#1 Sốc phản vệ: Nguyên nhân, triệu chứng và xử lý phản vệ

Sốc phản vệ là một tình trạng thường chỉ xảy ra trong vòng vài giây hay vài phút khi ai đó tiếp xúc với những chất gây ra dị ứng. Hiện tượng này nếu nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng của con người. Đó là lý do mà các bác sĩ và chuyên gia vẫn luôn lưu ý kỹ càng với bệnh nhân của họ về những chất dị ứng không được phép sử dụng.

Và thực tế, việc tự trang bị những kiến thức cơ bản về sốc phản vệ là vô cùng quan trọng, cần thiết. Điều đó giúp chúng ta chủ động phòng ngừa một cách có hiệu quả. Vậy, sốc phản vệ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và xử lý phản vệ ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết này của Top1dexuat.com!

Sốc phản vệ là gì?

Trước hết, ta cùng đi tìm hiểu khái niệm sốc phản vệ là gì? Đối với những bệnh nhân bị dị ứng nghiêm trọng thì việc tiếp xúc với chất gây dị ứng có khả năng phản ứng và đe dọa đến tính mạng. Điều như vậy được khoa học gọi là sốc phản vệ. 

Trường hợp nguy cơ sốc phản vệ tăng lên đó là khi người bệnh có diễn biến tiêu cực, bị hen suyễn nặng hay không có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Đối với một vài tình trạng Y tế, ví dụ như bệnh liên quan đến tim mạch cũng có thể tăng nguy cơ gây sốc phản vệ.

soc phan ve la gi
Sốc phản vệ. Ảnh: Google tìm kiếm

Theo chuyên gia, sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng. Nó diễn ra hết sức nhanh chóng ngay khi cơ thể chúng ta tiếp xúc với nọc độc của các loài côn trùng, một số thức ăn hay thuốc uống nhất định nào đó. Đa số mọi trường hợp sốc phản vệ là do bị ong đốt. Hay là do con người sử dụng những thực phẩm đã bị dị ứng trước đó, như các loại hạt hay đậu phộng.

Ngay khi cơ thể rơi vào trạng thái sốc phản vệ sẽ tiết ra một lượng lớn các chất độc hại. Như vậy có thể sẽ khiến cho cơ thể mọi người bị sốc, đồng thời huyết áp tụt đột ngột và đường thở bị thu hẹp lại. Có nguy cơ cao bệnh nhân ấy sẽ tắt thở, tử vong.

Sinh lý bệnh sốc phản vệ là gì?

Sinh lý bệnh dựa trên sự tương tác của các kháng nguyên kết hợp với IgE trên bạch cầu và tế bào mast. Sau đó một loạt các chất leukotriene, histamin sẽ được kích hoạt để giải phóng hoàn toàn.

Những chất trung gian khác sẽ có hiện tượng gây co thắt cơ trơn lan tỏa. Ví dụ như nôn mửa, co thắt phế quản, ỉa chảy,… Ngoài ra, giãn mạch còn làm rò rỉ huyết tương có thể khiến phù mạch hay mề đay.  

sinh ly soc phan ve
Sinh lý bệnh sốc phản vệ. Ảnh: Google tìm kiếm

Sốc phản vệ có cơ chế như thế nào?

Xét về cơ chế bệnh sinh sốc phản vệ sẽ bao gồm ba giai đoạn chính. Theo thứ tự lần lượt là mẫn cảm, hóa bệnh sinh và sinh lý bệnh. Vậy cụ thể từng giai đoạn cơ chế này là như thế nào thì mọi người có thể tham khảo thêm thông tin dưới đây.

