#1 Hướng dẫn phân tích kỹ thuật trade coin toàn tập từ A-Z

Phân tích kỹ thuật trade coin thật sự rất cần thiết cho nhiều người có mong muốn kiếm tiền từ công việc này. Bởi không tìm hiểu trước khi chơi khiến không ít người phải ngậm trái đắng. Để giúp các bạn nắm rõ hơn và có thể kiếm tiền cực tốt, nội dung bài viết này TOP1dexuat xin hướng dẫn phân tích kỹ thuật trade coin toàn tập từ A-Z. 

Thuật ngữ Trade Coin là gì?

Trong thị trường tiền điện tử, trade coin được biết đến là một hình thức mua bán coin trên các sàn giao dịch. Bạn mua vào khi giá thấp và bán ra khi giá cao nhằm để hưởng phần lợi nhuận từ khoản chênh lệch. Thông qua việc sử dụng các đồng trung gian như Bitcoin, Litecoin, Ethereum, Ripple…

Và hoạt động trade coin thường diễn ra trong thời gian rất ngắn có thể giao dịch trong một vài ngày nhưng có khi chỉ trong vòng vài tiếng, thậm chí vài phút.

trade coin nghia la gi
Hiểu như thế nào về trade coin? Ảnh: Google tìm kiếm

Một số thuật ngữ thường được sử dụng trong phân tích kỹ thuật trade coin bạn cần nắm

  • Pumb: Giá tăng vọt 
  • Dump: Giá giảm mạnh
  • Take Profit (chốt lời): Khi bạn cảm thấy giá coin đã đạt đến đỉnh cao và nghĩ nó sẽ giảm xuống thì bắt đầu bán ra để thu phần lời.
  • Volume: Khối lượng giao dịch thành công của đồng coin, thường áp dụng trong vòng 24 tiếng. Cụ thể: Khi bạn thực hiện bán ra và có người mua, đó được gọi là phiên giao dịch và được tính là 1 volume.
  • High: Giá cao nhất trong phiên giao dịch.
  • Low: Giá thấp nhất trong phiên giao dịch.
  • Cá mập, cá voi: Dùng để chỉ một cá nhân hay một nhóm người có thể thao túng thị trường nhờ đang nắm giữ số lượng coin đủ lớn.
  • Bull: Gọi là phe mua. Khi một người tiến hành mua coin liên tục với niềm tin thị trường coin sẽ lên.
  • Bear: Gọi là phe bán. Khi một người tiến hành bán coin liên tục với niềm tin thị trường coin sẽ giảm.
  • Ngưỡng kháng cự: Là vùng giá mà khi giá chạm đến đó sẽ bị giảm xuống.
thuat ngu trong phan tich trade coin
Thuật ngữ phổ biến được sử dụng trong phân tích trade coin. Ảnh: Google tìm kiếm
  • Ngưỡng hỗ trợ: Là vùng giá mà khi giá chạm đến đó sẽ tăng lên lại.
  • Last price: Là giá được rao bán hoặc đặt mua gần nhất.
  • Hold: Dù thị trường đầy biến động nhưng vẫn quyết định giữ một coin nào đó mà không bán. 
  • Match: Là khi mà lệnh bán và mua có cùng 1 mức giá, gọi là khớp lệnh trong giao dịch.
  • Stop-Limit: Có nghĩa là bạn sẽ đặt lệnh tự động khớp ở một mức giá cụ thể mà được bạn cho là tốt nhất khi thực hiện giao dịch mua và bán .
  • Stop Loss: Có nghĩa là cắt lỗ. Cắt lỗ nhằm để giảm thiệt hại, khi bạn thấy giá coin không lên trong khoảng thời gian nhất định và cảm thấy nó có thể giảm xuống sâu, lúc này bạn cần phải thực hiện lệnh bán ra.
  • Margin: Ở đây là một hình thức sử dụng đòn bẩy tài chính. Bạn có thể vay tiền từ sàn giao dịch với mức 2.5 lần so với tiền bạn đang có để mua coin. Cụ thể: bạn có 1 bitcoin nhưng khi bạn trade trong margin thì bạn sẽ có được 2.5 bitcoin để giao dịch.
  • Long: Thực hiện mua coin từ tiền vay của sàn với mong muốn giá coin sẽ cao hơn nữa (Dùng trong margin).
  • Short: Thực hiện bán coin với mong muốn giá coin sẽ xuống thấp hơn nữa để mua lại từ tiền vay của sàn (Dùng trong margin).

