản chất, đây là hai khái niệm có sự tương đồng do đó thường gây nhầm lẫn trong cách gọi, cách hiểu, cách sử dụng khái niệm này.

Tín ngưỡng là gì?

Tín ngưỡng được xem là niềm tin của con người, con người dùng niềm tin đó để lý giải các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, mang đậm sắc thái dân gian. Tín ngưỡng biểu thị sự vững chắc trong tâm hồn của cá thể mang nó, có thể hình thành và phát triển theo các nhóm nhỏ, các cụm dân cư hay ở một vùng lãnh thổ.

Từ đó tín ngưỡng biểu thị một phần bản sắc, văn hoá của một bộ phận dân cư, góp phần làm đa dạng hơn nữa nền văn hóa chung của người Việt. Các yếu tố về thờ cúng, tâm linh là những yếu tố thuộc về tín ngưỡng, đây là hai hình thức điển hình nhất có thể thấy ở hầu hết các gia đình Việt Nam đều duy trì tín ngưỡng này.

Cũng thông qua hai hình thức trên, chúng ta có thể nhận định rằng tín ngưỡng không có kinh sách, giáo lý, giáo điều… không có một luật lệ cụ thể nào ràng buộc con người.

Tín ngưỡng chỉ thông qua những gì được truyền lại, chỉ dạy, hướng dẫn sau đó xuất phát từ niềm tin và làm theo. Việc thờ cúng tổ tiên, Đạo mẫu… là những tín ngưỡng quen thuộc và phổ biến ở Việt Nam.

Tín ngưỡng là gì? Tôn giáo là gì? Ảnh: Google tìm kiếm
Tín ngưỡng là gì? Tôn giáo là gì? Ảnh: Google tìm kiếm

Tôn giáo là gì?

Tôn giáo theo một khái niệm cơ bản nhất đó chính là đạo. Tôn giáo cũng dựa trên cơ sở là niềm tin, tuy nhiên niềm tin đó được nâng cấp lên một quy mô lớn hơn thông qua việc thành lập riêng cho mình một hệ thống hoàn thiện tương đối chặt chẽ về các lý luận, quan niệm cụ thể về hành vi, con người, môi trường, xã hội và đối với cả thế giới bên kia.

Tôn giáo dùng những học thuyết, lý luận của mình để giải thích, định hướng giáo dân hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn thông qua những việc nên làm và không nên làm.

Vì là một hệ thống hoàn thiện chặt chẽ nên mỗi tôn giáo đều có giáo hội để điều hành hoạt động; có các địa điểm với sự bố trí theo quy chuẩn để làm nơi tổ chức các hoạt động tôn giáo ví dụ như chùa, nhà thờ,…

Tín ngưỡng là gì? Tôn giáo là gì? Ảnh: Google tìm kiếm
Tín ngưỡng là gì? Tôn giáo là gì? Ảnh: Google tìm kiếm

Phân biệt bản chất, vai trò

Về tín ngưỡng

Tín ngưỡng mang lại sức mạnh niềm tin giúp con người có sự khỏe mạnh về tinh thần, vững chãi trước những biến cố, khó khăn mà mình gặp phải trong cuộc sống.

Mặt khác, khi tìm hiểu về một tín ngưỡng, bạn sẽ hiểu rõ được lịch sử, truyền thống của đại bộ phận người dân ở đó. Việc tham gia vào các hoạt động, các lễ hội giúp mỗi cá nhân có được cảm giác trở về với cội nguồn, tô điểm thêm tình yêu với quê hương, đất nước.

Ở một khía cạnh lớn hơn, nhu cầu được sinh hoạt văn hoá của xã hội là luôn luôn có và tín ngưỡng làm tốt được điều đó.

Thông qua các hình thức thờ cúng tổ tiên, những người có công với đất nước đã giúp lưu truyền, bảo tồn và giáo dục thế hệ trẻ nhớ về công ơn và sự hi sinh, che chở của thế hệ đi trước. Từ đó mở ra chuỗi hoạt động sinh hoạt truyền thống, giao lưu văn hoá, văn nghệ giúp cho xã hội trở nên sống động, muôn sắc, muôn màu hơn.

Về tôn giáo

Nếu tín ngưỡng mang lại niềm tin cho con người, thì tôn giáo có thể xem như bồi đắp, xây dựng niềm tin. Bản chất của cả hai thực ra có nét tương đồng ở chỗ cả hai đều dựa trên niềm tin để tiếp sức mạnh cho con người. Nhưng khi xét riêng, tôn giáo tạo nên một nơi lưu trú, nương tựa trong ý thức, suy nghĩ của con người. Đặc biệt là cảm giác an yên, thong dong, tự tại. 

Con người sau những bộn bề của cuộc sống đời thường, sẽ quay về tĩnh lặng dựa trên niềm tin về những điều, những phương pháp mà các tôn giáo chỉ dẫn để có thể trút bớt khổ đau.

Tất nhiên kết quả sẽ khác nhau ở mỗi cá thể bởi mỗi người đều có hệ tư tưởng, giác quan và sự cảm thụ khác nhau. Nhưng nhìn chung, tôn giáo đều làm được điều đó.

Tôn giáo cũng phát huy tốt vai trò của mình trong việc kết nối các nhóm dân cư, các cộng đồng với nhau vào một hệ sinh thái lớn. Tôn giáo có thể quy tụ nhiều bộ phận người dân có những tín ngưỡng khác nhau vào cũng một tôn giáo nếu như họ có niềm tin vào hệ tư tưởng, hệ thống lý luận của tôn giáo đó. Tất cả đều hướng về việc xây dựng đạo đức chuẩn mực cũng như cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tín ngưỡng là gì? Tôn giáo là gì? Ảnh: Google tìm kiếm
Tín ngưỡng là gì? Tôn giáo là gì? Ảnh: Google tìm kiếm

Bởi vì thuộc vào quy mô lớn, nên vai trò của tôn giáo cũng có những tác động đến chính trị cũng như an sinh xã hội của một đất nước, đặc biệt là các tôn giáo lớn như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành,…

Hình thức chủ yếu thông qua các hoạt động từ thiện, thiện nguyện đã hỗ trợ cho người dân gặp hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra tôn giáo với sự nắm giữ niềm tin của con người cho nên có thể định hướng nhận thức của người dân, từ đó phần nào giúp ổn định về mặt xã hội, góp phần xây dựng đất nước.

Như vậy, chúng ta đã đi phân tích sâu kiến thức về hai khái niệm, cũng như đi lần lượt phân tích bản chất và vai trò của tín ngưỡng và tôn giáo. Hy vọng bài viết này đã thực hiện được mục đích giúp các bạn hiểu rõ hơn tín ngưỡng là gì? Và tôn giáo là gì? để không bị nhầm lẫn nữa nhé.

Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài Tín ngưỡng là gì? Tôn giáo là gì? nhé!

5/5 - (2 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Liên hệ TOP 1 đề xuất!