#1 Dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa bệnh

Trong các bệnh lý ngày nay, dị ứng thời tiết là một loại bệnh phổ biến ngoài da rất thường gặp trong đời sống. bệnh nhân có các dấu hiệu dị ứng thời tiết quanh năm và không có thời gian cố định, đặc biệt là vào khoảng thời gian giao chuyển  mùa. Dị ứng thời tiết sẽ gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy mệt mỏi cho mắc phải dị ứng này. Tùy vào cơ địa mỗi người mà sẽ xuất hiện các tình trạng và mức độ dị ứng khác nhau. Sau đây những thông tin cần thiết giúp bạn phòng tránh các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

Dị ứng thời tiết là gì?

Đây là hiện tượng chỉ xuất hiện khi cơ thể của mình phản ứng với các yếu tố có thể gây kích ứng (nấm mốc, phấn hoa,bụi bẩn…) phát triển bất thường về sự thay đổi của thời tiết và độ ẩm trong không khí môi trường.

dị ứng thời tiết là gì
Dị ứng thời tiết là gì. Ảnh: Google tìm kiếm

Nguyên nhân dẫn đến dị ứng thời tiết 

Rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng dị ứng thời tiết. Trên thực tế, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng không kể độ tuổi  và ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Ngoài ra còn có các lý do như:

1. Thay đổi nhiệt độ:

  • Khi nhiệt độ trong không khí thay đổi đột ngột nóng lạnh, da dễ bị kích ứng, dẫn đến các biểu hiện như ngứa, mẩn đỏ, nổi mề đay.
  • Nhiệt độ nóng: Khi trời nóng, cơ thể tiết nhiều mồ hôi, làm da mất nước, trở nên khô và dễ kích ứng.
  • Nhiệt độ lạnh: Khi trời lạnh, da co lại, các mạch máu dưới da co lại, dẫn đến giảm lưu thông máu, khiến da dễ bị khô và nứt nẻ.

2. Độ ẩm:

  • Độ ẩm cao: Khi độ ẩm trong không khí cao, da dễ bị bí bách, tiết nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển, gây kích ứng da.
  • Độ ẩm thấp: Khi độ ẩm trong không khí thấp, da dễ bị khô, bong tróc, ngứa rát.

3. Ánh sáng mặt trời:

  • Tia UV trong ánh sáng mặt trời có thể gây kích ứng da, dẫn đến các biểu hiện như mẩn đỏ, ngứa, rát bỏng.
  • Ánh nắng mặt trời gay gắt có thể khiến da bị cháy nắng, tổn thương da.

4. Mưa gió:

  • Khi trời mưa hoặc có gió, các dị nguyên như phấn hoa, nấm mốc dễ phát tán trong không khí, gây dị ứng cho những người nhạy cảm.
  • Gió mạnh có thể làm da mất nước, trở nên khô và kích ứng.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể góp phần gây dị ứng thời tiết như:

  • Cơ địa dị ứng: Những người có cơ địa dị ứng dễ bị dị ứng thời tiết hơn so với những người bình thường.
  • Sức khỏe: Khi sức khỏe yếu, hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, dễ bị dị ứng.
  • Căng thẳng: Căng thẳng, stress có thể làm cho da nhạy cảm hơn và dễ bị dị ứng.

Dị ứng thời tiết là một bệnh lý phổ biến và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, dị ứng thời tiết có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, nếu bạn có các biểu hiện của dị ứng thời tiết, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Nguyên nhân dẫn đến dị ứng thời tiết
Nguyên nhân dẫn đến dị ứng thời tiết. Ảnh: Google tìm kiếm

Dị ứng thời tiết có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe?

Dị ứng thời tiết, hay còn gọi là viêm da dị ứng do thời tiết, tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh theo nhiều cách:

1. Ảnh hưởng đến da:

  • Kích ứng da: Da bị mẩn đỏ, ngứa, nổi mề đay, da khô, bong tróc, nứt nẻ.
  • Nhiễm trùng da: Do gãi nhiều, da bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, dẫn đến nhiễm trùng da.
  • Lão hóa da: Dị ứng thời tiết khiến da mất nước, trở nên khô sạm, thiếu sức sống, thúc đẩy quá trình lão hóa da.

2. Ảnh hưởng đến hệ hô hấp:

  • Gây các triệu chứng như: hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, khó thở.
  • Làm nặng thêm các bệnh hô hấp mãn tính như hen suyễn, viêm mũi dị ứng.

