Ô nhiễm môi trường luôn là một trong những đề tài “nóng hổi” trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bởi có lẽ toàn cầu đang phải đối mặt với sự nóng lên của trái đất. Để cứu trái đất, chúng ta cần phải thực hiện những biện pháp để bảo vệ môi trường.
Hôm nay, hãy cùng Top1dexuat.com tìm hiểu trước về ô nhiễm môi trường nước để mọi người có thể biết rõ hơn về nó như ô nhiễm nguồn nước là gì? Nguyên nhân từ đâu và cách khắc phục như nào nhé!
Ô nhiễm nguồn nước là gì?
Ô nhiễm nguồn nước là hiện tượng các nguồn nước như sông, hồ, biển, nước ngầm,… bị thay đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học do các hoạt động của con người hoặc thiên nhiên, dẫn đến chất lượng nước suy giảm và không còn phù hợp cho các nhu cầu sử dụng của con người.
Tình hình ô nhiễm nguồn nước ở Việt nam và thế giới
Vấn đề ô nhiễm nguồn nước trên toàn cầu như thế nào?
Để giúp cho cuộc sống của con người được cải thiện, nhiều ngành công nghiệp đã không ngại dùng mọi cách để có thể đẩy mạnh công cuộc phát triển. Và chính những sự tác động tưởng như vô hình mà lại có thể phá hủy đi môi trường sống của loài người và nhiều loài động thực vật trên hành tinh.
Quá trình công nghiệp hóa đã dẫn đến mức độ ô nhiễm nước đáng báo động trên khắp thế giới. Đặc biệt Châu Á là khu vực có mức độ ô nhiễm gần như là cao nhất thế giới ở đây chỉ số các chất độc hại trong nước gấp 3 lần so với chỉ số trung bình của thế giới
Hiện tại, gần 1,2 triệu người ở Bangladesh phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm, mặc dù lượng nước sạch đạt tiêu chuẩn chỉ chiếm 15%.
Chưa hết đây mới chỉ là những số liệu thống kê về việc ô nhiễm nguồn nước mặt bên cạnh đó nguồn ô nhiễm nước ngầm cũng đang trở thành một vấn đề rất là quan trọng mà chưa có những biện pháp triệt để.
Xem thêm: Nước ngầm là gì? Vai trò, ý nghĩa, cách tìm nguồn nước ngầm
Vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam
Theo số liệu do Unicef công bố, 5 quốc gia có nguồn nước bị ô nhiễm nặng nhất là: Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Indonesia và Việt Nam.
Tại Việt Nam, khoảng 17 triệu người chưa được sử dụng nước sạch (theo báo cáo mới nhất của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Vệ sinh môi trường). Họ thường phải dùng đến các nguồn nước không đảm bảo như nước mưa, nước giếng,…
Với nhiều hơn 1.000 m³ rác thải và gần 400.000 m³ nước thải thải ra môi trường mỗi ngày, mức độ ô nhiễm nguồn nước của Hà Nội thực sự đáng lo ngại khi mới chỉ xử lý được khoảng 10%.
Ở thủ đô Hà Nội , lượng nước thải chủ yếu được thải ra các hệ thống sông rạch như sông Đà, hồ Linh Đàm, Tô Lịch,…..
Đặc biệt, sông Tô Lịch, trước đây được coi là “Long mạch Thủ đô”, nay đang trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều người dân và du khách không hài lòng mỗi khi đi ngang qua bởi sự bốc mùi hôi thối từ nguồn nước làm họ cảm thấy khó chịu.
Nằm trong khu vực công nghiệp lớn của cả nước, ô nhiễm nguồn nước tại TP.HCM cũng đang ở mức báo động.
Khu vực kênh Tàu Hủ là khu vực ô nhiễm đặc biệt bởi lượng nước và rác thải đều đổ dồn chủ yếu về các huyện. Và tất nhiên những hộ dân sinh sống ở gần đây đều thường xuyên phải hứng chịu những hậu quả của việc ô nhiễm nguồn nước như phải gửi mùi hôi thối.
Theo thống kê của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 9.000 người tử vong và hơn 100.000 người bị bệnh ung thư bởi họ sử dụng nguồn nước bẩn bị ô nhiễm và không đảm bảo an toàn vệ sinh.
Nguồn nước bị ô nhiễm do đâu?
Ngày nay chúng ta đang phải đứng trước thử thách đó là nguồn nước ngầm đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Để tìm ra được biện pháp thì ta cần phải biết được nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí.
Tự nhiên xuất hiện
Tự nhiên xảy ra trong nguồn nước xuất hiện ô nhiễm Arsenic bởi những cặn bẩn tồn tại ở trong tầng chứa nước có chứa có chứa những chất hữu cơ tạo điều kiện yếm khí trong các tầng chứa nước và rồi gây ra tình trạng ô nhiễm Arsenic ở nguồn nước tự nhiên.
