#1 Siêu âm: Quy trình, kỹ thuật và các loại siêu âm hiện nay

Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại, học cũng có một bước tiến mới khá vững chắc khi đã cho ra đời phương pháp siêu âm để chẩn đoán những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Có rất nhiều thắc mắc về khái niệm, cũng như quy trình và các loại siêu âm hiện nay. Để giải đáp những thức thắc mắc này, Top1dexuat.com sẽ phân tích chi tiết qua bài viết sau đây.

Siêu âm là gì?

Siêu âm là một phương pháp chẩn đoán bệnh lý của cơ thể bằng một loại sóng âm có tần số cao dò vào trực tiếp phần bụng để ghi lại trực tiếp hình ảnh của cơ thể, sau đó sẽ thể hiện lại qua hình ảnh y khoa. 

Hiện nay, hình ảnh ngày càng trở nên rõ nét và chân thật, hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó đề ra những cách điều trị hiệu quả.   Đây là một phương pháp sử giúp để khảo sát nhiều bộ phận trên cơ thể. Có thể chẩn đoán nhiều căn bệnh khác nhau cho một kết quả chính xác đến 99,9 %. 

sieu am la gi
Siêu âm – Phương pháp chẩn đoán bệnh lý hiện đại. Ảnh: Google tìm kiếm

Nguyên lý trong việc thực hiện

Siêu âm là một kỹ thuật khá phổ biến khi bác sĩ sử dụng một đầu dò khá nhỏ, thường gọi là đầu dò siêu âm. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ bôi một lớp gel trực tiếp lên da.

Đầu dò sẽ có một lượng xung điện với chiều dài và cường độ thay đổi, phát sóng ra truyền theo hướng của đầu dò vào cơ thể với một vận tốc nhanh.

nguyen ly cua phuong phap sieu am
Nguyên lý thực hiện phương pháp siêu âm. Ảnh: Google tìm kiếm

Máy tính sẽ tạo ra hình ảnh từ những âm thanh đó. Siêu âm sẽ mang lại tính chân thực nhất, có thể thấy được từ cơ quan nội tạng trong ổ bụng cho tới mạch máu trong cơ thể. 

Ưu, nhược điểm của siêu âm

Do đây là một phương pháp chẩn đoán bệnh khá nhẹ nhàng và không phải đụng chạm đến dao kéo hay tiêm chích, nên nó tương tác và hỗ trợ các bác sĩ trong quá trình làm việc rất hiệu quả.

Cùng với sự cải tiến và nâng cấp theo các thiết bị hiện đại của y khoa ngày nay, đã tân tiến từ siêu âm 3 chiều (3D) tới chiều (4D). Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này được chúng tôi phân tích ngay sau đây, cụ thể:

Ưu điểm

Bác sĩ đảm nhiệm việc siêu âm sẽ theo nhu cầu của bệnh nhân mà hỗ trợ điều trị thăm khám và chẩn đoán tên bệnh, các bệnh liên quan tới ung thư hoặc viêm nhiễm trên nhiều vị trí khác nhau ở cơ thể như: 

  • Túi mật
  • Lá gan
  • Vùng ổ bụng trên/dưới
  • Thận
  • Bàng quang
uu diem cua viec sieu am
Siêu âm hỗ trợ điều trị thăm khám và chẩn đoán tên bệnh. Ảnh: Google tìm kiếm

Hình ảnh rõ nét, có thể lựa chọn siêu âm đen trắng hoặc có màu để nhìn rõ hơn trong quá trình chuẩn đoán bệnh. Đặc biệt, đây cũng là một phương pháp phổ biến trong theo dõi sự phát triển của thai nhi, nhằm hỗ trợ phát hiện dị tật sớm nhất nếu có. 

Tần số dao động trong quá trình sử dụng không lớn nên không thể làm thay đổi thực trạng sức khỏe của bệnh nhân. Nó cũng cho phép nhìn thấy những hình ảnh mà chụp X-quang không thể nhìn rõ.

Nhiều bệnh viện cân nhắc sử dụng hệ thống máy móc thực hiện bởi nó có chi phí khá rẻ, đem lại hiệu quả cao trong việc chẩn đoán hình ảnh. 

Nhược điểm

Cơ quan đường ruột và một số bộ phận bị đường ruột che lấp sẽ là những nơi không thể siêu âm tới. Vì thế, không thể chẩn đoán chính xác những bất thường xảy ra ở những cơ quan này.

Phương pháp này sẽ chỉ thể hiện được những hình ảnh ở ngoài của xương, không thể nhìn thấu được bên trong các lớp tuỷ. Kết quả có chuẩn xác hay không còn phụ thuộc vào kỹ năng và sự chuyên nghiệp của bác sĩ.

nhuoc diem cua sieu am
Siêu âm sẽ chỉ thể hiện được những hình ảnh ở ngoài xương. Ảnh: Google tìm kiếm

Quy trình siêu âm

Chuẩn bị

Khâu chuẩn bị là quy trình khá quan trọng để quyết định việc tiến hành phía sau có thành công hay không. Người bệnh sẽ được dặn nhịn ăn từ 7-12 giờ trước khi tiến hành thao tác. Tuy nhiên, trong các trường hợp kiểm tra gan, tuyến tụy, túi mật và lá lách, sẽ cần phải nhịn ăn khoảng 12 giờ đồng hồ để thu được hình ảnh rõ nét và chính xác nhất.

Nếu bệnh nhân siêu âm vùng xương chậu, thì bác sĩ sẽ đề nghị uống nước nhiều và nhịn đi tiểu để khi soi đạt hiệu quả cao, do bàng quang đầy, thích hợp cho việc chẩn đoán chính xác hơn. 

