Hôm nay mình vừa xem một bộ phim, nội dung phim bình bình, không ấn tượng với mình lắm, bởi mình đã mê mẩn nụ cười của chị nữ chính từ tấm poster rồi. Mình tự hỏi, tại sao nụ cười chị ấy tỏa sáng đến vậy nhỉ? Tại sao hàm răng chị ấy lại đều đẹp thế nhỉ? Hừm, nếu không phải răng đẹp tự nhiên thì có lẽ là do niềng răng nhỉ?
Ôi thôi thôi không suy nghĩ đến việc chị nữ chính có niềng răng hay không. Nhưng chắc chắn hôm nay chúng ta sẽ suy nghĩ và tìm hiểu về niềng răng mắc cài và niềng răng mắc cài giá bao nhiêu. Cùng Top1dexuat.com tìm hiểu bạn nhé!
Niềng răng mắc cài là gì?
Niềng răng mắc cài hay còn được gọi là chỉnh nha mắc cài là định nghĩa chung để nói về kỹ thuật di chuyển răng bằng phương pháp sử dụng mắc cài với chất liệu mắc cài kim loại hoặc mắc cài sứ gắn chặt trên bề mặt răng phối hợp với dây cung và các công cụ chỉnh nha cung cấp lực tác động để đưa răng về vị trí mong muốn.
Có bao nhiêu loại niềng răng mắc cài?
Niềng răng mắc cài kim loại thường
Theo mình thấy thì phương pháp niềng răng mắc cài kim loại thường là phương pháp có giá thành ổn áp nhất trong tất cả các loại niềng răng, phù hợp cả với những bạn kinh tế khá giả, không quá giàu có.
Mức giá phổ biến: 27.000.000 – 35.000.000
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Mắc cài kim loại tự buộc cần dùng để công nghệ hiện đại để tự điều chỉnh dây chun nên giá thành nhỉnh hơn một chút so với niềng răng mắc cài kim loại thường song độ hiệu quả của cả hai không chênh nhau quá nhiều.
Mức giá phổ biến: 27.000.000đ – 32.000.000
Niềng răng mắc cài sứ thường
Mức giá phổ biến: 42.000.000đ – 50.000.000
Niềng răng mắc cài sứ có mắc cài được làm từ sứ cao cấp, đảm bảo an toàn tuyệt đối, mang đến sự an tâm cho người tiêu dùng. Niềng răng mắc cài sứ màu trắng, trùng hợp là răng chúng ta cũng màu trắng nên để phân biệt được mắc cài sẽ khó hơn. Song chi phí chi trả cho phương pháp niềng răng này cũng không phải bèo bọt gì.
Niềng răng mắc cài sứ tự buộc
50.000.000 – 58.000.000
Cũng như niềng răng mắc cài kim loại tự buộc, niềng răng mắc cài sứ tự buộc cũng nhờ công nghệ tiên tiến để tự điều chỉnh khớp thắt dây thun sao cho phù hợp nhất. Tuy vậy, niềng răng mắc cài sứ tự buộc với niềng răng mắc cài sứ thường có hiệu quả dường như giống hệt nhau, chỉ chênh lệch ít về thời gian đeo niềng.
Nha Khoa MIC là phòng khám nha khoa uy tín chuyên cung cấp các dịch vụ nha khoa, thẩm mỹ hàng đầu như bọc răng sứ, trồng răng implant, niềng răng chỉnh nha. Tại đây áp dụng những quy trình thăm khám và điều trị chuyên nghiệp với các bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao luôn đem lại sự an tâm cho người bệnh.
Website: https://nhakhoamic.vn/
Địa chỉ: Số 288, Tô Ngọc Vân, Khu phố 3, Phường Tam Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Số điện thoại: 1900-292-979
Email: tuvan@nhakhoamic.vn
Có nên niềng răng mắc cài không?
