TOP 3 thuốc trị lẹo mắt được bác sĩ khuyên dùng

Các loại thuốc trị lẹo mắt hiện đang được bác sĩ khuyên dùng gì gì? Loại thuốc chữa lẹo mắt hiệu quả, an toàn nhất? Ngoài ra còn các các thành phần thuốc và công dụng của chúng. Tại bài viết này, Top1dexuat.com xin được giới thiệu đến bạn đọc Top 3 thuốc trị lẹo mắt được bác sĩ khuyên dùng, hi vọng dưới đây là những thông tin hữu ích cho bạn!

Tình trạng thường gặp của người bệnh lẹo mắt

Lẹo mắt có thể hiểu chính là tổn thương viêm cấp khi tuyến Zeiss bị áp xe hóa, vị trí ngay chân lông mi. Thường thấy các triệu chứng của viêm cấp điển hình chính là: sưng, đỏ, đau và nhiều trường hợp tiến triển rất nhanh. Ở các trường hợp nặng hơn, người mắc bệnh lẹo mắt hoàn toàn có thể bị sưng to cả mí mắt, có khi sưng ít tùy vào cơ địa mỗi người. Lẹo mắt thường nằm ở vị trí sát hai bờ mi và dính chặt vào da mi, sẽ xuất hiện mủ rồi vỡ sau 3 đến 4 ngày.

tinh trang nguoi bi leo mat
Tình trạng của người bị lẹo mắt. Ảnh: Google tìm kiếm

Chắc hẳn đây chính là vấn đề nhiều người đang rất quan tâm. Đừng lo lắng vì tại bài biết này, chúng tôi sẽ gợi ý top 3 loại thuốc trị lẹo mắt hiệu quả nhất!

Thuốc trị lẹo mắt của Rohto Nhật Bản – Rohto Antibacterial 

Rohto Antibacterial thuộc nhóm OTC là loại thuốc được tin dùng hàng đầu trong các thuốc chữa lẹo mắt trên thị trường hiện nay. Ngoài ra, Rohto Antibacterial còn được tin dùng trong các trường hợp viêm kết mạc và các triệu chứng khác liên quan đến mắt dựa theo toa thuốc và chỉ định của bác sĩ. 

Thành phần trong lọ thuốc chữa lẹo Rohto Antibacterial đến từ Nhật Bản

Các thành phần chính:

  • Natri Sulfamethoxazole (400mg)
  • Epsilon-aminocaproic acid (200mg)
  • Dikali Glycy Phazinat (10mg)
  • Chlorpheniramine maleate (2mg/10ml)
thuoc tri leo mat Rohto Antibacterial
Thuốc trị lẹo mắt của Rohto Nhật Bản – Rohto Antibacterial. Ảnh: Google tìm kiếm

Thành phần tá dược:

  • Benzalkonium Chloride Concentrated Solution 50
  • Polysorbate 80
  • Disodium Edetate
  • Hydrochloric acid
  • Sodium Hydroxide
  • Nước tinh khiết

Công dụng

Rohto Antibacterial là lọ thuốc nhỏ được các bác sĩ có uy tín chỉ định điều trị lẹo mắt, viêm kết mạc, viêm mí mắt và kể cả trường hợp ngứa mắt.

Sử dụng thuốc Rohto Antibacterial như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất? Thuốc Rohto Antibacterial được các bác sĩ khuyên dùng từ 2-3 giọt/ lần sử dụng và sử dụng 5-6 lần cách điều trong ngày. 

Về vấn đề an toàn trong suốt quá trình sử dụng, thuốc Rohto Antibacterial chống chỉ định cho người bị kích ứng với Sulfamid và các thành phần liên quan. 

cong dung cua thuoc tri leo Rohto Antibacterial
Công dụng của thuốc trị lẹo Rohto Antibacterial. Ảnh: Google tìm kiếm

Một số lưu ý cho người sử dụng Rohto Antibacterial:

  • Tuyệt đối không để mí mắt, lông mi tiếp xúc trực tiếp với miệng lọ thuốc, nhằm tránh gây nhiễm trùng mắt, ảnh hưởng đến thuốc, làm giảm tác dụng thuốc và làm đục dung dịch thuốc rất nguy hiểm. 
  • Không sử dụng thuốc nhỏ mắt khi đang mang kính tiếp xúc mềm.

Điều đặt biệt đã khiến cho thuốc nhỏ mắt Rohto Antibacterial được ưa chuộng là các thành phần của chúng ít bị kích thích nhất trên thị trường và dường như an toàn tuyệt đối cho người sử dụng, nhất là người đang tìm một loại thuốc trị lẹo mắt.

Thuốc nhỏ mắt đến từ Nhật Bản truyền thống – Tobrex

Thuộc nhóm ETC, thuốc Tobrex được các bác sĩ khuyên dùng phổ biến trong việc điều trị những trường hợp nhiễm trùng ngoài nhãn cầu và các thành phần phụ của mắt khi có dấu hiệu nhiễm trùng nhẹ.