Cách phân tích kỹ thuật trade coin dành cho người mới chơi 

Phân tích kỹ thuật trade coin

Học phân tích kỹ thuật trade coin ở đây hiểu đơn giản là để giúp bạn có thể dự đoán được giá của một hay nhiều loại coin trong tương lai sẽ biến động hay thay đổi lên xuống như thế nào? Bạn cần phải có quá trình xác định, phân tích các yếu tố thị trường dựa trên các cơ sở chứ không phải dựa trên cảm tính.  

huong dan phan tich ky thuat trade coin
Phân tích kỹ thuật trade coin như thế nào? Ảnh: Google tìm kiếm

Hướng dẫn phân tích kỹ thuật trade coin

Người chơi cần học kỹ thuật trade coin để có thể áp dụng 9 mô hình trade coin dưới đây:

Phân tích kỹ thuật trade coin với mô hình trade coin vai đầu vai

Thường trong giai đoạn cuối của một xu hướng thì mô hình vai đầu vai xuất hiện. Nó được xem là tín hiệu báo đảo chiều của một xu hướng trước.

Cụ thể như: Trước một xu hướng tăng mà bắt gặp mô hình vai đầu vai thuận thì sẽ có khả năng đảo chiều giá giảm được thay thế. Ngược lại, trước một xu hướng giảm xuất hiện mô hình vai đầu vai ngược thì xu hướng sẽ đảo chiều khả năng sẽ nhường chỗ cho xu hướng tăng. 

Mô hình vai đầu vai thuận

Các pha thời gian ở mô hình này cần phải tương đồng với nhau. Tức là, cần phải tương đồng với nhau về khoảng thời gian hình thành vai phải và khoảng thời gian hình thành vai trái, có thể xấp xỉ nhau vì thực tế khó để nó bằng nhau một cách chính xác được. Nhưng không được quá chênh lệch, vì càng chênh lệch thì mức độ chính xác của mô hình không còn cao.

Ở mô hình này, sẽ có một đường Neckline màu đỏ (đường cổ). Trước khi mô hình chính thức hình thành thì đường Neckline giữ vai trò là vùng hỗ trợ. Vùng này khá bền vững bởi nó đi qua 2 đáy. 

Trader cần chờ đợi tới thời điểm mà vùng hỗ trợ này bị phá vỡ làm giá breakout ra khỏi khu vực đó. Đây là tín hiệu giá sẽ đảo chiều đi xuống và xu hướng giảm thay thế cho xu hướng tăng trước đó.

phan tich ky thuat trade coin mo hinh vao dau vai thuan
Phân tích kỹ thuật trade coin với mô hình vai đầu vai thuận. Ảnh: Google tìm kiếm
 Mô hình vai đầu vai ngược

Cũng tương tự như mô hình vai đầu vai thuận. Các pha thời gian ở mô hình vai đầu vai ngược cũng cần phải tương đồng nhau. 

Và nó cũng có đường Neckline màu đỏ, trước khi mô hình này chính thức hình thành thì đường Neckline giữ vai trò là vùng kháng cự. Vùng này khá bền vững bởi nó đi qua 2 đỉnh. Trader cần chờ đợi tới thời điểm mà vùng kháng cự bị phá vỡ, giá breakout sẽ ra khỏi khu vực đó, đây là tín hiệu giá sẽ đảo chiều đi lên. Và vùng kháng cự lại trở thành vùng hỗ trợ.

Với trường hợp giá quay trở lại vùng hỗ trợ, trader nên đặt lệnh mua. Tính từ điểm mô hình breakout di chuyển lên 1 đoạn bằng đoạn từ cổ lên đến đỉnh của mô hình chính là lợi nhuận mục tiêu trader canh chốt lời.

