Cạnh tranh là một khái niệm khá quen thuộc với chúng ta, nó tồn tại trong nhiều phạm vi như doanh nghiệp, phạm vi ngành và cả phạm vi quốc gia. Nó xuất phát từ mong muốn dành được những lợi ích và mục tiêu về phần mình. Vậy bản chất thật sự của cạnh tranh là gì? Có bao nhiêu loại hình cạnh tranh và vai trò của chúng là gì. Cùng Top1dexuat.com tìm hiểu nhé!
Khái niệm quan hệ cạnh tranh
Cạnh tranh có thể được xem là một khái niệm rộng, ở mỗi phạm vi và mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ nhìn nhận nó theo một cách khác nhau tùy thuộc vào hướng tiếp cận và nghiên cứu của mỗi người.
Trong lý thuyết cổ điển, quan hệ cạnh tranh được tiếp cận theo cách nhìn nhận của nhà kinh tế học Adam Smith là: “Cạnh tranh là sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”.
Song từ điển Bách khoa Việt Nam cũng diễn giải khái niệm đó như sau: “ Hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.”
Hoặc là trong kinh doanh, mối quan hệ cạnh tranh có thể được định nghĩa là mối quan hệ trong đó hai bên kinh doanh các sản phẩm và cung cấp các dịch vụ tương đồng với nhau.
Trong một mối quan hệ cạnh tranh, mục đích chính luôn là để giành phần thắng hơn bên kia, có thể dựa trên nhiều yếu tố giá thành sản phẩm được sản xuất ra, chất lượng, số lượng và số lượng khách hàng.
Mặc dù vậy, khái niệm cạnh tranh cho đến nay vẫn chưa được các nhà khoa học thoả mãn nhưng nhìn chung thì chúng đều quy tụ lại đó là sự khác biệt trong mối quan hệ cạnh tranh mà khi những mối quan hệ không hình thành quan hệ đối tác.
Thay vào đó, họ là đối thủ của nhau, cạnh tranh trên các đội đối lập nhằm mục đích nâng cao vị thế của mình, cố gắng để vượt lên trên đối tác của bạn, cảm thấy phấn khích khi đối tác của bạn thất bại và thấy rằng bạn ghen tị khi họ thành công.
Bản chất của quan hệ cạnh tranh
Bản chất của cạnh tranh là sự tranh giành lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia trên mọi lĩnh vực, lúc này các chủ thế muốn tối đa hoá lợi ích và lợi nhuận của mình trên mọi phương diện.
Có thể nói lúc này các chủ thể tìm mọi cách để phát huy năng lực sản xuất, dùng mọi phương thức, thủ đoạn trong quan hệ cạnh tranh để tranh giành và chi phối thị trường, để thu hút và giữ khách hàng về phần mình, nhưng vẫn đảm bảo tiêu thụ có lợi nhất.
Về phần khách hàng, họ ưu tiên về chất lượng đi đôi với giá cả, tối ưu giá trị sử dụng vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng. Bởi thế, thị trường và cạnh tranh luôn tồn tại song song với nhau trên mọi phương diện hình thức nào, cạnh tranh luôn xuất hiện và diễn ra ngày một mạnh mẽ.
Như vậy, quan hệ cạnh tranh được tiếp cận theo nhiều phạm vi, lĩnh vực và mục đích nhìn nhận của mỗi người. Nhìn chung, cạnh tranh được xem là quy luật của kinh tế thị trường. Nó được xem là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, điều tiết các yếu tố trong thị trường, bên cạnh đó nó còn là yếu tố quan trọng trong các mối quan hệ xã hội. ( Xét trên nhiều mặt, góc độ và lĩnh vực thì cạnh tranh sẽ được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau. Nhưng nhìn tổng thể, nó được xem là quy luật của nền kinh tế thị trường, không những điều tiết các yếu tố bên trong thị trường mà còn là động lực thúc đẩy kinh tế và góp phần quan trọng trong các mối quan hệ xã hội )
Quy lại có thể rút ra một số bản chất của quan hệ cạnh tranh ở một số điểm như sau:
Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường để giành giật khách hàng, tối ưu hoá lợi nhuận và nâng cao vị thế của các chủ thể.
Quá trình cạnh tranh giữa các đối thủ diễn ra trên thị trường nhằm mục đích tận dụng lợi thế so sánh, khẳng định được thế mạnh và lợi thế của mình trong việc cung ứng sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh chỉ diễn ra trong điều kiện của cơ chế thị trường, nó đòi hỏi tính liên tục của thị trường.
Vai trò cạnh tranh
Vai trò cạnh tranh với nền kinh tế
Có thể nói, quan hệ cạnh tranh là một yếu tố quan trọng góp phần thay đổi nền kinh tế có những chuyển biến mới, nó không những diễn ra phạm vi một nước mà là toàn thế giới và toàn cầu.
