Gỗ công nghiệp không chỉ thay thế phần nào cho việc sử dụng quá nhiều sản phẩm từ chất liệu gỗ tự nhiên. Mà việc sử dụng gỗ công nghiệp còn góp phần tạo nên việc bạn góp phần bảo vệ môi trường cũng như nạn phá rừng lấy gỗ. Dòng sản phẩm gỗ Veneer ra đời đều đáp ứng những điều mà người tiêu dùng ngày nay cần. Cùng Top1dexuat.com tìm hiểu xem về dòng sản phẩm này nhé!
Gỗ Veneer là gì?
Gỗ Veneer là tấm gỗ được sản xuất với quy trình lạng mỏng bằng công nghệ hiện đại với độ dày chỉ từ 0.3mm đến 0.6mm. Về độ rộng mặt gỗ Veneer sẽ phụ thuộc vào chất liệu câu gỗ được xẻ.
Gỗ Veneer sau khi trải qua quá trình lát xẻ mỏng thành phẩm nó sẽ được mang tạo thành lớp phủ bề mặt dán vào cốt gỗ công nghiệp như ván MDF, ván MFC, hay các ván gỗ ghép cao su,… để tạo thành một thành phẩm gỗ Veneer hoàn hảo.
Ưu điểm và nhược điểm của gỗ Veneer
Ưu điểm
Là dòng gỗ có độ bền cơ học khá cao với các đường vân gỗ nối liền và tạo nên một mạch vân rất đẹp.
Có tính thẩm mỹ rất cao vì được những người thợ thủ công ghép và dán cẩn thận dựa trên kỹ thuật của nền ván công nghiệp.
Có giá thành tương đối rẻ và phù hợp với mọi người dùng hơn so với các dòng gỗ tự nhiên.
Sở hữu bề mặt sáng bóng và nhẵn. Sở hữu khả năng chống cong vênh, mối mọt rất tốt cũng như khả năng chống chịu được sự biến đổi của thời tiết cũng như môi trường thay đổi.
Cho phép người sử dụng có thể dễ dàng ghép các đường vân trên bề mặt gỗ mà vẫn tạo nên sự tinh tế mà không sợ phai hay mất màu.
Dù có thực hiện ghép vân chéo, vân ngang, hay vân dọc hoặc có thể làm chìm vân gỗ trên bề mặt vẫn mang đến một sự hài hòa nhất định và không làm ảnh hưởng đến tổng thể chung của sản phẩm.
Cơ màu sắc rất đẹp, thân thiện và gần gũi với con người và với môi trường.
Nhược điểm
Đây là lớp phủ bằng gỗ tự nhiên nhưng cốt gỗ vẫn là gỗ công nghiệp nên nó khá hạn chế về khả năng chịu nước.
Dễ bị hỏng và rạn nứt khi bị thấm nước hay tác động mạnh vì thế mà nó chỉ được sử dụng tại những nơi khô ráo cũng như ít tiếp xúc với nước.
Quy trình chế tác tạo nên gỗ Veneer
- Bước 1: Gỗ Veneer sử dụng khai thác từ các dòng gỗ tự nhiên.
- Bước 2: Những cây gỗ sau khi khai thác sẽ được mang đi bào mỏng và xử lý quy trình công nghệ.
- Bước 3: Những miếng gỗ được thái lát đó tiếp tục được mang ép lên các bề mặt của gỗ công nghiệp như gỗ MDF, gỗ dăm… Cuối cùng là tạo nên lớp gỗ thành phẩm và mang chế tác tạo nên các sản phẩm trên thị trường.
Lớp gỗ này được thiết kế nằm phía ngoài cùng của lớp gỗ. Nó vừa có tác dụng dùng để trang trí cho sản phẩm cũng như tạo lên lớp bảo vệ cho gỗ bên trong. Thông thường những tấm gỗ công nghiệp Veneer khi thành phẩm thường sẽ có kích thước tiêu chuẩn với chiều dày từ 3mm đến 25mm.
