Viêm loét giác mạc là một trong những bệnh lý nghiêm trọng thường xảy ra ở mắt. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài sẽ có thể gây ra những biến chứng nặng nề. Giác mạc là lớp mô tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng và đón nhận ánh sáng đi qua, giúp chúng ta có thể nhìn thấy mọi vật.
Viêm loét giác mạc là hiện tượng giác mạc bị trầy xước và nhiễm trùng khiến vùng giác mạc tổn thương. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm loét giác mạc và để lại nhiều biến chứng nặng nề cho mắt. Vậy điều trị viêm loét giác mạc thế nào? Thuốc điều trị viêm loét giác mạc là gì? Hãy cùng Top1dexuat.com theo dõi bài viết sau đây.
Bệnh viêm loét giác mạc là gì?
Viêm loét giác mạc là những tổn thương, nhiễm trùng ở vùng mắt gây nên những vết viêm loét ở giác mạc.
Giác mạc là một biểu mô trong suốt nằm ở bên ngoài phía trước con ngươi. Giác mạc là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, bụi bẩn. Do đó, chúng chiếm tỷ lệ cao hơn trong số các bệnh lý về mắt.
Tình trạng viêm loét giác mạc thường xảy ra khi xuất hiện những vết xước, gây rách giác mạc khiến giác mạc bị trầy và nhiễm trùng thậm chí để lại những biến chứng khác như sẹo giác mạc, lồi mắt cua, teo nhãn, hoặc có thể nghiêm trọng hơn là mất một phần hay toàn bộ thị lực.
Nguyên nhân viêm loét giác mạc
Có nhiều nguyên nhân khiến vùng giác mạc của mắt bị tổn thương. Sức khỏe mắt yếu đi chủ yếu là do những tác động từ môi trường bên ngoài.
- Viêm loét giác mạc có thể xảy ra do nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm, các loại virus hoặc ký sinh trùng. Thường gặp nhất là Acanthamoeba một loại ký sinh trùng tồn tại trong môi trường nước bị ô nhiễm.
- Viêm loét giác mạc xảy ra với các tổn thương ban đầu như khô mắt, có vật thể lạ khiến vùng giác mạc bị trầy xước khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và đọng lại trong mắt, những kích ứng do sử dụng kính áp tròng. Đặc biệt có nhiều người sử dụng kính áp tròng trong khi ngủ hoặc không khử trùng cẩn thận.
- Viêm loét giác mạc do herpes virus gây nên.
- Do sự thiếu hụt vitamin A và protein trong quá trình ăn uống.
- Mí mắt không khép lại trong lúc ngủ khiến giác mạc bị khô và gây nên một số kích ứng. Những kích ứng này có thể gây tổn thương và phát triển thành vết viêm loét giác mạc.
- Do lông mi mọc ngược vào trong, viêm bờ mi và mí mắt lật vào trong.
- Hoặc viêm loét giác mạc có thể xảy ra bởi một số bệnh lý như đái tháo đường không kiểm soát tốt.
Triệu chứng của bệnh viêm loét giác mạc
Những triệu chứng thường gặp phải khi giác mạc bị tổn thương và gây ra bệnh viêm loét, nhiễm trùng giác mạc như:
- Viêm loét giác mạc khiến mắt có những triệu chứng như đỏ mắt, đau mắt, có dị vật trong mắt, mắt sẽ nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt liên tục.
- Vết loét giác mạc bắt đầu ở dạng một đốm trắng hoặc xám trên giác mạc. Thậm chí vết loét tồn tại trên toàn bộ vùng giác mạc và có thể ăn sâu. Mủ tiền phòng là mủ tích tụ phía sau giác mạc làm nên một lớp trắng ở đáy giác mạc.
- Kết mạc thường đỏ nghiêm trọng.
- Vết loét càng tổn thương sâu thì những triệu chứng càng nặng và cảm nhận rõ.
- Những vấn đề xảy ra ở mắt như có vật thể lạ bắn vào mắt khiến giác mạc bị tổn thương.
- Sử dụng kính áp tròng không đúng cách, tự dùng loại thuốc nhỏ không rõ nguồn gốc, chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Biến chứng viêm loét giác mạc
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách bệnh viêm loét giác mạc có thể gây ra nhiều biến chứng như:
- Để lại sẹo đục gây giảm thị lực mặc dù vết loét có thể lành lại sau khi điều trị.
