Bà Ngô Thị Mận vợ của Tổng Bí Thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam – Nguyễn Phú Trọng vẫn đi xe cub tần tảo giản dị, nấu cơm cho chồng, chắc chắn là hình ảnh và thông tin được ca tụng, lan truyền trên rất nhiều kênh truyền thông, mạng xã hội hiện nay.
Vậy chân dung về người vợ kín tiếng nhưng đầy quyền lực này như thế nào? Bà Ngô Thị Mận là ai? Hãy cùng Top1dexuat.com tìm hiểu chi tiết về lược sử của bà Ngô Thị Mận và đại gia đình bà qua bài viết sau.
Lược sử về Ngô Thị Mận
Gia đình
Trái ngược với hình ảnh một đồng chí uy quyền, liêm khiết, có đức, tâm huyết vì đất nước, vì dân như Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, đệ nhất phu nhân của ông lại là một người vô cùng thanh đạm đến mức không thể nào giản dị hơn.
Và đó là bà Ngô Thị Mận – đệ nhất phu nhân của đồng chí Nguyễn Phú Trọng trong nhiệm kỳ từ năm 2018 – 2021. Mặc dù rất kín tiếng và ít xuất hiện trước truyền thông, nhưng không ai biết rằng, dù là phu nhân của Tổng Bí Thư Nhà Nước Việt Nam nhưng bà vẫn lựa chọn chiếc xe cub đời cũ để đi chợ, nấu cơm hằng ngày cho Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.
Bà Ngô Thị Mận, luôn sống gần gũi, khiêm nhường,… một điều quả thật hiếm thấy khi đang ở cương vị cao như thế.
Thông tin sơ lược về Tổng Bí Thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam – Nguyễn Phú Trọng:
- Đồng chí Nguyễn Phú Trọng sinh tại thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội vào ngày 14 – 4 – 1994.
- Gia đình ông Nguyễn Phú Trọng và bà Ngô Thị Mận có 2 người con gồm 1 con trai và 1 con gái đều đảm nhận những chức vụ trong công chức nhà nước.
Cũng từng xuất hiện một tin đồn về gia đình của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân Ngô Thị Mận về người con Nguyễn Phú Trường – một Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tuy nhiên đây vẫn chỉ là lời đồn xoay quanh gia đình ông, và vẫn chưa có bằng chứng, hay bất kỳ thông tin nào xác thực độ tin cậy này.
Nơi ở hiện nay của gia đình bà Ngô Thị Mận
Gia đình Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và bà Ngô Thị Mận hiện đang sinh sống tại căn nhà công vụ số 5 phố Thiền Quang – một con phố nhỏ thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Căn nhà số 5 này đã từng có tin đồn rằng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã tiến hành làm “sổ đỏ” cho đất và căn nhà. Nhưng khi trở thành tân Chủ Tịch Nước, các đại biểu Quốc Hội đã thay ông Nguyễn Phú Trọng “đính chính” lại toàn bộ thông tin rằng: “căn nhà số 5 này vẫn thuộc tài sản của Đảng”.
Cũng theo dòng tìm hiểu này, Top1dexuat.com đã ngược dòng lịch sử và tìm ra thông tin về căn nhà công vụ số 5 phố Thiền Quang trước đây. Đây từng là nơi ở của Phó Chủ Tịch Nước Nguyễn Lương Bằng. Trước khi qua đời, Chủ Tịch Nước Nguyễn Lương Bằng đã căn dặn người nhà trao trả lại cho Đảng và di dời đi nơi ở mới.
Ngày vào Đảng
Hiện nay chưa có nhiều thông tin công bố về ngày vào đảng của đệ nhất phu nhân Ngô Thị Mận. Còn đối với Tổng Bí Thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam – Nguyễn Phú Trọng thì ông vinh dự được vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 19 – 12 – 1967.
Sau hơn một năm tại vị, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã trở thành Đảng viên chính thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam cùng ngày 19 – 12 – 1968.
Ông là người học cao hiểu rộng, và am hiểu nhiều thứ tiếng trong đó phải kể đến tiếng Nga và tiếng Anh. Với công lao to lớn, và sự liêm chính của mình, Tổng Bí Thư – Nguyễn Phú Trọng đã đạt được nhiều công lao to lớn như:
- Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất.