Giai đoạn 1: Cơ thể bị mẫn cảm

Giai đoạn đầu tiên bắt đầu khi cơ thể con người tiếp xúc với những dị nguyên gây ra dị ứng. Hoặc cũng có thể là mẫn cảm khi cơ thể chuyển hóa một vài chất trung gian penicillin và sulfamid. Và khoa học cũng chứng minh rằng, dị nguyên có khả năng đi vào bên trong cơ thể bằng đường hô hấp, cụ thể là khi hít thở, ăn uống, truyền tĩnh mạch hay tiếp xúc qua da,…

Khi xâm nhập vào trong cơ thể, dị nguyên này sẽ đến gặp tế bào A hay còn được gọi là đại thực bào. Những tế bào A này thực tế được lập trình nhằm mục đích chính đấy là chống lại các dị nguyên. Đồng thời chuyển hóa lưu lượng thông tin di truyền qua hệ ARN còn gọi là axit ribonucleic. Sau đó sẽ tiết ra chất interleukin 1, kí hiệu là IL1. 

Thông tin thêm về chất IL1 đó là chất có nhiệm vụ đấy là hoạt hóa tế bào TCD4. Và ngay sau khi được hoạt phá sẽ có sự tham gia, góp mặt của các phức hợp tương hợp. Điều này tác động đáng kể lên thứ lớp của TH1, TH2 và TCD4. 

Trong môi trường sốc phản vệ vì thuốc, ví dụ như penicillin thì sốc phản vệ sẽ biểu hiện rất rõ vai trò của TH2 cùng tham gia với IL4 và IL5. Cũng từ đây đã tạo nên sự sản sinh IgE. Kháng thể IgE – Nơi các tế bào plas sẽ thông qua màng tương bào rồi bám chặt vào bề mặt của mastocyte. Đến đây, giai đoạn thứ nhất được đánh dấu kết thúc hoàn toàn.

co che cua soc phan ve
Cơ chế của sốc phản vệ. Ảnh: Google tìm kiếm

Giai đoạn 2: Hóa sinh bệnh 

Đến với giai đoạn 2, giai đoạn hóa sinh bệnh thì các dị nguyên dị ứng sẽ kết hợp cùng với phân tử IgE. Lúc này, hàng loạt các hoạt chất trung gian được giải phóng như là serotonin, histamin, bradykinin cùng các leucotrien B4, D4,…

Giai đoạn 3: Sinh lý bệnh

Trong giai đoạn 3, những hoạt chất sẽ được tiết ra từ quá trình phản ứng sẽ gây ra hiện tượng giãn nở động mạch lớn. Điều này có khả năng làm hạ huyết áp, tá tràng, co thắt dạ dày hay một vài những cơn co thắt phế quản, đau vùng bụng tạo cảm giác khó thở. Các động mạch não sẽ tạo nên cảm giác khó chịu, gây đau đầu, chóng mặt và thậm chí rơi vào hôn mê tạm thời.

Nhiều nhà khoa học cho rằng có một số chất trung gian trong cơ thế sốc phản vệ có khả năng gia tăng tính thấm mao quản cũng như tính nhạy cảm của phế quản. Việc này có thể sẽ gây ra các tác động nguy hiểm như là:

  • Phù nề thanh quản.
  • Diện tích đường hô hấp bị hẹp lại.
  • Phế quản bị co thắt.
  • Gia tăng tiết dịch.
  • Giảm thông khí phế nang và có thể gây ra tình trạng suy hô hấp cấp.

Việc giãn tĩnh mạch ngoại biên để góp phần tăng tính thấm đã khiến cho thể tích tuần hoàn bị suy giảm. Từ đây, cung lượng tim và huyết áp trong cơ thể cũng có dấu hiệu bị giảm tụt.

Sốc phản vệ có nguyên nhân do đâu?

Việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra sốc phản vệ là hết sức quan trọng. Bởi kiến thức này sẽ giúp chúng ta phòng ngừa bệnh đạt hiệu quả tối ưu.