Với quá trình đưa doanh nghiệp vào cuộc đua nền kinh tế thì cạnh tranh đã vô hình chung đã làm cho nền kinh tế vận động, tạo ra sự khác biệt và nâng cao cả về lượng và chất.
Để tồn tại lâu dài trong thương trường và không bị loại bỏ khỏi cuộc chơi, đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ thông minh trong chiến lược marketing và còn phải chạy theo công nghệ và các phương pháp sản xuất mới, điều này cũng làm nền kinh tế mới có những bước tiến mới.
Vai trò cạnh tranh với doanh nghiệp
Theo quy luật của nền kinh tế, cạnh tranh là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường. Nó là động lực để thúc đẩy doanh nghiệp và khẳng định vị thế cũng như thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp, hiệu quả doanh nghiệp. Từ đó quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp.
Cạnh tranh góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, nó gỡ bỏ các chế độ độc quyền, tạo điều kiện cho doanh nghiệp năng động, linh hoạt, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, cải tiến công nghệ mới để hoàn thiện hơn trong sản xuất, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Cạnh tranh khốc liệt sẽ vô hình chung tạo sức ép lớn cho các doanh nghiệp, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải chạy đua khốc liệt trên mọi phương diện để đáp ứng sản phẩm một cách tốt nhất.
Vai trò cạnh tranh với người tiêu dùng
Nhờ quan hệ cạnh tranh, khi mà các doanh nghiệp trên thị trường phải liên tục đối đầu cạnh tranh với nhau với mục đích là cung cấp một sản phẩm tốt đến tay người tiêu dùng. Nói cách khác, người tiêu dùng sẽ được tiếp cận hàng hóa tối ưu và những dịch vụ đa dạng phong phú. Đó là kết quả của quá trình ganh đua tranh giành sự ưu ái của khách hàng. Qua đó, khách hàng được sử dụng những sản phẩm giá cả hợp lý. ( Như vậy để người tiêu dùng có thể tiếp cận những sản phẩm với giá thành hợp lý và giành được sự ưu ái của khách hàng về phần mình đòi hỏi doanh nghiệp phải chạy đua khốc liệt trên thị trường).
Xem thêm: Quan hệ hội sinh là gì? Đặc điểm của mối quan hệ hội sinh
Các loại hình cạnh tranh
Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường
Quan hệ cạnh tranh giữa người bán và người mua: Nó được hình thành trên quy luật người bán muốn bán giá cao và người mua muốn mua giá rẻ. Sau đó giá sản phẩm được hình thành sau quá trình mặc cả và được hai bên chấp nhận.
Quan hệ cạnh tranh giữa người mua và bán: Điều này diễn ra khi một mặt hàng nào đó có mức cung nhỏ hơn mức cấp, nó đòi hỏi khách hàng phải tranh nhau để dành được món hàng, và người bán sẽ có được mức lợi nhuận cao hơn, đôi khi cao hơn so với dự định của người bán.
Quan hệ cạnh tranh giữa người bán với nhau: Có thể là một cuộc tranh đua quyết liệt, những người bán là những đối thủ với nhau. Họ sẽ dùng mọi thủ đoạn và phương thức để đạt được doanh số thị phần, kẻ mạnh sẽ đủ vũ khí bước tiếp trên thị trường, kẻ yếu sẽ bị gạt ra khỏi cuộc chơi.
Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế
Quan hệ cạnh tranh trong nội bộ ngành: Trong cùng một ngành, các doanh nghiệp sẽ đối đầu với nhau, cùng sản xuất ra cùng một loại hàng hoá và dịch vụ.
Quan hệ cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh của các doanh nghiệp ở các ngành khác nhau, mong muốn tìm được một ngành khác có sinh lời cao hơn. Từ đó sẽ hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành.
Căn cứ vào mức độ, tính chất cạnh tranh trên thị trường
Cạnh tranh hoàn hảo: Là thị trường mà số người bán nhiều nhưng số người mua ít, và trong số người bán không ai đủ mạnh để điều tiết được giá của thị trường, giá của sản phẩm chỉ có thể tồn tại ở mức giá nhất định, và sản phẩm đều đồng nhất với nhau. Vì vậy, các doanh nghiệp chỉ có thể tìm cạnh giảm mức chi phí sản xuất
Cạnh tranh không hoàn hảo: Là thị trường mà các sản phẩm không đồng nhất với nhau về nhãn hiệu, chất lượng và sự uy tín của từng doanh nghiệp khác nhau mang lại.
Cạnh tranh độc quyền: Là loại cạnh tranh mà chỉ có một người bán duy nhất cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, và tất nhiên giá cả sản phẩm sẽ tùy thuộc vào người bán đưa ra.
Vậy có thể nói quan hệ cạnh tranh là một yếu tố quan trọng và tồn tại song song trong quy luật tự nhiên của nền kinh tế. Mong rằng những thông tin kiến thức mà bài viết cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm và quan hệ cạnh tranh cũng như bản chất, vai trò của nó.