#1 Dị ứng hải sản ở trẻ em: dấu hiệu và cách điều trị

Đã bao giờ các mẹ gặp trường hợp con cứ quấy khóc, khó chịu trong người đi kèm theo rất nhiều triệu chứng bất thường khác như nôn ói, tiêu chảy, da nổi mẩn đỏ khắp người? Các dấu hiệu này có thể là triệu chứng của dị ứng hải sản ở trẻ mà bố mẹ nên lưu ý. 

Để hiểu rõ hơn về dị ứng hải sản ở trẻ em, bài viết dưới đây, Top1dexuat.com xin phép gửi đến những thông tin thiết thực nhất mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo. 

Dị ứng hải sản ở trẻ em là gì? 

Dị ứng hải sản là tên gọi chung của hiện tượng cơ thể có những triệu chứng bất thường khi ăn hải sản. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của cơ thể có phản ứng quá khích với các protein có trong hải sản vì nhầm chúng là dị nguyên. Từ đó gây ra các biểu hiện lên da, hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn,…

di ung hai san o tre em
Dị ứng hải sản ở trẻ em là gì? Ảnh: Google tìm kiếm

Dị ứng hải sản ở trẻ em cũng tương tự như vậy, nếu phải tiếp nhận lượng protein mà cơ thể trẻ cho là dị nguyên thì hệ miễn dịch sinh ra phản ứng để chống lại. Có thể là qua đường ăn uống trực tiếp cũng có thể do trẻ hít phải khói từ hải sản bốc ra. 

Vì sao trẻ em dễ bị dị ứng hải sản?

Thực tế cho thấy trẻ em có khả năng bị dị ứng hải sản cao hơn gấp nhiều lần so với người lớn. Có thể lý giải cho điều này là do lượng IgE – tức kháng thể tạo histamine trong cơ thể các em có nhiều hơn, do đó khi gặp dị nguyên thì khả năng xảy ra phản ứng cũng cao hơn.

Hơn nữa sức đề kháng của trẻ khá yếu, hệ miễn dịch khó có thể phân biệt đâu là dị nguyên gây hại, đâu là chất dinh dưỡng nên hầu hết đều sinh ra phản ứng với các chất lạ. Mà đặc biệt trong các loại hải sản, nhất là các loại hải sản có vỏ như cua, tôm, ghẹ,… thường chứa nhiều chất đạm lạ nên khó tránh khỏi dị ứng. 

Một số lý do khác cũng được xếp vào nguyên nhân gây dị ứng ở trẻ mà bố mẹ cần lưu ý, chẳng hạn như:

  • Cơ địa của trẻ khá nhạy cảm, đường ruột chưa đủ khả năng đào thải độc tố.
  • Trẻ bị dị ứng hải sản do di truyền.
  • Cơ thể đã xuất hiện sẵn các bệnh lý như phát ban, chàm, viêm da cơ địa, viêm mũi,… dẫn đến nguy cơ dị ứng cao hơn.
  • Hải sản mà trẻ được ăn là loại đã hỏng hoặc bị ôi thiu.
  • Thủy ngân có trong hải sản cũng là một trong những nguyên nhân chính gây dị ứng.
tai sao tre em de bi di ung hai san
Tại sao trẻ em dễ bị dị ứng hải sản. Ảnh: Google tìm kiếm

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trẻ bị dị ứng khi ăn hải sản, do đó các ông bố bà mẹ cần hết sức cẩn trọng khi quyết định các loại thức ăn cho con. 

Hơn nữa, mặc dù không hẳn trẻ nào cũng sẽ bị dị ứng sau khi ăn hải sản hoặc chưa từng bị dị ứng trước đó thì việc liên tục theo dõi các biểu hiện của bé sau đó cũng vấn hết sức cần thiết. 

Hiện tượng giúp nhận biết trẻ bị dị ứng hải sản

Dị ứng hải sản là chứng bệnh vô cùng đa dạng về cách biểu hiện cũng như mức độ nguy hiểm. Chính vì vậy việc nhận biết các hiện tượng, dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị dị ứng là điều mà các ông bố bà mẹ không nên bỏ qua. Nếu nhận biết đúng và kịp thời chữa trị thì mức độ nguy hiểm gần như bằng không. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến nhất thường gặp khi trẻ bị dị ứng hải sản.

Dị ứng hải sản mức độ nhẹ

Da nổi mề đay, phát ban gây ngứa

Đây là biểu hiện cơ bản và xảy ra với hầu hết các trường hợp dị ứng hải sản. Ban đầu, các mảng đỏ sẽ nổi lên ở phạm vi nhỏ, sau đó lan rộng dần và gây ngứa. Các nốt thường rất sần sùi, không theo bất kỳ hình dạng nào. Có thể chỉ nổi ở các vùng da non như nách, bẹn, cổ hoặc là xuất hiện khắp cơ thể.

