Nếu đã từng chứng kiến lễ Hôn Phối tại nhà thờ, bạn sẽ không khỏi xúc động khi lời thề của cô dâu chú rể trong nhà thờ được vang lên, đó cũng là lúc hai con người xa lạ chính thức về chung một nhà.
Các cặp đôi cần phải chuẩn bị thật kỹ, lắng nghe những lời nói của cha xứ trong đám cưới để mọi việc được diễn ra thuận lợi, suôn sẻ. Bởi vì đây không chỉ là nghi thức trang trọng, uy nghiêm mà còn hàm chứa nhiều ý nghĩa cực kì thiêng liêng và là lời hứa chân thành dành cho nhau. Chính vì sự đẹp đẽ của những lời thề nguyện này mà cả hai phải dành cả quãng đời còn lại của mình để yêu thương, chăm sóc và tôn trọng lẫn nhau.
TOP 15+ lời thề của cô dâu chú rể trong nhà thờ thường nói nhất
Lời thề của cô dâu chú rể trong nhà thờ mang ý nghĩa lãng mạn
Lời thề của cô dâu chú rể trong nhà thờ bắt buộc phải được thực hiện đúng nghi thức bởi vì nghi thức cưới phải nghiêm trang tuyệt đối và tuân theo trình tự của Cha Xứ.
Sau đâu là lời hứa mà chú rể và cô dâu muốn dành tặng cho nhau:
- Lời hứa của chú rể
“Anh là (bao gồm họ tên và tên thánh)… nhận em (bao gồm họ tên và tên thánh) … làm vợ của anh, và hứa giữ lòng chung thủy với em, khi thịnh vượng cũng như gian nan, khi mạnh khỏe cũng như lúc đau yếu, để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời anh.”
- Lời hứa của cô dâu
“Em là (bao gồm họ tên và tên thánh)… nhận anh (bao gồm họ tên và tên thánh) … làm chồng của em, và hứa giữ lòng chung thủy với anh, khi thịnh vượng cũng như gian nan, khi mạnh khỏe cũng như lúc đau yếu, để yêu thương và tôn trọng anh mọi ngày suốt đời em”.
Lời thề của cô dâu chú rể trong nhà thờ phổ biến nhất
Lời thề của cô dâu chú rể trong nhà thờ dù là truyền thống hay phá cách thì từng câu, từng chữ vang lên đều bắt nguồn từ sự chân thành, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi sẽ làm cho bao trái tim phải rung động.
“Anh nghĩ rằng, tình yêu thật đẹp và đơn giản nếu như được nắm tay em cùng đi trên một con đường. Chúng ta đã từng trải qua giông bão cùng nhau, đến nay khi có sự hiện diện của cả hai gia đình, anh xin dành lời thề này đến cho em. Anh luôn hứa sẽ ủng hộ, thương yêu và chăm sóc em vô điều kiện. Là người đồng hành, hỗ trợ em trong những giờ phút khó khăn, là người chồng – người cha tốt để cùng em vun đắp cho ngôi nhà nhỏ đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời.”
Lời thề của cô dâu chú rể trong nhà thờ mang ý nghĩa bao dung
Không kém cạnh với bất kì câu chuyện ngôn tình, lời thề của cô dâu chú rể trong nhà thờ mang ý nghĩa chở che tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là sự chứng giám của rất nhiều người.
Mẫu lời hứa mang ý nghĩa chở che:
“Tình yêu của anh dành cho em luôn nhẹ nhàng và ấm áp, luôn che chở và bao dung em từ ngày đầu mình gặp mặt. Sau buổi lễ này, anh đã chính thức là chồng của em, anh hứa sẽ luôn yêu thương và chăm sóc em đến suốt cuộc đời. Chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua những khó khăn và ở lại bên nhau mãi mãi về sau”.
Xem thêm: Rượu Liqueur Bols Amaretto là loại rượu mùi có thể thưởng thức trực tiếp bởi loại rượu này chỉ có nồng độ khoảng 24%. Các bạn có thể chọn mua Rượu Liqueur Bols Amaretto cho tiệc cưới của mình.