Xem thêm: Top 5 Tool Trade Coin được sử dụng nhiều nhất

Phân tích kỹ thuật trade coin với mô hình trade coin tam giác

Mô hình tam giác tăng

Với mô hình này, góc vuông nằm phía trên và các đỉnh giá gần như là đi sang ngang, các đáy lại càng lúc càng tăng lên. Tại thời điểm này, lực bán không làm cho giá giảm xuống nổi, lực mua làm cho giá được đẩy lên. 

Mô hình tam giác giảm

Ngược với mô hình tam giác tăng, mô hình tam giác giảm này có góc vuông luôn nằm ở phía dưới. Các đáy giá gần như là dịch chuyển sang ngang và các đỉnh giá lại càng lúc  càng xuống thấp. Điều này cho thấy lực mua không đủ mạnh so với lực bán.

Mô hình tam giác cân

Với mô hình tam giác cân này thì các đáy giá đang tăng lên, các đỉnh giá lại đang thấp dần. Cho thấy lực mua cũng càng lúc càng tăng và lực bán cũng vậy, khá cân bằng. Sự giằng co giữa lực mua và lực bán khiến giá di chuyển sang ngang.

mo hinh phan tich ky thuat trade coin
Các mô hình phân tích kỹ thuật trade coin phổ biến. Ảnh: Google tìm kiếm

Phân tích kỹ thuật trade coin với mô hình chữ nhật

Với mô hình này, các trader có thể lựa chọn kiểu mô hình chữ nhật giảm giá hoặc mô hình chữ nhật giảm giá. Đường hỗ trợ và đường kháng cự tương ứng là hai đường thẳng song song.

Sử dụng mô hình này thì các bạn phải chờ giá breakout. Khi giá breakout đi thêm một đoạn ít nhất là bằng với chiều cao của hình chữ nhật thì đây là khoảng giá tối thiểu. Thường thì khoảng giá này sẽ có xu hướng đi xa hơn.

Phân tích kỹ thuật trade coin với mô hình cây cờ

Mô hình cờ tăng

Theo mô hình này khi phân tích giá các bạn dễ dàng thấy được xu hướng đang tăng mạnh nhưng ngay sau một giai đoạn giá lại di chuyển đi ngang. Với xu hướng di chuyển giá này đã tạo thành lá cờ hình chữ nhật và sau khi tăng mạnh đường xu hướng bắt đầu giảm xuống, đây là thời điểm để các nhà đầu tư chốt lời và nghỉ ngơi. 

Giá sẽ tăng lên một đoạn bằng với chiều dài của thân cờ sau khi giá breakout có hướng đi lên.

Mô hình cờ giảm

Ngược lại thì ở mô hình cờ giảm, các bạn dễ dàng thấy được trước đó là một xu hướng giảm mạnh giá dẫn đến sự hình thành của mô hình lá cờ hình chữ nhật và sẽ thể hiện rõ nét với hai đường xu hướng tăng giảm trong mô hình. Nếu trường hợp giá breakout lá cờ sẽ đi xuống thì đồng thời giá cũng sẽ giảm xuống một đoạn tương ứng bằng với chiều dài của thân cờ.

Phân tích kỹ thuật trade coin với mô hình cốc tay cầm

Vì hình dạng mô hình này giống cái cốc tay cầm nên có tên gọi như vậy. Để xác định được mô hình cốc tay cầm các bạn cần phải kết hợp với công cụ Fibonacci, vì nếu không kết hợp thì khó để mà nhận biết được mô hình này. Khi breakout khỏi vùng tay cầm thì giá mục tiêu tương ứng bằng với chiều cao của cốc.

cach phan tich ky thuat trade coin qua mo hinh coc tay cam
Phân tích kỹ thuật trade coin với mô hình cốc tay cầm. Ảnh: Google tìm kiếm

Phân tích kỹ thuật trade coin với mô hình cái nêm 

Mô hình cái nêm tăng

Với mô hình cái nêm tăng bạn dễ dễ dàng thấy được cả 2 cạnh đều đồng thời hướng lên phản ánh bên mua đang chiếm ưu thế hơn là bên bán. 

