Có lẽ chúng ta đã không còn xa lạ với hai từ “nước ngầm”. Nước ngầm đóng vai trò vô cùng to lớn trong cuộc sống của con người. Vậy nước ngầm là gì? Vai trò, ý nghĩa của nó như thế nào? Và có những cách nào có thể tìm được nguồn nước ngầm? Hãy cùng Top1dexuat.com tìm hiểu rõ hơn về nước ngầm qua những thông tin dưới đây nhé!
Nước ngầm là gì?
Nước ngầm là nước được tìm thấy dưới lòng đất trong các tầng chứa nước – những cấu tạo địa chất của đá, cát và sỏi chứa một lượng nước đáng kể. Nước ngầm thường được hình thành khi nước mưa hoặc nước mặt thấm xuống đất và được lưu trữ trong các tầng chứa nước. Nước ngầm có thể di chuyển qua các tầng chứa nước dưới áp lực, tạo ra các mạch nước ngầm.
Nước ngầm đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người và môi trường. Nước ngầm là nguồn cung cấp nước ngọt chính cho nhiều khu vực trên thế giới, được sử dụng cho sinh hoạt, tưới tiêu, công nghiệp và nhiều mục đích khác. Nước ngầm cũng hỗ trợ duy trì dòng chảy của sông suối và hệ sinh thái ven sông.
Có hai loại nước ngầm chính:
- Nước ngầm phreatic: Loại nước ngầm này nằm gần bề mặt đất, trong các tầng chứa nước không bị giới hạn bởi đá không thấm nước. Nước ngầm phreatic thường được hình thành bởi nước mưa hoặc nước mặt thấm xuống đất.
- Nước ngầm áp lực: Loại nước ngầm này nằm sâu dưới lòng đất, trong các tầng chứa nước bị giới hạn bởi đá không thấm nước. Nước ngầm áp lực thường được hình thành bởi nước mưa hoặc nước mặt thấm xuống đất trong một thời gian dài và bị nén bởi áp lực của các lớp đá phía trên.
Nước ngầm từ đâu mà có?
Nguồn gốc chính của nước ngầm là nước mưa. Khi nước mưa rơi xuống mặt đất, một phần sẽ bốc hơi, một phần sẽ chảy trôi trên mặt đất thành sông suối, và một phần sẽ thấm sâu vào lòng đất qua các khe nứt, kẽ hở của đá và các lớp đất tơi xốp. Nước mưa này sẽ được lưu trữ trong các tầng chứa nước – những cấu tạo địa chất có khả năng giữ nước như đá vôi, sa thạch, sỏi,…
Có thể tóm tắt quá trình hình thành nước ngầm như sau:
- Nước mưa rơi xuống mặt đất.
- Một phần nước mưa bốc hơi và chảy trôi trên mặt đất.
- Một phần nước mưa thấm xuống lòng đất qua các khe nứt, kẽ hở của đá và các lớp đất tơi xốp.
- Nước mưa được lưu trữ trong các tầng chứa nước.
- Nước ngầm có thể di chuyển qua các tầng chứa nước dưới áp lực, tạo ra các mạch nước ngầm.
Ngoài ra, nước ngầm cũng có thể hình thành từ:
- Nước tan chảy từ tuyết và băng hà: Nước tan chảy từ tuyết và băng hà cũng có thể thấm xuống lòng đất và trở thành nước ngầm.
- Nước biển xâm nhập: Ở những khu vực ven biển, nước biển có thể xâm nhập vào các tầng chứa nước ngầm do hiện tượng xâm nhập mặn.
Mạch nước ngầm là gì?
Ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng mạch nước ngầm cũng giống như nước ngầm nhưng nó là một lượng nước lớn tích trữ ở bên trong lòng đất. Cũng giống với nước ngầm, mạch nước ngầm sẽ được tích trữ lại ở trong các không gian rỗng của đất sau đó tạo nên các lớp đất đá trầm tích.
Mạch nước ngầm được phân bố rộng rãi ở khắp mọi địa điểm ở trên trái đất. Cho dù có là sa mạc hay núi cao, đồng bằng chúng ta cũng đều có thể tìm thấy được các mạch nước ngầm bởi nó chạy rất dài theo dòng chảy. Nơi nào có mạch nước ngầm thì nơi đó ta sẽ tìm được nguồn nước để sử dụng.