Lời thề của cô dâu chú rể trong nhà thờ cực kì ngọt ngào, hạnh phúc
Tình yêu là sự khờ dại, chờ đợi một người rất lâu để hồi đáp lại. Khi bạn nhận ra rằng cuộc đời mình sẽ hoàn toàn trống rỗng nếu không có người ấy, và đó chính là cái kết cho câu chuyện tình yêu lãng mạn, một hôn lễ trang nghiêm sẽ được diễn ra tại nơi mà lời thề của cô dâu chú rể trong nhà thờ vang lên trước sự chứng kiến của Thiên Chúa và Cha.
“Sau khoảng thời gian mà anh chờ đợi, cuối cùng ngày em trở thành cô dâu của anh đã hiện ra ngay trước mắt. Anh xin hứa sẽ luôn chung thủy, tôn trọng và yêu thương em suốt một đời trước sự chứng kiến của Thiên Chúa, của Cha và cả hai bên gia đình.
Hy vọng em sẽ luôn đồng hành, tin tưởng và cùng nhau xây dựng một cuộc sống hôn nhân tràn đầy tình yêu giống như ngày đầu chúng ta đã từng có nhau”.
Tầm quan trọng từ những lời nói của cha xứ trong đám cưới
Suốt hơn bốn trăm năm, kể từ khi Công Giáo xuất hiện tại Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho văn hóa, xã hội của đất nước. Trong đó vai trò của Cha Xứ là vô cùng quan trọng, là người lãnh đạo được Chúa giao phó để thi hành trách nhiệm thiêng liêng của mình.
Không chỉ chịu trách nhiệm giảng dạy, dẫn lối mà Cha còn là chủ hôn trong buổi lễ Hôn Phối thiêng liêng. Và tại sao lễ Hôn Phối tại nhà thờ lại khiến cho mọi người xúc động đến thế?
Một buổi lễ trang nghiêm trong giáo đường sẽ càng đẹp hơn khi bắt đầu là những lời nói của Cha xứ trong đám cưới thay quyền Chúa gửi trao duyên thắm cho đôi uyên ương, kết hợp với tiếng chuông nhà thờ ngân vang đầm ấm. Và lời thì thầm của Cha dưới ngọn nến lung linh, trắng bạch trong thánh đường cổ kính sẽ là những lời có giá trị thiêng liêng gấp ngàn lần.
Lời dẫn của cha xứ trong đám cưới khi làm chủ Hôn Phối
Tại buổi lễ Hôn phối Cha Xứ sẽ là chủ hôn và lời dẫn của cha xứ trong đám cưới sẽ là minh chứng cho lời thề nguyện của cả hai.
Bài thánh ca, lời nguyện hay bài giảng của Cha đều hướng đến đôi tân hôn, cùng góp lời cầu nguyện giúp cho cuộc sống gia đình của đôi vợ chồng sẽ trải qua những ngày tháng êm đềm, hạnh phúc, vui vẻ bên nhau.
Trong buổi thánh lễ, sau Phúc âm và Bài giảng, Cha xứ sẽ đứng trước mặt để tiến hành nghi thức Hôn Phối:
“Các con thân mến, các con đến nhà thờ để tình yêu các con được Thiên Chúa đóng ấn trước mặt đại diện Hội Thánh và cộng đồng dân Chúa. Thức vậy, Chúa Kitô rộng rãi chúc phúc tình yêu này, và Chúa dùng bí tích đặc biệt làm cho các con luôn luôn trung tín với nhau, và đảm nhận những trách nhiệm của hôn nhân, cũng như chính Người đã dùng phép Thánh Tẩy để thánh hiến các con. Bởi đó, trước mặt Hội Thánh, cha hỏi ý kiến các con…”.
Những câu hỏi của Cha Xứ trong đám cưới tại thánh đường
Trước khi đến với lời tuyên thệ của cô dâu-chú rể, Cha Xứ sẽ đứng trước mặt đôi uyên ương và tiến hành nghi thức, Cha Xứ sẽ hỏi cô dâu chú rể những câu hỏi theo buổi lễ Hôn Phối như:
- Các con đến đây để kết hôn với nhau, các con có bị ép buộc không?