Ưu điểm và nhược điểm của từng loại niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài kim loại thường
Được nhiều người lựa chọn để chỉnh nha. Niềng răng mắc cài kim loại thường là một loại mắc cài cơ bản, chất liệu phổ biến của phương pháp này thường là inox, thép không gỉ hoặc xa hoa hơn thì đôi khi có người sẽ đặt mắc cài làm bằng bạc hoặc mạ vàng.
Nhắc đến kim loại, ta nghĩ ngay đến sự cứng chắc, đó cũng phản ánh được độ bền của loại mắc cài này.
Nhắc đến kim loại, ta nghĩ ngay đến trọng lượng cao, điều đó sẽ dẫn đến sự ổn định khi tác dụng lực lên răng.
Ưu điểm:
- Là phương pháp niềng răng ít tốn kém nhất.
- Vì là phương pháp niềng răng truyền thống nên niềng răng mắc cài kim loại không đòi hỏi sử dụng nhiều phần mềm công nghệ cao trong công cuộc hỗ trợ điều trị.
- Thời gian đeo mắc cài ngắn.
Nhược điểm:
- Chất liệu của kim loại cứng có thể gây kích ứng phần nướu mềm, làm hại cho cơ thể đối với một số người có mô thịt nhạy cảm. Việc ngậm kim loại trong miệng trong thời gian dài dễ sinh ra tình trạng tăng tiết nước bọt trong khi mang mắc cài.
- Tính thẩm mỹ không cao, không thuận tiện trong quá trình giao tiếp.
- Dễ bung sứt.
- Tổn thương khoang miệng.
- Không được thoải mái trong ăn uống.
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Như cái tên của sản phẩm, niềng răng mắc cài tự buộc được xem như “đời sau” của niềng răng kiểu mắc cài thường. Nhưng thay vì dùng dây thun truyền thống như người anh em của mình, niềng răng mắc cài kim loại tự buộc có hệ thống rãnh tự động, có thể tự chỉnh khớp sao cho đúng ý người đeo niềng, hạn chế tình trạng bung sứt tốt hơn.
Ưu điểm:
- Thời gian đeo niềng của mắc cài kim loại thường ngắn thì người anh em này còn ngắn hơn 3 – 6 tháng nên nếu bạn không muốn đeo niềng quá lâu thì nên cân nhắc phương pháp chỉnh nha này nhé.
- Độ bền cao.
- Hạn chế tổn thương khoang miệng.
- Thời gian tái khám ít hơn.
Nhược điểm:
- Tạo cảm giác môi bị trề, phù ra.
- Cần được thực hiện bởi bác sĩ có nhiều kinh nghiệm, tay nghề phải cao mới có thể đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
- Chi phí tầm trung, đại khái vẫn cao hơn niềng răng mắc cài kim loại thường.
Niềng răng mắc cài sứ, mắc cài pha lê
Thành phần cấu tạo của hai loại mắc cài này là sứ trắng và pha lê không màu. Cũng như mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ và pha lê cũng được chia làm hai loại là mắc cài thường và mắc cài tự buộc.
Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ cao do trùng màu sắc nên khó nhận ra.
- Thành phấn cấu tạo vô hại đối với chúng ta.
- Hiệu quả cao, không có nhiều cản trở.
- Thời gian niềng răng được rút ngắn, tuy nhiên vẫn dài hơn thời gian niềng răng mắc cài kim loại thường.
Nhược điểm:
- Để niềng răng mắc cài sứ và pha lê, bạn phải bỏ ra số tiền lớn.
- Đeo mắc cài lâu.
- Do được sử dụng vật liệu sứ, pha lê để làm nên nếu vận động mạnh dẫn đến va chạm thì mắc cài có thể bị phá hỏng.
- Mắc cài dày nên dễ gây khó chịu, mang đến cảm giác bị trề môi.
- Bắt buộc phải vệ sinh răng miệng và mắc cài đúng cách, đủ số lần vệ sinh trong ngày, đúng giờ nếu không muốn chân đế bị nhiễm màu dẫn đến lộ rõ mắc cài.
