#1 Mụn cằm: Nguyên nhân và cách trị mụn ở cằm hiệu quả

Mụn cằm hay cụ thể hơn thì mụn mọc vị trí dưới cằm ít được nhiều người để ý nhưng lại là dấu hiệu cảnh cáo nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Thông thường, chúng ta nghĩ mụn đơn thuần chỉ gây mất thẩm mỹ gương mặt, làm xấu làn da… Thực chất, các vị trí mọc của mụn cũng phần nào phản ánh sức khỏe và tình trạng các cơ quan bên trong cơ thể.  

Bài viết này sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân mụn mọc ở cằm, cách trị mụn ở cằm và nên chăm sóc cơ thể như thế nào để hạn chế mụn cằm phát triển, lây lan.

Mụn cằm là gì?

Mụn cằm (mụn mọc ở cằm) là mụn nổi dưới cằm. Mụn này không thuộc khu vực chữ T nên người ta thường sẽ nhận định nguyên nhân chính của mụn cằm là do nội tiết tố, hoặc các tác nhân khác ngoài lỗ chân lông bị bít tắc hình thành mụn gây ra (Vì nguyên nhân chính gây nên mụn ở vùng chữ T là do dầu tiết ra trong cơ thể và bã nhờn, bụi bẩn bám trên da).

mun cam la gi
Mụn mọc ở cằm. Ảnh: Google tìm kiếm

Các loại mụn ở cằm thường gặp

– Mụn trứng cá: Là mụn bọc (mụn mủ), có kích thước to, sưng đỏ, chạm nhẹ cũng khiến da đau nhức.

– Mụn đầu trắng: Là mụn màu trắng, loại mụn này thường ở dạng nhân mụn nằm dưới da, đầu mụn trồi lên nhưng không tiếp xúc trực tiếp với không khí mà vẫn bị ngăn bởi lớp da mỏng.

– Mụn đầu đen: Mọc rất ít ở cằm (thường xuất hiện ở vị trí quanh miệng và mũi), đầu mụn tiếp xúc trực tiếp với không khí bị oxy hóa và biến thành màu đen.

– Mụn ẩn: Đúng như tên gọi, đây là loại mụn được che phủ bởi lớp biểu bì da khó thấy bằng mắt, thường nhận biết khi sờ bằng tay.

– Mụn cám: Có hình dáng tương tự mụn đầu trắng nhưng kích thước nhỏ hơn, thường mọc thành từng cụm dày như bầy đàn.

cac loai mun o cam thuong gap
Các loại mụn ở cằm thường gặp. Ảnh: Google tìm kiếm

Nguyên nhân mụn mọc ở cằm chi tiết nhất

Tùy đối tượng mà nguyên nhân gây nên mụn cằm sẽ có những điểm giống và khác nhau.

Đối với nam giới

– Cạo râu không đúng cách.

– Phái mạnh thường có đam mê mãnh liệt với các hoạt động thể chất ngoài trời. Tuy nhiên, đi kèm đam mê lại không có sự che chắn đến từ mũ nón hay kem chống nắng, việc chủ quan bỏ bê làn da như thế cũng là một tác nhân sinh sôi mụn trên da và mụn ở cằm.

– Các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ trong việc tập Gym cũng góp phần khiến mụn mọc ở cằm sản sinh nhiều hơn.

– Rối loạn chức năng gan cũng là một trong những tác nhân khiến mụn mọc dưới cằm.

Gan yếu đi khiến khả năng bài tiết thuyên giảm, không kịp chuyển hóa và đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể dẫn đến mụn mọc ở cằm nói riêng và mụn mọc ở các khu vực khác nói chung xuất hiện và phát triển mạnh.

Đối với nữ giới

– Theo khoa học, mụn bọc ở cằm là dấu hiệu báo rằng tử cung hoặc buồng trứng không ổn định, cảnh báo hệ sinh sản đang gặp trục trặc. 

Bị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm lộ tuyến cổ tử cung.

– Thận hoạt động không đồng đều. Quá trình thận làm việc không đều cũng là một trong những nguyên nhân khiến mụn mọc dưới cằm.

nguyen nhan moc mun cam
Nguyên nhân mụn mọc ở cằm chi tiết nhất. Ảnh: Google tìm kiếm

Nguyên nhân xuất hiện mụn ở cằm chung cho cả nam lẫn nữ

– Không chăm sóc da đúng cách mỗi ngày, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp.