- Các con có hoàn toàn tự ý và tự do không?
- Khi chọn đời sống hôn nhân, các con có sẵn sàng yêu thương và tôn trọng nhau suốt đời không?
- Các con có sẵn sàng yêu thương và đón nhận con cái Chúa sẽ ban, và giáo dục chúng theo luật Đức Kitô và Hội thánh không?
- Vậy bởi vì các con đã quyết định kết hôn với nhau, các con hãy cầm tay nhau và nói lên sự ưng thuận của các con trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh Người.
Đôi lúc sẽ có những trường hợp đặc biệt mà những câu hỏi của Cha xứ trong đám cưới dành riêng câu hỏi cho cô dâu chú rể:
- (Tên chú rể)… nhận em (tên cô dâu)… làm vợ, và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với vợ, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng vợ mọi ngày suốt đời không?
- (Tên cô dâu)… nhận anh (tên chú rể)… làm chồng, và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với chồng, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng chồng mọi ngày suốt đời không?
Sau khi trả lời những câu hỏi của Cha cũng là lúc mà cô dâu chú rể dành những lời hứa, lời thề nguyện cho nhau và trao nhau chiếc nhẫn tượng trưng cho minh chứng trăm năm cho cuộc hôn nhân vĩnh cửu, là hình ảnh trường tồn để khi nhìn thấy trên tay lại tự động mỉm cười hạnh phúc.
Xem thêm: TOP 50+ lời nguyện trong Thánh Lễ hôn phối bản đầy đủ nhất
Lời tuyên thệ của cha xứ trong đám cưới bắt đầu một chặng đường mới cho cô dâu chú rể
Chiếc nhẫn cưới luôn luôn tròn vẹn, không bao giờ thay đổi, thể hiện tấm lòng đồng cam cộng khổ như nhắc nhở cả hai đừng thay lòng đổi dạ. Để khi xa nhau mà dặn lòng chung thủy, bao dung và chia sẻ. Hôn nhân hoàn toàn khác biệt với tình yêu, không chỉ có màu hồng mà còn có những sắc thái cảm xúc khác tồn tại. Vì vậy sau lời tuyên thệ của Cha Xứ trong đám cưới cả hai sẽ bắt đầu một chặng đường mới, mở ra một cánh cửa mới trong cuộc sống.
“Xin Thiên Chúa đoái thương xác nhận sự ưng thuận mà chúng con đã tỏ bày trước Hội Thánh, và xin Người đổ tràn đầy ơn phúc cho chúng con.
Sự gì Thiên Chúa liên kết, loài người không được phân ly. Amen.”
Nghi thức lễ Hôn Phối và câu nói khi trao nhẫn cưới trong nhà thờ của cô dâu chú rể
Nghi thức lễ cưới sẽ theo trình tự bắt buộc theo sự sắp xếp của Cha:
- Cô dâu-chú rể cùng trao nhau lời thề nguyện bên nhau.
- Làm phép cưới
- Cô dâu chú rể sẽ cùng nhau trao nhẫn và đọc to câu nói khi trao nhẫn cưới trong nhà thờ
“(Tên chú rể)… em hãy nhận chiếc nhẫn này để làm bằng chứng tình yêu và lòng trung thành của anh. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen”.
“ (Tên cô dâu)… anh hãy nhận chiếc nhẫn này để làm bằng chứng tình yêu và lòng trung thành của em. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen”.
- Sau khi đã hoàn tất thủ tục của mình cũng là lúc mà cặp đôi sẽ ký tên vào bên trong sổ Hôn Phối của nhà thờ.
Chắc chắn với bất kì ai khi thực hiện lễ nghi trang trọng này, tâm lý sẽ dễ dao động, hồi hộp và nói ngập ngừng, nói vấp.
Do đó cả hai sẽ được Cha tập luyện trước hôn lễ và lời tuyên thệ của Cha sẽ là đoạn kết cho nghi lễ. Tuy nhiên để câu nói khi trao nhẫn cưới trong nhà thờ trơn tru hơn trong từng câu chữ cả hai đều phải tập luyện nhiều lần tại nhà thờ để tự tin hơn khi đứng trước đám đông.