Thành phần thuốc trị lẹo mắt Tobrex

Thành phần chính

  • Tobramycin (3 mg/ml)

Tá dược

  • Benzalkonium Chloride (0.1 mg/ml)
  • Boric Acid
  • Natri Sulfat khan
  • Natri Clorid
  • Tyloxapol
  • Natri Hydroxyd và Sulfuric Acid (để điều chỉnh pH)
  • Nước tinh khiết
thuoc tri leo mat Tobrex
Thuốc trị lẹo mắt Tobrex. Ảnh: Google tìm kiếm

Công dụng của dung dịch thuốc Tobrex trong việc điều trị lẹo mắt

Tobrex là dung dịch nhỏ mắt đến từ Nhật Bản được các bác sĩ chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm trùng ngoài nhãn cầu và các phần phụ của mắt do vi  khuẩn nhạy cảm gây ra. Đồng thời Tobrex được đánh giá hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng mắt do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Tobramycin gây ra (viêm kết mạc,lẹo mắt, viêm giác mạc, viêm túi lệ, viêm mí mắt, đau mắt hột…)

Thuốc Tobrex phải được dùng theo đơn chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất và giảm thiểu các nguy cơ kích ứng do các thành phần có trong thuốc:

  • Đối với các biểu hiện bệnh ở mức độ nhẹ đến trung bình: khuyến cáo nhỏ 1 đến 2 giọt vào mắt bị bệnh, lập lại sau 4 giờ đồng hồ để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Đối với các biểu hiện bệnh nhiễm khuẩn ở mức độ nặng: cca1 bác sĩ khuyến cáo nhỏ 2 giọt vào mắt bị bệnh, các lần nhỏ cách nhau 1 giờ đồng hồ đến khi biểu hiện bệnh nhẹ lại thì cách thời gian dài ra từ 2 tiếng, 3 tiếng, 4 tiếng đến khi khỏi hẳn bệnh. 
cong dung thuoc tri leo Tobrex
Công dụng của thuốc trị lẹo Tobrex. Ảnh: Google tìm kiếm

Thuốc Tobrex cũng được xem là loại thuốc an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, chống chỉ định cho những bệnh nhân quá mẫn cảm với Tobramycin hay bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. 

Một số tác dụng phụ đi kèm khi sử dụng thuốc Tobrex:

  • Thường gặp ở nhiều người: xung huyết mắt thường sẽ cảm nhận được sự khó chịu ở mắt. 
  • Các trường hợp hiếm khi gặp: Rối loạn hệ miễn dịch, ghèn mắt hay rối loạn da như nổi mề đay, hệ thần kinh, rối loạn tại mắt như viêm giác mạc, đau mắt, khô da…

Cravit 5ml – thuốc nhỏ trị lẹo mắt của Nhật Bản

Cravit 5ml là dung dịch nước nhỏ mắt được các bác sĩ an tâm tuyệt đối và chỉ định để điều trị viêm bờ mi, viêm túi lệ, viêm kết mạc, viêm sụn mi, viêm giác mạc, lẹo, loét giác mạc và các vấn đề liên quan nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.

Thành phần của thuốc nhỏ trị lẹo mắt Cravit loại 5ml

Cravit 5ml là dung dịch nước nhỏ mắt được các bác sĩ an tâm tuyệt đối và chỉ định để điều trị viêm bờ mi, viêm túi lệ, viêm kết mạc, viêm sụn mi, viêm giác mạc, lẹo, loét giác mạc và các vấn đề liên quan nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.

Thành phần hoạt chất: Levofloxacin (5mg/ml)

Các công dụng cụ thể của thuốc nhỏ mắt Cravit 5ml

  • Điều trị viêm bờ mi
  • Viêm kết mạc
  • Viêm sụn mi
  • Viêm giác mạc
  • Loét giác mạc
  • Nhiễm khuẩn hậu phẫu
  • Viêm túi lệ
thuoc tri leo mat Cravit
Thuốc trị lẹo mắt Cravit. Ảnh: Google tìm kiếm

Cách sử dụng thuốc thuốc hiệu quả được các chuyên gia khuyến cáo

Thuốc nên được nhỏ từ 1 đến 3 giọt trên lần và từ 2 đến 3 lần trong ngày. Tùy thuộc vào chỉ định và toa thuốc của bác sĩ có thể điều chỉnh mức độ sao cho phù hợp nhất với thực trạng bệnh của bệnh nhân. Đặc biệt hiệu quả và có tác dụng nhanh rõ ràng với vai trò là thuốc trị lẹo mắt.

Một số tác dụng phụ đi kèm thường gặp đối với người sử dụng thuốc nhỏ mắt Cravit 5ml:

  • Kích ứng mắt là trường hợp bình thường vì thuốc sẽ tác động vào mắt hình thành các quá trình làm lành, chữa trị. Vì thế bạn cũng đừng quá lo lắng, nếu có quá nhiều kích ứng thì liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và nắm rõ được tình hình sức khỏe của bản thân bạn nhé!
  • Ngứa mí mắt là triệu chứng thông thường khi thuốc bắt đầu hoạt động.
  • Đặc biệt nếu có ban đỏ, khó thở, huyết áp hạ và phù mí mắt, khi gặp một trong các trường hợp này, bạn cần ngừng ngay việc sử dụng thuốc và liên hệ bác sĩ để kịp thời thay đổi thuốc do cách thành phần mẫn cảm với cơ thể bạn.
  • Đặc biệt, thuốc không khuyến cáo cho phụ nữ mang thai, trẻ em sút cân và sức đề kháng yếu. 

Xem thêm: Lẹo mắt: Nguyên nhân và cách chữa lẽo mắt hiệu quả

cong dung cua thuoc tri leo Cravit
Công dụng của thuốc trị lẹo Cravit. Ảnh: Google tìm kiếm

Thuốc trị lẹo mắt là một trong những loại thuốc được nhiều người quan tâm, chính vì thế tìm một loại thuốc hiệu quả cũng là điều thiết yếu để vững vàng sức khỏe cho bạn và gia đình. Với Top 3 các loại thuốc trị lẹo mắt bác sĩ khuyên dùng trên, chúng tôi hy vọng sẽ là một cái nhìn tổng quan cho bạn trong việc cân nhắc lựa chọn và sở hữu một sức khỏe toàn diện!

Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài TOP 3 thuốc trị lẹo mắt được bác sĩ khuyên dùng nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Liên hệ TOP 1 đề xuất!