Hệ thống miễn dịch trong cơ thể sẽ sinh sản ra các kháng thể giúp chống lại một loạt các chất độc lạ. Điều này sẽ giúp bảo vệ cơ thể luôn an toàn, tránh khỏi những tác nhân xấu gây hại. Ví dụ tiêu biểu và điển hình nhất đó là các vi khuẩn và virus. Thế nhưng, không phải hệ thống miễn dịch ở tất cả mọi người là như nhau. Một số trường hợp cơ thể đã bị phản ứng quá mức với những chất thông thường và không gây tác hại cho cơ thể.

Đa phần những triệu chứng có liên quan đến dị ứng sẽ không đe dọa nhiều đến tính mạng mọi người. Tuy nhiên, khi phản ứng lên đến mức nghiêm trọng thì nguy cơ cao đã bị sốc phản vệ. 

Nguyên nhân gây sốc phản vệ cơ bản

Như thế nào là nguyên nhân gây sốc phản vệ cơ bản? Hiểu một cách đơn giản là sốc phản vệ khi cơ thể chúng ta tồn tại một loại kháng thể, đó là thứ có khả năng chống lại các chất nhiễm trùng hay phản ứng quá mức với một đồ ăn vô hại. Điều này sẽ không xảy ra trong lần đầu tiên khi chúng ta tiếp xúc với kích hoạt, tuy nhiên có thể phát triển kéo dài theo thời gian.

Với đối tượng trẻ em, nguyên nhân gây sốc phản vệ cơ bản thường là do dị ứng với thức ăn. Ở người lớn căn nguyên phổ biến là do thuốc uống. 

Quý bậc phụ huynh nếu có con nhỏ cần xem xét những thực phẩm có nguy cơ dẫn đến kích thích, gây sốc phản vệ, bao gồm:

  • Sữa
  • Động vật có vỏ
  • Trứng
  • Lúa mì
  • Đậu nành
  • Đậu phộng

Và những yếu tố thực phẩm gây kích thích ở người lớn thường gặp:

  • Các loại động vật có vỏ
  • Đậu phộng
  • Những loại hạt như là hạt phỉ, quả óc chó, quả hồ trăn, hạt điều, hạnh nhân và hạt thông.

Sốc phản vệ có thể đến một cách hết sức vô tình mà nhiều người thường chủ quan, không để ý. Đôi khi một vài người có thể nhạy cảm đến mức chỉ cần ngửi thoáng qua mùi vị thực phẩm ấy thôi cũng đã bị kích thích. 

Song, người bệnh cũng rất dễ dị ứng với chất bảo quản ở bên trong thực phẩm nữa. Do vậy phải hết sức cẩn thận. Bên cạnh đó, như đã nói thì nguyên nhân cơ bản gây sốc phản hệ còn bao gồm thuốc uống.

  • Thuốc giãn cơ, thường là thuốc được dùng nhằm mục đích gây mê.
  • Thuốc kháng sinh Penicillin. Các chuyên gia cho rằng loại thuốc kháng sinh này gây ra nguy cơ sốc phản vệ sau khi tiêm cao hơn rất nhiều khi dùng uống.
  • Thuốc chống động kinh.
  • Thuốc chống viêm không chứa Steroid như là Ibuprofen, Aspirin hay một vài các NSAID khác.
nguyen nhan gay soc phan ve
Nguyên nhân gây sốc phản vệ cơ bản. Ảnh: Google tìm kiếm

Các nguyên nhân cơ bản gây sốc phản vệ khác

Theo thống kê, rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị mắc phản vệ do bị kích hoạt bởi những nguyên nhân không phổ biến khác. Đây là điểm “chết” mà nhiều người thường hay gặp phải. Vì vậy chúng tôi sẽ giúp bạn liệt kê để có thể lưu ý ngay và phòng tránh một cách hiệu quả:

  • Những vết thương từ ong như là vết đốt, vết cắn. Ong ở đây có thể là ong bắp cày, ong Yellow. Và bên cạnh đó còn phải kể đến kiến lửa – Một tác nhân gây sốc phản vệ hết sức nguy hiểm.
  • Phấn hoa hoặc là những thực vật có hương thơm đặc biệt.
  • Những vật dụng được làm từ cao su như là bóng bay, găng tay bệnh viện, dây thun. Một số người thường bị phản ứng phản vệ khi họ vô tình hít nhầm phải nhựa cao su.