Điều kiện để lời thề của cô dâu chú rể trong nhà thờ được vang lên
Lựa chọn nhà thờ tổ chức hôn lễ
Không phải bất cứ nhà thờ nào cũng được tổ chức hôn lễ, theo quy định lễ cưới phải được diễn ra ở nơi mà cô dâu hoặc chú rể sinh sống. Do lời tuyên thệ của Cha Xứ trong đám cưới vô cùng đặc biệt, vì vậy mà khi cả hai mong muốn tổ chức lễ cưới của mình ở địa điểm khác thì các cặp đôi phải được sự chấp thuận, xác nhận và ủy quyền của Cha Xứ ở nhà thờ muốn tổ chức.
Ghi nhớ lời dẫn của cha xứ trong đám cưới khi học về giáo lý hôn nhân
Bên cạnh đó, trước khi sự kiện trọng đại được diễn ra cả cô dâu và chú rể đều phải trải qua khóa học giáo lý ngắn hạn. Đây là khóa học bắt buộc dành cho cặp đôi nhằm giúp họ hiểu rõ sự thiêng liêng, trách nhiệm của chồng và vợ trong cuộc sống sau này. Khóa học giáo lý có thời gian kéo dài từ 2 tuần cho đến vài tháng tùy theo sự sắp xếp của của cả hai vợ chồng với Cha Xứ.
Lựa chọn ngày lành tháng tốt
Nếu như so sánh với đám cưới truyền thống, trước khi vái lạy bàn thờ tổ tiên thì cả hai đều đã lựa chọn ngày lành tháng tốt cho đám cưới của mình. Còn ở đám cưới tại nhà thờ thì việc lựa chọn ngày phù hợp theo lịch Công Giáo cũng phải có sự chấp thuận của Cha Xứ.
Mọi việc đều phải sắp xếp theo chỉ định của Cha, do đó muốn tổ chức hôn lễ thì việc trả lời những câu hỏi của Cha Xứ trong đám cưới sẽ phần nào hỗ trợ cô dâu chú rể trong quá trình lựa chọn địa điểm và thời gian thích hợp cử hành hôn lễ.
Trang trí nhà thờ trong lễ Hôn Phối trọng đại sao cho phù hợp?
Sau khi đã trải qua khoảng thời gian chuẩn bị và nhận được sự đồng ý từ Cha, lúc này cô dâu-chú rể sẽ liên hệ với trưởng hội đoàn trang trí để họp và thống nhất cách thực hiện.
Các cặp đôi sẽ gửi lại hội trưởng đoàn những chi phí, lễ vật sau khi trang trí. Với những cặp đôi mong muốn nhà thờ được trang hoàng, lộng lẫy hơn thì cần trao đổi, xin phép Cha để bài trí.
Nghi thức chúc phúc, thề nguyện và lời thề của cô dâu chú rể trong nhà thờ tuy phổ biến nhưng chỉ thường thấy trong thánh lễ Hôn Phối ở nhà thờ. Hiện nay, xu thế của các bạn trẻ hướng đến những buổi tổ chức hôn lễ ngoài trời. Vì vậy để tránh sự bỡ ngỡ cho người thân và gia đình thì nên thông báo, nêu ước muốn của mình để mọi việc được sắp xếp suôn sẻ nhất. Và nên nhớ thông báo đến các đơn vị liên quan để lên kịch bản cho hợp lý. Đừng quên theo dõi chuyên mục Cẩm nang cưới hỏi tại Top1dexuat.com để cập nhật những tin tức thú vị nhé!
Xem thêm: Sau khi thực hiện các nghi lễ cưới hỏi, lập lời thề của cô dâu chú rể trong nhà thờ thì cuối ngày hãy tự bồi bổ cơ thể bằng chén yến sào đông trùng hạ thảo. Yến sào chưng với đông trùng hạ thảo là một món ăn thảo dược giúp cải thiện sức khoẻ, tinh thần, tăng cường sinh lý ở nam và nữ vô cùng tốt.