Ngày nay, việc sử dụng rượu công nghiệp đã quá thân thuộc đối với đời sống sinh hoạt của người dân Việt. Đặc biệt, thường sử dụng cho các buổi tiệc truyền thống như đám cưới, đám hỏi, giỗ,… Rượu là một loại thức uống từ ngàn xưa và vẫn truyền đến bây giờ.
Hãy cùng Top1dexuat.com tìm hiểu qua bài viết này để biết về quy trình nấu rượu công nghiệp cũng như các điều kiện cần để kinh doanh sản xuất rượu công nghiệp.
Rượu công nghiệp là gì?
Rượu công nghiệp là một loại thức uống có cồn, với cấu tạo thành phần được pha chế từ phần lớn là cồn thực phẩm 96% kết hợp cùng với nước và một số chất phụ gia thực phẩm.
Rượu công nghiệp là một trong những loại rượu an toàn và luôn được người dùng sử dụng cho các buổi tiệc hoặc hằng ngày.
Rượu công nghiệp là thức uống khi được pha chế không có mùi vì thế cần phải sử dụng hương liệu tạo mùi.
Bởi vậy, tùy thuộc vào từng loại rượu thành phẩm mang ra thị trường mà bổ sung thêm mùi. Nếu như thành phẩm là rượu màu thì nên trong quá trình sản xuất pha chế người thợ sẽ cho thêm phẩm màu thực phẩm.
Nhưng còn nếu như thành phẩm là rượu vodka hay rượu trắng thì trong giai đoạn sản xuất người thợ chỉ cần thêm hương liệu tạo mùi.
Quy trình tạo nên rượu công nghiệp
Rượu công nghiệp được tạo nên qua quá trình chưng cất một số loại tinh bột như khoai, sắn, mía để tạo thành cồn 96%. Từ đó khiến cho các chuỗi liên kết hóa học có trong các thành này bị đứt gãy. Bên cạnh đó các vi chất tạo nên mùi bị phân hủy một cách hoàn toàn.
Thiết bị hỗ trợ nấu rượu công nghiệp
Tủ nấu cơm
Tủ nấu cơm chính là thiết bị hỗ trợ đặc biệt giúp cho việc nấu cơm rượu sẽ trở nên dễ dàng và đơn giản hơn. Chỉ cần sử dụng một chiếc tủ nấu cơm công nghiệp sẽ đảm bảo đáp ứng đủ cơm dùng cho sản xuất rượu mà không phải cần quá nhiều nhân công nấu cơm như các giai đoạn thủ công trước đây.
Tủ nấu cơm khi nấu vẫn đảm bảo cơm nấu ra chín đều, đủ nước và không bị cháy. Hơn thế, năng suất đạt được sẽ cao hơn và góp phần giảm thiểu việc sử dụng thời gian cũng như tối ưu công sức.
Xem thêm: Rượu Tequila Patron Silver 750ml
Nồi nấu rượu hiện đại
Ngày xưa việc nấu rượu thủ công, người thợ nấu rượu sẽ sử dụng những chiếc nồi to để nấu rượu bằng củi. Vì thế, việc dùng nồi củi sẽ mang lại sự khó khăn để đáp ứng hiệu suất tốt nhất.
Chưa kể, nó làm tốn đang kể thời gian và công sức, hơn thẻ phải để tâm để dễ dàng khống chế được sức lửa tốt nhất. Ngày nay, với việc sử dụng nồi nấu rượu, sẽ mang đến sự tiện ích bội phần vì chỉ cần cài đặt chế độ tự động và nó sẽ tự nấu, việc ta làm chỉ là ngồi đợi đến khi ra rượu mà thôi. Từ đó, góp phần giảm thiểu được nhiều thời gian và công sức bỏ ra.
Máy dùng lão hóa rượu
Mỗi một mẻ rượu thành phẩm để đạt được ngon, chuẩn thì phải trải qua quá trình lão hóa rượu trước khi uống.