Với tình trạng này nên lưu ý tránh cào gãi, việc này chỉ khiến cho các tổn thương càng thêm nặng hơn.

dau hieu di ung hai san o tre em
Phát ban, nổi mẩn đỏ là dấu hiệu dị ứng hải sản ở trẻ em. Ảnh: Google tìm kiếm

Cơ thể phát sốt, toát nhiều mồ hôi 

Cơ thể phát sốt, toát nhiều mồ hôi cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang không tương thích với một trong những thành phần có trong thức ăn. Đây là lúc hệ miễn dịch đang phải chống chọi với các dị nguyên (hoặc chất dinh dưỡng bị nhầm là dị nguyên) có trong hải sản.

Nếu gặp trường hợp này cần được thăm khám để xác định rõ nguyên nhân, tránh nhầm lẫn với chứng cảm lạnh thông thường.

Hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi

Các triệu chứng liên quan đến viêm mũi, ngứa mũi rất hay xảy ra khi bị dị ứng, đặc biệt là ở trẻ. Trẻ sẽ liên tục hắt hơi, có thể theo từng đợt dài không ngớt. Bên trong vùng cánh mũi sinh ra cảm giác ngứa rát, kích thích tuyến nước mũi chảy ra liên tục. Các biểu hiện này không chỉ mang đến cảm giác phiền toái, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ. 

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại thuốc để khắc phục hiện tượng này, được gọi tên chung là thuốc chống xung huyết, rất được các mẹ tin dùng.

tre bi hat hoi, ngat mui, chay nuoc mui
Trẻ bị hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi. Ảnh: Google tìm kiếm

Dị ứng hải sản mức độ nặng

Tiêu chảy, quặn bụng, nôn ói

Thường thì những biểu hiện liên quan đến hệ tiêu hóa rất hay xảy ra khi thức ăn có vấn đề vì nó liên quan trực tiếp đến việc hấp thụ các chất. Do đó trẻ đã ăn hải sản và xảy ra 1 trong các triệu chứng này thì khả năng cao bé đã bị dị ứng với các protein lạ. 

Cơ thể bé sẽ có những biểu hiện như khó chịu, bụng nôn nao kèm đau quặn. Tiêu chảy thường sẽ không xuất hiện ngay mà khoảng 1 vài giờ sau ăn.  Dù đây là cách đào thảo độc tố tống dị nguyên ra ngoài, tuy nhiên nếu kéo dài sẽ khiến cơ thể trẻ mất nước. Vì vậy cần phát hiện sớm để có hướng xử lý kịp thời.

Mặt và mắt sưng phù

Đây là một trong những triệu chứng được cho là nặng của dị ứng hải sản ở trẻ. Lúc này vùng mắt hoặc mặt trẻ sẽ có triệu chứng sưng, phù nề. Khi bị sưng mặt – mắt có thể kéo theo mề đay, ngứa, một số trường hợp còn sưng cả cổ họng hoặc làm bùng phát một số bệnh lý khác khá nguy hiểm. 

Trẻ thở khò khè, hơi thở nhọc, quấy khóc bất thường

Trong thời gian vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn thức ăn có chứa hải sản, nếu để ý thấy trẻ khó chịu, trở nên cáu kỉnh và quất khóc nhiều thì các mẹ nên nghĩ ngay đến trường hợp trẻ bị dị ứng. Cơ thể trẻ rất thông minh, với những bé chưa thể diễn tả và nói ra được thì cơ thể sẽ điều khiển để cho thấy bé đang gặp vấn đề. 

Trường hợp này thường đi kèm với một số triệu chứng như ho, hắt hơi, hơi thở không ổn định nên khá dễ nhận biết.

dau hieu di ung hai san o tre em cap do nang
Dấu hiệu dị ứng hải sản ở trẻ em cấp độ nặng. Ảnh: Google tìm kiếm

Tình trạng sốc phản vệ

Đây là mức độ khá nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Các triệu chứng cho thấy bé đang bị sốc phản vệ sau khi ăn hải sản thường gặp là co thắt đường thở (cổ họng bị sưng, thở khó nặng nhọc), chóng mặt, tim đập nhanh, mạch đập yếu, giảm huyết áp, một số trường hợp mất ý thức sau đó. 

Với trường hợp này việc tự chữa  trị là khá nguy hiểm, bạn nên đưa trẻ đến nay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Cách điều trị dị ứng hải sản ở trẻ

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà hiện nay có nhiều cách điều trị khác nhau khi gặp phải tình huống dị ứng ở trẻ. Cách điều trị đúng và kịp thời luôn là giải pháp tốt nhất, các mẹ nên biết để áp dụng ngay nếu có gặp phải.