3. Ảnh hưởng đến mắt:

  • Gây các triệu chứng như: ngứa mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt.
  • Viêm kết mạc dị ứng: Đây là biến chứng nghiêm trọng của dị ứng thời tiết, có thể dẫn đến giảm thị lực.

4. Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể:

  • Mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Giảm chất lượng giấc ngủ: Do ngứa ngáy, khó chịu về đêm.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Gây stress, lo âu, bực bội.
  • Hạn chế các hoạt động giao tiếp xã hội: Do e ngại về các biểu hiện của dị ứng.

5. Nguy hiểm đến tính mạng:

  • Trong trường hợp dị ứng thời tiết nặng, người bệnh có thể bị sốc phản vệ, đây là một tình trạng cấp cứu y tế nguy hiểm đến tính mạng.

Dị ứng thời tiết có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, tuy nhiên, trẻ em và người lớn tuổi là những đối tượng dễ bị dị ứng hơn.

Những biểu hiện dị ứng thời tiết phổ biến 

Phát ban

Ban là những đốm mẩn đỏ nổi trên bề mặt làn da và dễ nhận biết, thường xuất hiện trên những vùng da  lộ ra thường tiếp xúc với không khí bên ngoài như ở vùng tay, chân, kể cả ở mặt, hiện tượng này gọi là dị ứng thời tiết ở mặt. Những  đốm mẩn đỏ trên làn da này khiến người mắc bệnh dị ứng thời tiết cảm thấy ngứa ngáy khó chịu và vô tình đưa tay gãi lên các vết thương, nhưng hành động gãi này chỉ khiến cho phát ban càng trở nên nghiêm trọng hơn và lan rộng khắp bề mặt da trên cơ thể và thậm chí là trở nên lở loét hay nhiễm trùng 

Những biểu hiện dị ứng thời tiết phổ biến 
Những biểu hiện dị ứng thời tiết phổ biến . Ảnh: Google tìm kiếm

Viêm mũi dị ứng

Triệu chứng này thường xảy ra phổ biến ở những đối tượng có các nhân tố kích ứng với dị ứng thời tiết. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy khô vùng mũi họng, ngứa ngáy vùng mũi, mắt lờ đờ mệt mỏi, hắt hơi, ngạt mũi và khó khăn khi hô hấp, chảy nước mũi liên tục, mất ngủ, mệt mỏi uể oải, giảm sự tập trung, thậm chí là có thể xảy ra tình trạng đau đầu… Họ sẽ liên tục cảm thấy nghẹt, khó chịu, hắc xì không ngừng nghỉ ở vùng mũi. 

Tùy thuộc vào mức độ mẫn cảm dị ứng nặng nhẹ và cơ địa cơ thể  khác nhau của mỗi người mà số lần xuất hiện các đợt viêm mũi cũng khác nhau. Đặc biệt người có mũi nhạy cảm hay bị viêm xoang thì tình trạng này rất dễ xuất hiện.

Nổi mề đay cấp tính

Đây là triệu chứng nổi bật nhất và cũng là triệu chứng nguy hiểm nhất đối với bệnh dị ứng thời tiết bởi vì nổi mề đay đã ở giai đoạn nặng. Nổi mề đay cấp tính là hiện tượng nổi mề đay lan khắp cơ thể một cách bất thường khiến cơ thể rơi vào trạng thái khó thở, tụt huyết áp không kiểm soát, sốc phản vệ và có nguy cơ có thể dẫn đến tử vong nhất trong số các loại triệu chứng.

Chàm bội nhiễm

Các bệnh nhân sẽ có dấu hiệu như dị ứng, nổi mẩn đỏ hoặc kèm theo các chấm mụn nước li ti, tiết ra dịch vàng, có nhiều gàu trắng ở đầu, khuỷu tay, đầu gối và mặt. Mỗi đợt chàm bội sẽ ảnh hưởng tới độ thẩm mỹ đối với làn da của người bệnh và gây ra sẹo và có thể liên tục kéo dài lây nhiễm nếu không chữa trị kịp thời. Để tránh gây hại đến cơ thể và gặp nguy hiểm về sức khỏe, cần ngăn ngừa chàm bội lây lan rộng và tiến triển nặng nề hơn, cần phải hỗ trợ điều trị kịp thời.