Song, một vài trường hợp có phản ứng khi có sự kết hợp của rất nhiều tác nhân:

  • Ăn cần tây, đậu phộng, táo hay là kiwi kết hợp cùng việc hít thở phấn của hoa ngải cứu.
  • Ăn táo, cà rốt, hạt phỉ, khoai tây sống, cần tây kết hợp với việc hít thở phấn của loài hoa bạch dương.
  • Vô tình chạm vào dòng nhựa chảy của cây và ăn hạt dẻ, đu đủ hay là kiwi.
  • Ăn chuối hay dưa kết hợp cùng việc hít phấn của hoa cỏ.

Nhìn chung, những nguyên nhân chúng tôi liệt kê ở trên không quá phổ biến nhưng đã gặp phải nhiều trường hợp bệnh nhân bị sốc phản vệ nghiêm trọng. Việc tập thể dục thể thao ngay khi cơ thể vừa mới tiếp xúc với một loạt các chất kích thích như thức ăn, thuốc uống và phấn hoa có nguy cơ bị sốc phản vệ rất lớn. Mọi người hãy thật chú ý!

Thực tế, sốc phản vệ thông thường chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn. Trung bình là trong vài phút sau khi cơ thể đã tiếp xúc với chất kích thích. Tuy nhiên, cũng không thể chắc chắn 100% về điều này. Bởi theo bác sĩ, tình trạng sốc phản vệ còn có thể xảy ra muộn hơn, sau khoảng chừng một tiếng. Đó là lý do nhiều bệnh nhân không bao giờ biết được nguyên nhân mà họ bị sốc phản vệ là gì!

Vậy nếu ở trường hợp trên, khi bạn không thể xác định được nguyên nhân kích thích dị ứng thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện để xét nghiệm và kiểm tra. Ngay sau đó sẽ được bác sĩ tư vấn và đưa ra liệu trình điều trị, biện pháp xử lý sao cho thật phù hợp. 

Đồng thời, cũng có một số trường hợp ngay ở khâu xét nghiệm là đã có thể xác định ngay chất gây dị ứng cho cơ thể. Nhưng phần lớn vẫn là sốc phản vệ vô căn (không thể xác định).

Những yếu tố rủi ro

  • Bệnh nhân bị dị ứng hay hen suyễn: Những ai đang gặp phải một trong hai tình trạng bệnh lý này thì nguy cơ bị sốc phản vệ sẽ rất cao so với người bình thường.
  • Bệnh nhân đã từng bị sốc phản vệ ở trong quá khứ: Lưu ý đối với những bệnh nhân đã bị sốc phản vệ thì nguy cơ mà họ tái bệnh là rất cao. Chuyên gia cho rằng những phản ứng kích thích dị ứng trong tương lai còn nghiêm trọng hơn nhiều so với lần phản ứng dị ứng đầu tiên.
  • Một số dị ứng khác như bệnh tim, sự tích tụ không bình thường của những tế bào bạch cầu. Đây còn được gọi là chứng tăng sản bạch cầu. 
tac nhan gay soc phan ve
Những yếu tố rủi ro của bệnh sốc phản vệ. Ảnh: Google tìm kiếm

Sốc phản vệ có triệu chứng như thế nào?

Việc xác định được những triệu chứng khi cơ thể bị sốc phản vệ sẽ giúp chúng ta kịp thời ứng phó và có biện pháp điều trị hiệu quả nhất. Khi một ai đó bị sốc phản vệ nhìn chung sẽ có rất nhiều triệu chứng. 

Trong đó một số triệu chứng có khả năng xuất hiện trong cùng một thời điểm như là phát ban, da ngứa, chảy nước mũi, miệng ngứa, ho, hắt hơi, sưng môi và lưỡi, chuột rút, tiêu chảy và bị nôn mửa nhiều.