Xử lý nhanh các thao tác ban đầu

Khi cơ thể bé xuất hiện những triệu chứng bất thường, hẳn là bậc làm cha mẹ nào cũng lo lắng không yên, đôi khi là mất bình tĩnh luống cuống không biết cách xử lý. Tuy nhiên với dị ứng hải sản, nếu không khéo léo xử lý nhanh sẽ vô tình khiến con rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Ngưng ăn ngay các món cho là nguyên nhân gây dị ứng

Một khi đã xác định được nguyên nhân gây bệnh thì lập tức ngưng ngay các loại hải sản mà bé đang ăn. Việc này góp phần xác định thời điểm cơ thể bé bắt đầu có phản ứng để có hướng chữa trị đúng. 

Cần lưu ý ở những loại hải sản tương tự trong khẩu phần ăn của bé. Thông thường nếu bé đã dị ứng với một loại hải sản nào đó thì khả năng cao cũng sinh ra phản ứng với những loại khác. Do vậy nên lập tức loại bỏ các loại này ra khỏi khẩu phần ăn của trẻ. 

Nếu bé còn trong giai đoạn bú sữa mẹ thì các mẹ cũng nên tránh xa chúng trong chế độ dinh dưỡng của mình để tránh truyền các chất gây dị ứng cho bé.

ngung an cac mon an ma tre bi di ung
Ngưng ăn các món ăn mà trẻ em bị dị ứng. Ảnh: Google tìm kiếm

Kích thích nôn ói để tống dị nguyên

Việc tống kịp thời các chất gây phản ứng sẽ rất có lợi trong việc hạn chế các tác hại của chúng. Một trong những cách nhanh nhất loại bỏ chất gây hại ra khỏi cơ thể là gây nôn. 

Nếu bé không thể tự nôn, phụ huynh có thể giúp con bằng cách kích thích cổ họng bé, lưu ý sử dụng dụng cụ đã qua khử khuẩn, nếu dùng tay thì phải làm sạch tay trước khi cho vào miệng bé.

Cung cấp nước để đào thải độc tố

Nước giúp đào thải độc tố một cách nhanh chóng, do đó khi trẻ bị dị ứng hải sản nên cho trẻ uống nhiều nước. Vẫn duy trì các ngày sau đó từ 1,5 – 2 lít/ngày để duy trì độ ẩm, tránh trường hợp cơ thể bị mất nước.

Hơn nữa đây cũng là cách tốt để điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch ở trẻ và cân bằng thân nhiệt.

cho be uong nuoc de dao thai doc to
Cho trẻ em uống nước để đào thải độc tố trong người. Ảnh: Google tìm kiếm

Sử dụng thuốc trị dị ứng được bác sĩ chỉ định

Bên cạnh việc tự xử lý nhanh để loại bỏ hải sản ra khỏi người khi bé bị dị ứng thì sử dụng thuốc do bác sĩ chỉ định vẫn là an toàn nhất. Hiện nay có rất nhiều các loại thuốc để trị dị ứng. Vì mức độ biểu hiện khi gặp dị ứng hải sản giữa các bé là khác nhau, do đó tùy vào tình hình thực tế mà các loại thuốc được chỉ định cho bé cũng không giống nhau.

Thuốc kháng histamine

Nồng độ histamin tăng cao sinh ra phản ứng khi hệ miễn dịch cho là có dị nguyên trong thể, đây là lý do chính giải thích cho các chứng mề đay, mẩn đỏ, các cơn ngứa dai dẳng khi trẻ bị dị ứng. Do đó biện pháp dùng thuốc kháng histamin để làm giảm nồng độ của chúng được nhiều bác sĩ lựa chọn trong tư vấn và kê đơn. Trong đó Oratadine, Cetirizin, Hydroxyzine, Chlorpheniramine, Diphenhydramine, Loratadin, Desloratadine là các loại thuốc thường được sử dụng.

Lưu ý khi sử dụng thuốc này là các mẹ phải theo dõi thường xuyên các phản ứng sau uống của trẻ vì hầu hết các thuốc kháng histamin đều có nhiều tác dụng phụ. Nếu có gì bất thường phải lập tức báo lại tình hình cho người kê đơn hoặc cơ sở y tế gần nhất để khắc phục kịp thời.

dieu tri di ung hai san o tre em
Điều trị dị ứng hải sản ở trẻ em: Uống thuốc kháng histamine. Ảnh: Google tìm kiếm

Sử dụng thuốc bôi ngoài da

Thuốc bôi ngoài da hay một số loại kem dưỡng cũng thường có mặt trong các đơn thuốc được kê để chữa dị ứng hải sản ở trẻ em. Thuốc bôi sẽ làm dịu dần các nốt đỏ và ngăn ngừa tình trạng viêm da ở trẻ.