Sự phân bố của các tầng nước dưới đất
Theo vị trí
- Tầng nước ngầm: Nằm ở phía trên cùng, bên trên nó là tầng không thấm nước chặn đầu.Tầng này có thể chịu được những biến đổi dữ dội của thời tiết hay khi trời nắng to thì lượng nước giảm xuống còn khi trời mưa to thì mực nước sẽ được tăng lên. Nguồn gốc của tầng này chủ yếu là do nước ở trên mặt đất thấm xuống rồi thải ra sông, hồ.
- Tầng nước ứ: nằm ở phía bên trên tầng thấm nước bởi tầng này rất khó thấm nước cho nên mỗi khi trời mưa lớn thì nước sẽ hút không kịp và bị ứ đọng lại ở tầng này và hình thành nên tầng nước ứ. Nhưng một thời gian sau thì nước sẽ bị bốc hơi và lượng nước vơi dần đi rồi cách biệt với nước trên mặt đất.
- Nước giữa tầng: nằm ở giữa hai tầng không thấm nước hay nói cách khác đây là nước ở trong tầng thấm nước. Tầng này thì duy trì khá ổn định, không bị biến đổi theo thời tiết và chất lượng nước ở đây cũng là tuyệt vời nhất bởi do nước ở giữa tầng khá sâu và nằm ở giữa hai tầng đất sét.
Theo tính chất chứa-chuyển nước
- Tầng chứa nước: nước ở tầng này có khả năng chứa, chuyển động như là sỏi, đá, cát,… Đây là một hệ thống địa chất. Ngày nay nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng tầng chứa nước chính là nước ở trong tầng được khai thác.
- Tầng thấm nước: Tầng này nằm trong đất thịt và đất sét pha cát nhưng đây là loại đất chứa nước rất yếu. Chính vì vậy mà tính chất dẫn nước và chứa nước ở tầng thấm nước này khá là kém.
- Tầng chứa nhưng không thấm nước: giống như cách gọi tên của nó thì tầng địa chất này không có khả năng thấm hay dẫn nước mà chỉ có mỗi tác dụng chứa nước thôi ví dụ như là đất sét.
- Tầng cách nước: tầng địa chất này vừa có khả năng dẫn nước mà lại vừa có khả năng chứa nước ví dụ như đó là đá granite
Nguồn nước ngầm có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người
Nước ngầm có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống cho tất cả các loài động thực vật có mặt trên trái đất.
Nước ngầm có vai trò quan trọng trong việc giúp duy trì ổn định các dòng chảy của những con sông ngòi. Hơn thế, nó còn có thể làm cố định được các lớp đất đá bên trên và giúp tránh các hiện tượng thiên tai như sạt lở, lún đất.
Những người làm nông thường sử dụng nước ngầm để cung cấp nước phục vụ cho quá trình nông nghiệp như tưới hoa màu, cây ăn quả, cây có giá trị kinh tế. Nếu như nguồn nước ngầm sạch sẽ và có chất lượng tốt thì nó còn có thể giúp ích được trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.
Nguồn nước ngầm là nguồn nước chính chủ yếu cung cấp nước cho những con sông suối, ao hồ và cả đại dương. Ngoài ra nguồn nước ngầm còn có thể được sử dụng để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt, ăn uống của con người và việc dùng nước ngầm sẽ làm giảm thiểu giải phóng sức lao động khi phải lấy nước xả.
Tình hình nước ngầm ở Việt Nam hiện nay
Nhà nước đã có nhiều biện pháp triển khai việc cung cấp nước máy cho người dân ở nhiều nơi. Tuy nhiên vấn đề khai thác vẫn chưa dừng lại. Những người dân đã chọn sử dụng nước ngầm thay vì dùng nước máy họ dùng nước ngầm trong tưới tiêu, trong sinh hoạt, trong sản xuất,…
Và tất nhiên những việc làm này đã làm dẫn tới tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm. Thế nhưng tình trạng này vẫn chưa có dấu hiệu giảm xuống mặc dụ tình hình này đã đạt tới mức báo động.
Việc khai thác nước ngầm vượt quá mức cho phép, khai thác một cách bừa bãi trong những năm gần đây đã gây ra hiện tượng ô nhiễm hệ thống nguồn nước ngầm và sụt lún đất ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội hai thành phố lớn của nước cả. Không chỉ vậy ở các vùng duyên hải hay các giếng nước thì nguồn nước ngầm cũng đã bị ô nhiễm hoặc nhiễm mặn.