Một số loại gỗ công nghiệp phủ Veneer hiện nay
Gỗ công nghiệp phủ Veneer ngày nay có rất nhiều loại chủ yếu sử dụng từ các dòng gỗ tự nhiên như:
Gỗ Veneer công nghiệp từ gỗ Xoan đào
Gỗ công nghiệp phủ Veneer từ gỗ Xoan đào là dòng gỗ công nghiệp có bề mặt là gỗ Xoan Đào. Quy trình sản xuất là việc lạng mỏng từ gỗ Xoan Đào tự nhiên sau đó mang phơi và sấy khô rồi sử dụng công nghệ mới để dán ép lên trên tấm cốt gỗ. Vì thế, gỗ Veneer Xoan đào này sở hữu nguyên vân gỗ cũng như màu sắc từ gỗ tự nhiên.
Gỗ Veneer công nghiệp từ gỗ Sồi
Gỗ veneer sồi sở hữu cốt lõi là gỗ công nghiệp nhưng bề mặt là gỗ sồi tự nhiên được lạng mỏng và sấy khô bằng công nghệ.
Gỗ công nghiệp phủ Veneer sồi sở hữu những đường vân từ gỗ sồi rất đẹp, tự nhiên. Hơn thế nếu sử dụng kết hợp lớp phủ Veneer này với cốt gỗ chống ẩm, thì chất lượng bền đẹp và sử dụng lâu dài sẽ được đảm bảo đến mức không thua gì so với gỗ sồi tự nhiên.
Gỗ Veneer công nghiệp từ gỗ tần bì
Tần bì sở hữu cốt lõi là gỗ công nghiệp nhưng bề mặt là gỗ tần bì từ tự nhiên được lạng mỏng và sấy khô bằng công nghệ.
Gỗ veneer tần bì là một trong những loại gỗ veneer được người tiêu dùng sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Gỗ veneer tần bì sở hữu độ mềm và độ co giãn theo sự biến đổi của thời tiết.
Sản phẩm sở hữu đặc tính khá mềm nên dễ dàng thiết kế thi công cũng như lắp đặt. Đây là dòng gỗ thường được sử dụng để làm cửa, khuôn cũng như các đồ nội thất trong nhà.
Gỗ Veneer công nghiệp từ gỗ óc chó
Gỗ óc chó nguyên bản là dòng gỗ chủ yếu được nhập khẩu từ Bắc Mỹ nên chất lượng rõ rất tốt và đảm bảo. Gỗ Veneer óc chó cũng trải qua quy trình sản xuất như các dòng gỗ Veneer. Nhưng với gỗ Veneer óc chó thì sẽ có độ bền và các đường vân gỗ rất thẩm mỹ và cực kì cuốn hút.
Gỗ Veneer và gỗ tự nhiên khác nhau như thế nào?
Nhìn nhận và xét về tổng thể bề ngoài thì gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp Veneer đều sở hữu những đường vân giống nhau. Gỗ veneer công nghiệp và dòng gỗ tự nhiên là không giống nhau nếu xét về kết cấu.
Veneer là dòng gỗ công nghiệp được phủ lớp veneer từ gỗ tự nhiên nên có thể nói nó chỉ có chất liệu tự nhiên với bề dày chưa đến 1mm. Còn đối với gỗ tự nhiên là loại gỗ thịt được lấy hoàn toàn tự nhiên nên rất chắc và cứng cáp.
Gỗ tự nhiên sẽ có chất lượng cũng như tuổi thọ cao hơn so với dòng gỗ Veneer công nghiệp. Gỗ tự nhiên có giá thành cao hơn rất nhiều so với gỗ Veneer.
Ứng dụng gỗ công nghiệp Veneer
Gỗ công nghiệp Veneer với bề mặt sử dụng gỗ tự nhiên nên nó rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất cũng như đồ dùng trang trí hiện đại ngày nay.
Một số sản phẩm từ gỗ Veneer như: Tủ bếp gỗ veneer óc chó, tủ quần áo gỗ veneer, giường gỗ công nghiệp Veneer, cửa gỗ công nghiệp phủ Veneer,…
Gỗ công nghiệp Veneer là dòng sản phẩm được sử dụng phổ biến và rộng rãi vì nó không chỉ sở hữu vẻ ngoài như gỗ tự nhiên mà nó còn đem lại sự sang trọng và mới mẻ trong trang trí nội thất. Việc sở hữu một sản phẩm từ gỗ Veneer sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều về chi phí nhưng vẫn sở hữu được sản phẩm có màu của gỗ tự nhiên.