Bên cạnh đó, dựa trên dữ liệu bệnh án của nhiều bệnh nhân chúng tôi nhận thấy cũng có các triệu chứng cực kỳ nguy hiểm như là: Khó chịu, khó thở, huyết áp thấp, chóng mặt, đau ngực, tức ngực, mạch yếu và đập nhanh,…

trieu chung cua benh soc phan ve
Triệu chứng của bệnh sốc phản vệ. Ảnh: Google tìm kiếm

Đối với sốc phản vệ thì triệu chứng ban đầu có nguy cơ diễn biến tiêu cực và tệ đi một cách nhanh chóng. Tình trạng sức khỏe cũng như tính mạng của bệnh nhân thực sự gặp nhiều bất trắc khi đối diện với những vấn đề này. Vì vậy, ngay lập tức bệnh nhân cần được tiến hành điều trị trong 30 đến 60 phút đầu tiên. Bởi nguy cơ gây ra tử vong là rất lớn.

Đa số các triệu chứng hay dấu hiệu báo động sốc phản vệ sẽ có xu hướng lặp đi lặp lại nhiều lần. Ví dụ như khi bạn chạm hay ăn nhầm những thứ gây ra dị ứng thì triệu chứng chỉ xuất hiện trong vài phút đầu tiên. Cũng có những triệu chứng sẽ xuất hiện trong cùng một lúc như sưng, ói mửa và phát ban. 

Ngay khi cơn đầu tiên của dấu hiệu sốc phản vệ biến mất thì khả năng cao nó sẽ trở lại trong từ 8 đến 72 giờ tiếp theo. Và chỉ có duy nhất một triệu chứng như vậy lặp đi lặp lại trong vòng nhiều giờ. Vì thế bệnh nhân thường có trạng thái hoang mang, lo lắng và rất hoảng sợ.

Vậy thì lúc nào ta cần phải đến gặp bác sĩ?

Đối với bệnh nhân, việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, đúng lúc là vô cùng quan trọng. Ngay khi nghi ngờ về một triệu chứng nào nêu trên thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán bệnh và đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả. Việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất tốt. Bởi nó sẽ làm giảm nguy cơ bệnh gia tăng và thúc đẩy hồi phục, cải thiện sức khỏe.

Hướng dẫn các cách xử lý phản vệ 

Khi một bệnh nhân sốc phản vệ cần xử lý như thế nào? Nguyên nhân do sốc phản vệ là tình trạng cấp cứu cần được xử lý lập tức để phòng tránh những trường hợp gây hại, đe dọa đến tính mạng của mọi người. Vì thế, chuyên gia hay bác sĩ đã đề nghị một số biện pháp xử lý phản vệ hiệu quả như là: Bổ sung khí oxy, cải thiện hệ thống hô hấp, truyền tính mạch và thường xuyên theo dõi diễn biến của bệnh nhân. 

Vậy cụ thể các cách xử lý phản vệ này là như thế nào thì mọi người hãy theo dõi ngay sau đây.

  • Truyền khí oxy để giúp cải thiện và phục hồi khả năng hô hấp của cơ thể.
  • Sử dụng các loại thuốc chủ vận beta ví dụ như albuterol để giúp làm giảm bớt những triệu chứng bên trong đường hô hấp.
  • Giảm sốc phản vệ bằng cách sử dụng adrenalin hay gọi là Epinephrine.
  • Giảm tình trạng viêm ở đường dẫn khí và cải thiện hệ hô hấp bằng cách sử dụng kháng sinh histamin và cortisone để tiêm tĩnh mạch.

