Thặng dư là một thuật ngữ thuộc lĩnh vực kinh tế đang được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Song, không phải bất cứ ai cũng có thể hiểu đầy đủ về bản chất của nó. Vậy, Giá trị thặng dư là gì? Đâu là nguồn gốc, bản chất, yếu tố và ý nghĩa thật sự mà ta đang tìm kiếm? Cùng Top1dexuat.com tìm hiểu ngay nhé!
Giá trị thặng dư là gì?
Giá trị thặng dư là một khái niệm quan trọng trong lý thuyết kinh tế học. Giá trị thặng dư là sự chênh lệch giữa giá trị mà người tiêu dùng hoặc người sản xuất sẵn sàng trả cho một sản phẩm hoặc dịch vụ và giá trị mà họ thực sự phải trả.
Giá trị thặng dư có thể được chia thành hai loại: giá trị thặng dư của người tiêu dùng và giá trị thặng dư của người sản xuất.
Khi giá trị sức lao động được quy đổi thành giá trị hàng hóa (tức quan hệ mua – bán sức lao động) thì tiền tệ là cầu nối giữa hai mối quan hệ của nhà tư bản và người lao động làm thuê. Tại đây xuất hiện sự chiếm đoạt giá trị thặng dư.
Cũng như các loại hàng hóa khác sức lao động cũng mang trên mình một giá trị và được đem ra để trao đổi, mua bán. Đó là yếu tố tiên quyết quyết định đến sự tồn tại và phát triển của giá trị thặng dư.
Nguồn gốc giá trị thặng dư và Bản chất của giá trị thặng dư là gì?
Nguồn gốc của giá trị thặng dư ra đời
Giá trị thặng dư chính là mục tiêu mà các nhà tư bản luôn hướng tới với mục đích tạo ra lợi nhuận, đồng thời là điều kiện giúp sự tồn tại và phát triển của các nhà tư bản. Để có thể tiến hành cũng như tồn tại và phát triển trong quá trình sản xuất, điều đầu tiên và quyết định buộc tư bản phải mua sức lao động và tư liệu sản xuất
Vì tư liệu trong quá trình sản xuất và giá trị sức lao động đã được nhà tư bản mua và trả công, nên trong quá trình tham gia sản xuất ra hàng hóa người lao động buộc phải làm việc dưới sự kiểm soát, điều hành, quản lý của nhà tư bản cũng có nghĩa sản phẩm được sản xuất ra thị trường thuộc sở hữu của nhà tư bản. Khi chi phí chi trả cho sức lao càng thấp thì giá trị thặng dư càng cao.
Sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình sản xuất ra các giá trị tăng thêm cho nhà tư bản khi năng suất lao động trong quá trình sản xuất đạt tới trình độ nhất định – chỉ cần một phần của ngày lao động người lao động đã tạo ra giá trị của sức lao động vô cùng lớn cho nhà tư bản
Bằng sức lao động cụ thể của mỗi một cá nhân, người lao động sử dụng các tư liệu sản xuất và chuyển giá trị vào sản phẩm mà mình sản xuất ra và bằng lao động trừu tượng, người lao động tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, phần lớn hơn đó được gọi là giá trị thặng dư.
Giá trị hàng hóa (W) được sản xuất ra gồm hai phần:
Giá trị những tư liệu sản xuất đã hao phí được lao động cụ thể bảo tồn và chuyển vào sản phẩm được sản xuất ra (giá trị cũ, ký hiệu c) và giá trị mới (v+m) do lao động trừu tượng của người lao động sống tạo ra (lớn hơn giá trị hàng hóa sức lao động). Phần giá trị của sản phẩm được tạo ra lớn hơn giá trị sức lao động và được nhà tư bản thu lấy mà không chi trả công cho người lao động, được gọi là giá trị thặng dư (m).
Như vậy, lao động sống là nguồn gốc cốt yếu để sản xuất ra giá trị thặng dư.
Xem thêm: Tìm mua Rượu Liqueur Bols Amaretto tại đơn vị 5 Hours cam kết chính hãng, chất lượng, giá thành rẻ, cạnh tranh nhất thị trường Việt Nam.
Bản chất nổi bật của giá trị thặng dư
Trước sự phát triển của đất nước và thế giới luôn đi đôi với sự phát triển của sản xuất công nghiệp, bởi vì trình độ khoa học – kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại nên năng suất lao động trong quá trình sản xuất ngày càng phát triển mạnh đã làm phá sản hàng loạt những hoạt động sản xuất, kinh doanh… nhỏ lẻ rời rạc. Buộc người lao động phải tham gia vào đội ngũ những người làm công cho nhà tư bản từ đó thúc đẩy quy mô giá trị thặng dư tăng cao, tích luỹ tư bản càng lớn, chèn ép những giá trị sản xuất có quy mô nhỏ càng nhanh, sản xuất lớn phát triển và thu giá trị thặng dư ngày càng lớn hơn.