Arsenic được giải phóng nhờ được thông qua sự hòa tan của các vi sinh vật tạo ra những hợp chất oxit sắt có trong trầm tích, chúng liên kết một cách mạnh mẽ với các oxit sắt ở trong nước và rồi gây nên ô nhiễm nguồn nước ngầm. Kết cục là, nước ngầm giàu asen thường sẽ giàu sắt, tuy nhiên trong các quá trình thứ cấp thường có sự che khuất đi sự liên kết của asen hòa tan và sắt hòa tan.
Độ cay của Arseniccao hơn một chút so với Arsenate
Phổ biến nhất trong nước ngầm là asenit khử và các loại asenat bị ôxy hóa. Các nghiên cứu của WHO ở Bangladesh cho thấy 20% trong số 25000 giếng được phân tích có mức asen lớn hơn 50 μg / L.
Sự hiện diện của florua
Sự xuất hiện và khả năng có thể hòa tan của những khoáng chất trong nó có chứa florua như florit caf2 có liên quan chặt chẽ tới sự xuất hiện của florua. Nếu ở trong tầng chứa nước thiếu nhiều canxi thì nồng độ florua trong nước sẽ cao.
Khi nồng độ florua trong nước ngầm vượt quá 1,5 mg / L, đây là mức tham chiếu của WHO kể từ năm 1984 sẽ dẫn tới những vấn đề về sức khỏe có liên quan tới tình trạng nhiễm fluor ở răng có thể diễn ra.
Nước thải từ các nhà máy công nghiệp
Chất thải công nghiệp được thải ra từ các nhà máy và xả ra môi trường xã đã gây nên ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Chỉ vì muốn tiết kiệm chi phí mà nhiều nhà máy đã không tuân thủ thực hành tốt các biện pháp xử lý chất thải đúng theo quy định mà họ xả trực tiếp chất thải ra ngoài môi trường.
Hầu như đây đều là những chất hóa học rất độc hại bị nhiễm nặng nên khi chúng vừa mới được cho xả ra ngoài là chúng ta đã có thể dễ dàng nhận biết chúng qua mùi và màu sắc. Đây là vấn nạn cần được giải quyết khẩn cấp, nhà nước và người dân nên chung tay góp sức đẩy lùi tình trạng chất thải từ các nhà máy công nghiệp.
Nước thải trong quá trình sinh hoạt
Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng tới nguồn nước ngầm bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống sông ngòi và cách sinh hoạt của chúng ta, hệ thống xử lý nước thải của thành phố.
Vì nhà nước không thể đáp ứng được nhu cầu của các người dân vậy nên đây là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh liên quan như dịch tả, sốt rét vì lượng rác thải sinh hoạt đổ ra sông sẽ còn tiếp tục lây lan và sinh sôi một cách nhanh chóng.
Đốt nhiên liệu và nhà máy thải ra khí thải
Thực chất những đám mây đen ở trên bầu trời mà mọi người nhìn thấy đều là do những khí thải thoát ra ngoài không khí và nó ngưng tụ lại. Mưa sẽ chảy xuống sông, suối, ao, hồ và rồi làm cho nguồn nước bị ô nhiễm.
Chính vì thế, chúng ta không nên quá lạm dụng để sử dụng nước mưa cho tiết kiệm bởi vì nước mưa không hề tốt như chúng ta tưởng.
Rác thải sinh hoạt
Có lẽ chúng ta đã lầm tưởng rằng nếu ta vứt rác thải lên bờ thì ta sẽ không liên quan gì đến việc làm ô nhiễm nguồn nước. Đây quả là một suy nghĩ sai lầm. Những rác thải như thủy tinh, cao su, nhựa có thể tồn tại khoảng vài trăm năm trong môi trường và các chất thải này tác động trực tiếp lên nguồn nước.
Chất thải từ động vật
Những lò mổ động vật hay xác động vật chết rồi mà không được qua xử lý nó sẽ làm phát tán sự ô nhiễm trong nước và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chính bản thân chúng ta. Và tồi tệ hơn, điều này đã dẫn tới bùng phát nhiều loại dịch bệnh như tả lợn, tiêu chảy,… và gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Sử dụng thuốc trừ sâu
Đây là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước ngầm và làm hủy hoại môi trường sống của sinh vật. Thuốc trừ sâu còn được đổ trực tiếp ra ao, hồ, sông, suối gây ra ô nhiễm, ruộng lúa và hoa màu thì bị hun trùng.
Ảnh hưởng do ô nhiễm nguồn nước
Tuy nước ngầm đóng vai trò vô cùng trong cuộc sống của chúng ta tuy nhiên ở một số nơi khác thì chính mạch nước ngầm lại là mối đe dọa lớn đối với họ bởi nguồn nước ngầm đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của con người.
Nếu bạn đang sống ở những nơi mà chúng tôi liệt kê ra dưới đây thì hãy cẩn thận hơn khi sử dụng nước nhé. Thường xuyên kiểm tra xem có mùi, màu sắc lạ hoặc các vật thể kỳ lạ khác hay không, và nếu bạn có bất kỳ mối lo ngại nào, tốt nhất bạn nên kiểm tra nước thường xuyên.