- Nhiễm trùng nghiêm trọng, thủng giác mạc, di lệch mống mắt. Một số trường hợp giác mạc bị tổn thương nghiêm trọng phải tiến hành cấy ghép giác mạc. Chi phí vận hành khá cao và phải cần đến sự hỗ trợ của người hiến giác mạc.
Xem thêm: Bệnh viêm loét giác mạc ở trẻ em: Phương pháp điều trị
Chẩn đoán bệnh viêm loét giác mạc thế nào?
Để chẩn đoán khả năng mắc bệnh viêm loét giác mạc, bạn cần đến gặp trực tiếp bác sĩ để kiểm tra bằng dụng cụ kiểm tra mắt dưới độ phóng đại cao. Để có thể nhìn rõ được vết loét ở giác mạc, bác sĩ sẽ nhỏ loại thuốc nhỏ mắt có chứa chất nhuộm màu fluorescein.
Chất nhuộm màu này sẽ nhuộm các vùng giác mạc bị tổn thương mà mắt thường không thể nhìn thấy được.
Trong một vài tình huống khác, để có thể lấy mẫu xác định vi khuẩn, nấm và virus gây nhiễm trùng. Các bác sĩ sẽ cạo bề mặt của các vết loét lớn. Sau khi đã xác định được vi khuẩn, bác sĩ sẽ chọn phương pháp và loại thuốc tốt nhất để điều trị.
Điều trị viêm loét giác mạc thế nào?
Loét giác mạc cần được tiến hành điều trị khẩn cấp bởi chúng có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm cho mắt.
Cần xác định nguyên nhân gây nên tình trạng viêm loét giác mạc để có thể giúp người mắc bệnh điều trị thuận lợi và dễ dàng hơn.
Sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh, kháng các virus và các loại nấm. Cần sử dụng thường xuyên và liên tục thậm chí trong vài ngày. Các bác sĩ sẽ tiến hành nhuộm gram, soi tươi hoặc nuôi cấy các vi khuẩn, kháng sinh hoặc thực hiện một số xét nghiệm để có thể xác định bệnh và nguyên nhân gây bệnh.
Thuốc nhỏ làm giãn mắt atropin hoặc scopolamine có thể làm giảm các nguy cơ gây biến chứng ở mắt và giảm đau.
Sử dụng phương pháp di giác mạc nhằm đi thuốc được nhiều hơn vào giác mạc.
Với những trường hợp nặng, có thể trị viêm loét giác mạc bằng cách ghép giác mạc, thay thế một phần giác mạc bị loét hoặc có vết thủng, sẹo…
Thuốc điều trị viêm loét giác mạc
Để có thể điều trị viêm loét giác mạc bất kể nguyên nhân có thể sử dụng thuốc điều trị viêm loét giác mạc cơ bản như sau. Đầu tiên, cần sử dụng kháng sinh bắt đầu bằng loại 0,5% moxifloxacin hoặc 0,3-0,5% gatifloxacin dành cho những vết loét nhỏ
Sử dụng thuốc kháng sinh tăng cường như tobramycin 15mg/mL và cefazolin 50mg/mL dành cho những vết loét nặng hoặc những vết loét gần vùng giác mạc trung tâm.
Bắt đầu với những liều kháng sinh thông thường như 15 phút 1 lần trong 4 liều. Sau đó 1 giờ 1 lần. Không nên sử dụng băng che để tránh tạo môi trường nóng ẩm, ứ đọng khiến vi khuẩn phát triển.
- Viêm loét giác mạc do nấm gây ra điều trị bằng thuốc kháng nấm tra gồm 5% natamycin, B 0,15% amphotericin và đôi khi 1% voriconazole. Bắt đầu bằng 1 giờ 1 lần trong ngày và 2 giờ một lần trong đêm. Nếu trường hợp nhiễm trùng nặng có thể bổ sung 400mg voriconazole liều uống 2 lần 1 ngày trong 2 liều sau đó giảm 200mg cho 2 lần 1 ngày. Ketoconazole 400mg 1 lần/ngày, fluconazole 400mg 1 lần sau đó 200mg 1 lần/ngày. Hoặc itraconazole 400mg 1 lần/ngày sau đó 200mg 1 lần/ ngày.