– Nổi mụn, ửng đỏ, đau rát chính là những cơ chế tự nhiên của cơ thể nhằm thông báo với bạn sự không thích ứng đối với mỹ phẩm.

Không chỉ riêng gì mụn cằm mà mụn ở bất kỳ đâu trên mặt cũng có thể trở nên nặng hơn nếu bạn sử dụng mỹ phẩm không phù hợp. 

– Chế độ ăn uống phản khoa học: ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, uống nhiều chất kích thích như rượu bia, cafe…

Nếu bạn đang có chế độ ăn không lành mạnh, nhiều món cay nóng, dầu mỡ quá mức so với cơ thể sử dụng các chất kích thích, có nhiều thành phần gây hại cho gan, thận như: rượu bia, cà phê, thuốc lá,… thì lời khuyên dành cho bạn là hãy cố gắng hạn chế đưa những loại đồ ăn, thức uống, này vào cơ thể. 

Những loại thực phẩm này đặc biệt khiến gan và thận hoạt động quá mức, lâu dần sẽ gây suy yếu và tích tụ độc tố. Còn phải kể đến việc tránh các phần ăn chứa nhiều đường và sữa, đường sữa khiến cơ thể tăng cường sản sinh androgen, dẫn đến việc da tiết dầu mạnh.

– Sinh hoạt không hợp lý: ngủ muộn, ngủ không đủ giấc, ăn lệch giờ, stress thường xuyên.

Nếu đã nói đến chế độ ăn uống không hợp lý thì không thể nào bỏ qua chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ không quy củ, bởi những yếu tố trên đều góp phần gây nên mụn cằm, thậm chí bào mòn sức lực, khiến cơ thể suy nhược, lâu dần hình thành và tích tụ nhiều độc tố gây hại cho gan, thận.

– Thường xuyên để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khói bụi.

Theo các nghiên cứu khoa học, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài vừa khiến cơ thể sản sinh nhiều mụn, mụn ở cằm, vừa có thể khiến da lão hóa sớm, nguy hiểm hơn là mắc bệnh ung thư da. Các tia UV cực kỳ hại từ mặt trời làm suy yếu hệ miễn dịch, dẫn đến việc da hiện tàn nhang, nếp nhăn hoặc gây sạm da.

“Lười” thoa kem chống nắng và che chắn, bảo vệ da dưới tác động của ánh nắng mặt trời.

Rối loạn nội tiết tố bên trong, mất cân bằng hormone.

Trong cơ thể có các loại hormone kích thích tiết bã nhờn nhiều hơn. Loại hormone này thường xuất hiện cả nam giới và nữ giới vào thời điểm dậy thì, khiến cơ thể có nhiều biến đổi. Bên cạnh đó, vào những kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, loại hormone này sẽ hoạt động mạnh hơn, nên tình trạng mụn cơ thể ở nữ giới xuất hiện trong những ngày này nhiều hơn hẳn chứ không riêng gì mụn cằm.

– Thận yếu, rối loạn hoạt động thận.

Mụn cằm được xem là sự lên tiếng của cơ thể báo hiệu hàng loạt mối nguy hại đang rình rập để tấn công sức khỏe của bạn.

Cách phòng ngừa mụn cằm để có một làn da mịn đẹp

Tẩy trang là giải pháp cho làn da thường makeup

Dù bạn có makeup hay không, tẩy trang vẫn là một bước không thể thiếu trong quá trình chăm sóc da. Việc tẩy trang sẽ giúp bạn loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn tích tụ trên da sau một ngày dài. 

Gợi ý sản phẩm: nước tẩy trang L’Oreal Paris giá từ 140.000đ.

cach ngan ngua mun moc o cam
Cách phòng ngừa mụn cằm để có một làn da mịn đẹp. Ảnh: Google tìm kiếm

Rửa mặt

Nếu tẩy trang giúp bạn loại bỏ bụi bẩn và bã nhờn thì sữa rửa mặt sẽ là công cụ làm sạch da mặt bạn. Việc chọn lựa sữa rửa mặt lành tính, phù hợp và không gây kích ứng da cũng rất quan trọng. 