Khu tập thể
Nếu như bạn đang sống ở một khu vực dân cư đông đúc thì có lẽ nước của bạn cũng có nguy cơ cao bị ô nhiễm do các chất độc hại ô nhiễm khác nhau. Mặc dù hầu hết các hệ thống xử lý nước đô thị có khả năng loại bỏ hầu hết các chất này, nhưng một số lại đặc biệt nghiêm trọng và trở thành yếu tố ô nhiễm môi trường.
Nông trại
Nhiều trang trại đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm nghiêm trọng do sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu. Một thời gian lâu sau, những thực phẩm được trồng trên chính những mảnh đất bị ô nhiễm cũng sẽ chứa những chất độc gây làm ô nhiễm như vậy. Nghiêm trọng hơn là một số loại vi khuẩn Listeria hoặc E. coli sẽ xâm nhập và làm hại cây trồng.
Khu vực liền kề bãi rác
Cư dân sống trong khu vực liền kề bãi rác rất dễ bị nhiễm bẩn nguồn nước ngầm. Những bài rác đầy chứa đầy rẫy những chất thải độc hại, nguy hiểm mà không được tái chế hay xử lý theo đúng quy định thì khi đó các chất hóa học gây độc sẽ làm cho một lượng lớn mạch nước ngầm bị rò rỉ.
Các khu vực tiếp giáp với các khu vực nứt nẻ
Giống như các bãi chôn lấp, những khu vực này có thể gây ô nhiễm nước ngầm trong toàn khu vực. Mặc dù đây vẫn là một vấn đề gây tranh cãi trên toàn thế giới cho đến ngày nay, một số nhà khoa học đã chỉ ra rằng công nghệ này làm gia tăng ô nhiễm nước ngầm do các kim loại nặng thải ra trong quá trình hoạt động.
Cách khắc phục ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm nguồn nước là vấn đề cấp bách cần được giải quyết để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Dưới đây là một số cách khắc phục ô nhiễm nguồn nước:
1. Ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước:
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường: Mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác thải bừa bãi, sử dụng tiết kiệm nước.
- Phân loại rác thải: Phân loại rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp để xử lý đúng cách.
- Hạn chế sử dụng hóa chất độc hại: Hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,… trong sản xuất nông nghiệp.
- Sử dụng tiết kiệm nước: Tắt vòi nước khi không sử dụng, sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước.
2. Xử lý nước thải:
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho các khu công nghiệp, khu dân cư, trang trại chăn nuôi,…
- Áp dụng các biện pháp xử lý nước thải tiên tiến: Áp dụng các biện pháp xử lý nước thải tiên tiến như xử lý sinh học, xử lý hóa lý,… để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải.
- Tái sử dụng nước thải: Tái sử dụng nước thải sau khi xử lý cho các mục đích như tưới cây, rửa xe,…
3. Bảo vệ nguồn nước:
- Trồng cây xanh ven sông, hồ: Trồng cây xanh ven sông, hồ để giúp lọc nước, hạn chế xói mòn đất.
- Bảo vệ rừng: Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, do đó cần bảo vệ rừng và trồng rừng mới.
- Quản lý chặt chẽ các hoạt động khai thác khoáng sản: Quản lý chặt chẽ các hoạt động khai thác khoáng sản để hạn chế ô nhiễm nguồn nước.
4. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục:
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước, nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường.
- Nâng cao nhận thức về tác hại của ô nhiễm nguồn nước: Nâng cao nhận thức về tác hại của ô nhiễm nguồn nước để mọi người có ý thức bảo vệ nguồn nước tốt hơn.
Bên cạnh những giải pháp trên, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người dân để bảo vệ nguồn nước hiệu quả.
Bảo vệ nguồn nước là trách nhiệm của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Chúng ta cần chung tay bảo vệ nguồn nước để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình và thế hệ tương lai.
Ngoài ra, có thể tham khảo thêm một số giải pháp cụ thể sau:
- Đối với ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt: Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn; sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước; tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân.
- Đối với ô nhiễm nguồn nước do nước thải công nghiệp: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đạt tiêu chuẩn; áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động xả thải của các doanh nghiệp.
- Đối với ô nhiễm nguồn nước do hoạt động nông nghiệp: Hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; áp dụng các biện pháp canh tác bền vững; tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân.
- Đối với ô nhiễm nguồn nước do rác thải: Thu gom và xử lý rác thải đúng cách; hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần; tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân.
Qua những tài liệu vừa rồi mà chúng mình cung cấp chắc hẳn mọi người đã hiểu rõ hơn về ô nhiễm nguồn nước, nguyên nhân và giải kháp khắc phục. Hãy cùng hành động để bảo vệ môi trường nước của chúng ta nhé! Hy vọng những kiến thức được chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nước ngầm là gì nhé?