Sự cạnh tranh quyết liệt và khốc liệt trong quá trình sản xuất, tìm thị trường tiêu thụ hàng hóa, thị trường nguyên liệu, khách hàng, nguồn hàng… đã dẫn đến những khó khăn về kinh tế với quy mô ngày càng lớn. Giai cấp công nhân và lao động tham gia vào hoạt động sản xuất của tư bản bị bóc lột sức lao động càng tăng.
Tư bản chủ nghĩa bóc lột công sức người lao động để tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn. Gắn liền với quy luật họ bóc lột lao động càng nhiều thì giá trị thặng dư được tạo ra càng lớn. Nhà tư bản cứ mãi thu được càng ngày càng nhiều giá trị thặng dư trong khi người bán sức lao động sẽ mãi bị chèn ép. Đó là tác động và cũng như bản chất của giá trị thặng dư.
Yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư phải kể đến như:
- Năng suất lao động được tạo ra trong quá trình sản xuất
- Thời gian lao động
- Cường độ lao động đạt được
- Sự phát triển của công nghệ sản xuất
- Thiết bị, máy móc, trang thiết bị
- Nguồn vốn đầu tư, chi trả
- Trình độ quản lý
Hiện nay do việc phát triển khoa học – công nghệ ngày càng được nâng cao thay vì phát triển trình độ lao động thủ công như trước dẫn đến tốn chi phí, thời gian và năng suất thấp các chủ doanh nghiệp sẽ đầu tư và các loại thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại. Sử dụng trí tuệ, chất xám, tư duy sẽ góp phần thúc đẩy năng suất lao động cao, dẫn đến giá trị sản phẩm sản xuất ra cũng cao hơn.
Ý nghĩa của giá trị thặng dư
Học thuyết giá trị thặng dư còn trang bị cho giai cấp những người lao động công cụ nhận thức các quy luật kinh tế, thúc đẩy cải tiến khoa học-kỹ thuật và công nghệ, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo ra giá trị hàng hóa… phục vụ cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa.
Học thuyết giá trị thặng dư là kết quả của quá trình tìm hiểu và nghiên cứu , vận dụng quan điểm duy vật lịch sử góp phần vào việc phân tích các quá trình kinh tế diễn ra trong xã hội tư bản. Nó nâng cao tri thức về lịch sử phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa, là cơ sở khoa học để phân tích nguyên nhân và dự báo chiều hướng phát triển kinh tế và xã hội.
Một số vấn đề khác cần biết về giá trị thặng dư
Phương pháp sản xuất
Có 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư là tuyệt đối và tương đối:
- Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: Là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư bằng cách kéo dài thời gian lao động thặng dư
- Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối: Là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động tất yếu
Các loại thặng dư trong kinh tế
Thặng dư kinh tế gồm 2 loại: thặng dư tiêu dùng (Consumer surplus) và thặng dư sản xuất (Producer surplus).
-Thặng dư tiêu dùng (Consumer surplus) là công cụ đo kinh tế về lợi ích mà người tiêu dùng nhận được từ sản phẩm, xảy ra khi chi phí mà người tiêu dùng phải chi trả cho một sản phẩm, dịch vụ có giá trị thấp hơn so với giá họ sẵn sàng trả.
-Thặng dư sản xuất (Producer surplus) là chênh lệch giữa tổng doanh thu mà người bán nhận được từ việc bán một lượng hàng hóa nhất định so với tổng chi phí biến đổi để sản xuất số hàng hóa đó. Được tính bằng công thức “tổng doanh thu – tổng chi phí”.
Xem thêm: Quan hệ hội sinh là gì? Đặc điểm của mối quan hệ hội sinh
Nhìn chung, giá trị thặng dư luôn là một thuật ngữ được quan tâm và tìm kiếm rộng rãi và phía trên đây là một số điều cơ bản về giá trị thặng dư để mọi người có thêm một cách nhìn sâu sắc hơn. Hy vọng những kiến thức được cung cấp trên đây sẽ giúp bạn hiểu tường tận về khái niệm này!
Xem thêm: Giá trị thặng dư nằm trong kiến thức của triết học. Và đây là một phạm trù rộng lớn cần phải có thời gian và sức khoẻ để tìm hiểu chi tiết hơn. Bạn có thể học cách chưng yến sào để bồi bổ cho bản thân, phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu này nhé!