Vì là thuốc bôi nên thường được điều chế ở dạng kem hoặc mỡ bôi rất dễ sử dụng. Chỉ cần thoa 1 ngày khoảng 1 – 2 lần vào các vùng da tổn thương là được. Lưu ý loại thuốc này không nên dùng kéo dài quá 7 ngày, nếu sau thời gian này muốn tình trạng của bé vẫn chưa đỡ có thể xin thêm ý kiến của bác sĩ để có hướng điều trị mới.

su dung thuoc boi tri di ung hai san o tre em
Sử dụng thuốc bôi ngoài da để trị dị ứng hải sản ở trẻ em. Ảnh: Google tìm kiếm

Sử dụng thuốc tiêm Epinephrine

Loại thuốc tiêm này thường chỉ được cân nhắc chỉ định khi là tình trạng dị ứng nghiêm trọng, có khả năng gây sốc phản vệ hoặc đang có biểu hiện của sốc phản vệ như co thắt đường thở, mạch đập yếu hoặc mất ý thức ở trẻ.

Thuốc được tiêm theo đường tĩnh mạch, do đó các phản ứng dị ứng sẽ bị ức chế, giúp ngăn chặn các triệu chứng một cách nhanh chóng.

Vì chống chỉ định với người bị cường giáp, huyết áp cao, các bệnh về tim mạch nên nếu có tiền sử về các bệnh này thì phải báo ngay với bác sĩ để tránh các ảnh hưởng khi được chỉ định sử dụng.

Áp dụng các mẹo chữa trị an toàn tại nhà

Một số mẹo điều trị tại nhà được sử dụng để chữa trị dị ứng cũng rất hay, là giải đáp mà nhiều mẹ áp dụng cho câu hỏi “trẻ bị dị ứng hải sản phải làm sao?”. Thông thường là sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên, vừa an toàn lại phù hợp với làn da non dễ nhạy cảm của các bé.

  • Sử dụng thảo dược để tắm cho bé như bạc hà, trà xanh, lá tía tô,… vừa tự nhiên lại vừa kháng khuẩn, giúp làm dịu da nhanh hơn.
  • Đắp nha đam đã qua sơ chế (chỉ lấy phần thịt trắng) lên vùng da bị dị kích ứng khoảng chừng 5 phút để làm dịu da, sau đó rửa sạch.
  • Tắm nước mát hoặc chườm lạnh cũng là một trong các cách giúp giảm viêm, cải thiện tình trạng sưng đỏ giúp làm mát da hiệu quả.
  • Thoa tinh dầu tràm: đây là loại tinh dầu có tác dụng sát trùng rất hiệu quả. Bé bị dị ứng xuất hiện tình trạng mẩn ngứa, gây viêm thì có thể cải thiện bằng cách xoa loại tinh dầu tràm này.
  • Uống trà gừng sẽ phù hợp để làm ấm bụng, sử dụng khi bé bị tiêu chảy, khó chịu phần bụng. Loại trà này cũng chống nôn mửa rất hiệu quả. Tuy nhiên lưu ý chỉ sử dụng một lượng nhỏ gừng để nấu nước cho bé.
ap dung meo chua di ung hai san tai nha
Áp dụng các mẹo chữa trị an toàn tại nhà. Ảnh: Google tìm kiếm

Ngoài ra, thay vì để đến khi bé đã xuất hiện các triệu chứng rồi mới điều trị và tìm cách xử lý thì các ông bố bà mẹ hãy nên chủ động phòng ngừa, tránh cho con ăn các chất có khả năng gây dị ứng. Hạn chế tối đa các món hỗn hợp, không rõ thành phần khi con còn quá nhỏ. 

[…] hy vọng rằng với bài viết “Dị ứng hải sản ở trẻ em: Hiện tượng và cách điều trị” trên đây sẽ giúp các bậc làm cha mẹ có được cái nhìn tổng quan nhất về dị ứng hải sản ở trẻ và cách xử lý hữu hiệu nhất với những ai chưa biết khi trẻ bị dị ứng hải sản phải làm sao. 

Dị ứng dù không hẳn là một căn bệnh nhưng tác hại của nó là không thể lường trước, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con trẻ. Chính vậy đừng bao giờ lơ là các triệu chứng dù là nhỏ nhất của bé các phụ huynh mình nhé.

Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài Dị ứng hải sản ở trẻ em: dấu hiệu và cách điều trị nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Liên hệ TOP 1 đề xuất!