- Huy chương José Marti năm 2012 được Nhà nước CuBa trao tặng.
- Huy chương vì sự nghiệp văn hóa.
- Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng được trao tặng 2018.
- Huy chương vì sự nghiệp báo chí.
- Huy chương vì sự nghiệp thế hệ trẻ.
- Và mới đây Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng được Đảng Ủy Văn Phòng Trung Ương long trọng tổ chức Lễ Trao Huy Hiệu 55 năm tuổi Đảng tại Trụ Sở Trung Ương Đảng năm 2023,…
Và mới đây, vị trí và sự minh bạch của ông được thể hiện rõ ràng qua câu tuyên thệ hùng hồn: “Nếu anh nào làm không tốt thì tôi thay luôn. Chúng ta không thiếu gì người cả, nhân tài trên Việt Nam rất nhiều, không lo.
Mình đi làm chống tham nhũng mà lại tham nhũng thì nói được ai. Một khi chúng ta đã quyết tâm làm thì càng làm càng mạnh mẽ, càng phải đoàn kết chống lại khuyết tật bẩm sinh của quyền lực – tham nhũng.”
Xem thêm: Lược sử về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bà Ngô Thị Mận và Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
Chiều 12-12, bà Ngô Thị Mận, Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Giáo sư Bành Lệ Viên, Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã thăm Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Giáo sư Bành Lệ Viên chân thành cảm ơn bà Ngô Thị Mận, Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã cùng thăm bảo tàng, qua đó giúp bà hiểu hơn về sự cần cù, dũng cảm của người phụ nữ Việt Nam.
Tiếp đó, hai Phu nhân đã có cuộc gặp gỡ, giao lưu với các gương điển hình về giáo dục và trẻ em gái trong mục tiêu thúc đẩy giáo dục. Lắng nghe các chia sẻ, Giáo sư Bành Lệ Viên – Đại sứ thiện chí của Tổ chức Y tế Thế giới về phòng chống bệnh lao và HIV/AIDS, Đại sứ đặc biệt của UNESCO về giáo dục phụ nữ và trẻ em gái, bày tỏ sự ấn tượng trước những tấm gương phụ nữ Việt Nam.
Giáo sư Bành Lệ Viên đánh giá cao vai trò của giáo dục trong thay đổi số phận của nhiều phụ nữ và trẻ em gái có hoàn cảnh khó khăn.
Chuyến thăm của các phu nhân đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc và là nguồn động viên quý báu, tăng cường tình hữu nghị và sự kết nối, giao lưu giữa phụ nữ và nhân dân hai nước.
Trình độ học vấn và quá trình công tác của bà Ngô Thị Mận
Đến nay, mọi thông tin về bà Ngô Thị Mận vẫn luôn là nhiều câu hỏi bí mật chưa có lời giải. Có lẽ đó là sự kín tiếng tuyệt đối, cũng như việc bà luôn sống bình dị, đơn giản, nên ít có thói quen thể hiện ra bên ngoài. Quả thật rất khó để tìm được một người vợ vừa giỏi giang, vừa quyền lực nhưng lại cực kỳ giản dị đến thế.
Về Tổng Bí Thư – Nguyễn Phú Trọng:
- Ông học trường cấp hai và cấp ba tại trường Nguyễn Gia Thiều, huyện Gia Lâm, quận Long Biên, Hà Nội từ năm 1957 – 1963.
- Đến năm 1963, ông Nguyễn Phú Trọng theo học tại trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội, chuyên khoa Văn và đạt được bằng Cử nhân Ngữ Văn.
- Đến tháng 8 – 1973, Tổng Bí Thư – Nguyễn Phú Trọng được đề xuất đi học lớp nghiên cứu chính trị, kinh tế chuyên sâu tại Học viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh (hay còn có tên là Trường Nguyễn Ái Quốc). Ông theo học tại trường đến tháng 4 – 1976 thì hoàn thành.
- Từ 1981 – 1983, Tổng Bí Thư – Nguyễn Phú Trọng được cử sang làm nghiên cứu sinh và bảo vệ luận án phó tiến sĩ tại Liên Xô theo bộ môn Khoa Học Lịch Sử tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (Акаде́мия обще́ственных нау́к при ЦК КПСС).