Ngày xưa, theo phương pháp thủ công người ta sẽ cho ủ rượu mới nấu trong lòng đất hoặc nơi kín đáo từ 6 tháng đến 1 năm rồi mới đủ điều kiện rượu ngon sử dụng để uống hoặc kinh doanh.
Tuy nhiên, với giải pháp này thì nhu cầu khách tiêu dùng sử dụng cao, sẽ khó có thể đáp ứng được vì nó cần nhiều thời gian cũng như đảm bảo không gian chứa rượu.
Nhưng với công nghệ hiện đại máy lão hóa rượu được sản xuất và cho ra thị trường chính là giải pháp tốt nhất cho cơ sở nấu rượu công nghiệp. Thay vì thời gian ủ lên đến hàng tháng hoặc năm như xưa. Thì bây giờ sử dụng máy lão hóa chỉ với 1 đến 2 giờ đồng hồ xử lý đã có thể cho ra mẻ rượu chất lượng. Đảm bảo đầy đủ các yếu tố về an toàn toàn vệ sinh thực phẩm để cung cấp cho thị trường.
Phân biệt rượu công nghiệp và rượu gạo
Đối với mỗi một loại rượu đều có sự khác nhau nên sẽ giúp cho chúng ta dễ dàng phân biệt nó. Trong đó, sự khác biệt nổi bật nhất giữa rượu công nghiệp và rượu gạo chính là dựa vào mùi hương và vị lưu giữ lại.
Dựa vào mùi hương
Để có thể dễ dàng phân biệt bằng hương thơm nguyên chất của các loại rượu. Bạn có thể thực hiệu cho nhỏ vài giọt rượu lên vị trí giữa lòng bàn tay và sau đó khép lại xoa mạnh cho nóng.
Sau khi xoa tay đã nóng lúc này mùi hương nguyên bản có trong loại rượu mà bạn đang thử sẽ được lưu lại trên lòng bàn tay. Từ đó có thể thấy nếu như có hương liệu nó sẽ bị bay hơi trong quá trình xoa tay vì có nhiệt từ ma sát tay gây nên.
- Nếu rượu thử là rượu công nghiệp thì sau khi trải qua ma sát sẽ lưu giữ lại mùi ethanol.
- Nếu rượu thử là rượu gạo chính gốc sau khi trải qua ma sát sẽ lưu lại mùi hương nguyên bản của gạo và mùi men.
Dựa vào lưu vị giữ lại
Đối với các loại rượu công nghiệp thường sẽ có hậu vị cay và nóng gắt.
Còn đối với dòng rượu gạo thường sẽ có hậu vị cay nhưng hơi ngọt.
Điều kiện kinh doanh sản xuất rượu công nghiệp
Để có thể thực hiện quy trình sản xuất kinh doanh rượu công nghiệp, thì đầu tiên người thực hiện cần phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Cơ sở kinh doanh bắt buộc phải là doanh nghiệp được thành lập theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.
- Cơ sở kinh doanh phải có đầy đủ dây chuyền sản xuất từ máy móc cho đến thiết bị, quy trình cũng như công nghệ sản xuất rượu có quy mô đáp ứng đủ số lượng dự kiến sản xuất.
- Đảm bảo các điều kiện quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Đảm bảo các điều kiện quy định về xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.
- Đáp ứng được các yêu cầu và quy định về đăng ký nhãn hàng của cơ sở hóa rượu.
- Hệ thống nhân viên phải có đội ngũ cán bộ kỹ thuật sở hữu trình độ, cũng như chuyên môn phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề sản xuất rượu.
Bên cạnh đó, để có thể kinh doanh và hoàn tất thủ tục thực hiện quy trình sản xuất rượu công nghiệp. Thì ngoài những điều kiện được quy định trong Điều 8 Nghị định 105/2017/NĐ-CP thì thương nhân kinh doanh cần phải đáp ứng đầy đủ thêm các điều kiện như: Tem sản phẩm, nhãn hiệu, cơ sở vật chất – kỹ thuật, tiêu lệnh, trang bị bình cứu hỏa cầm tay, quạt thông gió, nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ,…
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất kinh doanh rượu công nghiệp
Quyền của cơ sở kinh doanh sản xuất rượu công nghiệp
– Được phép kinh doanh rượu do chính cơ sở kinh doanh hay doanh nghiệp đó sản xuất và phân phối cho các thương nhân khách đảm bảo có một số giấy phép như: Phân phối rượu, buôn bán rượu, rượu lẻ, rượu sử dụng tại chỗ hay người kinh doanh mua rượu để nhằm mục đích xuất khẩu.