Giá lúc này đang có xu hướng tăng lên nhưng không nhiều và giá không thể vượt qua khỏi mức kháng cự. Giá breakout sẽ theo hướng xuống khi có một hay một nhóm người nào đó áp đảo được bên mua.

Mô hình cái nêm giảm

Với mô hình cái nêm giảm thì ngược lại, các bạn sẽ thấy cả 2 cạnh trong mô hình này đều hướng xuống dưới, thể hiện bên bán đang chiếm ưu thế hơn bên mua. Tuy bên bán đang áp đảo nhưng nếu có một hay một nhóm người nào đó mạnh hơn áp đảo lại thì giá breakout sẽ hướng lên.

Phân tích kỹ thuật trade coin với mô hình 2 đỉnh 2 đáy

Mô hình này thuộc nhóm mô hình đảo chiều. Theo tài liệu phân tích kỹ thuật trade coin nếu các nhà đầu tư coin biết nắm bắt tốt thời điểm diễn ra đảo chiều diễn ra thì có thể thu về phần lợi nhuận cực khủng.

Mô hình 2 đỉnh

Với mô hình này thì luôn có 2 đỉnh gần bằng hay xấp xỉ nhau, mức độ chênh lệch không được quá lớn vì như vậy mô hình này sẽ không có tính chính xác cao. Khi breakout bằng với chiều cao của mô hình thì mức giá mục tiêu tối thiểu có thể đạt được.

Mô hình 2 đáy

Cũng tương tự với mô hình 2 đỉnh, ở mô hình 2 đáy các nhà đầu tư cần quan tâm: Hai đáy phải tương đương, gần bằng nhau, chênh lệch ở mức độ không được quá nhiều. Và mức giá mục tiêu sau khi breakout tối thiểu bằng với chiều cao của mô hình.

Phân tích kỹ thuật trade coin với mô hình 3 đỉnh 3 đáy

Mô hình 3 đỉnh 3 đáy cũng tương tự như mô hình 2 đỉnh 2, chỉ khác là thường xuất hiện thêm 1 đáy hoặc 1 đỉnh. Và giá mục tiêu thấp nhất đạt được sau khi breakout bằng đúng chiều cao của mô hình.

Phân tích kỹ thuật trade coin với mô hình 1 – 2 – 3

Các trader cần học phân tích kỹ thuật để vận dụng mô hình 1 – 2 – 3 khi quyết định mua hay bán coin.

phan tich ky thuat trade coin qua mo hinh 1 2 3
Phân tích kỹ thuật trade coin với mô hình 1 – 2 – 3. Ảnh: Google tìm kiếm
Mô hình 1 – 2 – 3 mua

Mô hình này cũng gần giống với mô hình 2 đáy. Các bạn có thể dễ dàng thấy được xu hướng giảm xuống và hình thành nên 2 đáy. Tuy nhiên ở đây điểm khác là thường đáy sau sẽ cao hơn đáy trước. Lúc này điều các bạn cần làm đợi cho giá breakout ra khỏi khu vực số 2 thì cần đặt lệnh mua ngay, bởi thông thường giá rất có thể tăng mạnh sau đó.

Mô hình 1 – 2 – 3 bán

Với mô hình 1 – 2 – 3 bán cũng tương tự với mô hình 2 đỉnh. Các bạn có thể dễ dàng thấy được xu hướng giá tăng và hình thành nên 2 đỉnh. Và ở đây phần đỉnh sau thường thấp hơn phần đỉnh trước. Lúc này điều các bạn cần làm đợi cho giá breakout ra khỏi khu vực số 2 thì cần đặt lệnh bán coin, bởi thông thường giá rất có khả năng giảm mạnh sau đó.

Nội dung trên đây là toàn bộ những hướng dẫn từ A đến Z được chắt lọc từ các tài liệu phân tích kỹ thuật trade coin. Chúng tôi hy vọng sẽ giúp các bạn vận dụng thành công.

Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài Hướng dẫn phân tích kỹ thuật trade coin toàn tập từ A-Z nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Liên hệ TOP 1 đề xuất!