- Năm 1992, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã được phong hàm phó giáo sư và được đưa lên làm Giáo sư Xây dựng Đảng năm 2002.
- Sau khi chính thức trở thành Đảng viên của Đảng Lao Động Việt Nam năm 1967, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã cộng tác cùng tạp chí Học tập (tiền thân Tạp chí Cộng sản – một trong ba cơ quan truyền thông quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này).
- Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng về nước vào tháng 8 năm 1983, và công tác ở Ban Xây dựng Đảng của Tạp chí Cộng sản.
- Ông tiếp tục được đề bạt làm Phó trưởng ban tạp chí vào tháng 10 năm 1983. Và trở thành Trưởng ban tạp chí vào tháng 9 năm 1987. Tiếp đến là chức vụ Ủy viên Ban biên tập tháng 3 năm 1989.
- Đến giai đoạn khóa VII nhiệm kỳ 1991-1996, ông Nguyễn Phú Trọng cùng 19 Đảng viên khác được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 20 – 25 tháng 1 năm 1994.
- Từ tháng 8 năm 1996 – tháng 3 năm 1998: Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng kiêm nhiệm nhiều chức vụ làm việc như Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban cán sự Đại học, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, và phụ trách trực tiếp công tác tư tưởng – văn hóa và khoa giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Năm 1997, trong một Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trở thành Ủy Viên Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam và trực tiếp chỉ đạo việc biên soạn Văn kiện Đại hội IX của Đảng từ các khóa VIII, IX, X, XI, XII, XIII.
- Vào tháng 1 năm 2000, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
- Năm 2003, ông chỉ đạo trực tiếp công tác tổng kết 20 năm Đổi Mới, và tiếp tục tham gia biên soạn Văn kiện Đại hội X của Đảng.
- Ngày 24 tháng 6 năm 2006, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng thay thế người tiền nhiệm Nguyễn Văn An (về hưu) và kiêm nhiệm thêm chức vụ Chủ tịch Quốc hội khóa XI.
- Và tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XII, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã tái đắc cử Chủ tịch Quốc hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- 19 tháng 1 năm 2011, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đắc cử Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Ngày 27 tháng 1 năm 2016, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng liên tục tái đắc cử tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XII.
- Đến Quốc hội Việt Nam khóa XIV ngày 23 tháng 10 năm 2018, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021.
- Đến năm 2018, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng được phân công nắm giữ chức vụ Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
- Và cho đến ngày 31 tháng 1 năm 2021, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã tái đắc cử làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngoài ra Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng còn sở hữu nhiều ấn phẩm, báo chí tiêu biểu:
- Việt Nam Trong Tiến Trình Đổi Mới, dài 351 trang do Nhà Xuất Bản Thế Giới phát hành (2004).
- Đổi Mới ở Việt Nam: Lý thuyết và Thực tiễn, dài 397 trang do Nhà Xuất Bản Thế Giới phát hành (2015).
- Đoàn kết vững tin, đưa đất nước bước vào giai đoạn mới, dài 752 trang do Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật phát hành (2021).
- Toàn Đảng, Toàn Dân, chung sức, đồng lòng xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, dài 608 trang do Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật phát hành (2021).
Là một người bản lĩnh, biết cương biết nhu đúng lúc, quả thật cho đến nay, ít có cán bộ Đảng Viên nào kiêm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau nhưng lại mang đến thành công vượt ngoài mong đợi như Tổng Bí Thư – Nguyễn Phú Trọng.
Trên đây là toàn bộ thông tin tiểu sử về đệ nhất phu nhân Ngô Thị Mận, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và tin đồn về gia đình ông. Mong rằng với các thông tin này, bạn sẽ có thêm góc nhìn mới về một nhà lãnh đạo tài năng, liêm khiết và không ngừng phấn đấu vì một nhà nước Việt Nam phát triển, vững mạnh.
“ Còn một giây phút tàn hơi
Là vẫn còn chiến đấu không thôi.”
(Câu nói được Tổng Bí Thư mượn lời thơ của nhà thơ Tố Hữu để bày tỏ)