Cố gắng giữ vùng da mặt luôn sạch sẽ, không sờ tay lên mụn hoặc tự ý nặn mụn. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa rửa mặt dành riêng cho da mụn, nhưng hãy cố gắng chọn ra sản phẩm phù hợp nhất với làn da của chính bạn.

Gợi ý sản phẩm: Sữa rửa mặt Cetaphil giá 384.000đ chai 519ml hoặc sữa rửa mặt Gammaphil giá 190.000đ chai 500ml. 

Đây là hai loại sữa rửa mặt lành tính, tốt do da mụn được nhiều bác sĩ da liễu khuyên dùng, rất tốt để điều trị và giảm thiểu mụn cằm.

Toner (nước hoa hồng) cân bằng da

Để cân bằng làn da bị mất đi lượng dầu và độ pH nhất định, bạn hãy dùng toner (nước hoa hồng), bước này còn giúp làm dịu da, khiến da mềm mịn hơn nữa.

Khuyến khích chọn sản phẩm dịu nhẹ lành tính, phù hợp làn da mụn nhạy cảm, tuyệt đối không dùng loại có cồn vì cồn sẽ khiến da kích ứng, gây hại da.

Serum (kem trị mụn)

Nên chọn các sản phẩm chứa AHA, BHA có tác dụng loại bỏ các tác nhân gây mụn, giúp da thông thoáng và trị mụn ẩn.

Gợi ý sản phẩm:

– Serum GoodnDoc HYDRA B5 giá 460.000đ/30ml.

– Gel giảm mụn ẩn, giảm thâm, dưỡng da Gamma Megaduo Gel giá 140.00đ.

cách trị mụn cằm
Sử dung serum trị mụn để ngăn ngừa và làm giảm mụn cằm nhanh chóng. Ảnh: Google tìm kiếm

Mặt nạ dưỡng da

Bước đắp mặt nạ có tác dụng bổ sung dưỡng chất cần thiết, cung cấp độ ẩm cho da, làm dịu da và giúp da thư giãn, khiến da thoải mái, xinh đẹp hơn.

Gợi ý sản phẩm: Mặt nạ phục hồi da BNBG Vita Genic Relaxing giá 29.000đ/1 miếng/30ml.

Dưỡng ẩm

Một trong những bước quan trọng trong quá trình skincare là dưỡng ẩm, lưu ý chọn sản phẩm phù hợp với làn da của bạn bởi sản phẩm không chất lượng, có các thành phần kích ứng, không phù hợp có thể gây bít tắc lỗ chân lông, khiến da lên mụn.

Gợi ý sản phẩm: Kem dưỡng da La Roche Posay Cicaplast B5 Baume giá ≈ 500.000đ/100ml.

Một số cách phòng ngừa mụn cằm khác

– Thoa kem dưỡng da: cung cấp độ ẩm cho da, giúp da không bị bong tróc, khô ráp. Nên thoa thêm một lớp kem chống nắng trước nửa giờ nếu có ý định ra ngoài, nhớ che chắn bảo vệ da trước tia UV ngay sau bước dưỡng ẩm cho làn da để đạt hiệu quả tốt nhất.

– Ngủ đủ và đúng giấc: Việc ngủ không đủ giấc hay còn gọi là thức khuya sẽ khiến cho làn da xuống sắc, thiếu sức sống, đặc biệt nổi mụn quanh mặt và mụn cằm. Giấc ngủ khuyến khích của một người trưởng thành là 8 tiếng/ngày.

Thường xuyên tập thể dục: Hầu hết đại đa số mọi người thời nay dành rất ít thời gian để tập thể dục mỗi ngày. Tuy nhiên, việc tập thể dục mỗi ngày lại có lợi ích vô cùng đáng kinh ngạc, vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, vừa tăng cường sức đề kháng, góp phần giúp làn da khỏe đẹp và săn chắc hơn.