Khâu thực hiện

Bệnh nhân sẽ nằm lên giường bệnh, sau đó, bác sĩ sẽ bôi lớp gel vào khu vực cần chẩn đoán hình ảnh. Đầu dò sẽ được đặt trên cơ thể sau đó được di chuyển qua lại liên tục trong khu vực cần chuẩn đoán, đến khi bác sĩ nhìn thấy được những bất thường ở trong ổ bụng, hình ảnh đó sẽ được ghi lại.

Đa phần bệnh nhân sẽ không cảm thấy khó chịu từ áp lực đầu dò. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ vẫn cảm thấy hơi khó chịu ở vùng mô mềm từ đầu dò khi bác sĩ ấn xuống.

quy trinh sieu am
Quy trình thực hiện siêu âm cho người bệnh. Ảnh: Google tìm kiếm

Đa số bạn sẽ được nằm ngửa trong quá trình thăm khám. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thay đổi tư thế nằm/ngồi nếu khó siêu âm để cải thiện chất lượng chẩn đoán chính xác hơn. 

Sau khi thực hiện hoàn tất, bạn sẽ được lau đi phần gel mà bôi ban đầu. Hầu hết gel sẽ không làm bẩn quần áo.

Khâu hoàn tất

Kết quả chẩn đoán sẽ được bác sĩ thống kê ngay sau khi thực hiện xong. Nếu phát hiện ra điểm gì bất thường, có thể bạn sẽ được yêu cầu tái khám hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác. 

Các loại siêu âm thường được sử dụng hiện nay 

Siêu âm 3D 

Đây là một loại siêu âm sử dụng khá phổ biến, được bác sĩ thực hành nhiều nhất. Thường sẽ được bác sĩ khuyên dùng trong siêu âm thai nhi định kỳ.

Siêu âm 4D

Được nâng cấp trên nền tảng siêu âm 3D. Loại này còn bổ trợ thêm một tính năng đặc biệt là ghi lại những hoạt động của các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Nếu như sử dụng để khám thai, loại này cũng có thể ghi lại từng cử chỉ hoạt động của em bé.

Siêu âm Dopper

Có 2 loại siêu âm được sử dụng nhiều nhất, đó là siêu âm tim mạch và thai theo định kỳ. Nhờ vào kỹ năng đo sức hoạt động mạch máu, sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán dị tật hình dáng ở thai nhi, cũng như sự phát triển theo kì của em bé trong bụng mẹ. Lối này cũng được sử dụng để chẩn đoán dị tật tim bẩm sinh ở thai nhi. 

cac loai sieu am pho bien
Các loại siêu âm thường được sử dụng hiện nay. Ảnh: Google tìm kiếm

Tim mạch

Siêu âm tim được nhiều nhà y học nghiên cứu và chẩn đoán qua nhiều loại khác nhau như:

  • TM
  • 2 chiều
  • 3 chiều
  • Doppler 
  • 4 chiều

Trị liệu

Nếu như bạn bị tổn thương ở vùng da và phần mềm thì cũng có thể sử dụng trước siêu âm trị liệu để làm lành. Tần số được sử dụng trong kỹ thuật này khá ổn định, bề mặt da tiếp xúc với nhiệt và cơ học để hấp thụ nguồn năng lượng sóng âm.

Ổ bụng

Trong trường hợp muốn quan sát bao quát bên trong cấu trúc nội tạng của cơ thể, bác sĩ sẽ siêu âm ổ bụng để chẩn đoán ra những điểm bất thường ở đây. Loại này còn có thể khảo sát vùng dịch ở trong bụng, màng tim và màng phổi.

Đầu dò

Giúp phát hiện những dấu hiệu không bình thường ở buồng trứng, tử cung, vòi trứng, niêm mạc tử cung. Nhằm chẩn đoán phát hiện sớm tình trạng hiếm muộn ở nhiều chị em phụ nữ. 

Tử cung phần phụ

Đây là một trong số các biện pháp kiểm tra chức năng sinh dục ở nữ giới. Nhằm hỗ trợ điều trị sớm các bệnh phụ khoa, tránh tình trạng dẫn đến ung thư.

Một số bệnh viện có kỹ thuật siêu âm hiện đại

Hiện nay có rất nhiều Địa điểm thực hiện kĩ thuật siêu âm với nhiều thiết bị hiện đại. Ví dụ như:

Trung tâm chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện đa khoa Tâm Anh thành phố Hồ Chí Minh;

  • Bệnh viện quốc tế;
  • Bệnh viện quân đội 108;
  • Phòng khám Thu Cúc;
  • Bệnh viện đa khoa Tân Hưng;
  • Trung tâm y tế kiểm soát bệnh tật Hà Nội. 
benh viem sieu am hien dai
Bệnh viện có kỹ thuật siêu âm hiện đại. Ảnh: Google tìm kiếm

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về siêu âm và những phương pháp thực hiện phổ biến hiện nay, nhằm đưa ra cho bạn đọc cái nhìn khách quan nhất về ứng dụng khám bệnh hiện đại này. Hy vọng những kiến thức trên sẽ phần nào bổ trợ cho các bạn hiểu biết hơn về kỹ thuật này.

Xem thêm: Sóng siêu âm là gì? Tần số, ứng dụng và cách phân biệt

Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài Siêu âm: Quy trình, kỹ thuật và các loại siêu âm hiện nay nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Liên hệ TOP 1 đề xuất!