Ngoài ra, bác sĩ có thể dựa trên mức độ sốc phản vệ của bệnh nhân để xử lý theo các cách sau đây. Mọi người hãy tham khảo:

Xử lý phản vệ trong trường hợp khẩn cấp

Trong trường hợp khẩn cấp, bệnh nhân có những triệu chứng như:  Cơ thể về nhiệt độ thấp, lạnh, da dẻ nhợt nhạt, mạch đập nhanh và yếu, da trở nên sần sùi, mất ý thức lú lẫn, khó thở thì chúng ta cần nhanh chóng tiến hành những việc sau đây:

  • Gọi điện thoại đến hotline cấp cứu 115 hay là trợ giúp y tế trường hợp khẩn cấp.
  • Cho bệnh nhân nằm xuống và kê chân cao lên.
  • Có thể chủ động sử dụng thuốc epinephrine tiêm lên đùi của người bệnh để giúp cải thiện tình trạng sốc phản vệ ngay khi khẩn cấp nhất.
  •  Kiểm tra nhịp thở và mạch đập của bệnh nhân. Nếu cần hãy hô hấp nhân tạo hoặc  sử dụng những kỹ năng cơ bản về sơ cứu.

Theo nhận định của chuyên gia thì những người dị ứng kích thích hay đã từng có tiền sử bị sốc phản vệ nên luôn luôn mang theo bên người tối thiểu là 1 đến 2 liều epinephrin. Hạn sử dụng của thuốc này là 1 năm. Vì vậy tuyệt đối không nên chủ quan, thường xuyên kiểm tra và không dùng thuốc hết hạn tránh tác dụng phụ, nguy hiểm xảy ra.

Nếu trong trường hợp bệnh nhân rơi vào khó thở, không thở được nữa thì phải nhanh chóng đặt một ống vào ngay miệng hay mũi để có thể hỗ trợ phục hồi khả năng hô hấp.

cach xu ly khi soc phan ve
Xử lý phản vệ trong trường hợp khẩn cấp. Ảnh: Google tìm kiếm

Tuy nhiên, nếu như biện pháp điều trị này vẫn không đạt hiệu quả với bệnh nhân thì bắt buộc bác sĩ phải tiến hành một loại hình phẫu thuật. Loại hình phẫu thuật này được gọi là phẫu thuật mở khí quản. Mục đích chính là đặt ống thở trực tiếp lên khí quản của bệnh nhân. Có như vậy thì mới có hy vọng cứu sống.

Ngoài ra, trên đường di chuyển bằng xe cứu thương đến bệnh viện, nếu quá khẩn cấp có thể dùng steroid và histamine. Bên cạnh đó, một số trường hợp phải đến phòng cấp cứu ngăn sốc phản vệ 2 pha.

Sau khi hoàn tất quá trình xử lý và sơ cứu bệnh nhân thì bác sĩ sẽ yêu cầu đến tại phòng chuyên khoa dị ứng ở bệnh viện. Điều này đặc biệt đối với những bệnh nhân mà bác sĩ không thể xác định đúng nguyên nhân nào đã gây ra kích thích dị ứng. Càng quan trọng hơn để tránh đi những phản ứng gây hại, đe dọa đến tính mạng bệnh nhân trong tương lai dài.

Biện pháp xử lý phản vệ lâu dài

Nếu người bệnh tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng có khả năng tình trạng sốc phản vệ sẽ lại tái phát. Vậy nên, các biện pháp điều trị lâu dài sẽ là hướng đi tốt nhất để ngăn ngừa, phòng chống những rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời góp phần làm giảm bớt đi phản ứng dị ứng trong cơ thể mỗi người.