Niềng răng mắc cài mặt trong (niềng răng mắc cài mặt lưỡi)
Vị trí gắn mắc cài ở hậu hàm răng. Phương pháp này giúp tăng hiệu quả thẩm mỹ vì ngoài người đeo niềng và bác sĩ, không ai có thể nhìn thấy mắc cài của bạn nếu chỉ giao tiếp thông thường. Tạo sự tự tin cho người dùng khi nói chuyện.
Ưu điểm:
- Vì mắc cài được che giấu hoàn toàn phía sau răng nên tính thẩm mỹ của phương pháp này đạt điểm tối đa.
- Có thể nói đây là phương pháp niềng phù hợp với nhiều nghề nhất vì khả năng thẩm mỹ của nó.
Nhược điểm:
- Để xinh đẹp xuyên suốt trong quá trình chỉnh nha, thứ duy nhất bạn tốn đó là tiền.
- Khó vệ sinh, kén nhiều món ăn.
- Không thể thực hiện phương pháp này với một bác sĩ “tay mơ”.
- Buộc người dùng phương pháp này phải đeo niềng rất lâu.
Niềng răng mắc cài trong suốt
Đây là phương pháp niềng rất hiện đại vì nó là sự kết hợp giữa thủ công và máy móc. Trước hết, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng của bạn, sau đó lấy mẫu dấu hàm gửi về máy tính.
Sau đó với công nghệ hiện đại sẽ làm ra khay niềng trong suốt và được điều chỉnh sao cho thật phù hợp với hàm răng bạn, để hàm răng bạn đạt được chất lượng cao nhất.
Ưu điểm:
- Độ thẩm mỹ tăng cao do dùng nên không để ý sẽ khó phát hiện khay niềng trong suốt.
- Hiệu quả chỉnh răng cao trong thời gian ngắn hơn nên có thể rút ngắn thời gian điều trị xuống từ 3 – 6 tháng.
- Không gây ra quá nhiều đau đớn và khó chịu cho người bệnh như khi sử dụng mắc cài.
Nhược điểm:
- Chi phí rất cao nhất trong tất cả các phương pháp niềng răng, có dao động từ 70 triệu cho đến 120 triệu tùy chất liệu của khay niềng.
- Đòi hỏi công nghệ cao và quá trình làm khay niềng phức tạp.
- Thời gian chờ đợi khay niềng được chế tạo rồi nhập khẩu từ Mỹ về cũng mất kha khá.
Kết luận
Dù đây là kết luận nhưng người đưa ra kết luận không phải là mình.
Nếu bạn muốn có một hàm răng đẹp, thời gian đeo niềng ngắn, chi phí có hạn, mình nghĩ bạn sẽ hợp với các loại niềng răng mắc cài kim loại.
Nếu bạn muốn một hàm răng xinh xắn kể cả trong quá trình niềng, bạn có thể bỏ ra mức phí tầm trung, mình sẽ cho bạn chọn giữa niềng răng mắc cài sứ và pha lê.
Nếu bạn thấy trong tay có quá nhiều tiền, không biết để làm gì khác ngoài việc chi trả cho vấn đề chỉnh nha, mình sẽ gợi ý bạn đi niềng răng mắc cài trong suốt hoặc niềng răng mắc cài mặt trong tùy sở thích.
Bạn thấy đó, việc đưa ra kết luận bạn phù hợp với loại mắc cài nào là ở bạn. Sau quá trình tìm hiểu về niềng răng, bạn cần đi đến gặp bác sĩ để tìm hiểu về tình trạng hàm răng để đưa ra sự lựa chọn chính xác nhất nhé.
Vậy là bài viết đã cho bạn những thông tin chính xác về niềng răng mắc cài cũng như giúp bạn giải đáp được thắc mắc niềng răng mắc cài giá bao nhiêu. Dù sao đi nữa, mình hy vọng bạn sẽ quyết định được cho mình một phương pháp niềng răng phù hợp và tậu về một hàm răng khỏe đẹp.
Xem thêm: Tìm hiểu về niềng răng mắc cài trong suốt chi tiết nhất