#1 Ruột già là gì? Cấu tạo và chức năng của Ruột già

Ruột già nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống tiêu hoá của con người. Chúng ta thường nghe đến ruột già nhưng không phải ai cũng biết rõ ruột già là gì? Vị trí và chức năng của ruột già như thế nào đối với cơ thể. Bài viết này sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về cấu tạo và chức năng của ruột già trong hệ thống tiêu hoá của chúng ta. 

Ruột già là gì và vị trí của ruột già? 

Ruột già là gì? 

Ruột già còn được gọi là đại tràng, là chặn áp cuối của hệ thống tiêu hoá trong cơ thể con người. Ruột già đứng trước hậu môn. Có công dụng là tiếp nhận nguồn thức ăn còn lại mà ruột non chưa thể tiêu hoá. Ruột già trong cơ thể người Việt Nam có độ dài trung bình từ 1,5m-1,9m tùy vào thể trạng và cơ địa của từng người mà sự chênh lệch này xảy ra.

Ruột già. Ảnh: Google tìm kiếm
Ruột già. Ảnh: Google tìm kiếm

Ruột già có độ dài chỉ bằng ¼ ruột non. Chúng bao gồm những phần như manh tràng, đại tràng và trực tràng nằm gọn trong ổ bụng. 

Nhiệm vụ chính là nhận một số thức ăn mà dạ dày và ruột non không kịp tiêu hoá. Ngoài ra còn giữ vai trò hấp thụ nước và tạo nên phân đào thải ra ngoài cơ thể. 

Vị trí của ruột già 

Ruột già bao quanh ruột non, mang hình chữ U ngược. Tại ranh giới giữa manh tràng và kết tràng, ruột già thông với ruột non. Nhằm tiếp nhận lượng thức ăn mà ruột non không thể kịp tiêu hoá. Ngoài ra, giữa ruột già và ruột non còn chứa manh giữ được rồi là van hồi – van này giữ nhiệm vụ ngăn chặn chất dịch từ ruột già không di chuyển trở ngược lại ruột non. 

Cấu tạo của ruột già trong cơ thể con người

Manh tràng, kết tràng và trực tràng chính là những thành phần cấu tạo nên ruột già. Mỗi thành phần nắm giữ một vài trò khác nhau trong hệ thống tiêu hoá. 

Mạch tràng 

Mạch tràng mang hình dạng như một túi tròn. Có vị trí nằm ngay tại hỗng tràng của phần ruột non. Với độ dài từ 6-7cm và đường kính 7cm. Phần đầu của mạch tràng được bịt kín bởi một đoạn ruột ngắn có hình dạng đầu giun. Với tên gọi thông thường là đoạn ruột thừa.

Đoạn ruột thừa này có chiều dài khoảng 9cm và đường kính khoảng từ 0,5-1cm đối với người trưởng thành. Lòng ruột thừa này sẽ thông với mạch tràng. 

Kết tràng 

Kết tràng được xem là thành phần dài nhất và là bộ phận chính của ruột già. Còn được gọi là ruột kết. Kết tràng được chia thành 4 phần nhỏ:

  • Kết tràng ngang 
  • Kết tràng lên
  • Kết tràng xuống 
  • Kết tràng xích ma 

Trực tràng 

Trực tràng nối tiếp với kết tràng xích ma, là đoạn ruột thẳng. Đây là thành phần cuối cùng của ruột già. Với độ dài rơi vào khoảng 15cm. Phần trên phình ra được gọi là bóng trực tràng. Ống hậu môn là phần dưới hẹp. 

Ruột già gồm 5 lớp giải phẫu: niêm mạc, dưới niêm mạc, lớp cơ, lớp dưới thanh mạc và thanh mạc. Lớp cơ được bao gồm cả cơ dọc và cơ vòng lần lượt nằm ở phía ngoài và phía trong. 

Ruột già. Ảnh: Google tìm kiếm
Ruột già. Ảnh: Google tìm kiếm

Ruột già có chức năng gì? 

Nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống tiêu hoá. Chúng ta cùng điểm qua một số chức năng mà ruột già mang lại cho cơ thể con người: 

Tiêu hoá thức ăn 

Là bộ phận trong hệ thống tiêu hoá, ruột già cùng giữ vai trò tiêu hoá thức ăn trong cơ thể cùng với dạ dày và ruột non. Tuy nhiên, quá trình tiêu hoá này được diễn ra theo từng cấp độ: 

  • Dạ dày nắm giữ vai trò tiêu hoá ban đầu chiếm vị trí đầu tiên.
  • Ruột non nắm giữ vai trò chủ yếu trong quá trình tiêu hoá giữ vị trí thứ hai. 
  • Sau cùng là ruột già đảm nhiệm vai trò đảm bảo chắc chắn lượng thức ăn đã được tiêu hoá hết. 

Tại quá trình này, ruột già sẽ tổng xử lý các chất xơ, đạm và các loại mỡ mà dạ dày và ruột non không thể tiêu hoá hết hoặc bỏ sót. Ruột già không chứa các loại enzym tiêu hoá mà trong ruột già chứa một số chất nhầy có tác dụng bảo vệ niêm mạc và làm trơn thành ruột giúp phân được đào thải ra dễ dàng hơn. Chất nhầy này sẽ được tiết ra nhiều hơn trong một số trường hợp viêm ruột già hoặc tổn thương khác. 

Hấp thụ chất dinh dưỡng và các loại khoáng chất 

Sau quá trình tiêu hoá, lượng ăn thức ăn sẽ một lần nữa được hấp thụ các chất dinh dưỡng sau cùng. Ngoài hấp thụ các chất dinh dưỡng, nó còn giúp hấp thụ các loại muối khoáng và một số nguyên tố khác. Các chất này sẽ lượng nạp trực tiếp vào máu, cùng với các loại chất dinh dưỡng từ ruột non hấp thụ để có thể nuôi sống cơ thể. 

Hấp thụ nước, tạo khuôn chất thải 

Đào thải các chất dư thừa ra khỏi cơ thể là chức năng vô cùng quan trọng. Lượng nước mà ruột già hấp thụ sẽ được di chuyển sang thận. Qua chức năng của đường tiết niệu, lượng nước này sẽ được lọc lại lần nữa và thải ra ngoài. Những chất thải còn lại mất nước sẽ được ruột già tạo khuôn và thải ra ngoài. 

Do đó, có thể nhận ra rằng ruột già không phải là nơi chỉ để chứa và đào thải các chất thải trong cơ thể. Mà nó còn đảm nhận nhiệm vụ tiêu hoá và hấp thụ các loại dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của ruột già vẫn là hấp thụ nước và tạo khuôn chất thải. Đây là chức năng vô cùng quan trọng mà chỉ duy nhất ruột già mới có thể xử lý nhiệm vụ này. 

Hấp thu các chất cần thiết còn sót lại từ ruột non

Lượng thức ăn sau khi qua dạ dày và ruột non dường như đã được hấp thụ gần hết. Tuy nhiên, ruột già là bước sau cùng mà cơ thể có thể hấp thụ đầy đủ và triệt để các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Ngoài ra, ruột già còn đảm nhận vai trò một số chất cần thiết như các loại thuốc giảm đau, thuốc an thần và thuốc hạ sốt và một số thành phần hoá học khác. 

Ruột già. Ảnh: Google tìm kiếm
Ruột già. Ảnh: Google tìm kiếm

Những bệnh lý thường hay mắc ở ruột già

Ruột già là cơ quan trực tiếp tiếp xúc với các loại chất thải của cơ thể. Do đó, tình trạng chủ yếu xảy ra tại ruột già là viêm. Một số loại viêm ruột già thường xảy ra là: 

Viêm đại tràng co thắt

Hay còn được biết nhiều với tên gọi hội chứng ruột kích thích. Xảy ra ngay cả ruột già và ruột non. Tuy nhiên, ruột già chiếm tỷ lệ cao hơn. Cảm giác cứng ở bụng là biểu hiện đầu tiên của bệnh viêm đại tràng co thắt. Có thể cảm nhận được những cục cứng nổi lên bằng tay. Đồng thời, người mắc bệnh sẽ luôn cảm thấy đau tại vùng bụng. Ngoài ra một số trường hợp còn mắc phải tiêu chảy và táo bón. 