Theo như các thống kê và báo cáo thì người ta đã nhận xét rằng nguồn nước ngầm đã không còn sạch như trước đây nữa. Giờ đây hầu hết các nguồn nước ngầm đều có chứa những chất có hại và kim loại nặng như sắt, asen, amoni,… với hàm lượng rất cao. Và thật đáng tiếc, hậu quả là mỗi năm Việt Nam có tới 200.000 người mắc bệnh ung thư; 9.000 trường hợp tử vong nguyên nhân là do sử dụng nguồn nước ngầm bị ô nhiễm.
Cách tìm ra nguồn nước ngầm là gì?
Cách tìm ra mạch nước ngầm bằng phương pháp thủ công
Trên đây là 3 phương pháp tìm nước ngầm thủ công chính xác nhất mà chúng tôi đã tổng hợp được để chia sẻ đến với các bạn.
Phương pháp 1: Sử dụng xu
Bạn sử dụng 10 đồng xu, bạn dùng dây để nối chúng lại. Sau đó buộc dây xung quanh búp bê, kéo các đồng xu trên mặt đất, nếu có nguồn nước trên mặt đất, đồng xu sẽ kéo theo hướng đó.
Phương pháp này có độ chính xác khá cao và được một người dân chia sẻ lại. Bên cạnh ưu điểm thì nó cũng có một số nhược điểm đó là mất rất nhiều thời gian và công sức.
Phương pháp 2: Sử dụng Thanh sắt
Phương pháp này được chia sẻ bởi lại từ những người đã từng tìm nước ngầm theo cách thủ công.
Bằng cách dùng 2 thanh sắt nhỏ hình chữ L dài khoảng 50cm, móc 2 thanh sắt này vào ngón trỏ, giữ thanh sắt cân bằng, khi có nước ngầm thì 2 thanh sắt sẽ chuyển động dần. Đặt người quay theo chiều thanh sắt chuyển động cho đến khi gặp đúng mạch nước thì lập tức thanh sắt dừng lại, hết rung, lại bắt đầu lắc.
Phương pháp 3: Với một chiếc đồng hồ, dây và sỏi
Đây là phương pháp mà người dân đã tìm ra được trong quá trình hoạt động. Họ đeo một chiếc đồng hồ được gắn với một sợi dài. Sau đó lên dây cót trên tay, khi đưa đến nơi có nguồn nước ngầm thì đồng hồ sẽ quay.
Bật công tắc của vòng tay sau đó cho những viên sỏi vào trong lòng bàn tay rồi đợi cho đến khi chiếc đồng hồ dừng lại và cuối cùng là ta đếm xem trên tay có bao nhiêu viên sỏi mỗi viên ước tính bằng 1m. Như vậy kết luận lại rằng ở trên tay bạn có bao nhiêu viên đá thì nước sâu bấy nhiêu.
Điểm nổi bật trong phương pháp này là nó có thể cho ta biết được độ sâu hoặc nông của mạch phun.
Sử dụng máy dò nước ngầm
Hiện nay người ta đã tìm ra được rất nhiều phương pháp hiện đại, bạn muốn tìm ra nguồn nước ngầm nhanh, hiệu quả, mất ít thời gian hơn thì bạn có thể tham khảo phương pháp sử dụng máy dò tìm mạch nước ngầm. Theo tôi thì cách này có vẻ có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp thủ công.
Chỉ với một chiếc máy dò tìm bề mặt đã có thể giúp các bạn xác định được chính xác độ sâu hay chiều rộng của chu trình nước qua đó ta sẽ biết được chính xác đó là sông ngầm, lỗ hổng hay là tầng chứa nước. Ngoài ra sử dụng những con máy dò nước ngầm này bạn cũng có thể đưa ra những phương án chính xác hơn để có được phương án sử dụng tối ưu nhất.
Máy dò nước ngầm có cấu tạo hết sức đơn giản, dễ dàng xử lý và đặc biệt là gọn gàng, nhẹ dễ dàng mang theo. Đây là ưu thế vượt trội của phương pháp này. Bạn sẽ bắt gặp những mạch nước phun nằm rất sâu trong lòng đất lên tới 200m, điều này không thể làm được bằng phương pháp thủ công. Thiết bị còn giúp bạn yếu tố chi phí vật liệu khoan, thời gian hoàn thành, chi phí nhân công.
Như vậy qua những thông tin trên, có lẽ mọi người giờ cũng đã hiểu rõ hơn về mạch nước ngầm, vai trò, ý nghĩa và cách tìm ra mạch nước ngầm,… Hãy cùng nhau góp sức nhỏ của mình vào công cuộc bảo vệ nguồn nước ngầm nhé. Bảo vệ môi trường cũng như là đang bảo vệ chính bản thân của chúng ta. Hy vọng những kiến thức được chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nước ngầm là gì nhé?