Khò khè, ho hoặc khó thở

Các tình trạng này thường tái đi tái lại nhiều lần và liên tục, mỗi khi thời tiết bất thường hoặc chuyển giao mùa, cần đi khám tổng quát để phát hiện sớm nếu gặp các dấu hiệu hen phế quản và chữa trị ngay khi có thể để tránh tình trạng tiến triển nặng, có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, dấu hiệu này hay gặp ở trẻ nhỏ hoặc những người được chẩn đoán có bệnh hen phế quản trước đó nhưng chưa điều trị bệnh tốt.

Xem thêm: Rối loạn ngôn ngữ: Dấu hiệu, triệu chứng, cách điều trị

dị ứng thời tiết có dấu hiện như nào?
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng dị ứng thời tiết. Ảnh: Google tìm kiếm

Hạn chế, phòng ngừa và phương pháp chữa trị khi gặp dị ứng thời tiết?

Hạn chế và phòng ngừa 

1. Hạn chế gặp gió lạnh khi có tình trạng dị ứng thời tiết.

2. Kiêng cữ các thực phẩm chức các thành phần kích ứng gây phản ứng như:

  • Món ăn có nhiều đường và muối: Ăn các thực phẩm có gia vị nặng như muối hoặc lượng đường cao sẽ khiến hệ thần kinh ngoại biên bị kích thích, sau đó các nốt đỏ sẽ lây lan hơ . 
  • Thực phẩm giàu protein: Ví dụ như các thực phẩm làm từ trứng, sữa, thịt bò, bởi vì chúng chứa một loại chất gọi là Casein và một số protein huyết thanh. Hai loại protein này làm tăng khả năng kích ứng đặc biệt là các độ tuổi của trẻ nhỏ. Điều này góp phần làm tăng nên các triệu chứng dị ứng thời tiết diễn biến ngày càng nghiệm trọng hơn, bề mặt làn da nổi các đốm đỏ ti li như nổi mẩn ngứa ngáy khó chịu khắp cơ thể. Vì vậy cần cân nhắc và tìm hiểu kỹ càng trước khi ăn để tránh làm tình trạng khó kiểm soát hơn.
  • Động vật có vỏ: Điển hình nhất là các thức ăn hải sản ví dụ như cua, sò, ốc, tôm, ghẹ, hàu tươi,… hoặc một số động vật có vỏ khác đều nằm trong nhóm thực phẩm gây phản ứng nhất đối với căn bệnh dị ứng. Những thực ăn này không chỉ có nhiều chất đạm mà còn có chất histamin làm tăng khả năng lên cơn ngứa ở người bệnh. 
  • Một số loại trái cây: Không phải loại hoa quả trái cây  nào cũng tốt cho người bị dị ứng thời tiết.
  • Các món cay nóng: Đại loại các thực phẩm như mì cay, lẩu, đồ chiên, đồ xào nhiều dầu mỡ… khi bệnh nhân ăn những món cay này sẽ kích thích các cơ quan trong cơ thể hoạt động mạnh hơn và làm tăng thêm nhiệt lượng trong cơ thể khiến bệnh nhân cảm thấy bực bội, bức rức trong cơ thể. 
  • Đồ lạnh: Ví dụ như sinh tố đá xay, kem lạnh, đá bào… Khi ăn vào cơ thể, nhiệt độ lạnh từ thức ăn truyền vào cơ thể  sẽ khiến mạch máu bị thu nhỏ lại vì vậy mà khiến cho mạch máu hoạt động không lưu thông. Ngoài ra còn làm kém đi chức năng giải các độc tố ở gan tích tụ trong cơ thể. 
  • Đồ muối chua lâu ngày: Dưa cải hay cà pháo muối chua nên kiêng ăn trong khi điều trị dị ứng thời tiết. Bởi vì trong quá trình lên men kéo dài sẽ sản sinh ra các chất gây ngứa thậm chí là gây độc hại các nội tạng trong cơ thể  đối với bệnh nhân mà làm cho các triệu chứng tiến triển nặng và khó điều trị hơn.

3. Không sử dụng thuốc tây bừa không có nguồn gốc rõ ràng ngoại trừ có sự chỉ định của bác sĩ.

4. Kiêng rượu bia và thức uống có cồn.

5. Bị dị ứng thời tiết nên tắm bằng nước ấm.

Bởi các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết mà các vùng da hiện rất mẫn cảm khi tiếp xúc với môi trường xung quanh đặc biệt là gió hay nước lạnh. Khi tắm nước lạnh sẽ khiến da trở nên thiếu độ ẩm mất nước và bong tróc, cảm giác ngứa trên vết thương sẽ tăng lên và lan rộng một cách dễ dàng.