Ruột già. Ảnh: Google tìm kiếm
Ruột già. Ảnh: Google tìm kiếm

Thời gian bệnh có thể lên đến vài tháng hoặc nhiều năm. Gây nên ảnh hưởng nghiêm trọng với cơ thể như suy nhược, xanh xao, tim đập nhanh và mất ngủ. Nguyên nhân khiến gây bệnh đó là yếu tố tâm lý hoặc chế độ ăn uống không khoa học. Có hai tình trạng bệnh cấp tính và mãn tính. Tuy nhiên, đa số trường hợp phát hiện đều ở dạng mãn tính. 

Ngày nay, chưa có thuốc điều trị riêng biệt cho bệnh viêm đại tràng co thắt. Người mắc bệnh sẽ được kê một số loại thuốc để loại bỏ các cơn co thắt, ngăn chặn đầy hơi hoặc cải thiện tình trạng phân. Ngoài ra, cần chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp và khoa học. 

Viêm loét đại tràng 

Viêm loét đại tràng do sự tổn thương lớp niêm mạc của ruột già ở nhiều mức độ. Lớp niêm mạc sẽ kém bền vững và chảy máu ở mức độ nhẹ. Còn lại mức độ nặng sẽ gây xuất huyết và các vết loét. Viêm loét đại tràng bao gồm hai loại cấp tính và mãn tính. 

Một số trường hợp cấp tính nếu không phát hiện và điều trị sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, đại tràng sẽ có nguy cơ viêm, thủng hoặc thậm chí ung thư. Rất khó điều trị khỏi hoàn toàn ở giai đoạn mãn tính. Những biện pháp chữa trị bao gồm dùng các loại thuốc kháng sinh giúp giảm đau, ngăn chặn sự co thắt, bù nước và điện giải hoặc phẫu thuật. Ngoài ra chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt hợp lý cũng cần được kết hợp hàng ngày. 

Ruột già. Ảnh: Google tìm kiếm
Ruột già. Ảnh: Google tìm kiếm

Ung thư đại tràng 

Mắc bệnh ung thư đại tràng là khi những tế bào ở ruột già tăng sinh quá mức và xâm chiếm sang những cơ quan và bộ phận khác trên cơ thể. Một số biểu hiện của ung thư đại trạng được biểu hiện là: rối loạn tiêu hoá, đau bụng, phân chứa máu và một số triệu chứng toàn cơ thể như thiếu máu, sụt cân, mệt mỏi và sốt cao).

Nếu phát hiện bệnh sớm qua những dấu hiệu nêu trên thì khả năng chữa khỏi lên đến 90%. Ung thư đại tràng phát hiện muộn ở giai đoạn 4 thì tỷ lệ sống sót sau 5 năm kể từ khi phát hiện chỉ còn 10%. 

Viêm túi thừa đại tràng

Vách đại tràng thường có cấu tạo không đồng đều. Chính vì vậy, những vách chịu áp lực quá lớn sẽ dễ bị đẩy ra ngoài. Lúc này, sẽ hình thành nên những túi thừa có nhiều kích cỡ khác nhau. Những túi thừa này có nguy cơ bị nhiễm trùng, viêm nhiễm. Một số trường hợp để lại hậu quả thủng ruột. 

Thông thường, người mắc phải viêm túi thừa đại tràng thể nhẹ sẽ không có những biểu hiện nào đặc trưng. Một số trường hợp sẽ cảm thấy đau vùng bụng trái bên dưới. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị bằng cách dùng thuốc kháng sinh theo đơn thuốc hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt. 

Ruột già. Ảnh: Google tìm kiếm
Ruột già. Ảnh: Google tìm kiếm

Ngoài ra, nếu trường hợp viêm túi thừa đại tràng nặng sẽ tiến hành đặt ống dẫn lưu áp xe thành bụng hoặc phẫu thuật. Phần đại tràng thừa sẽ được loại bỏ, và sẽ nối các phần đại tràng bình thường lại với nhau. Phẫu thuật có hai dạng là phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở. 

Do đó, cần chú ý đến những thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng như đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý và khoa học để bảo vệ đường ruột, hệ thống tiêu hoá và bảo vệ ruột già luôn khỏe mạnh và phòng tránh các bệnh viêm loét ruột già.

Hy vọng bài viết này sẽ mang lại kiến thức bổ ích cho quý vị.

Có thể bạn quan tâm: Ruột non là gì?

Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài Ruột già là gì? Cấu tạo và chức năng của Ruột già nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Liên hệ TOP 1 đề xuất!