- Nếu bệnh viêm loét giác mạc được chẩn đoán xác định là Acanthamoeba, có thể điều trị gồm 0,1% propanamine, 0,175% neomycin, 0,02% polyhexamethylene biguanide hoặc 0,02% chlorhexidine bổ sung 1% miconazole,1% clotrimazole hoặc uống 400mg ketoconazole 1 lần/ ngày hay itraconazole 400mg 1 lần sau đó 200mg 1 lần/ ngày.
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt 1-2 giờ/ lần đến lúc cải thiện tình trạng bệnh sau đó giảm dần 4 lần/ ngày cho đến khi tình trạng viêm suy giảm hẳn.
Phòng ngừa viêm loét giác mạc
Để có thể phòng bệnh viêm loét giác mạc bệnh nhân cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời khi có những dấu hiệu gây ra viêm loét giác mạc như bệnh đau mắt đỏ, bỏng mắt…
Cần đeo kính bảo hộ nếu ra đường thường xuyên hoặc phải làm việc trong môi trường có nguy cơ gây tổn thương và chấn thương mắt. Sử dụng nước nhỏ mắt chuyên dụng như nước muối sinh lý để rửa sạch mắt sau khi đi trên đường bụi.
Nên hạn chế liên tục làm việc với máy tính, điện thoại bởi ánh sáng xanh có thể gây mắt bị khô làm suy giảm sức đề kháng của mắt gây nên nhiều bệnh lý ở mắt.
Cần thực hiện các chế độ ăn uống cần bằng chất dinh dưỡng, cân bằng chế độ làm việc và học tập để tăng sức đề kháng cho cơ thể và cho mắt.
Bổ sung vitamin A và các loại protein giúp bảo vệ tình trạng mắt.
Để có thể hạn chế và ngăn ngừa tình trạng viêm loét giác mạc. Đặc biệt những người thường xuyên sử dụng kính áp tròng trong thời gian dài. Để có thể phòng ngừa bạn cần:
- Thường xuyên vệ sinh kính áp tròng và thay kính áp tròng đúng thời hạn.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Có thể sử dụng kính mát bảo vệ mắt khi ra ngoài trời.
- Không đeo kính áp tròng ngủ qua đêm.
- Nên tháo kính áp tròng trong khi bơi.
- Cần rửa tay sạch sẽ trước và sau khi đeo kính áp tròng.
- Nên sử dụng dung dịch vệ sinh kính áp tròng. Không nên thay thế bằng nước và pha loãng dung dịch vệ sinh kính áp tròng.
- Điều trị ổn định bệnh lý nền.
Viêm loét giác mạc có gây nguy hiểm không?
Viêm loét giác mạc là bệnh lý thường gặp ở mắt. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây nên những biến chứng khó lường. Những biến chứng bao gồm như sẹo giác mạc, viêm loét mãn tính, thủng giác mạc hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn có thể gây mất thị lực.
Vì vậy, không nên xem thường những triệu chứng viêm loét giác mạc. Hãy đến những chuyên khoa mắt để có thể được chẩn đoán chính xác và đúng lúc trước khi những biến chứng có thể xảy ra.
Lưu ý khi điều trị viêm loét giác mạc
- Bệnh nhân mắc bệnh và đang trong giai đoạn điều trị viêm loét giác mạc không nên sử dụng băng kín mắt để tránh tạo nên điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Nên sử dụng kính mát để bảo vệ mắt và giúp mắt có thể giảm bớt các tác nhân bên ngoài từ môi trường.
- Không nên sử dụng kính áp tròng hay trang điểm trong suốt quá trình điều trị bệnh.
- Tránh để các vật thể khác tác động đến mắt, tránh tuyệt đối đưa tay dụi mắt.
- Nên theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý uống hay nhỏ thêm các loại thuốc khác ngoài đơn bác sĩ kê toa.
Viêm loét giác mạc có thể khiến giác mạc bị hoại tử và gây nên những tổn thương sâu sắc cho giác mạc gây nên những biến chứng nặng nề hoặc thậm chí làm giảm thị lực ở mắt. Chính vì vậy, cần được điều trị kịp thời và nhanh chóng để tránh để lại những biến chứng nguy hiểm cho mắt. Hãy bảo vệ cửa sổ tâm hồn của chính bạn một cách tốt nhất.