– Bổ sung các loại thực phẩm tươi mát, nhiều vitamin C tốt cho da: Bổ sung rau xanh và trái cây tươi (như cam, táo, dừa…) làm tráng miệng trong các bữa cơm hàng ngày, chúng hỗ trợ điều hòa bài tiết từ bên trong cơ thể, giúp chúng ta đỡ bị nóng trong người, tránh được một số bệnh về tiêu hóa và cải tạo làn da mịn màng

Hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ. Uống đủ nước mỗi ngày tùy theo thể trạng cơ thể để gan và thận hoạt động đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách trị mụn cằm hiệu quả

Để trị mụn cám ở cằm nói riêng và mụn cám nói chung, ta nên sử dụng:

Kem trị mụn: các sản phẩm không kê đơn có chứa 10% benzoyl peroxide hoạt động tốt. 

Các sản phẩm giúp làm khô mụn trong vài ngày hoặc vài tuần thường chứa benzoyl peroxide hoặc axit salicylic.

Dầu dừa: Có Vitamin A và K cùng với chất chống oxy hóa giúp kháng khuẩn, kháng viêm, điều trị mụn hiệu quả.

Nha đam: Có công dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng da, làm dịu da và vết thương. Đây cũng là thành phần quen thuộc của nhiều người khi điều trị mụn mọc ở cằm.

Khi trị mụn bọc, mụn viêm ở cằm, ta nên:

Mụn bọc và những loại mụn khó trị hơn muốn “diệt tận gốc”, bạn nên đến bệnh viện da liễu lắng nghe sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. 

Vì nếu điều trị sai cách hoặc sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, những loại mụn này sẽ hủy hoại làn da bạn. 

Đặc biệt, hãy lưu ý đến bệnh viện thật sự uy tín và chất lượng.

Dùng thuốc kháng sinh: Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình trị mụn mọc ở cằm.

Nặn mụn: Không phải là dùng tay tự nặn đâu. Nếu bạn có một nốt mụn lớn hoặc mụn có mủ bạn có thể đến gặp bác sĩ và bác sĩ sẽ có cách nặn ra để lấy nhân mụn.

Nếu có điều kiện, hãy thử điều trị mụn cằm bằng liệu pháp laser. Liệu pháp laser và ánh sáng có khả năng giúp giảm thiểu số lượng vi khuẩn gây mụn trên bề mặt da.

cach dieu tri mun cam hieu qua
Cách trị mụn cằm hiệu quả. Ảnh: Google tìm kiếm

Những điều cần lưu ý với các cách trị mụn ở cằm

  • Rửa mặt 2 lần/ngày, không nên rửa mặt quá nhiều khi không cần thiết vì da ẩm ướt có thể gây kích ứng da, tạo điều kiện cho mụn mọc ở cằm và quanh mặt nhiều hơn.
  •  Giảm thiểu căng thẳng các tác nhân kích thích hormone khác. Tạo điều kiện tham gia các hoạt động vui chơi giải trí với bạn bè hoặc người thân.
  •  Thường xuyên giặt khăn trải giường, vỏ gối.
  •  Gội đầu hằng ngày để loại bỏ bụi bẩn bám trên tóc, hạn chế để tóc chạm vào cằm và mặt.
  •  Sử dụng kem cạo râu có thành phần dưỡng ẩm trong quá trình loại bỏ râu ở vị trí cằm.
  • Không tự nặn mụn vì nặn mụn sai cách có thể gây viêm nhiễm, dẫn đến hình thành sẹo, thâm mụn.

Thật đơn giản để bắt gặp một người bị nổi mụn cằm trong cuộc sống hằng ngày. Điều đó chứng minh, nổi mụn cằm là một hiện tượng bình thường, vì thế đừng ngại đối mặt và loại bỏ nó. 

Top1dexuat.com mong rằng bài viết này có thể cung cấp đủ thông tin bạn cần trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân – cách khắc phục mụn cằm và các vấn đề liên quan bạn đang gặp phải.

lưu ý khi trị mụn cằm
Những điều cần lưu ý với các cách trị mụn ở cằm. Ảnh: Google tìm kiếm

Xem thêm: Nguyên nhân mụn mọc quanh miệng và cách điều trị

Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài Mụn cằm: Nguyên nhân mụn mọc ở cằm và cách trị mụn ở cằm nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Liên hệ TOP 1 đề xuất!