Thực tế, đa số các trường hợp sốc phản vệ bác sĩ thường không có phương án chính xác để điều trị hệ thống miễn dịch tiềm ẩn. Tuy nhiên, điều này bệnh nhân hoàn toàn có thể tự chủ động ngăn ngừa được. Chỉ với một vài bước sau đây, bạn đã có thể hạn chế tối đa các nguy hiểm và ngăn sốc phản vệ nghiêm trọng lâu dài:

  • Trước tiên, hãy xác định rõ ràng những tác nhân có khả năng gây ra kích thích dị ứng và tránh tiếp xúc với nó.
  • Luôn luôn chủ động mang 1 – 2 liều epinephrine bên người mỗi khi đi đâu hay ra ngoài. Trong trường hợp bị sốc phản vệ khẩn cấp thì bệnh nhân tự chủ động sử dụng thuốc bằng cách tiêm vào phần đùi.
  • Kêu gọi sự trợ giúp từ mọi người xung quanh bằng cách đeo vòng tay Y tế cảnh báo về dị ứng.
  • Nếu bạn biết mình là người có dị ứng với các loại côn trùng và phấn hoa thì hãy hết sức cẩn thận khi hoạt động ở ngoài trời. Bảo vệ bản thân bằng cách mang áo dài, quần dài và tuyệt đối không đi chân trần trên nền đất. 
  • Hãy hạn chế và tốt nhất là không sử dụng nước hoa, nước giặt áo quần có hương thơm. Bạn có thể nhờ mọi người xung quanh làm điều này nhưng chính bạn vẫn là người mang những bộ áo quần ấy và bị kích thích dị ứng. 
  • Không sử dụng nước uống đã mở ra trong môi trường ngoài trời.
  • Trong trường hợp vô tình bị côn trùng đốt, hãy thật bình tĩnh và từ từ đi ra khỏi khu vực có côn trùng. Đừng làm ảnh hưởng, kích động hay thu hút sự tập trung của chúng.
  • Hãy đọc kỹ nhãn mác của mọi thực phẩm thức ăn nếu bạn có dị ứng với thực phẩm. 
  • Nếu bệnh nhân từng bị sốc phản vệ thì hãy cẩn thận trong lúc tập thể dục nhé. Ngay khi có bất kỳ một triệu chứng nào của bệnh như là mệt mỏi, ngứa da, phát ban, nóng trong người, sưng tấy thì cần nhanh chóng di chuyển đến cơ sở y tế gần nhà để được điều trị ngay lập tức.
cach xu ly khi soc phan ve
Biện pháp xử lý phản vệ lâu dài. Ảnh: Google tìm kiếm

Nếu như chúng ta nắm rõ căn nguyên gây ra sốc phản vệ và điều trị kịp thời thì khả năng cải thiện, phục hồi sức khỏe là rất tốt. Tuy nhiên, có những trường hợp bệnh nhân tử vong thường là do hệ hô hấp của họ kém, ngạt thở hoặc sốc tim. Thống kê có 0.7 – 20% bệnh nhân tử vong do bị sốc phản vệ và số ít tử vong trong chỉ vài phút.

Sốc phản vệ quả là một tình trạng và là một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Rất nhiều trường hợp đã khiến cho người bệnh tắc thở và tử vong. Một số khác thì có triệu chứng đau tim, viêm đường hô hấp cấp, gia tăng nguy cơ bị đột quỵ và dẫn đến tử vong là rất lớn. 

Vậy nên, lời khuyên của chúng tôi đó là những ai đang bị dị ứng hay đang có tiền sử bị sốc phản vệ thì hãy thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra, xét nghiệm. Bác sĩ sẽ hướng dẫn mọi người phương pháp chữa trị, phòng ngừa một cách hiệu quả nhất. Đừng bao giờ chủ quan với sức khỏe của mình!

Phần kết

Sốc phản vệ là một tình trạng hết sức nguy hiểm. Vậy nên hãy thật cẩn trọng, hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và xử lý phản vệ. Để từ đó chủ động bảo vệ tính mạng của mình và những người xung quanh!

Sức khỏe là vốn quý đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống này. Vì vậy hãy luôn luôn yêu thương, nâng niu và trân trọng thứ quý giá ấy từng giây, từng phút trôi qua. 

Xem thêm: Hội chứng Cataplexy (chứng ngủ rũ) là bệnh gì?

Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài Sốc phản vệ: Nguyên nhân, triệu chứng và xử lý phản vệ nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Liên hệ TOP 1 đề xuất!