– Được buôn bán trực tiếp rượu như rượu lẻ, rượu sử dụng tại chỗ đối. Với điều kiện là nguồn rượu do chính cơ sở kinh doanh sản xuất của mình tại các địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp.
– Được quyền thu mua các sản phẩm rượu trong nước hoặc rượu nhập khẩu hay rượu đang bán thành phẩm trên thị trường dùng để sản xuất rượu thành phẩm.
– Được quyền thu mua các nguồn rượu từ các tổ chức, của cá nhân sản xuất rượu thủ công để mang về chế biến lại rượu thành phẩm.
Nghĩa vụ của cơ sở kinh doanh sản xuất rượu công nghiệp
– Cơ sở kinh doanh có nghĩa vụ tuân thủ theo các quy định của nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đảm bảo tuân thủ về nhãn của hàng hóa kinh doanh. Có biện pháp phòng cháy chữa cháy cũng như áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường.
– Tăng cường và chủ động thực hiện các chế độ về báo cáo và các nghĩa vụ khác được quy định trong Nghị định của chính phủ.
Trình tự và thủ tục cần thiết để xin cấp Giấy sản xuất rượu công nghiệp
Các giấy tờ trong hồ sơ cần chuẩn bị
– Thương nhân cần chuẩn bị đơn đề nghị được cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp theo Mẫu số 01 được ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP;
– Bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp kinh doanh hoặc những giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
– Bản sao của Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận về về việc công bố là phù hợp quy định an toàn vệ sinh thực phẩm (áp dụng đối với rượu chưa được sản xuất theo quy chuẩn kỹ thuật);
– Bản sao của Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh sản xuất đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm;
– Bản sao của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá các tác động từ môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Bản liệt kê các tên hàng hóa rượu kèm theo đó là bản sao nhãn hàng hóa rượu mà doanh nghiệp đã và đang sản xuất hoặc đang dự kiến sản xuất;
– Bản sao của bằng cấp và giấy chứng nhận chuyên môn cũng như quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động dành cho cán bộ kỹ thuật.
Trình tự và các thủ tục để thực hiện xin cấp Giấy sản xuất rượu công nghiệp
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và thẩm định:
- Bộ Công thương: Đơn vị tiếp nhận hồ sơ đối với cơ sở kinh doanh sản xuất rượu công nghiệp có quy mô lớn từ 03 triệu lít/năm trở lên;
- Sở Công thương: Đơn vị tiếp nhận hồ sơ đối với cơ sở kinh doanh sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm;
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sẽ đảm nhiệm quyền cấp sửa đổi hay bổ sung và cấp lại giấy phép đó.
– Cách thức để nộp hồ sơ: Chủ cơ sở kinh doanh nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc trực tuyến ( nếu đáp ứng đủ điều kiện áp dụng) đến địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
– Thời hạn để thực hiện giải quyết hồ sơ: Hồ sơ được giải quyết với thời hạn trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Những trường hợp bị từ chối cấp phải được trả lời bằng các văn bản và nêu rõ lý do không hợp lợi.
Đối với, những trường hợp hồ sơ gửi nhưng chưa đủ hợp lệ, sẽ có thời gian trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. Cơ quan cấp giấy phép phải đưa ra văn bản yêu cầu bổ sung.
Việc kinh doanh sản xuất rượu công nghiệp là một ngành, nghề nên cần có điều kiện. Chính vì thế, mà đơn vị cơ sở của bạn muốn được hoạt động phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định trong các văn bản pháp luật nhà nước.
Xem thêm: Gạo nếp cái hoa vàng là gì? Đặc điểm và cách phân biệt