Khi tắm cần nhẹ nhàng tránh kỳ cọ quá mạnh vào vết thương làm trầy xước, hơn nữa cần sử dụng các sữa tắm chuyên dùng do da dị ứng mà được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu nên hỗ trợ điều trị và giữ an toàn cho da.

6. Hạn chế sử dụng mỹ phẩm dưỡng da hay các đồ trang điểm.

7. Kiêng ra ngoài nắng và hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên trong không khí ô nhiễm.

8. Tránh mặc quần áo quá bó sát: Mặc những trang phục thông thoáng thoải mái, không bó sát để tránh gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông tiết nhiều bã nhờn.

9. Kiêng gãi ngứa, chạm vào miệng vết thương. 

Hành động gãi ngứa có thể giúp bạn tạm thời làm giảm đi cảm giác ngứa ngáy, nhưng chính hành động lại đưa các vi khuẩn trên móng tay lây nhiễm và cọ xát vết thương làm các vết dị ứng này càng thêm nhiễm trùng và lở loét. 

Ngoài ra cần thường xuyên chú ý cắt móng tay sạch sẽ và  rửa tay với xà phòng diệt khuẩn hằng ngày để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan và dẫn đến nhiễm trùng khi vô tình gãi ngứa lên các vết thương.

phương pháp chữa trị khi gặp dị ứng thời tiết?
Phương pháp chữa trị khi gặp dị ứng thời tiết. Ảnh: Google tìm kiếm

Điều trị dị ứng thời tiết

Một số loại thuốc thường được bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng khi có các triệu chứng dị ứng thời tiết như:

  • Thuốc kháng histamin như cetirizine, loratadin.
  • Thuốc kháng thụ thể H2 (cimetidin) hoặc doxepin Pr khi tình trạng nổi mề đay tiến triển nặng hay mãn tính gây trạng thái lo âu, căng thẳng thậm chí là trầm cảm.
  • Ednisolone được chỉ định điều trị trong hội chứng phù mạch, mề đay, tăng bạch cầu ái toan.
  • Corticoid được dùng để chữa trị và phòng ngừa khi gặp các triệu chứng kéo dài không ngừng.

Ngoài cách điều trị căn bệnh dị ứng bằng thuốc, chế độ sinh hoạt và thức đơn ăn uống  hợp lý hằng ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lý này. Những thói quen sinh hoạt tốt cần duy trì như: 

  • Tập thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, luôn giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, tránh việc nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột.
  • Giữ cho môi trường xung quanh sạch sẽ, hạn chế đến các khu vực nhiều bụi bẩn, nước bẩn gây nghiêm trọng tình trạng dị ứng. 
  • Đối với các đối tượng có triệu chứng của viêm mũi xoang dị ứng hay mũi nhạy cảm, cần đeo khẩu trang khi ra đường và hạn chế đến gần với những loại động vật đặc biệt là động vật có lông, giữ vệ sinh sạch sẽ đối với các cơ quan hô hấp như vùng mũi và họng.
  • Uống nước ép trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng chống lại các tác nhân gây hại như bụi bẩn khói trong không khí từ môi trường.
  • Nạp nhiều vitamin C từ các loại hoa quả trái cây khác nhau.
  • Có thể sử dụng thêm những thuốc bổ chứa vitamin B1, B6, B12.

Đặc biệt đối với tình trạng nặng hoặc kéo dài không thuyên giảm hơn, cần gặp bác sĩ khám và kê toa thuốc để chữa trị kịp thời và đúng cách, tránh dẫn đến tình trạng lan rộng và nghiêm trọng không thể kiểm soát có khả năng dẫn đến tử vong.

Trên đây là một số thông tin mà mỗi người cần nắm rõ và hiểu biết thêm để tránh bỡ ngỡ và kịp thời xử lý khi gặp các triệu chứng của dị ứng thời tiết. Dị ứng thời tiết tuy rằng chỉ là bệnh nhỏ nhưng nếu chủ quan dẫn đến phát triển thành tình trạng nghiêm trọng thì sẽ tạo nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Hy vọng rằng bài tổng hợp của Top1dexuat.com đã chia sẻ trên sẽ giúp ích cho mọi người khi gặp hiện tượng dị ứng thời tiết.

5/5 - (1 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Liên hệ TOP 1 đề xuất!